I/ CÂU HỎI :
1/ (2 điểm ) : Anh (chị ) hãy nêu các lớp ý nghĩa trong truyện ngắn
“Thuốc “ của Lỗ Tấn.
2/ (2 điểm ) : Anh (chị ) hãy trình bày vắn tắt những hiểu biết của mình
về nhà văn Nguyễn Minh Châu .
II/ LÀM VĂN (6 điểm ) :
Anh ( chị ) tự chọn và phân tích một số câu thơ hoặc một đoạn thơ
trong bài “Việt Bắc”và bài “Kính gửi cụ Nguyễn Du” để làm rõ đặc điểm
phong cách thơ Tố Hữu.
15 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1840 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II - Lớp 12 năm học: 2006 - 2007 - Môn Ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II-LỚP 12
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC: 2006-2007
MÔN :NGỮ VĂN
Thời gian làm bài :120 phút
ĐỀ CHÍNH THỨC
I/ CÂU HỎI :
1/ (2 điểm ) : Anh (chị ) hãy nêu các lớp ý nghĩa trong truyện ngắn
“Thuốc “ của Lỗ Tấn.
2/ (2 điểm ) : Anh (chị ) hãy trình bày vắn tắt những hiểu biết của mình
về nhà văn Nguyễn Minh Châu .
II/ LÀM VĂN (6 điểm ) :
Anh ( chị ) tự chọn và phân tích một số câu thơ hoặc một đoạn thơ
trong bài “Việt Bắc”và bài “Kính gửi cụ Nguyễn Du” để làm rõ đặc điểm
phong cách thơ Tố Hữu.
HẾT
--------------------------------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
I/ CÂU HỎI :
1/ ( 2 điểm ) :
a/ Các ý chính :
- Thuốc là một truyện đa nghĩa. Trước hết, đó là thứ thuốc chữa bệnh lao của những người dân Trung Quốc lạc hậu u mê: lấy máu người để chữa bệnh.
- Thuốc còn đề cập đến vấn đề sâu xa hơn, khái quát hơn. Đó là sự u mê, đớn hèn, mông muội về chính trị của đại đa số người dân TQ lúc bấy giờ.
- Thuốc chỉ ra những hạn chế về phương pháp hoạt động của các nhà cách mạng chống lại nhà Thanh, bi kịch của những chiến sĩ CM tiên phong :không được quần chúng hiểu, ủng hộ, bảo vệ…
- Tình cảm biết ơn, trân trọng và niềm tin vào tương lai :quần chúng sẽ hiểu, nhớ ơn các chiến sĩ CM.
b/ Cho điểm :
- Cho mỗi ý : 0.5 điểm
- Có từ 2 lỗi chính tả, ngữ pháp trừ từ 0.25 đến 1.0 điểm
2/ ( 2 điêm ) :
a/ Các ý chính :
-Những hiểu biết về cuộc đời : (1 điểm )
+ Năm sinh, năm mất (1930-1989 ),
+ quê Nghệ An,
+ gia nhập quân đội từ kháng chiến chống Pháp,
+ được truy tặng giải thưởng HCM về văn học , nghệ thuật năm 2000.
- Những hiểu biết về văn nghiệp ( 1 điểm )
+ Là nhà văn tiên phong trong phong trào đổi mới văn học những năm 1980
+ Tác phẩm chính :Những vùng trời khác nhau; Dấu chân người lính; Người đản bà trên chuyến tàu tốc hành; Bến quê…
b/ Cho điểm :
- Những hiểu biết về cuộc đời : mỗi ý 0,25 đ
- Những hiểu biết về văn nghiệp :
+ ý 1 :0,5 đ
+ ý 2 : nêu đúng tên ba tác phẩm :0,5 điểm, thiếu 1 :trừ 0,25 điểm.
-Trừ lỗi :như câu 1.1
LÀM VĂN :
1/ Yêu cầu về kỹ năng :
- Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, kiểu bài chứng minh một vấn đề văn học.
- Học sinh biết cách bố cục bài viết, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
2/ Yêu cầu về nội dung :
a/ Học sinh đáp ứng được các yêu cầu sau :
- Nắm được các đặc điểm phong cách thơ Tố Hữu :
+ Là nhà thơ của lý tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị; lý tưởng chính trị chi phối cảm hứng nghệ thuật thơ Tố Hữu; quyết định đề tài, chủ đề tác phẩm.
+ Thơ Tố Hữu có khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, nhân vật trong thơ trữ tình là cái tôi-chiến sĩ; cái tôi- công dân; cái tôi nhân danh dân tộc, nhân danh giai cấp, cách mạng
+ Thơ Tố Hữu có giọng điệu riêng dễ nhận : giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, tha thiết; đậm đà tính dân tộc trong trong hình thức : sử dụng nhuần nhuyễn thơ lục bát, cách xây dựng hình ảnh, đại từ nhân xưng…
b/ Trên cơ sở nắm vững đặc điểm phong cách thơ Tố Hữu, lựa chọn được những câu thơ, đoạn thơ tiêu biểu, thể hiện tập trung các đặc điểm ấy trong hai bài thơ :Việt Bắc và Kính gửi cụ Nguyễn Du để phân tích làm rõ.
LƯU Ý :
- Mức độ đậm nhạt của đặc điểm phong cách thơ Tố Hữu khác nhau trong từng đoạn thơ, vì vậy, khi học sinh chọn phân tích đoạn thơ không nhất thiết phải có đầy đủ các đặc điểm đã nêu, miễn là khai thác hết các đặc điểm trong đoạn thơ
- Giám khảo không máy móc đòi hỏi HS phải nói đúng, đủ các từ ngữ ở đáp án. Chỉ cần các em hiểu đúng vấn đề. Chấp nhận các cách diễn đạt khác mhau
BIỂU ĐIỂM:
-ĐIỂM 5-6 : Đáp ứng tốt các yêu cầu của đề; chọn được những câu, đoạn tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu. Kĩ năng phân tích tổng hợp tốt, diễn đạt lưu loát, ít lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Có thể có từ 2-3 lỗi nhỏ.
-ĐIỂM 3-4 : Đáp ứng các yêu cầu trên ở mức khá, có thể thiếu vài ý nhỏ ( 4 điểm ); đáp ứng ở mức trung bình, chỉ nêu được khoảng nửa số ý ( 3 điểm ). Có thể có từ 3-5 lỗi nhỏ.
- ĐIỂM 1-2 : Không thuộc thơ, trích dẫn sai từ 3 câu trở lên, không nắm chắc các đặc điểm thơ phong cách Tố Hữu, bài làm sơ sài, thiếu hơn nửa số ý. Giám khảo cân nhắc để quyết định điểm cụ thể.
Phòng Trung học Sở GD-ĐT Tp.HCM
Thứ Sáu, 18/08/2006, 23:58 (GMT+7)
Hướng tới một triết lý dạy văn
TTCT - Dạy văn góp phần tích cực nhất, hiệu quả nhất và sâu sắc trong quá trình hình thành nhân cách con người...
Có một giai thoại xưa thú vị kể về một kỳ thi vẽ tranh theo chủ đề “trăng”: có hai tác phẩm đáng lưu ý vì có vấn đề. Bức tranh thứ nhất vẽ mặt trăng tròn vành vạnh, rõ ràng; bức thứ hai không thấy trăng đâu cả, chỉ có đám mây rực sáng.
Giám khảo A chấm bức thứ nhất điểm 10; bức thứ hai điểm 0 (vì lạc đề). Giám khảo B chấm bức thứ nhất 5 điểm (điểm trung bình); bức thứ hai 10 điểm (điểm tuyệt đối) và giải thích đây mới là bức tranh nghệ thuật đích thực, đầy sáng tạo, được vẽ theo thủ pháp “dụng vân họa nguyệt” (lấy mây vẽ trăng).
Dĩ nhiên chấm thi thì phải có đáp án. Nhưng chỉ biết có đáp án mà quên mất thực tế bài làm của thí sinh thì có khác gì người đi sửa giày chỉ tin vào cái ni chân của mình! Huống chi “cái ni” dù là lý tưởng mấy cũng chỉ là một kiểu giường Procuste mà thôi (trong thần thoại phương Tây, nhân vật Procuste có một cái giường; khi bắt được ai Procuste đo người đó bằng cái giường của mình.
Ai vừa vặn thì được tha; ai quá khổ thì chặt bớt; ai ngắn hơn thì bị kéo ra)! Từ thực tế chấm thi, tôi cảm thấy lo lắng ít nhiều chúng ta vận dụng đáp án như một kiểu giường Procuste.
Bao lâu nay, chúng ta trói buộc mình một cách nghiệt ngã trong những yêu cầu có tính nguyên tắc và chất pháp lệnh: giáo án, đáp án, tỉ lệ học sinh lên lớp, học sinh thi đậu, tỉ lệ học sinh giỏi... Quẩn quanh và lúng túng trong những chiếc vòng kim cô ấy vì chúng ta không có một triết lý dạy văn.
Cần thiết có một triết lý giáo dục hoàn chỉnh để hình thành một triết lý dạy văn thích ứng. Trong lịch sử giáo dục của thế giới, từng có thời đại muốn đào tạo những con người khổng lồ, bách khoa, từng có thời muốn đào tạo những người quân tử, những kẻ trượng phu. Nếu nền giáo dục VN hôm nay muốn đào tạo những con người VN sáng tạo ở mọi lĩnh vực thì chúng ta phải có một triết lý dạy văn đúng như bản chất sáng tạo của loại hình này.
Tiềm năng sáng tạo của học sinh được nuôi dưỡng, được kích thích, được tạo điều kiện phát triển và thử thách từ nhỏ đến lớn như một hệ thống sẽ đẻ ra những con người sáng tạo. Đừng nghĩ tính thẩm mỹ và chất sáng tạo của văn học chỉ kích thích, nuôi dưỡng sự sáng tạo trong phạm vi nghệ thuật. Hơn ai hết, những nhà khoa học lớn luôn luôn khẳng định “nghệ thuật và khoa học là đôi cánh của nhân loại”.
A. Einstein đã từng tuyên bố rằng thuyết tương đối của ông được gợi ý từ những trang tiểu thuyết sâu thẳm của Dostoievsky. Và sau khi đỗ tiến sĩ vật lý, nhà khoa học vĩ đại và “lạ đời” này đã đến thăm thầy giáo dạy văn hồi ông học trung học!
Nếu muốn đào tạo những con người sáng tạo thì chúng ta phải có một triết lý dạy văn dành cho những chủ thể. Điều này phải nói Nhật Bản là quốc gia đầu tiên ở châu Á đã làm được. Hiện nay ở học đường VN, người thầy có xu hướng là những công chức, còn học sinh là những khách thể. Vì vậy, chúng ta bỏ quên tiềm năng sáng tạo vô tận của người dạy học và của học sinh, sinh viên.
Nhưng triết lý giáo dục và triết lý dạy văn không chỉ có như thế. Chừng nào xã hội chúng ta còn có những bác sĩ lừa đảo bệnh nhân, những thầy thuốc mượn việc chữa bệnh để “chặt đẹp”, những quan chức tham ô... chúng ta vẫn còn suy nghĩ về triết lý dạy học mà nặng nhất là triết lý dạy văn.
Chừng nào xã hội chúng ta còn có những hiện tượng người khiếm thị phải lên tiếng “tôi là kể khuyết tật, xin đừng thu tiền vé xe buýt của tôi”, chúng ta vẫn còn phải bổ sung triết lý dạy văn. Chừng nào còn có những sinh viên chỉ vì để khỏi trả số nợ 2 triệu đồng mà ra tay giết người bạn gái cho mình vay tiền, chúng ta vẫn còn lo nghĩ về một triết lý dạy văn.
Bởi vì việc dạy văn góp phần tích cực nhất, hiệu quả nhất và sâu sắc trong quá trình hình thành nhân cách con người.
Trang nhất
Tin văn
Chuyên đề
Không gian thơ
Trong vườn văn
Tác giả - Tác phẩm
Radio Thơ Trẻ Online
Lý luận - Phê bình
Dịch thuật
Nghệ thuật sống
Xem - Nghe - Đọc
Nghiên cứu - Tư liệu
Thơ Trẻ & Bạn đọc
Top of Form
Đăng nhập:DIỄN ĐÀN(diendan.thotre.com) - Đăng ký thành viên- Quên mật khẩu?
Bottom of Form
Xin chào!Hôm nay: 13/8/20073:42AM GMT+7
Top of Form
MụcnàyTất cả
Bottom of Form
Những bài văn... dễ sợ!
Cập nhật ngày 27 tháng 7 năm 2006 lúc 2:20 am (GMT+7)
Một lần nữa những áng văn của các cô tú, cậu tú lại khiến nhiều người sửng sốt vì lỗi chính tả, suy diễn, hổng kiến thức và cả "viết mà không biết viết gì"... Điều đó ít nhiều phản ánh thực trạng dạy và học ở bậc phổ thông hiện nay với những bài văn thật... dễ sợ và vì sức “sáng tạo” của những cô tú, cậu tú đáng quan ngại vô cùng...
Kỳ thi tuyển sinh ĐH 2006 đã vào giai đoạn cuối của quá trình chấm thi và tình trạng thí sinh (TS) viết văn như nói, viết sai chính tả vẫn phổ biến. Thậm chí bài làm của một bộ phận khá lớn TS còn bi thảm hơn nhiều.
Nhà văn mê... phụ nữ (!)
Thật không thể liệt kê hết các lỗi chính tả mà TS mắc phải trong bài làm. Thầy Nguyễn Mạnh Hiếu, giảng viên khoa ngữ văn Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết trong số gần 1.000 bài thi mà thầy đã chấm (ở một hội đồng khác) có hơn 2/3 bài làm chữ viết tệ hơn cả HS tiểu học, phần đông sai chính tả đến không thể chấp nhận.
Thầy Hiếu tỏ ra bức xúc: “Những cô cậu này mà cũng lấy được bằng tú tài thì thật khó hiểu. Không biết giáo viên văn phổ thông chấm như thế nào mà số này qua khỏi bậc phổ thông?”.
Trong lần chấm chung (cả tổ) môn văn, một giảng viên khoa ngữ văn của Trường ĐH Sư phạm phải vất vả lắm mới đọc được nội dung, nhưng tìm mỏi mắt vẫn không thấy một dấu câu nào trong bài làm dài bốn trang của một TS dự thi khối D.
Chính tả viết không đúng thì việc dùng từ sai, viết câu “què”, câu sai cấu trúc là lẽ thường. Một bài làm văn có khi sai đến gần 100 lỗi dạng này. Tôi rợn mình khi đọc những từ mà TS dùng để viết trong bài: Mị có sắc đẹp hết sức khêu gợi; nhiều nhà thơ nhà văn mê phụ nữ, Tô Hoài cũng giống họ, cũng mê Mị... (?!).
Trong khi đó, chuyện lấy râu ông này cắm cằm bà kia cũng không hiếm. Cô Mị xinh đẹp như thế mà TS lại nhẫn tâm bảo rằng: Mị về làm vợ cho nhà bá hộ, vất vả như con bò tót nên Mị trở thành một thứ quái vật, người không ra người, ngợm không ra ngợm... (chuyển sang hình dáng bên ngoài của Chí Phèo, sau khi ra tù).
Có một TS tỏ ra rất bất bình khi dẫn ra hoàn cảnh của A Phủ: Vì bất bình trước việc dụ dỗ con gái nhà lành, A Phủ đánh Bá Kiến, bị Lí Cường bắt về gạt nợ, trói đứng không cho đi chơi mùa xuân. Bọn chúng thật là dã man. Em đọc đến đây thì bất bình lắm, thương cho A Phủ và hận cha con nhà Bá Kiến.
TS khác thì có óc “khái quát” cao hơn khi phân tích chi tiết Mị và A Phủ bị trói: Thấy chồng mình bị trói, Mị cảm thấy ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa... (đã qua đến Hịch tướng sĩ). Còn A Phủ thì sao? A Phủ thấy vợ mình (tức Mị) bị bọn nó hành hạ thì liền xách dao chạy thẳng đến nhà Bá Kiến, đâm chết Bá Kiến rồi tự sát cho chết luôn! (chi tiết này nói về Chí Phèo).
Lỗi phổ biến nhất vẫn là sai về kiến thức. Các TS không ngần ngại khi cho rằng: nhà văn Tô Hoài là gương mặt quen thuộc của phong trào Thơ mới; “Tiếng hát con tàu” là bài thơ viết về chuyến tàu ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc hoặc ca ngợi những người thủy thủ anh dũng sẵn sàng lái tàu vượt đại dương đưa con người ra khơi đánh cá; Chế Lan Viên thật giỏi khi tự mình lái chiếc tàu vào Tây Bắc chở bộ đội đi đánh giặc giải phóng quê hương cách mạng; bố của Mị vay tiền nặng lãi để cưới vợ giàu sang mà không lo làm ăn nên mắc nợ, Mị phải đi chăn ngựa để trả; A Phủ đi chăn trâu để ăn lúa nhà bá hộ nên bị bắt trói vào vũng lầy đầy đỉa (Ôi!).
Cũng có nhiều đoạn văn của TS đọc mãi mà tôi chẳng hiểu viết gì. Đơn cử đôi dòng trong số ấy để bạn đọc suy nghĩ hộ: Xuân Diệu sinh ra sau ngày giải phóng, chứng kiến nhiều cảnh trái tai nên không chịu được. Một hôm Xuân Quỳnh sáng tác bài thơ một từ sóng. Đó là sự giải thoát phụ nữ của ông.
Còn cuộc tình của Mị được một TS kể lại như một câu chuyện thời hiện đại: Mị đẹp hơn ai hết nên rất nhiều bồ. Một hôm trời đẹp ơi là đẹp, Mị được một cậu ấm họ Lí tên là Phá Sa con ông tá điền giàu có đeo được chiếc nhẫn kim cương vào tai và cuối cùng Mị đành vui vẻ nhận và theo về nhà làm vợ luôn. Từ đó Mị sống khổ lắm như là con ngựa nuôi trong xóa bếp không ai thèm dòm tới nữa Mị đã tàn đời...
TS khác thì thể hiện quyết tâm: Sóng nghĩa là tình yêu. Em đang bước vào yêu nhưng em sẽ yêu lãng mạng khi em đã hoàn thành ước nguyện bước vào ngưỡng cửa trường đại học, sẽ yêu và giữ lòng chung thủy như sóng dù em còn gặp nhiều chông gai trong yêu đương lắm lắm...
“Em đâu có muốn...”
Các vấn đề thời sự nóng bỏng cũng được các sĩ tử đưa vào bài làm. Có lẽ nhà văn Nguyên Ngọc sẽ rất ngạc nhiên nếu ông đọc được những dòng này: Hiện nay, nạn chặt phá rừng tràn lan trên khắp mọi miền của đất nước. Trước tai nạn đó, Nguyễn Trung Thành viết Rừng xà nu để cảnh báo mọi người, kêu gọi đừng chặt phá rừng nữa. Tôi tin chắc rằng chính tác giả cũng không thể nghĩ ra tác phẩm của mình mang “tính thời sự” như thế.
Có lẽ bức xúc trước việc mua vé tàu lửa khó khăn, TS đã viết về hình ảnh con tàu trong bài Tiếng hát con tàu: Chế Lan Viên muốn ngày càng có nhiều đoàn tàu chạy từ miền Nam ra miền Bắc để phục vụ hành khách, không còn xảy ra tình trạng chen lấn khi mua vé, lên tàu như hiện nay... Ông đã mơ ước thay cho nhiều người...
Khủng khiếp hơn, có bài làm từ đầu đến cuối, sáu lần TS quả quyết Xuân Quỳnh là “ông”, còn bảo rằng “... sau Nguyễn Du, Xuân Quỳnh là nhà thơ nam hiểu rõ về phụ nữ khi viết bài thơ Sóng...”.
Có đến hàng mấy chục TS gọi Xuân Diệu là bà, cô, chị, trong khi chương trình THPT phần Xuân Diệu HS được học nhiều tiết nhất trong số các nhà thơ (một bài khái quát tác giả, ba bài thơ tiêu biểu).
Không những thay đổi giới tính nhà thơ, các TS còn tỏ ra “thông minh” khi tự “sáng chế” thơ và không ngần ngại gắn tên tác giả. Chẳng hạn mấy câu sau đây được TS đề tên tác giả là Xuân Diệu hết sức éo le như thế này: Làm sao định nghĩa được chữ “mi”. Có khó gì đâu mà hỏi kỳ. Hai đứa gần nhau rồi sát lại. Môi kề, mắt nhắm, thế là “mi”.
Không ít bài thi bỏ giấy trắng. Cũng có nhiều bài nói nhăng nói cuội cho có chữ chứ không ra nghĩa. Một số khác xem bài thi là “diễn đàn” để bày tỏ suy nghĩ, trút cạn tâm sự của mình. Một TS thật tình rằng: “Cô ơi! Cô đừng chấm bài này, vì em đâu có biết gì mà thi, mẹ và chị em ép em nên em mới đi thi thôi chứ em đâu có muốn”.
Không biết các bậc cha mẹ sẽ nghĩ gì khi đọc những dòng này? Có lẽ vì không học gì nên một TS đã ngâm ngợi mấy vần thơ trong bài làm: “Làm sao định nghĩa được trường thi? Cắn bút mà đâu biết viết gì. Đem phao nhét túi mà trật hết. Lần này chấm rớt chắc đi tu”.
Có em năn nỉ thấy mà tội nghiệp: “Thầy cô chấm nương tay cho em nhờ, lần này rớt chắc là đi hoang luôn, ba em hăm dọa như vậy đấy!”. Một TS than thở: “Học 12 năm, thi ba năm rồi mà vẫn không đậu. Bữa nay cầm đề thi mà rụng rời tay chân, trật tủ nữa rồi thầy ơi, chắc rớt quá...”.
Văn chương thế này mà không rớt mới lạ!
NGUYỄN VĂN CẢI (Giám khảo môn văn Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)(Theo Tuổi Trẻ)
Bản in
Trở về trang: Chuyên đề
Các bài viết mới:
Những áng văn kinh hoàng mùa tuyển sinh (27/7)
Đề cập đến nhục cảm không có gì là xấu! (24/7)
"Measuring the World" - thành công mới trên văn đàn Đức (21/7)
Dục tính và những ranh giới mong manh... (13/7)
Văn học sex: Chấp nhận để tìm cách đổi khác? (13/7)
Tính dục trong văn học hôm nay (13/7)
Văn hóa đọc trên mạng: Vàng thau lẫn lộn (11/7)
Nhuận bút không đùa với khách thơ (30/6)
Xuất bản trên mạng (30/6)
Văn chương thời số hóa (26/6)
Văn học trong "thế giới ảo": Một "kênh" truyền bá văn chương (21/6)
Thư tình của các nhà văn (21/6)
Văn chương và son phấn (20/6)
Đọc sách thời bận rộn (20/6)
Sách triết nhập cuộc (13/6)
Các bài viết khác>>
Bài viết mới trên DIỄN ĐÀN
Liên hệ BQT
Gửi bài viết
Radio Thơ Trẻ
Tìm kiếm
Chuyển đổi mã Tiếng Việt
Đưa trang này vào Favorites! (Use CTRL-D)
QUẢNG CÁO
Thống kê truy cập(Tính từ 24/09/2005)
Hôm nay
3672
Tổng cộng
923984
+ Trực tuyến: [ 1 ]+ Nhiều nhất: [ 53 ]+ Xem chi tiết
+ 10 bài viết được xem nhiều lần nhất: - Bóng đè (23503 lần) - Cánh đồng bất tận - Phần I (21522 lần) - Chùm thơ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam (18517 lần) - Cánh đồng bất tận - Phần II (14042 lần) - Tình yêu thật sự là gì (13687 lần) - Cánh đồng bất tận - Phần III (10834 lần) - Dung tục: Vẫn chỉ là tiếng nói lạc lõng (8612 lần) - Độc thoại đêm (8108 lần) - Thơ nữ trẻ TP: mới, táo bạo, rát, gắt và bề bộn (8056 lần) - Chùm thơ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam (phần 2) (7983 lần)
Trang chủ || Giới thiệu || Diễn đàn || Quy định chung || Lời cảm ơn || Tài trợ || Lên đầu trang
:: Bản quyền © 2005 - Thơ Trẻ ::Xin ghi rõ: Nguồn ThoTre.Com khi sử dụng lại các bài viết được ghi chú trên website này.Website được phát triển bởi Trương Trọng Nghĩa. Mọi chi tiết xin liên hệ e-mail: admin@thotre.com. YIM:
Những áng văn kinh hoàng mùa tuyển sinh
Cập nhật ngày 27 tháng 7 năm 2006 lúc 1:46 am (GMT+7)
Không ít thí sinh hồn nhiên viết "Tô Hoài mất năm 2002", trong khi nhà văn vẫn khoẻ mạnh. Nhân vật Bá Kiến (tác phẩm Chí Phèo) bị nhầm sang nhân vật Thống lý Pá Tra (tác phẩm Vợ chồng A Phủ). Không làm được bài, một thí sinh đã viết "lời lỗi hẹn" trên giấy, gặp lại các thày vào mùa thi năm sau.
Chiều 24/7, ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) đã chấm xong 9.000 bài thi khối C và đang bắt đầu chấm khối D. Thày Hà Văn Đức, Chủ nhiệm khoa Văn cho biết, chất lượng bài có nhỉnh hơn năm ngoái một chút, tuy nhiên số bài xuất sắc khá hiếm. "Đỏ mắt" đọc gần 9.000 bài thi nhưng các giám khảo cũng chỉ chọn được 2 bài ưng ý để cho 9 điểm. Tuy nhiên, số lượng bài 0-1 điểm đã giảm.
Thi sĩ Xuân Quỳnh bị thí sinh chuyển đổi giới tính
Thường xuyên tiếp xúc với những "áng văn bất hủ", nhưng các giám khảo tại ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn vẫn không khỏi bất ngờ trước lời sám hối của một thí sinh "ham chơi quên học". Trong 180 phút, thí sinh này chỉ viết được vỏn vẹn được 2 câu: "Đọc đề xong em không làm được bài, thấy hối tiếc 3 năm qua không chịu học. Hẹn gặp lại các thày trong kỳ thi sang năm".
Tình trạng "sang tên" tác phẩm, lắp ghép nhân vật của tác phẩm này sang tác phẩm khác cũng diễn ra khá phổ biến. Tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu được thí sinh chuyển thành của Chế Lan Viên. Khi viết về tác phẩm Vợ chồng A Phủ, thí sinh hồn nhiên viết nhà văn Tô Hoài "mất năm 2002". Cũng viết về tác phẩm này, một thí sinh khác đã nhầm nhân vật Thống lý Pá Tra với nhân vật Bá Kiến (tác phẩm Chí Phèo). Kết quả là lần đầu tiên xuất hiện cảnh Mị và A Phủ bị Bá Kiến "chèn ép".
Tại ĐH Sư phạm Hà Nội, cũng không hiếm những câu chuyện bi hài về môn Văn. Câu hỏi dễ nhất trong bài thi về hoàn cảnh ra đời của tập thơ Việt Bắc nhưng thí sinh lại thao thao bất tuyệt nói về Tây Bắc. Nhà văn Tô Hoài chắc sẽ kinh hoàng khi tác phẩm của mình được trích dẫn là: "Thấy A Phủ bị trói, Mị xông lại trừng mắt hỏi: Tại sao anh bị trói ở đây?".
Thậm chí, nhân vật Mị còn được thí sinh phóng tác là "phải chịu nỗi khổ xa chồng con để đi xây dựng vùng kinh tế mới". Hoá ra, thí sinh này nhầm nhân vật Mị với nhân vật Đào trong tác phẩm Mùa lạc. Kinh ngạc hơn, có thí sinh đã "chuyển đổi giới tính" của nữ sĩ Xuân Quỳnh thành "ông" Xuân Quỳnh.
Theo thày Hà Văn Đức, đề Văn năm nay khá cơ bản, đồng thời có những câu có thể phân loại học sinh. Với đề thi năm nay, thí sinh nên làm 8-10 trang. Bài thi đạt điểm 9, thí sinh viết 11 trang. "Tuy nhiên, số trang không phải là yếu tố quyết định điểm bài thi. Một số bài viết tới 13-14 trang nhưng điểm không cao".
Theo thày Đức, qua chấm thi, 3 lỗi chủ yếu của thí sinh là: không đọc kỹ đề; bài viết không sáng rõ các luận điểm mà sa vào kể lể dài dòng; cách diễn đạt vụng về, nhầm lẫn giữa văn viết và văn nói.
File đính kèm:
- De thi HK.doc