Đề kiểm tra học kì II lớp 9 THCS năm học 2009 - 2010 môn thi: Ngữ văn

Cõu 1(1 điểm): Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Cũn cỏi chớnh: liệu mỡn cú nổ, bom cú nổ khụng ?

(Những ngụi sao xa xụi – Lờ Minh Khuờ)

Đoạn trích trên cho thấy nét tính cách nào của nhân vật “tôi” – Phương Định ?

Cõu 2(1 điểm): Tỡm thành phần phụ chú trong đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung điều gỡ.

Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thỡ chỳng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thỡ khõu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hóy làm cho lớp trẻ – những người chủ thật sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.

(Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới –Vũ Khoan)

Cõu 3(3 điểm): Viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trỡnh bày suy nghĩ của em về cỏch ứng xử tốt đẹp trong quan hệ bạn bè.

Cõu 4(5 điểm): Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Ngày ngày dũng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II lớp 9 THCS năm học 2009 - 2010 môn thi: Ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 1 trang) ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2009 - 2010 MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (1 điểm): Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không ? (Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê) Đoạn trích trên cho thấy nét tính cách nào của nhân vật “tôi” – Phương Định ? Câu 2 (1 điểm): Tìm thành phần phụ chú trong đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung điều gì. Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thật sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất. (Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới –Vũ Khoan) Câu 3 (3 điểm): Viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về cách ứng xử tốt đẹp trong quan hệ bạn bè. Câu 4 (5 điểm): Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân … Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim ! (Viếng lăng Bác – Viễn Phương) … … … .HẾT. … … … Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:………………………………………… Số báo danh:………………... SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HƯỚNG DẪN CHẤM I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Đề bài gồm 4 câu: câu 1 và câu 2 kiểm tra kiến thức Văn học và thực hành bài tập Tiếng việt; câu 3 là bài nghị luận xã hội; câu 4 là bài nghị luận văn học. Câu 1 và 2 chủ yếu yêu cầu tái hiện kiến thức nhưng cũng có yêu cầu về diễn đạt. Những học sinh diễn đạt trôi chảy, đúng chính tả, ngữ pháp mới được điểm tối đa. Câu 3 và câu 4 kiểm tra kiến thức xã hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, lập luận. - Giám khảo cần nắm nội dung bài làm của học sinh để đánh giá, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc. Chú ý khuyến khích các bài viết có ý riêng, sáng tạo. - Thí sinh có thể trình bày, triển khai ý theo các cách riêng, nếu đáp ứng các yêu cầu vẫn cho đủ điểm. II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Đáp án Điểm Câu 1 Nét tính cách của nhân vật Phương Định qua đoạn trích. 1,0 - Tính cách nhận vật Phương Định qua đoạn trích : gan dạ, dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc … 1,0 Lưu ý: chấp nhận những lời đánh giá hợp lí khác. Học sinh nêu 1 nét tính cách được 1 điểm. Câu 2 Tìm thành phần phụ chú và cho biết ý bổ sung 1,0 - Thành phần phụ chú: những người chủ thật sự của đất nước trong thế kỉ tới. 0,5 - Giải thích, bổ sung nghĩa cho cụm từ “lớp trẻ”. 0,5 Câu 3 Suy nghĩ về cách ứng xử tốt đẹp trong quan hệ bạn bè. 3,0 a.Yêu cầu về kĩ năng - Nắm phương pháp làm bài nghị luận xã hội. - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận… ). - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng. b. Yêu cầu về kiến thức - Giới thiệu được vấn đề nghị luận 0,25 - Cách ứng xử tốt đẹp là thái độ giao tiếp, cách đối đãi, đối xử ân tình, yêu thương, trân trọng đối với bạn bè. 0,75 - Người đối xử tốt đẹp với bạn bè là người biết trân trọng bạn, yêu thương bạn, trong những va chạm thì luôn vị tha, nhân hậu, giúp bạn nhận ra khuyết điểm và sửa chữa … Lưu ý: học sinh cần có dẫn chứng để làm nổi bật ý. Bàn luận 2 biểu hiện là đạt yêu cầu. 1,0 - Lên án, phê phán những hiện tượng tiêu cực: không biết trân trọng, yêu thương bạn, đối xử thô bạo với bạn … 0,5 - Rèn lối sống, cách ứng xử tốt đẹp với bạn bè. 0,5 Câu 4 Cảm nhận về khổ 2 và 3 bài thơ “Viếng lăng Bác” 5,0 a. Yêu cầu về kĩ năng - Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học. - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (chứng minh, bình luận, so sánh mở rộng vấn đề… ). Đặc biệt, thí sinh phải nắm vững thao tác phân tích một đoạn trích thơ. - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. - Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày bài rõ ràng. b. Yêu cầu về kiến thức - Giới thiệu được vấn đề nghị luận. 0,5 - Giới thiệu vài nét về tác giả Viễn Phương và tác phẩm Viếng lăng Bác. Lưu ý: Hs có thể nêu ở các phần khác nhau của bài làm. 0,5 - Hình ảnh Bác Hồ: vị lãnh tụ vĩ đại (soi sáng cách mạng dân tộc, cống hiến cả cuộc đời cho đất nước, tâm hồn cao đẹp, sáng trong … ) 1,0 - Tình cảm của nhân dân và của tác giả đối với Bác: kính yêu, tự hào, ngợi ca, thương nhớ … 1,0 - Nghệ thuật: kết hợp hài hòa giữa hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ, hình ảnh ẩn dụ súc tích, gợi cảm; ngôn ngữ bình dị mà cô đúc … 1,0 Lưu ý: Học sinh có thể triển khai luận điểm theo nhiều cách khác nhau: cảm nhận về nội dung sau đó cảm nhận về nghệ thuật, phân tích nghệ thuật để nêu bật nội dung ... Giám khảo đánh giá mức điểm dựa trên kĩ năng làm bài và nội dung toàn bài của học sinh. - Khái quát, đánh giá được những vấn đề đã bàn luận.

File đính kèm:

  • docĐỀ CHÍNH THỨC.doc
Giáo án liên quan