Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ Văn lớp 9 (năm học 2012-2013)

I/ MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

 Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình học kì II, môn Ngữ văn lớp 9 theo 3 nội dung văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc-hiểu và tạo lập văn bản của học sinh.

 1) Kiến thức: hệ thống, củng cố kiến thức 3 phân môn: Văn, Tiếng việt, Tập làm văn trong HK II

 2) Kĩ năng: rèn kĩ năng nhận biết, tư duy vận dụng.

 3) Thái độ: vận dụng các kiến thức đã học để hoàn thành tốt bài làm của mình.

II/ HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

 - Hình thức đề kiểm tra: Tự luận

 - Cách tổ chức kiểm tra: cho HS làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1417 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ Văn lớp 9 (năm học 2012-2013), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn Ngữ văn lớp 9 (Năm học 2012-2013) I/ MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình học kì II, môn Ngữ văn lớp 9 theo 3 nội dung văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc-hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. 1) Kiến thức: hệ thống, củng cố kiến thức 3 phân môn: Văn, Tiếng việt, Tập làm văn trong HK II 2) Kĩ năng: rèn kĩ năng nhận biết, tư duy vận dụng. 3) Thái độ: vận dụng các kiến thức đã học để hoàn thành tốt bài làm của mình. II/ HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức đề kiểm tra: Tự luận - Cách tổ chức kiểm tra: cho HS làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút III/ THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao 1. Văn bản - Thơ hiện đại Việt Nam - Truyện nước ngoài - Thuộc lòng thơ hiện đạị (Sang thu) - Hiểu ý nghĩa văn bản (Con chó Bấc). Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu 1 Số điểm 1 Tỉ lệ 10% Số câu 1 Số điểm 1 Tỉ lệ 10% Số câu 2 20 điểm =20% 2. Tiếng Việt - Nghĩa tường minh và hàm ý. - Hiểu điều kiện sử dụng hàm ý và viết đoạn văn có sử dụng hàm ý Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu 1 Số điểm 2 Tỉ lệ 20% Số câu 2 2 điểm = 20% Tập làm văn Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Viết bài nghị luận về một đoạn thơ đã học. (Viếng lăng Bác) Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Số câu: 1 Số điểm: 6 Tỉ lệ: 60% Số câu 1 6 điểm =60% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu1 Số điểm 1 Ti lệ 10% Số câu 1 Số điểm 1 Tỉ lệ 10% Số câu 1 Số điểm 2 Ti lệ 20% Số câu 1 Số điểm 6 Ti lệ 60% Số câu 4 Số điểm: 10 Tỉ lệ 100% ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Năm học 2012-2013) Câu 1: Nêu ý nghĩa của văn bản Con chó Bấc. (1 đ) Câu 2: Chép thuộc lòng bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. (1 đ) Câu 3: a). Nêu điều kiện để sử dụng hàm ý. (1 đ) b) Viết đoạn văn đối thoại ngắn, trong đó có ít nhất một lượt lời sử dụng hàm ý. Gạch dưới câu chứa hàm ý và nêu rõ hàm ý của câu nói đó. (1 đ) Câu 4: (6 điểm) Trong bài thơ “ Viếng lăng Bác ”, nhà thơ Viễn Phương đã viết: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân... Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! . 4/ 1976 Viễn Phương Cảm nhận và suy nghĩ của em về hai khổ thơ trên. ---------------HẾT------------- HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 Câu 1: Nêu đúng ý nghĩa văn bản: Ca ngợi lòng yêu thương và sự gắn cảm động giữa con người với loài vật. (1đ) Câu 2: Học sinh chép đúng nguyên văn bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh (1đ) Câu 3: a) Nêu đúng điều kiện sử dụng hàm ý: (1đ) + Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói. + Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý. b) + Viết được đoạn văn đối thoại ngắn, trong đó có ít nhất một lượt lời sử dụng hàm ý (0,5đ) + Chỉ rõ hàm ý trong câu (0,5đ) Câu4: (6 diểm) 1/ Yêu cầu về kĩ năng: HS nắm vững kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học, có khả năng trình bày nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một đoạn thơ. Trên cơ sở nắm vững mạch cảm xúc của tác phẩm, học sinh phân tích các yếu tố ngôn từ, hình ảnh, …. của đoạn thơ. Bài làm có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lời văn gợi cảm, thể hiện xúc cảm của người viết, ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. 2/ Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể làm bài nhiều cách khác nhau miễn đáp ứng đúng yêu cầu về nội dung và phương thức biểu đạt của đề bài. Người chấm cần trân trọng những bài làm thể hiện rõ năng lực cảm thụ văn học hoặc có ý tưởng mới mẻ và hình thức thể hiện độc đáo, sáng tạo. Yêu cầu cụ thể: 2 Mở bài: (1 điểm) Giới thiệu bài thơ “Viếng lăng Bác” ( tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác…). Nêu ý kiến khái quát về đoạn thơ ( khổ 2,3). Thân bài: ( 4 điểm). Lần lượt trình bày những cảm nhận, suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. (tham khảo) Khổ thơ 2: được tạo nên bằng hai cặp câu với những hình ảnh thực và ảo (ẩn dụ) sóng đôi. “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” + Thực: là hình ảnh ngày ngày “mặt trời đi qua trên lăng” và dòng người đông đảo chậm rãi, thành kính xếp hàng nối tiếp nhau vào lăng viếng Bác di chuyển thành một vòng tròn. + Hình ảnh ẩn dụ: “mặt trời trong lăng rất đỏ” là hình ảnh tượng trưng cho đạo đức, lòng yêu nước, tinh thần cách mạng sáng ngời của Bác. Và dòng người kết thành “tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”: là lòng thành kính muốn dâng lên người những bông hoa tươi thắm, thể hiện niềm xúc động, lòng tiếc thương, niềm tự hào… của nhân.dân đối với Bác. Khổ thơ 3: diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng Bác. + Nhà thơ tả Bác bằng hai câu thơ giản dị và xúc động: “ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên, Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền.” + Hình ảnh vầng trăng gợi ta liên tưởng đến đời sống tinh thần thanh cao, trong sáng và những bài thơ tràn ngập ánh trăng của Bác. + Phút giây bên Bác là phút giây thiêng liêng nhất trong đời nhà thơ. Cảm xúc trào dâng thành niềm xúc động vô bờ, vượt qua cả qui luật sinh tử của tạo hóa: “ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi, Mà sao nghe nhói ở trong tim!”…. - Kết bài: (1 điểm) - Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ. -Cảm nghĩ sâu sắc nhất của bản thân về đoạn thơ. * Lưu ý: - Điểm trừ tối đa đối với bài viết không bảo đảm bố cục bài văn là 2 điểm. - Điểm trừ tối đa đối với bài làm mắc nhiều lỗi chính tả là 1 điểm. - Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi diễn đạt là 1 điểm. ..................................................

File đính kèm:

  • docDe kiem tra cuoi ky IINgu van lop 9.doc
Giáo án liên quan