Câu 1: Lực nào sau đây không phải là lực thế?
A. Lực đàn hồi. B. Lực ma sát. C. Trọng lực. D. Lực hấp dẫn.
Câu 2: Một quả cầu có mặt ngoài hoàn toàn không bị dính ướt. Biết lực căng mặt ngoài lớn nhất tác dụng lên quả cầu khi nó được đặt trên mặt nước là F = 46.10-6N (Bỏ qua lực đẩy Ac-si-mét). Quả cầu có khối lượng bao nhiêu thì không bị chìm?
A. m 2,6.10-3g. B. m 3,6.10-3g. C. m 1,6.10-3g. D. m 4,6.10-3g.
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 856 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn: Vật lí 10 thời gian làm bài: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: VẬT LÍ 10
Thời gian làm bài:45 phút
Mã đề thi 356
Họ, tên học sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH (23 câu, từ câu 1 đến câu 23)
Câu 1: Lực nào sau đây không phải là lực thế?
A. Lực đàn hồi. B. Lực ma sát. C. Trọng lực. D. Lực hấp dẫn.
Câu 2: Một quả cầu có mặt ngoài hoàn toàn không bị dính ướt. Biết lực căng mặt ngoài lớn nhất tác dụng lên quả cầu khi nó được đặt trên mặt nước là F = 46.10-6N (Bỏ qua lực đẩy Ac-si-mét). Quả cầu có khối lượng bao nhiêu thì không bị chìm?
A. m £ 2,6.10-3g. B. m £ 3,6.10-3g. C. m £ 1,6.10-3g. D. m £ 4,6.10-3g.
Câu 3: Chọn câu sai.
A. Công suất là đại lượng vô hướng.
B. Đại lượng để so sánh khả năng sinh công của các máy khác nhau trong cùng một khoảng thời gian là công suất.
C. Công suất có thể đo bằng đơn vị kilôoat giờ (kWh).
D. Lực chỉ sinh công khi phương của lực không vuông góc với phương dịch chuyển.
Câu 4: Chọn câu sai khi nói về sự nóng chảy và đông đặc:
A. Mỗi chất rắn kết tinh nóng chảy ở một nhiệt độ xác định không đổi ứng với một áp suất bên ngoài xác định.
B. Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn kết tinh phụ thuộc vào áp suất bên ngoài.
C. Chất rắn kết tinh nóng chảy và đông đặc ở cùng nhiệt độ.
D. Mỗi chất vô định hình có một nhiệt độ nóng chảy xác định.
Câu 5: Một xilanh chứa 150 cm3 khí ở áp suất 2.105Pa. Pitông nén khí trong xilanh xuống còn 100cm3. Trong quá trình nén nhiệt độ không đổi. Áp suất khí trong xilanh lúc này là:
A. 3.105Pa. B. 2.105Pa. C. 4.105Pa. D. 5.105Pa.
Câu 6: Mô tả nào sau đây về hai quá trình trên đồ thị là đúng.
V
T
O
A. Đun nóng đẳng tích – giãn đẳng áp. B. Đun nóng đẳng tích – nén đẳng áp.
C. Đun nóng đẳng áp – giãn đẳng nhiệt. D. Đun nóng đẳng áp – nén đẳng nhiệt.
Câu 7: Một tấm kim loại có khoét một lỗ hình tròn, khi nung nóng tấm kim loại, đường kính của lỗ tròn sẽ:
A. Không thay đổi. B. Tăng lên.
C. Giảm đi. D. Tăng hay giảm tuỳ thuộc vào lỗ lớn hay bé.
Câu 8: Một sợi dây thép có đường kính 2mm có độ dài ban đầu là 3,14m. Tính hệ số đàn hồi của sợi dây thép. Biết suất đàn hồi của thép là 2.1011Pa.
A. 2.105 N/m. B. 6,18.105 N/m. C. 3,14.1011 N/m. D. 12,56.1011 N/m.
Câu 9: Trong các lực sau đây, công của lực nào có lúc là công phát động, có lúc là công cản, có lúc không thực hiện công?
A. Lực ma sát trượt. B. Lực kéo của động cơ ô tô.
C. Trọng lực. D. Lực hãm phanh.
Câu 10: Khi đun nóng đẳng tích một khí lên thêm 10K thì áp suất khí tăng thêm áp suất khí ban đầu. Nhiệt độ ban đầu của khí là:
A. 100K. B. K. C. 10K. D. Một giá trị khác.
Câu 11: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế được 40cm3 khí hiđrô ở áp suất 750mmHg và ở nhiệt độ 27oC. Tính thể tích của lượng khí ở điều kiện tiêu chuẩn (áp suất 760mmHg và nhiệt độ 0oC).
A. 46cm3. B. 36cm3. C. 33cm3. D. 26cm3.
Câu 12: Vật m1 = 400g chuyển động với vận tốc v1 = 10m/s, vật m2 = 300g cũng chuyển động cùng vận tốc nhưng theo phương vuông góc với vận tốc của m1. Động lượng của hệ hai vật là:
A. 500 kgm/s. B. 50 kgm/s. C. 5 kgm/s. D. 1 kgm/s.
Câu 13: Chất rắn đơn tinh thể có đặc tính nào dưới đây:
A. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
B. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
C. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
D. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
Câu 14: Chọn câu sai. Khi một vật từ độ cao z, với cùng vận tốc đầu, rơi xuống đất theo những con đường khác nhau thì:
A. Độ lớn vận tốc chạm đất bằng nhau. B. Thời gian rơi bằng nhau.
C. Gia tốc rơi bằng nhau. D. Công của trọng lực bằng nhau.
Câu 15: Một thanh thép ở 20oC có độ dài 1m. Hệ số nở dài của thép là a = 12.10-6K-1. Khi nhiệt độ tăng lên đến 70oC thì thanh thép dài thêm một đoạn:
A. 0,48 mm. B. 0,36 mm. C. 0,24 mm. D. 0,60 mm.
Câu 16: Phương trình nào sau đây không phải là phương trình của định luật Bôi-lơ - Ma-ri-ốt?
A. p1V1 = p2V2. B. . C. . D. pV = const.
Câu 17: Hiện tượng nào sau đây có liên quan đến định luật Sac-lơ?
A. Thổi không khí vào một quả bóng bay.
B. Quả bóng bàn bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng thì nó phồng lên như cũ.
C. Đun nóng khí trong một xilanh kín.
D. Đun nóng khí trong một xilanh hở.
Câu 18: Khi nén đẳng nhiệt một lượng khí xác định thì số phân tử khí trong một đơn vị thể tích:
A. Giảm tỉ lệ nghịch với áp suất. B. Tăng tỉ lệ thuận với áp suất.
C. Tăng tỉ lệ nghịch với áp suất. D. Không đổi.
Câu 19: Chọn câu sai khi nói về áp suất hơi bão hoà của chất lỏng.
A. Khi nhiệt độ tăng, áp suất hơi bão hoà giảm.
B. Cùng một chất lỏng áp suất hơi bão hoà phụ thuộc nhiệt độ.
C. Cùng một nhiệt độ, áp suất hơi bão hoà của các chất lỏng khác nhau là khác nhau.
D. Áp suất hơi bão hoà không phụ thuộc vào thể tích hơi.
Câu 20: Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Khí lí tưởng là khí mà trong đó các phân tử khí được coi là chất điểm và chỉ tương tác nhau khi chuyển động.
B. Khí lí tưởng là khí không tuân theo định luật Sác-lơ.
C. Khí lí tưởng là khí mà trong đó các phân tử khí được coi là chất điểm và chỉ tương tác nhau khi va chạm.
D. Khí lí tưởng là khí thực.
Câu 21: Công thức nào sau đây là công thức tính động năng của vật?
A. . B. . C. . D. .
Câu 22: Một vật trượt không ma sát từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng dài 10m, góc nghiêng a = 30o so với mặt phẳng nằm ngang, vận tốc ban đầu bằng không. Vận tốc của vật ở chân mặt phẳng nghiêng là: (g = 10m/s2).
A. 12 m/s. B. 3,6 m/s. C. 10 m/s. D. 14,1 m/s.
Câu 23: Trong giới hạn đàn hồi độ biến dạng tỉ đối của thanh rắn (hình trụ đồng chất bị kéo hoặc nén) tỉ lệ thuận với:
A. Tiết diện ngang của thanh. B. Ứng suất s.
C. Độ dài ban đầu của thanh. D. Suất đàn hồi E.
II. PHẦN RIÊNG [07 câu]
HS chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc phần B)
A. Theo chương trình Chuẩn (07 câu, từ câu 24 đến câu 30)
Câu 24: Tìm phát biểu sai về nguyên lí thứ hai của nhiệt động lực học trong các phát biểu sau:
A. Nhiệt không thể tự truyền từ một vật sang một vật nóng hơn.
B. Nhiệt có thể tự truyền từ một vật sang một vật lạnh hơn.
C. Động cơ nhiệt không thể chuyển hoá tất cả nhiệt lượng thành công.
D. Động cơ nhiệt có thể biến đổi được toàn bộ nhiệt lượng nhận được thành công.
Câu 25: Một vật nặng 0,25kg có thế năng hấp dẫn là 1J đối với mặt đất. Cho g = 10m/s2. Khi đó vật ở độ cao so với mặt đất là:
A. 0,8 m. B. 4.10-4 m. C. 0,4 m. D. 0,8 mm.
Câu 26: Một động cơ hoạt động theo chu trình Các-nô có hiệu suất 50%. Tỉ số giữa nhiệt lượng nhận được từ nguồn nóng và nhiệt lượng toả ra nguồn lạnh là bao nhiêu?
A. 2. B. 1. C. 0,5. D. 1,5.
Câu 27: Hệ thức nào dưới đây là hệ thức của nguyên lí I cho quá trình khối khí dãn nở đẳng nhiệt:
A. DU - Q = 0 với Q > 0. B. Q + A = 0 với A < 0.
C. A - DU với A > 0. D. DU = A với A < 0.
Câu 28: Một vật có trọng lượng 1N và động năng 1,25J. Lấy g = 10m/s2. Khi đó vận tốc của vật bằng:
A. 1,6 m/s. B. 2,5 m/s. C. 25 m/s. D. 5 m/s.
Câu 29: Vật nào dưới đây chịu biến dạng kéo?
A. Cột nhà. B. Trụ cầu.
C. Dây cáp của cần cẩu đang chuyển hàng. D. Móng nhà.
Câu 30: Người ta thực hiện công 200J để nén khí trong xilanh. Khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 80J. Hỏi nội năng của khí đã tăng lên hay giảm bao nhiêu?
A. Tăng 280J. B. Giảm 280J. C. Giảm 120J. D. Tăng 120J.
B. Theo chương trình Nâng cao (07 câu, từ câu 31 đến câu 37)
Câu 31: Một thanh thép tròn có đường kính d, dưới tác dụng của lực kéo F. Độ biến dạng tỉ đối kéo của thanh thép là:
A. . B. . C. . D. .
Câu 32: Đối với một lượng khí xác định quá trình nào sau đây là đẳng áp?
A. Nhiệt độ tuyệt đối tăng, thể tích tăng tỉ lệ thuận với nhiệt độ.
B. Nhiệt độ tuyệt đối không đổi, thể tích không đổi.
C. Nhiệt độ tuyệt đối giảm, thể tích tăng tỉ lệ nghịch với nhiệt độ.
D. Các quá trình A, B.
Câu 33: Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một dốc nghiêng dài l, độ cao h (hình vẽ). Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là m. Vận tốc của vật ở chân dốc được xác định theo công thức:
l
a
h
A. . B. .
C. . D. .
Câu 34: Một hình trụ đựng đầy nước cao 40cm, trên có một pistông mỏng, nhẹ. Người ta tác dụng vào pistông một lực F = 20N, biết diện tích pistông là 5cm2, trọng lượng riêng của nước 104N/m3. Áp suất tác dụng lên đáy bình là:
A. 44000 N/m2. B. 4400 N/m2. C. 404 N/m2. D. 400 N/m2.
Câu 35: Dựa vào đồ thị sau đây. Hãy cho biết cách giải thích nào đúng?
A. Do và trong quá trình đẳng tích (V1 = V2) áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ nên T1 > T2.
B. Do và trong quá trình đẳng áp (p1 = p2), thể tích tỉ lệ nghịch với nhiệt độ nên T1 > T2.
C. Do quá trình đẳng áp (p1= p2) thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ nên T1 = T2.
D. Do và trong quá trình đẳng tích (V1 = V2) áp suất tỉ lệ nghịch với nhiệt độ nên T2 > T1.
p
V
p1 = p2
V1 = V2
T1
T2
Câu 36: Một vật hình hộp đồng chất có trọng lượng P hai cạnh của hình hộp là a, b. Lực F cần tác dụng để làm quay vật quanh điểm O như hình vẽ là:
A. . B. .
C. . D. .
O
a
b
Câu 37: Trong công thức tính độ chênh lệch của mực chất lỏng trong ống mao dẫn. Nếu đường kính trong của ống tăng lên hai lần thì độ chênh lệch của mực chất lỏng:
A. Giảm 4 lần. B. Tăng 4 lần. C. Giảm 2 lần. D. Tăng 2 lần.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
Mã đề: 356
1. a B c d
2. a b c D
3. a b C d
4. a b c D
5. A b c d
6. a b c D
7. a B c d
8. A b c d
9. a b C d
10. A b c d
11. a B c d
12. a b C d
13. A b c d
14. a B c d
15. a b c D
16. a B c d
17. a b C d
18. a B c d
19. A b c d
20. a b C d
21. a B c d
22. a b C d
23. a B c d
24. a b c D
25. a b C d
26. A b c d
27. a b c D
28. a b c D
29. a b C d
30. a b c D
31. a B c d
32. A b c d
33. a b c D
34. A b c d
35. A b c d
36. a B c d
37. a b C d
File đính kèm:
- De KT Ly10 HK II15.doc