Đề bài:
Câu 1: Phát biểu nào sau đây về vật kính và thị kính của kính thiên văn là đúng?
A.Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
B. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
C. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn.
D. Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1841 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II Môn Vật lý lớp 10 Ban KHTN - Đề số 001, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD-ĐT Tỉnh TN Bài kiểm tra học kỡ II Đề số : 10 A001
Trường THPT CVA Mụn : Vật lý lớp 10_45 phĩt. Ban KHTN
Điểm :
Họ tờn học sinh : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp 10A .
Số thứ tự cõu trả lời dưới đõy ứng với số thứ tự cõu trắc nghiệm trong đề. Đối với mỗi cõu trắc nghiệm, học sinh chọn và tụ kớn ụ trũn tương ứng với phương ỏn trả lời đỳng.
01. ; / = ~ 06. ; / = ~ 11. ; / = ~ 16. ; / = ~ 21. ; / = ~
02. ; / = ~ 07. ; / = ~ 12. ; / = ~ 17. ; / = ~ 22. ; / = ~
03. ; / = ~ 08. ; / = ~ 13. ; / = ~ 18. ; / = ~ 23. ; / = ~
05. ; / = ~ 09. ; / = ~ 14. ; / = ~ 19. ; / = ~ 24. ; / = ~
05. ; / = ~ 10. ; / = ~ 15. ; / = ~ 20. ; / = ~ 25. ; / = ~
Đề bài:
Câu 1: Phát biểu nào sau đây về vật kính và thị kính của kính thiên văn là đúng?
A.Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
B. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
C. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn.
D. Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
Câu 2: Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự 0,5 (cm) và thị kính có tiêu cự 2 (cm), khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 12,5 (cm). Độ bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực là:
A. 175 (lần). B. 200 (lần). C. 250 (lần). D. 300 (lần).
Câu 3: Trên vành kính lúp có ghi x10, tiêu cự của kính là:
A. f = 10 (m). B. f = 10 (cm). C. f = 2,5 (m). D. f = 2,5 (cm).
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi độ cong các mặt của thuỷ tinh thể để giữ cho ảnh của của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc.
B. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi khoảng cách thuỷ tinh thể và võng mạc để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc.
C. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi khoảng cách thuỷ tinh thể và vật cần quan sát để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc.
D. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi cả độ cong các mặt của thuỷ tinh thể, khoảng cách giữa thuỷ tinh thể và võng mạc để giữ cho ảnh của của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc.
Câu 5: Vật sáng AB qua thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 15 (cm) cho ảnh thật A’B’ cao gấp 5 lần vật. Khoảng cách từ vật tới thấu kính là:
A. 4 (cm). B. 6 (cm). C. 12 (cm). D. 18 (cm).
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chiết suất tỉ đối của môi trường chiết quang nhiều so với môi trường chiết quang ít thì nhỏ hơn đơn vị.
B. Môi trường chiết quang kém có chiết suất tuyệt đối nhỏ hơn đơn vị.
C. Chiết suất tỉ đối của môi trường 2 so với môi trường 1 bằng tỉ số chiết suất tuyệt đối n2 của môi trường 2 với chiết suất tuyệt đối n1 của môi trường 1.
D. Chiết suất tỉ đối của hai môi trường luôn lớn hơn đơn vị vì vận tốc ánh sáng trong chân không là vận tốc lớn nhất.
Câu 7: Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 10 (cm) đến 40 (cm), quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ + 10 (đp). Mắt đặt sát sau kính. Muốn nhìn rõ ảnh của vật qua kính ta phải đặt vật
A. trước kính và cách kính từ 8 (cm) đến 10 (cm).
B. trước kính và cách kính từ 5 (cm) đến 8 (cm).
C. trước kính và cách kính từ 5 (cm) đến 10 (cm).
D. trước kính và cách kính từ 10 (cm) đến 40 (cm).
Câu 8: Một tia sáng tới vuông góc với mặt AB của một lăng kính có chiết suất và góc chiết quang A = 300. Góc lệch của tia sáng qua lăng kính là:
A. D = 50. B. D = 130. C. D = 150. D. D = 220.
Câu 9: Một kính thiên văn học sinh gồm vật kính có tiêu cự f1 = 1,2 (m), thị kính có tiêu cự f2 = 4 (cm). Khi ngắm chừng ở vô cực, khoảng cách giữa vật kính và thị kính là:
A. 120 (cm). B. 4 (cm). C. 124 (cm). D. 5,2 (m).
Câu 10: Một thấu kính mỏng bằng thuỷ tinh chiết suất n = 1,5 hai mặt cầu lồi có các bán kính 10 (cm) và 30 (cm). Tiêu cự của thấu kính đặt trong nước có chiết suất n’ = 4/3 là:
A. f = 45 (cm). B. f = 60 (cm). C. f = 100 (cm). D. f = 50 (cm).
Câu 11: Với kính thiên văn khúc xạ, cách điều chỉnh nào sau đây là đúng?
A. Thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng cách giữ nguyên vật kính, dịch chuyển thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.
B. Thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng cách dịch chuyển kính so với vật sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.
C. Thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng cách giữ nguyên thị kính, dịch chuyển vật kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.
D. Dịch chuyển thích hợp cả vật kính và thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.
Câu 12: Chiếu một tia sáng đơn sắc đi từ không khí vào môi trường có chiết suất n, sao cho tia phản xạ vuông góc với tia khúc xạ. Khi đó góc tới i được tính theo công thức
A. sini = n B. sini = 1/n C. tani = n D. tani = 1/n
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Ta luôn có tia khúc xạ khi tia sáng đi từ môi trường có chiết suất nhỏ sang môi trường có chiết suất lớn hơn.
B. Ta luôn có tia khúc xạ khi tia sáng đi từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn.
C. Khi chùm tia sáng phản xạ toàn phần thì không có chùm tia khúc xạ.
D. Khi có sự phản xạ toàn phần, cường độ sáng của chùm phản xạ gần như bằng cường độ sáng của chùm sáng tới.
Câu 14: Một người mắt bình thường khi quan sát vật ở xa bằng kính thiên văn, trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực thấy khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 62 (cm), độ bội giác là 30 (lần). Tiêu cự của vật kính và thị kính lần lượt là:
A. f1 = 2 (cm), f2 = 60 (cm). B. f1 = 2 (m), f2 = 60 (m).
C. f1 = 60 (cm), f2 = 2 (cm). D. f1 = 60 (m), f2 = 2 (m).
Câu 15: Khi ánh sáng đi từ nước (n = 4/3) sang không khí, góc giới hạn phản xạ toàn phần có giá trị là:
A. igh = 41048’. B. igh = 48035’. C. igh = 62044’. D. igh = 38026’.
Câu 16: Một bản hai mặt song song có bề dày 6 (cm), chiết suất n = 1,5 được đặt trong không khí. Điểm sáng S cách bản 20 (cm). ảnh S’ của S qua bản hai mặt song song cách bản hai mặt song song một khoảng
A. 10 (cm). B. 14 (cm). C. 18 (cm). D. 22(cm).
Câu 17: Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ từ 24 (cm) đến vô cực, quan sát một vật nhỏ qua kính hiển vi có vật kính O1 (f1 = 1cm) và thị kính O2 (f2 = 5cm). Khoảng cách O1O2 = 20cm. Độ bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực là:
A. 67,2 (lần). B. 70,0 (lần). C. 96,0 (lần). D. 100 (lần).
Câu 18: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp ta phải đặt vật ngoài khoảng tiêu cự của kính sao cho ảnh của vật nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
B. Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp ta phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính sao cho ảnh của vật nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
C. Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp ta phải điều chỉnh khoảng cách giữa vật và kính để ảnh của vật nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
D. Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp ta phải điều chỉnh ảnh của vật nằm ở điểm cực viễn của mắt để viêc quan sát đỡ bị mỏi mắt.
Câu 19: Điều chỉnh kính hiển vi khi ngắm chừng trong trường hợp nào sau đây là đúng?
A. Thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính bằng cách đưa toàn bộ ống kính lên hay xuống sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.
B. Thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính bằng cách giữ nguyên toàn bộ ống kính, đưa vật lại gần vật kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.
C. Thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.
D. Thay đổi khoảng cách giữa vật và thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.
Câu 20: Cách sửa các tật nào sau đây là không đúng?
A. Muốn sửa tật cận thị ta phải đeo vào mắt một thấu kính phân kì có độ tụ phù hợp.
B. Muốn sửa tật viễn thị ta phải đeo vào mắt một thấu kính hội tụ có độ tụ phù hợp.
C. Muốn sửa tật lão thị ta phải đeo vào mắt một kính hai tròng gồm nửa trên là kính hội tụ, nửa dưới là kính phân kì.
D. Muốn sửa tật lão thị ta phải đeo vào mắt một kính hai tròng gồm nửa trên là kính phân kì, nửa dưới là kính hội tụ.
Câu 21: Một người cận thị phải đeo kính cận số 0,5. Nếu xem tivi mà không muốn đeo kính, người đó phải ngồi cách màn hình xa nhất là:
A. 0,5 (m). B. 1,0 (m). C. 1,5 (m). D. 2,0 (m).
Câu 22: Phát biểu nào sau đây về vật kính và thị kính của kính hiển vi là đúng?
A. Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
B. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
C. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn.
D. Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây về mắt cận là đúng?
A. Mắt cận đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở xa vô cực.
B. Mắt cận đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở xa vô cực.
C. Mắt cận đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở gần.
D. Mắt cận đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần.
Câu 24: Một người có khoảng nhìn rõ từ 10 (cm) đến 50 (cm), quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ D = + 8 (đp) trong trạng thái ngắm chừng ở cực cận. Độ bội giác của kính là:
A. 1,5 (lần). B. 1,8 (lần). C. 2,4 (lần). D. 3,2 (lần).
Câu 25: Nhận xét nào sau đây về các tật của mắt là không đúng?
A. Mắt cận không nhìn rõ được các vật ở xa, chỉ nhìn rõ được các vật ở gần.
B. Mắt viễn không nhìn rõ được các vật ở gần, chỉ nhìn rõ được các vật ở xa.
C. Mắt lão không nhìn rõ các vật ở gần mà cũng không nhìn rõ được các vật ở xa.
D. Mắt lão hoàn toàn giống mắt cận và mắt viễn.
Đáp án
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
ĐA
d
c
d
a
d
a
b
c
c
Câu
10
11
12
13
14
15
16
17
18
ĐA
b
a
c
b
c
b
c
a
a
Câu
19
20
21
22
23
24
25
ĐA
a
c
d
b
a
b
d
File đính kèm:
- De KT 1 tiet_ki II -1 0 Ban KHTN.doc