Câu 2: Luận điểm trong bài văn nghị luận là gì?
A. Những dẫn chứng được sử dụng trong bài văn nghị luận
B. Những ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng của người viết
C. Lý lẽ đưa ra để triển khai ý kiến, quan điểm trong bài văn nghị luận
D. Cách trình bày lý lẽ và dẫn chứng trong bài văn nghị luận
Câu 3: Trong những câu sau, câu nào không phải là câu rút gọn:
A. Người ta là hoa đất C. Bán anh em xa, mua láng giềng gần
B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây D. Uống nước nhớ nguồn
Câu 4: Từ ngữ nào có thể điền vào chỗ trống ( ) trong nhận định sau:
Dấu “ .”được dùng để:
- Đánh dấu danh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu trúc phức tạp
- Đánh dấu danh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp
A. Chấm phẩy C. Gạch ngang
B. Ba chấm D. Gạch nối
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1087 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II năm học 2007-2008 môn: Ngữ văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II năm học 2007-2008
Môn: ngữ văn 7
(Thời gian làm bài: 90 phút)
Phần I: Trắc nghiệm (3điểm)
Câu 1: Nối tên tác phẩm ở cột A với nội dung tương ứng ở cột (1 điểm, nối mỗi ý đúng được 0,25 điểm)
A
B
A, Bánh trôi nước
1. Nỗi nhớ tiếc quá khứ hoà với nỗi buồn cô đơn giữa núi đèo hoang sơ, heo hút.
B, Qua đèo Ngang
2. Tình cảm quê hương, gia đình được gợi lên qua những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ
C, Tiếng gà trưa
3. Khẳng định chủ quyền và lòng quyết tâm tiêu diệt kẻ thù xâm lược
D, Sông núi nước Nam
4. Tình cảm thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan.
E, Rằm tháng giêng
Câu 2: Luận điểm trong bài văn nghị luận là gì?
Những dẫn chứng được sử dụng trong bài văn nghị luận
Những ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng của người viết
Lý lẽ đưa ra để triển khai ý kiến, quan điểm trong bài văn nghị luận
Cách trình bày lý lẽ và dẫn chứng trong bài văn nghị luận
Câu 3: Trong những câu sau, câu nào không phải là câu rút gọn:
Người ta là hoa đất C. Bán anh em xa, mua láng giềng gần
ăn quả nhớ kẻ trồng cây D. Uống nước nhớ nguồn
Câu 4: Từ ngữ nào có thể điền vào chỗ trống (…) trong nhận định sau:
Dấu “……..”được dùng để:
Đánh dấu danh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu trúc phức tạp
Đánh dấu danh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp
Chấm phẩy C. Gạch ngang
Ba chấm D. Gạch nối
Câu 5: Nhận xét nào sau đây đúng với 2 câu văn: “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất dấu kín đáo trong rương, trong hòm”?
Hai câu chủ động C. Hai câu đặc biệt
Hai câu bị động D. Hai câu ghép
Phần II: Tự luận (7điểm)
Câu 1 (2điểm): Viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) chứng minh cho ý sau:
Sách vở là người bạn tốt của mỗi học sinh
Câu 2 (5điểm) : Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”
Hướng dẫn chấm bài kiểm tra học kì II
Năm học: 2007 – 2008
Môn: Ngữ văn 7
……*****………
Phần I: Trắc nghiệm(3 điểm)
Câu 1: 1đ
B – 1; C – 2; D- 3; E – 4
Câu 2: B 0,5đ
Câu 3: A 0,5đ
Câu 4: A 0,5đ
Câu 5: B 0,5đ
Phần II: Tự luận (7điểm)
Câu 1 (2điểm):
Biết viết đoạn văn nghị luận chứng minh 0,5đ
Làm sáng tỏ được nội dung đã nêu (sự gắn bó thân thiết, vai trò của sách đối với việc nâng cao tri thức và làm phong phú đời sống tình cảm của mỗi học sinh) 1đ
Diễn đạt trôi chảy 0,5đ
Câu 2 (5điểm):
Viết đúng kiểu bài nghị luận giải thích 1đ
Giải thích được ý nghĩa của câu tục ngữ: Nêu bài học về sự biết ơn đối với công lao của những người đi trước, đối với cội nguồn 3đ
Diễn đạt trôi chảy 1đ
File đính kèm:
- De KT hoc ki 2.doc