1/ Phạm vi kiến thức: Từ tiết 19 đến tiết 35 theo phân phối chương trình.
2/ Mục đích:
- Học sinh: Đánh giá việc nhận thức kiến thức về phần âm học + điện học
Đánh giá kỹ năng trình bày bài tập vật lý.
- Giáo viên: Biết được việc nhận thức của học sinh từ đó điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp.
9 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1024 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II năm học 2012-2013 môn: Vật lí 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2012-2013
Môn: Vật lí 7
I/ MỤC ĐÍCH ĐỀ KIỂM TRA:
1/ Phạm vi kiến thức: Từ tiết 19 đến tiết 35 theo phân phối chương trình.
2/ Mục đích:
- Học sinh: Đánh giá việc nhận thức kiến thức về phần âm học + điện học
Đánh giá kỹ năng trình bày bài tập vật lý.
- Giáo viên: Biết được việc nhận thức của học sinh từ đó điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp.
II/ HÌNH THỨC KIỂM TRA:
Đề kết hợp (trắc nghiệm 40% - tự luận 60%)
1/ BẢNG TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH.
Nội dung
Tổng
số tiết
Lí thuyết
Tỉ lệ thực dạy
Trọng số
LT
(Cấp độ 1, 2)
VD
(Cấp độ 3, 4)
LT
(Cấp độ 1, 2)
VD
(Cấp độ 3, 4)
1/ Âm học
2
1
0.7
1.3
4.7
8.7
2/ Điện học
13
4
2.8
10.2
18.7
68.0
Tổng cộng
15
5
3.5
11.5
23.4
76.7
2/ TÍNH SỐ CÂU HỎI CHO CÁC CHỦ ĐỀ:
Nội dung (chủ đề)
Trọng số
Số lượng câu
(chuẩn cần kiểm tra)
Điểm số
T.số
TN
TL
1/ Âm học
4.7
0.26
(1)
1
Tg: 2’
0.5 đ
2/ Điện học
18.7
2.24
(3)
3
Tg: 6’
1.5 đ
1/ Âm học
8.7
1.04
(1)
1
Tg: 2’
0.5 đ
2/ Điện học
68.0
8.16
(7)
3
Tg: 6’
4
Tg: 29’
7.5 đ
Tổng
100
12 câu
Tg: 45’
8
Tg: 16’
4 Câu
Tg: 29’
10.0 điểm
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA.
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1/ Âm học
1/ Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người.
Tiếng ồn trong các thành phố lớn, tiếng ồn trong các nhà máy khai thác chế biến đá.
2/ - Nêu được ba biện pháp cơ bản chống ô nhiễm tiếng ồn.
a. Tác động vào nguồn âm: Giảm độ to của nguồn âm bằng các treo các biển cấm gây tiếng động mạnh.
b. Phân tán âm trên đường truyền: Trồng nhiều cây xanh, xây tường,...
c. Ngăn chặn sự truyền âm: Dùng các vật liệu cách âm như xốp, phủ dạ (nhung), cửa kính hai lớp,...
- Nêu được một ví dụ cụ thể thường gặp hàng ngày để chống ô nhiễm thiếng ồn.
3. Những vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm tiếng ồn: Xốp, cao su xốp, vải nhung,…trong các phòng cần cách âm, kính hai lớp, cây xanh, tường bêtông, gạch có lỗ, …
Số câu hỏi
Số điểm
2/ Điện học
4/ Mô tả được ít nhất một hiện tượng chứng tỏ vật nhiễm điện do cọ sát.
Những vật sau khi cọ sát có khả năng hút các vật nhẹ hoặc phóng điện qua vật khác gọi là các vật đã bị nhiễm điện hay các vật mang điện tích.
5/ - Có thể làm một vật nhiễm điện bằng cách cọ xát.
- Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) thì có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ hoặc làm sáng bóng đèn bút thử điện.
6/ Có trường hợp hai vật bị nhiễm điện thì đẩy nhau, lại có trường hợp hai vật nhiễm điện lại hút nhau. Đó là vì:
+ Có hai loại điện tích là điện tích âm (-) và điện tích dương (+).
+ Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, nhiễm điện khác loại thì hút nhau.
7/ - Bóng đèn điện sáng, quạt điện quay… là những biểu hiện chứng tỏ có dòng điện chạy qua các thiết bị đó.
- Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích.
8/ Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện.
Chất dẫn điện thường dùng là đồng, nhôm, chì, hợp kim, ...
9/ Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện.
Chất cách điện thường dùng là nhựa, thuỷ tinh, sứ, cao su, ...
10/ Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các êlectron tự do.
11/ Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
12/ Dòng điện có thể làm phát sáng bóng đèn bút thừ điện và đèn điôt phát quang mặc dù đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao.
13/ Cấu tạo của nam châm điện gồm một cuộn dây dẫn quấn quanh một lõi sắt và có dòng điện chạy qua.
14/ Biểu hiện tác dụng từ của dòng điện: Dòng điện chạy qua nam châm điện có tác dụng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt thép. Hiện tượng này chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ.
Dựa vào tác dụng từ của dòng điện, người ta chế tạo ra động cơ điện, chuông điện, ...
15/ Khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì sau một thời gian, thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được phủ một lớp đồng. Hiện tượng đồng tách từ dung dịch muối đồng khi có dòng điện chạy qua, chứng tỏ dòng điện có tác dụng hóa học.
Dựa vào tác dụng hoá học của dòng điện, người ta có thể mạ kim loại, đúc điện, luyện kim, …
16/ Tác dụng của dòng điện càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn, nghĩa là cường độ của nó càng lớn.
Số chỉ của ampe kế cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện và là giá trị của cường độ dòng điện.
17/ Kí hiệu của cường độ dòng điện là chữ I. Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe, kí hiêu là A; để đo dòng điện có cường độ nhỏ ta dùng đơn vị mili ampe, kí hiệu mA.
18/ Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện.
Trên mặt ampe kế có ghi chữ A hoặc mA. Mỗi ampe kế đều có GHĐ và ĐCNN nhất định, có 02 loại ampe kế thường dùng là ampe kế dùng kim chỉ thị và ampe kế hiện số. Ở các chốt nối dây dẫn của ampe kế có 1 chốt ghi dấu (-) các chốt còn lại ghi dấu (+), ngoài ra còn chốt điều chỉnh kim chỉ thị.
19/. Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.
20/. Hiệu điện thế được kí hiệu là U. Đơn vị hiệu điện thế là vôn, kí hiệu là V; Đối với các hiệu điện thế nhỏ hoặc lớn, người ta còn dùng đơn vị mili vôn (mV) hoặc kilô vôn (kV); 1V = 1000mV; 1kV=1000 V.
21/. Vôn kế là dụng cụ dùng để đo hiệu điện thế.
Trên bề mặt vôn kế có ghi chữ V hoặc mV. Mỗi vôn kế đều có GHĐ và ĐCNN nhất định. có 02 loại vôn kế thường dùng là vôn kế dùng kim chỉ thị và vôn kế hiện số. Ở các chốt nối dây dẫn của vôn kế có 1 chốt ghi dấu (-) các chốt còn lại ghi dấu (+), ngoài ra còn chốt điều chỉnh kim chỉ thị.
22/. Khi mạch hở, hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy có giá trị bằng số vôn ghi trên vỏ mỗi nguồn điện.
23/. Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ dùng điện là giá trị hiệu điện thế định mức.
Mỗi dụng cụ điện hoạt động bình thường khi được sử dụng đúng với hiệu điện thế định mức của nó.
24/.- Dòng điện có cường độ trên 10mA đi qua người làm co cơ rất mạnh, không thể duỗi tay ra khỏi dây điện khi chạm phải.
- Dòng điện có cường độ trên 25mA đi qua ngực gây tổn thương tim.
- Dòng điện có cường độ trên 70mA trở lên đi qua cơ thể người, tương ứng với hiệu điện thế từ 40V trở lên đặt lên cơ thể người sẽ làm tim ngừng đập.
25/ Sơ lược cấu tạo nguyên tử.
Mọi vật được cấu tạo từ cắc nguyên tử. Mỗi nguyên tử là một hạt rất nhỏ gồm một hạt nhân mang điện tích dương nằm ở tâm, xung quanh có các êlectron mang điện tích âm chuyển động.
Tổng điện tích âm của các eelectrôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện.
26/ Êlectron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.
Một vật nhiễm điện âm nếu nó nhận thêm êlectron, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectron.
27/ - Nguồn điện là thiết bị tạo ra và duy trì dòng điện.
- Các nguồn điện thường dùng trong thực tế là pin và acquy.
- Nguồn điện có hai cực là cực âm, kí hiệu là dấu trừ (-) và cực dương, kí hiệu là dấu cộng (+)
- Nhận biết được các cực dương và cực âm của các loại nguồn điện khác nhau (pin con thỏ, pin dạng cúc áo, pin dùng cho máy ảnh, ắc quy…)
28/ Khi dòng điện chạy qua vật dẫn điện thông thường thì nó làm vật dẫn đó nóng lên. Điều đó, chứng tỏ dòng điện có tác dụng nhiệt.
Ví dụ:
- Chạm tay vào bóng đèn pin, đèn pha xe máy đang sáng, ta thấy nóng. Không khí trong nhà nóng lên khi lò sưởi điện trong nhà đang hoạt động.
- Khi cho dòng điện chạy qua bàn là thì bàn là nóng lên.
- Khi dòng điện chạy qua bếp điện thì bếp điện nóng đỏ.
29/ Dòng điện chạy qua cơ thể người sẽ làm các cơ của người bị co giật, có thể làm tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. Đó là tác dụng sinh lí của dòng điện.
Trong y học, người ta có thể ứng dụng tác dụng sinh lí của dòng điện thích hợp để chữa một số bệnh, châm cứu dùng điện (điện châm).
30/ 1A = 1000mA; 1mA = 0,001A
31/. Rút ra được kết luận:
+ Khi hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng không thì không có dòng điện chạy qua bóng đèn.
+ Khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn, thì có dòng điện chạy qua bóng đèn. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng cao thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn.
32. Trong đoạn mạch nối tiếp:
- Dòng điện có cường độ như nhau tại các vị trí khác nhau của mạch.
I1 = I2 = I3.
- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên từng phần đoạn mạch.
U13 = U12 + U23
33/. Trong đoạn mạch song song:
- Dòng điện mạch chính có cường độ bằng tổng cường độ dòng điện qua các đoạn mạch rẽ. I = I1 + I2.
- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ.
U = U1 = U2
34. Cầu chì tự động ngắt mạch điện khi dòng điện có cường độ tăng quá mức, đặc biệt khi đoản mạch.
35/ Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn, công tắc và dây nối.
36/ Ghi nhớ kí hiệu của các thiết bị điện trên các sơ đồ mạch điện gồm nguồn điện, bóng điện, dây dẫn, công tắc đóng và công tắc mở.
Vẽ được sơ đồ mạch điện kín gồm: nguồn điện, công tắc, dây dẫn, bóng đèn.
37/ Dựa vào tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng của dòng điện, người ta chế tạo ra các thiết bị điện để phục vụ đời sống của con người như: bàn là, bếp điện, ấm điện, lò sưởi, ...và các loại đèn điện.
38/ Sử dụng được ampe kế phù hợp để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn
39/. Sử dụng được vôn kế phù hợp để đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.
40/. Sử dụng được vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn và sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn đó.
41/. Mắc được mạch điện gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp (hình 27.1a và 27.1b - SGK). Vẽ được sơ đồ của các mạch điện này.
42/. Đo được cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp và hoàn thành báo cáo thực hành theo mẫu (tr.78-SGK).
43/. Mắc được mạch điện gồm hai bóng đèn mắc song song (hình 28.1a và 28.1b - SGK). Vẽ được sơ đồ của các mạch điện này.
44/. Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc song song và hoàn thành báo cáo thực hành theo mẫu (tr.81 - SGK).
45/.
- Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V.
- Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ cách điện.
- Không được tự mình chạm vào mạng điện dân dụng (220V) và các thiết bị điện khi chưa biết rõ cách sử dụng.
- Khi có người bị điện giật thì không chạm vào người đó mà cần phải tìm cách ngắt ngay công tắc điện và gọi người đến cấp cứu.
46/ Giải thích được ít nhất một hiện tượng trong thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ sát.
47/ Dùng mũi tên để biểu diễn chiều dòng điện trong các sơ đồ mạch điện như hình vẽ 21.1 - SGK.
Số câu hỏi
Số điểm
TS câu hỏi
TS điểm
Trường..................................... ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Lớp: 7A.... Năm học: 2012 -2013 - Môn: Vật lý – Khối 7
Họ và tên:...................................... (Thời gian: 45 phút, không kể thời gian phát đề)
Chữ kí giám thị
Chữ kí giám khảo
Điểm bằng số
Điểm bằng chữ
I/ PHẦN I: KHOANH TRÒN CHỮ CÁI CHO CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG: (4.0 điểm)
Câu 1: Trường hợp nào sau đây không có ô nhiễm tiếng ồn :
A/ Gần đường ray xe lửa C/ Gần sân bay
B/ Gần ao hồ D/ Gần đường cao tốc
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện ?
A/ Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển.
B/ Dòng điện là sự chuyển động của các điện tích.
C/ Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích
D/ Dòng điện là dòng dịch chuyển theo mọi hướng của các điện tích.
Câu 3: Vật nào dưới đây có tác dụng từ?
A/ Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua.
B/ Một pin còn mới đặt riêng trên bàn.
C/ Một mảnh nilông đã được cọ xát mạnh
D/ Một đoạn băng dính.
Câu 4: Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào tác dụng nhiệt là có ích ?
A. Dòng điện làm nóng bầu quạt. B. Dòng điện làm nóng máy bơm nước.
C. Dòng điện làm nóng máy điều hòa. D. Dòng điện làm nóng đế bàn là.
Câu 5: Trong mạch điện kín, muốn đo cường độ dòng điện qua một bóng đèn ta phải mắc:
A/ Ampe kế nối tiếp với bóng đèn, sao cho dòng điện đi vào chốt dương và đi ra ở chốt âm của ampe kế.
B/ Ampe kế song song giữa hai đầu bóng đèn
C/ Ampe kế phải mắc nối tiếp sau bóng đèn.
D/ Vôn kế nối tiếp với bòng đèn.
Câu 6: Trong đoạn mạch AB gồm hai bóng đèn Đ1, Đ2 mắc nối tiếp thì:
A/ UAB = UĐ1 + UĐ2 và IAB = IĐ1 + IĐ2
B/ UAB = UĐ1 = UĐ2 và IAB = IĐ1 = IĐ2
C/ UAB = UĐ1 + UĐ2 và IAB = IĐ1 = IĐ2
D/ UAB = UĐ1 = UĐ2 và IAB = IĐ1 + IĐ2
Câu 7: Tiếng ồn có những tác dụng xấu nào sau đây:
A/ Gia tăng mệt mỏi và rối loạn chức năng thần kinh.
B/ Gây ra co giật hệ cơ.
C/ Gia tăng nhịp tim, nhịp thở, huyết áp.
D/ Tất cả những tác dụng trên.
Câu 8: Trong những trường hợp nào dười đây có hiệu điện thế bằng không (không có hiệu điện thế)?
A/ Giữa hai đầu bóng đèn điện đang sáng.
B/ Giữa hai đầu của bòng đèn pin được tháo rời khỏi đèn pin.
C/ Giữa hai cực của pin còn mới.
D/ Giữa hai cực của acquy đang thấp sáng đèn của xe máy.
II. TỰ LUẬN (6.0 điểm)
Câu 9: Khi nào một vật nhiễm điện âm? Tại sao trước khi cọ xát, các vật không hút các mảnh giấy vụn? (1.0 đ)
Câu 10: Vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản gồm 1 nguồn điện (pin), 1 bóng đèn, 1 công tắc và vẽ chiều dòng điện trong mạch khi công tắc đóng ? (1.0 đ)
Câu 11: Nêu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện?(2.0 đ)
Câu 12: Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây ? (2,0đ)
a/ 2A = ……………….mA b) 6kV = …………….... V
c/ 425mA = ………………..A d) 110V = …………….. kV
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HKII
MÔN VẬT LÝ 7
Năm học 2012 - 2013
I- TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (4.0 điểm) .
1
2
3
4
5
6
7
8
B
C
A
D
A
C
D
B
II. TỰ LUẬN (6.0 điểm)
Câu 9: Khi nào một vật nhiễm điện âm? Tại sao trước khi cọ xát, các vật không hút các mảnh giấy vụn?
- Khi vật nhận thêm electron. ………………………. 0.5 điểm.
- Vì lúc đó các vật chưa nhiễm điện. Các điện tích (+) và (-) trung hòa nhau. 0.5 điểm.
Câu 10 (1.0 đ)
- Vẽ đúng sơ đồ mạch điện 0.5đ
- Vẽ đúng chiều dòng điện trên hình vẽ 0.5đ
Câu 11: Nêu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện?
Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện
- Chỉ làm thí nghiệm với nguồn điện dưới 40V.
- Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
- Không tự mình chạm vào mạng điện dân dụng và các thiết bị điện không biết rõ cách sử dụng.
- Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào mà phải tìm cách ngắt điện và gọi cấp cứu.
( Mỗi ý đạt 0.5 điểm, nếu sai ý nào trừ hết điểm ý đó)
Câu 12: (2.0 đ)
Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây ? (2,0đ)
a/ 2A = 2000 mA b) 6kV = 6000 V
c/ 425mA = 0,425 A d) 110V = 0,11 kV
( Mỗi ý đạt 0.5 điểm, nếu sai ý nào trừ hết điểm ý đó)
File đính kèm:
- matrandethida HKII VL72013.doc