Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Nguyễn Trường Tộ

Phần 1 (7 điểm). Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải có viết:

 Ta làm con chim hót

 Ta làm một cành hoa

 Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

(Ngữ văn 9 - Tập 2)

 Câu 1: Các hình ảnh trong khổ thơ trên có những nét nghĩa chung nào? Chúng thế hiện ước nguyện gì của nhà thơ?

Câu 2: Nhan đề bài thơ có gì độc đáo về cấu tạo ngữ pháp và ý nghĩa?

Câu 3: Hãy viết một đoạn văn tổng hợp - phân tích- tổng hợp (khoảng 12 câu) làm rõ khát vọng hiến dâng và hòa nhập của nhà thơ Thanh Hải được thể hiện qua khổ thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập tình thái và một câu ghép (gạch chân và chú thích rõ).

Câu 4: Hãy kể tên một văn bản trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở cũng viết về đề tài mùa xuân. Cho biết tên tác giả.

Phần 2 (3 điểm) Đọc câu chuyện sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

 

docx3 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Nguyễn Trường Tộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRƯỜNG TỘ NĂM HỌC 2019- 2020 ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút Ngày 21 tháng 5 năm 2020 Phần 1 (7 điểm). Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải có viết: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. (Ngữ văn 9 - Tập 2) Câu 1: Các hình ảnh trong khổ thơ trên có những nét nghĩa chung nào? Chúng thế hiện ước nguyện gì của nhà thơ? Câu 2: Nhan đề bài thơ có gì độc đáo về cấu tạo ngữ pháp và ý nghĩa? Câu 3: Hãy viết một đoạn văn tổng hợp - phân tích- tổng hợp (khoảng 12 câu) làm rõ khát vọng hiến dâng và hòa nhập của nhà thơ Thanh Hải được thể hiện qua khổ thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập tình thái và một câu ghép (gạch chân và chú thích rõ). Câu 4: Hãy kể tên một văn bản trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở cũng viết về đề tài mùa xuân. Cho biết tên tác giả. Phần 2 (3 điểm) Đọc câu chuyện sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: CÂU CHUYỆN CỦA HAI HẠT MẦM Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: - Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên... Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân... Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh nắng mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá. Và rồi, hạt mâm mọc lên. Hạt mầm thứ hai bảo: - Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rẽ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tôi tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã. . Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi. Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm năm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức. (Hạt giống tâm hồn) Câu 1: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong lời nói của hạt mầm thứ nhất. Câu 2: Vì sao hạt mầm thứ hai lại “nằm im và chờ đợi”? Câu 3: Trong cuộc sống sẽ luôn có những cơ hội cho những ai dám chấp nhận mạo hiệm, trải nghiệm những thử thách, mạnh dạn vượt qua những khuôn khổ, lối mòn để bước lên những con đường mới. Bằng hiểu biết của mình, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) bàn về bản lĩnh của con người trong cuộc sống. --------Hết------- TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRƯỜNG TỘ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC KÌ 2 PHẦN 1 . Câu 1. Nét nghĩa chung của các hình ảnh thơ: con chim, cành hoa, nốt trầm: hình ảnh đẹp, nhỏ bé, giản dị, khiêm nhường (nằm trong tương quan giữa cái nhỏ với cái lớn, giữa cái riêng với cái chung). - Thể hiện ước nguyện chân thành và tha thiết của tác giả muốn được | 0 làm một mùa xuân nhỏ, được dâng hiến, hòa nhập vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước. Câu 2 . - Cấu tạo: Cụm danh từ: tính từ “nho nhỏ” làm định ngữ bổ nghĩa cho danh từ “mùa xuân”. -Ý nghĩa: Làm cho khái niệm “mùa xuân” vốn trừu tượng trở nên cụ thể, thể hiện khát vọng, hiến dâng, hòa nhập của nhà thơ. Câu 3. * Hình thức: - Đúng đoạn văn tổng - phân - hợp, đủ số câu, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi diễn đạt - Sử dụng đúng, hợp lí thành phần biệt lập tình thái, có gạch chân và chú thích - Sử dụng đúng câu ghép, có gạch chân, chú thích * Nội dung: - Ước nguyện giản dị, tự nhiên, đẹp: việc lặp lại các hình ảnh con chim, cành hoa => tạo sự đối ứng và mang ý nghĩa mới - ý nghĩa ẩn dụ: thể hiện khát vọng sống đẹp, sống có ích, hiến dâng phần tinh túy nhất của mình cho cuộc đời chung. - Ước nguyện chân thành, tha thiết: Điệp ngữ, điệp cấu trúc câu: ta làm, ta nhập. - Ước nguyện khiêm nhường: nguyện làm những vật rất nhỏ bé, bình dị nhưng có ích cho đời. - Dâng hiến, hòa nhập nhưng phải giữ được nét tinh túy của mỗi người (nốt trầm xao xuyến...) - Chuyển đại từ nhân xưng “tôi” sang “ta”: + “Tôi” - cá nhân nhà thơ. Xưng tôi thể hiện cảm xúc của tác giả trước cảnh đẹp và sức sống mùa xuân. + “Ta” - cộng đồng. Xưng ta thể hiện cái “tôi” hòa cùng cái “ta” chung, bày tỏ tâm niệm tha thiết, khao khát của mọi người được cống hiến cho đời. Câu 4. Kể đúng tên văn bản và tác giả (Vd: Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng: Cảnh ngày xuân - “Truyện Kiều” của Nguyễn Duy, Rằm tháng giêng - Hồ Chí Minh...) Phần 2 Câu 1 Các biện pháp tu từ: + Điệp ngữ (Tôi muốn), + So sánh: Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân + Nhân hóa: hạt mầm như con người Câu 2. Hạt mầm năm im chờ đợi vì hạt mầm sợ nơi tối tăm, sợ bọn trẻ con nên nằm im cho đến khi cảm thấy thật an toàn Câ 3. * Hình thức: Đúng đặc điểm đoạn văn NLXH dung lượng khoảng 2/3 trang giấy * Nội dung: HS có thể triển khai theo các ý sau: * ĐVĐ: Trong cuộc sống, con người cần có bản lĩnh để dám chấp nhận thử thách, mạnh dạn vượt qua những khuôn khổ trên những con đường mới. * Giải thích: Bản lĩnh là khả năng giải quyết mọi việc một cách bình tĩnh, thông minh và tỉnh táo. * Biểu hiện: gười bản lĩnh là người dám nghĩ, dám làm những điều lớn lao, dám đương đầu với khó khăn, gian khổ. Thất bại, họ sẽ tự đứng lên; cay đắng, họ sẽ biết cách làm cho mọi thứ ngọt ngào hơn. + Người bản lĩnh dễ đạt thành công trong cuộc sống. + Người bản lĩnh sẽ được mọi người yêu quý, tin cậy. Bản thân họ sẽ làm chỗ dựa vững chắc cho người khác. * Bàn luận: Tuy nhiên, trong cuộc sống còn rất nhiều người không dám tự khẳng định mình, mãi sống hèn nhát, luôn chỉ là cái bóng của người khác... Những người đó rất khó có thành công. (Chú ý bàn luận cần kết hợp đưa ra dẫn chứng tiêu biểu và thuyết phục) * Rút ra bài học nhận thức và hành động từ đó liên hệ bản thân.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_ii_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2019_2020_truong.docx
Giáo án liên quan