Đề kiểm tra học kì II Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2015-2016 - Trường Tiểu học Ái Mộ A

Châu Chấu nhảy lên gò đất, chìa cái lưng màu xanh ra phơi nắng. Nó búng chân tanh tách, cọ giũa đôi càng:

- Một ngày tuyệt đẹp!

- Thật khó chịu! Giun Đất thốt lên, cố rúc đầu sâu thêm vào lớp đất khô.

- Thế là thế nào? - Châu Chấu nhảy lên - Trên trời không một gợn mây, mặt trời tỏa nắng huy hoàng.

- Không! Mưa bụi và những vũng nước đục, đó mới là một ngày tuyệt đẹp! - Giun Đất cãi lại.

Châu Chấu không đồng ý với Giun Đất. Chúng quyết định đi hỏi.

Vừa hay lúc đó, Kiến tha nhành lá thông đi qua, đỗ lại nghỉ.

Châu Chấu hỏi Kiến:

- Bác Kiến ơi, hôm nay là một ngày tuyệt đẹp hay đáng ghét?

Kiến lau mồ hôi, ngẫm nghĩ một lát rồi nói:

- Tôi sẽ trả lời câu hỏi của các bạn sau khi mặt trời lặn nhé!

Mặt trời lặn, chúng đi đến tổ kiến.

- Hôm nay là ngày thế nào hả bác Kiến đáng kính?

- Hôm nay là một ngày tuyệt đẹp! Tôi đã làm việc rất tốt và bây giờ có thể nghỉ ngơi thoải mái.

 (V.Ô-xê-ê-va; Thúy Toàn dịch)

*Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 7 dưới đây:

1. Châu Chấu và Giun Đất tranh luận với nhau về điều gì?

a. Thời tiết như thế nào sẽ làm việc được tốt.

b. Ngày như thế nào là đẹp.

c. Cảnh vật như thế nào là đẹp.

2. Giun Đất cho rằng một ngày như thế nào là tuyệt đẹp?

a. Ngày không có một gợn mây nào trên trời.

b. Ngày có mặt trời tỏa ánh nắng huy hoàng.

c. Ngày có mưa bụi và nhiều vũng nước đục.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 875 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2015-2016 - Trường Tiểu học Ái Mộ A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ A Họ và tên: Lớp: 3 Thứ.. ngày tháng năm 2016. BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 3 (KIỂM TRA ĐỌC) Năm học 2015 - 2016 (Thời gian làm bài: 30 phút) Đọc tiếng: Điểm Nhận xét của giáo viên .. .................... GV chấm Đọc hiểu: I. Đọc thành tiếng (6 điểm): Giáo viên kiểm tra trong các tiết ôn tập. II. Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm). * Đọc thầm bài văn sau: Ngày như thế nào là đẹp Châu Chấu nhảy lên gò đất, chìa cái lưng màu xanh ra phơi nắng. Nó búng chân tanh tách, cọ giũa đôi càng: - Một ngày tuyệt đẹp! - Thật khó chịu! Giun Đất thốt lên, cố rúc đầu sâu thêm vào lớp đất khô. - Thế là thế nào? - Châu Chấu nhảy lên - Trên trời không một gợn mây, mặt trời tỏa nắng huy hoàng. - Không! Mưa bụi và những vũng nước đục, đó mới là một ngày tuyệt đẹp! - Giun Đất cãi lại. Châu Chấu không đồng ý với Giun Đất. Chúng quyết định đi hỏi. Vừa hay lúc đó, Kiến tha nhành lá thông đi qua, đỗ lại nghỉ. Châu Chấu hỏi Kiến: - Bác Kiến ơi, hôm nay là một ngày tuyệt đẹp hay đáng ghét? Kiến lau mồ hôi, ngẫm nghĩ một lát rồi nói: - Tôi sẽ trả lời câu hỏi của các bạn sau khi mặt trời lặn nhé! Mặt trời lặn, chúng đi đến tổ kiến. - Hôm nay là ngày thế nào hả bác Kiến đáng kính? - Hôm nay là một ngày tuyệt đẹp! Tôi đã làm việc rất tốt và bây giờ có thể nghỉ ngơi thoải mái. (V.Ô-xê-ê-va; Thúy Toàn dịch) *Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 7 dưới đây: 1. Châu Chấu và Giun Đất tranh luận với nhau về điều gì? a. Thời tiết như thế nào sẽ làm việc được tốt. b. Ngày như thế nào là đẹp. c. Cảnh vật như thế nào là đẹp. 2. Giun Đất cho rằng một ngày như thế nào là tuyệt đẹp? a. Ngày không có một gợn mây nào trên trời. b. Ngày có mặt trời tỏa ánh nắng huy hoàng. c. Ngày có mưa bụi và nhiều vũng nước đục. 3. Châu Chấu cho rằng một ngày như thế nào là đẹp? a. Ngày trời râm mát, không bị nắng nóng. b. Ngày có mưa bụi và có những vũng nước đục. c. Ngày mà trên trời không một gợn mây, mặt trời tỏa nắng huy hoàng. 4. Kiến nhận thấy một ngày tuyệt đẹp đối với mình là thế nào? a. Là ngày không có mây, mặt trời tỏa nắng huy hoàng. b. Là ngày làm việc rất tốt và được nghỉ ngơi thoái mái. c. Là ngày làm việc từ sáng sớm đến khi mặt trời đã lặn. 5. Trong bài, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? a. Nhân hóa b. So sánh c. Cả hai ý trên 6. Dấu hai chấm dùng trong câu chuyện trên có tác dụng gì? a. Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của nhân vật. b. Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. c. Cả hai ý trên. 7. Trong hai câu đầu: “Châu Chấu nhảy lên gò đất, chìa cái lưng màu xanh ra phơi nắng. Nó búng chân tanh tách, cọ giũa đôi càng” có mấy từ chỉ hoạt động ? a. 3 từ b. 4 từ c. 5 từ 8. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu văn sau: Châu Chấu và Giun Đất đến gặp bác Kiến để biết ngày như thế nào là đẹp nhất. . PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ A ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 3 Năm học 2015 - 2016 (KIỂM TRA VIẾT) Thời gian làm bài: 40 phút I. Chính tả (5 điểm): Nghe viết - 15 phút Con cò Một con cò trắng đang bay chầm chậm bên chân trời. Vũ trụ như của riêng nó, khiến con người ta vốn không cất nổi chân khỏi đất, cảm thấy bực dọc vì cái nặng nề của mình. Con cò bay là là, rồi nhẹ nhàng đặt chân lên mặt đất, dễ dãi, tự nhiên như mọi hoạt động của tạo hóa. Nó thong thả đi trên doi đất. (Đinh Gia Trinh) II. Tập làm văn (5 điểm) – 25 phút * Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 8 đến 10 câu) kể về một việc tốt em đã làm (hoặc chứng kiến) góp phần bảo vệ môi trường.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_2015_2016_tru.doc
Giáo án liên quan