Đề kiểm tra học kỳ 1 môn: Vật lý THCS

Đề ra:

I/ Phần trắc nghiệm: ( 3 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

1. Trên một chai nước khoáng có ghi 1 lít. Số đó chỉ:

 A. Sức nặng của chai nước. B. Thể tích của nước trong chai

 C. Khối lượng của nước trong chai. D. Sức nặng và khối lượng của chai nước.

2. Hai lực cân bằng có đặc điểm nào dưới đây ?

 A. Cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau.

 B. Cùng phương, khác chiều, mạnh như nhau.

 C. Khác phương, khác chiều, mạnh như nhau.

3. Một lít bằng giá trị nào dưới đây ?

 A. 1dm3 B. 1 Cm3 C. 1 m3

4. Dụng cụ để đo lực là:

 A. Lực kế B. Cân C. Bình chia độ D. Cân và bình chia độ.

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1640 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ 1 môn: Vật lý THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên HS:……………………………… KIỂM TRA HỌC KỲ I, Năm học 2009-2010 Lớp:………………………………………… Môn: Vật lý 6. Thời gian: 45 phút ( Không kể phát đề) Điểm Lời phê của Thầy ( Cô) giáo: Đề ra: I/ Phần trắc nghiệm: ( 3 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. 1. Trên một chai nước khoáng có ghi 1 lít. Số đó chỉ: A. Sức nặng của chai nước. B. Thể tích của nước trong chai C. Khối lượng của nước trong chai. D. Sức nặng và khối lượng của chai nước. 2. Hai lực cân bằng có đặc điểm nào dưới đây ? A. Cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau. B. Cùng phương, khác chiều, mạnh như nhau. C. Khác phương, khác chiều, mạnh như nhau. 3. Một lít bằng giá trị nào dưới đây ? A. 1dm3 B. 1 Cm3 C. 1 m3 4. Dụng cụ để đo lực là: A. Lực kế B. Cân C. Bình chia độ D. Cân và bình chia độ. 5. Kéo một khối bê tông khối lượng 200kg lên theo phương thẳng đứng, phải cần lực là: A. Lực ít nhất bằng 2000N B. Lực ít nhất bằng 200N. C. Lực ít nhất bằng 20N. 6. Một cầu thủ đá vào quả bóng. Có hiện tượng gì xảy ra đối với quả bóng ? A. Quả bóng bị biến dạng. B. Quả bóng bị biến đổi chuyển động. C. Quả bóng bị biến dạng, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi. D. Quả bóng không bị biến dạng và cũng không bị biến đổi chuyển động. II/ Chọn các từ thích hợp để điền vào chổ trống của các câu sau: ( 3 điểm) 1/ Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước, ta dùng (1)…………………………………….. 2/ Trọng lực là (2)………………………………………………………………………………... Trọng lực có phương (3)…………………………và có chiều (4)………………………………. 3/ Trước một chiếu cầu có một biển báo giao thông trên đó có ghi 7T. Số 7T chỉ dẫn rằng:(5) …………………………………………………………………………………………………… 4/ Các máy đơn giản thường dùng là (6)………………………………………………………… III/ Tự luận: (4 điểm) 1/ ( 1,5đ ) Người ta dùng bình chia độ ghi tới cm3 chứa 55Cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình chia độ, mức nước trong bình dâng tới vạch 86Cm3. Tính thể tích hòn đá ? 2/ ( 1,5đ ) Dùng một sợi dây treo vật thẳng đứng. Vì sao vật đứng yên ? Hãy chỉ ra các lực cân bằng tác dụng vào vật. 3/ ( 1đ ) Một vật có khối lượng 480kg và thể tích 600dm3. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của vật ? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN VẬT LÝ 6 Đáp án Hướng dẫn chấm I/ 1B; 2B; 3A; 4A; 5A; 6C II/ (1) Bình chia độ, bình tràn (2) Lực hút của Trái đất (3) thẳng đứng (4) hướng về tâm Trái đất (5) Xe có khối lượng trên 7T không được đi qua cầu (6) Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc III/ Tự luận: 1/ Thể tích hòn đá bằng thể tích của phần chất lỏng dâng lên Vậy thể tích của hòn đá là: 86cm – 55cm = 31cm 2/ Vật đứng yên vì chịu tác dụng của 2 lực cân bằng là trọng lực và lực kéo của sợi dây. - Khi cắt dây, không còn lực kéo của dây nữa, trọng lực sẽ làm vật rơi xuống. 3/ m=480kg V=600dm = 0,6m D=? ; d=? Giải: Khối lượng riêng của vật : D= m = 480 = 800 (kg/m) V 0,6 Trọng lượng riêng của vật: d= 10.D = 10.800 = 8000(N/m) Chú ý: HS có cách giải khác chính xác GK cân nhắc cho điểm tương ứng. Mỗi câu đúng được 0,5 điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,75 0,75 0,75 0,75 0,5 0,5 Họ và tên HS:……………………………… KIỂM TRA HỌC KỲ I, Năm học 2009-2010 Lớp:………………………………………… Môn: Vật lý 7. Thời gian: 45 phút ( Không kể phát đề) Điểm Lời phê của Thầy ( Cô) giáo: I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3đ) Chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau: 1/ Mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ khi tia sáng gặp gương phẳng như thế nào ? A. Góc tới gấp đôi góc phản xạ B. Góc tới lớn hơn góc phản xạ. C. Góc phản xạ bằng góc tới. D. Góc phản xạ lớn hơn góc tới. 2/ Số dao động trong một giây gọi là: A. Vận tốc của âm; B. Tần số của âm; C. Biên độ của âm; D. Độ cao của âm. 3/ Nguyệt thực xảy ra khi: A. Trái đất bị mặt trăng che khuất ánh sáng mặt trời. B. Mặt trăng bị trái đất che khuất ánh sáng mặt trời. C. Mặt trăng không phản xạ ánh sáng nữa. D. Mặt trời ngừng không chiếu sáng mặt trăng nữa. 4/ Cùng một vật lần lượt đặt trước 3 gương, cách gương một khoảng như nhau, gương nào tạo ảnh ảo lớn nhất ? A. Gương phẳng; B. Gương cầu lõm; C. Gương cầu lồi; D. Cả 3 gương cho ảnh ảo bằng nhau 5/ Ta có thể nghe được tiếng vang khi: A. Âm phản xạ đến tai ta trước âm phát ra ; B. Âm phản xạ gặp vật cản. C. Âm phát ra đến tai ta trước âm phản xạ ; D. Âm phản xạ và âm phát ra đến tai cùng một lúc 6/ Hãy chọn câu trả lời đúng: A. Âm không thể truyền qua nước ; B. Âm không thể phản xạ. C. Âm truyền nhanh hơn ánh sáng ; D. Âm không thể truyền trong chân không. II/ ĐIỀN TỪ THÍCH HỢP VÀO Ô TRỐNG: (2 điểm) 1/ Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi 1 chùm tia tới…………………..thành 1 chùm tia phản xạ……………………………………………..vào 1 điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới………………………………thành 1 chùm tia phản xạ…………………………………….. 2/ Các nguồn phát âm đều……………………; - Độ to của âm được đo bằng dơn vị…………. - Vận tốc truyền âm trong không khí là…………………..của chất lỏng là…………………….. III/ TỰ LUẬN: (5điểm) 1/ Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng ? (1đ) 2/ Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có những tính chất gì giống và khác với ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi ? (1đ) 3/ Tiếng sét và tia chớp được tạo ra gần như cùng một lúc, nhưng ta thường nhìn thấy chớp trước khi nghe tiếng sét. Em hãy giải thích vì sao ? (1đ) 4/ Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1,2giây. Hãy tính độ sâu của đáy biển tại vị trí đó ? Biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1500m/s. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN VẬT LÝ 7 Đáp án Hướng dẫn chấm I/ 1C; 2B; 3B; 4B; 5C; 6D II/ Câu 1: Song song; Hội tụ; Phân kỳ; song song. Câu 2: dao động; Đêxiben (dB); 340m/s; 1500m/s III/ Tự luận: 1/ Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới. 2/ Giống nhau Khác nhau - Đều là ảnh ảo - Ảnh của 1 vật tạo bởi gương cầu lồi - Không hứng được trên màn chắn nhỏ hơn vật - Ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng thì bằng vật. 3/ Vì vận tốc truyền âm nhỏ hơn vận tốc của ánh sáng nên ta nghe tiếng sét đến sau tiếng chớp 4/ Quãng đường mà sóng siêu âm đã đi là: S= V.t = 1500m/s . 1,2s = 1800m. Quãng đường mà sóng siêu âm đã đi gấp 2 lần độ sâu của biển ở vị trí đó là : H= S = 1800 = 900m 2 2 Vậy độ sâu của đáy biển là : 900m I/ (3đ) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm II/ (2đ) Mỗi ý đúng 0,25đ III/ 1/ 1đ 2/ Giống nhau (0,5đ) Khác nhau (0,5đ) 3/ (1đ) 4/ (0,75đ) (0,75đ) (0,5đ) Họ và tên HS:……………………………… KIỂM TRA HỌC KỲ I, Năm học 2009-2010 Lớp:………………………………………… Môn: Vật lý 8. Thời gian: 45 phút ( Không kể phát đề) Điểm Lời phê của Thầy ( Cô) giáo: I/ Phần trắc nghiệm: (3đ) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng : ( 3,0 điểm) 1/Xe ôtô đang chuyển động đột ngột dừng lại . Hành khách trong xe bị : A. Ngả người về phía sau . B. Nghiêng người sang trái. C. Nghiêng người sang phải. D. Xô người về phía trước. 2/Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị vận tốc ? A. km.h B. m.s C. km/h D. s/m 3/Tốc độ 36km/h bằng giá trị nào dưới đây ? A. 36m/s B. 36 000m/s C. 100m/s D. 10m/s 4/Người lái đò đang ngồi yên trên một chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Trong các câu mô tả sau , câu nào đúng ? A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước. B. Người lái đò chuyển động so với dòng nước. C. Người lái đò đứng yên so với bờ sông. D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền. 5/Trường hợp nào sau đây không có công cơ học ? A. Người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao. B. Người công nhân đang đẩy xe goòng làm xe chuyển động. C. Một học sinh đang ngồi học bài. D. Người công nhân đang dùng ròng rọc kéo một vật lên cao. 6/ Một ôtô chuyển động đều với vận tốc 10m/s trong thời gian 10giây. Đoạn đường ôtô đi được là: A. 36km B. 72m C. 100km D. 100m II/ Tìm từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào ô trống các câu sau : ( 1 điểm ) Câu 7: Chuyền động không đều là chuyển động mà …………….có độ lớn …………theo thời gian. Câu 8: Công cơ học phụ thuộc vào………………………............và ……………………………....... III/ Giải bài tập hoặc trả lời các câu sau : ( 6,0 điểm) 9/ Thế nào là hai lực cân bằng ? 10/Công cơ học phụ thuộc vào mấy yếu tố ? Viết công thức tính công cơ học, nêu tên và đơn vị các kí hiệu trong công thức. 11/Khi đang đi tới phía trước mà chân bị vấp, ta ngã về phía nào ? Tại sao ? 12/Vận tốc của một ôtô là 36km/h, điều đó cho biết gì ? 13/Hai người đi xe đạp. Người thứ nhất đi quãng đường 10000m hết 0,5 giờ. Ngưới thứ hai đi quãng đường 9000m hết 20 phút. a)Tính vận tốc của từng người . Người nào đi nhanh hơn ? b)Nếu hai người khởi hành cùng một địa điểm, cùng một lúc và đi cùng chiều thì sau 30 phút , hai người cách nhau bao nhiêu km ? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN VẬT LÝ 8 Đáp án Phần I : ( 3,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm. 1D 2C 3D 4A 5C 6D Phần II: (1 điểm) Mỗi ý đúng 0,25 điểm Câu 7 : Vận tốc - thay đổi Câu 8 : lực tác dụng vào vật và quãng đường mà vật đi được Phần C : ( 6,0 điểm) 9/Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau (0,5đ) 10/-Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố : + Lực tác dụng vào vật (0,25) +Quãng đường vật dịch chuyển. (0,25) -Viết đúng, đủ kí hiệu của công thức tính công cơ học : A = F.s ( 0,25 điểm) -Nêu tên và đơn vị: + F là lực tác dụng lên vật (N) ( 0,25 điểm) + s là quãng đường vật dịch chuyển (m) ( 0,25 điểm) + A là công của lực F ( J) ( 0,25 điểm) 11/ Giải thích đầy đủ gồm 3 ý: +Ta ngã về phía trước (0,5đ) +Vì khi vấp, chân ta dừng lại đột ngột (0,25đ) +Do có quán tính, thân người không kịp dừng lại vẫn tiếp tục chuyển động nên ngã về phía trước (0,25đ) 12/Giải thích đầy đủ được (1,0 điểm) Vận tốc của một ôtô là 36km/h, điều đó cho biết mỗi giờ ôtô đi được 36km. 13/ S1 = 10000m = 10km t1 = 0,5h S2 = 9000m = 9km t2 = 20ph = h a/ vận tốc người thứ nhất = 20 km/h (0,5đ) vận tốc người thứ hai = 27 km/h (0,5ñ) Vì v1 < v2 neân ngöôøi thöù hai ñi nhanh hôn ngöôøi thöù nhaát (0,25ñ) b/ t = 30ph = 0,5h Quaõng ñöôøng ngöôøi thöù nhaát ñi ñöôïc sau 30 phuùt : s1 = v1. t = 20 . 0,5 = 10 (km) (0,25 ñ) Quaõng ñöôøng ngöôøi thöù hai ñi ñöôïc sau 30 phuùt : s2 = v2. t = 27 .0,5 = 13,5 (km) (0,25ñ) Sau 30 phuùt ngöôøi thöù hai vöôït qua ngöôøi thöù nhaát vaø Hai ngöôøi caùch nhau : s = s2 – s1 = 13,5 – 10 = 3,5(km) (0,25ñ) Hoaëc : sau thôøi gian 30 phuùt ngöôøi thöù hai vöôït vaø caùch ngöôøi thöù nhaát moät ñoaïn ñöôøng s = ( v2 – v1 ) .t = ( 27 – 20 ). 0,5 = 3,5(km) *Löu yù: +Caâu a neáu vieát ñuùng coâng thöùc thì ñöôïc ½ soá ñieåm cuûa caâu ñoù. +Hs giaûi caùch khaùc nhöng laäp luaän vaø keát quaû ñuùng vaãn cho ñieåm toái ña Họ và tên HS:……………………………… KIỂM TRA HỌC KỲ I, Năm học 2009-2010 Lớp:………………………………………… Môn: Vật lý 9. Thời gian: 45 phút ( Không kể phát đề) Điểm Lời phê của Thầy ( Cô) giáo: A/ Phần trắc nghiệm: (3đ) I/ Khoanh tròn vào các chữ cái đúng trước câu trả lời đúng ( 3,0 điểm ) Câu 1 :Đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song có điện trở tương đương là : A. B. R1 + R2 C. D. Câu 2 : Dây dẫn có chiều dài , có tiết diện S và làm bằng chất có điện trở suất ρ thì có điện trơ R được tính bằng công thức : A. R = B. R = ρ C. R = D. R = Câu 3 : Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước sao cho : Có chiều từ cực Nam tới cực Bắc bên ngoài thanh nam châm . Có độ dày thưa tùy ý . Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm . Có chiều đi từ cực Bắc đến cực Nam ở bên ngoài thanh nam châm . Câu 4 : Đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế U = 6V mà dòng điện qua nó cường độ là 0,2A thì điện trở của dây là: A. 3Ω B. 12Ω C. 15Ω D. 30Ω Câu 5 : Mắc một dây R= 24Ω vào U= 12V thì cường độ dòng điện là : A. I = 2A B. I = 1A C. I = 0,5A D. I = 0,25A Câu 6 : Đơn vị nào dưới đây là đơn vị của hiệu điện thế ? Ôm ( Ω ) B. Oát ( W ) C. Jun ( J ) D. Vôn ( V ) II/ Tìm từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào ô trống các câu sau : ( 1 điểm ) 7/ Công của dòng điện là số đo ………………………………………………………………………................... 8/ Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn phụ thuộc vào……………………………………………............ ……………..và………………………………………………………………………………………………… B/ Giải bài tập hoặc trả lời các câu sau : ( 6,0 điểm) 9/ Phát biểu và viết hệ thức định luật Jun – Len-xơ . Nêu tên và đơn vị các kí hiệu trong hệ thức.( 1,5 điểm) 10/ Nói điện trở suất của đồng là 1,7.10-8 m, điều đó có ý nghĩa gì ? ( 1,0 điểm) 11/ Phát biểu qui tắc bàn tay trái xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường. ( 0,5 điểm) 12 Xác định chiều lực điện từ , chiều dòng điện ( dùng kí hiệu), chiều đường sức từ và ghi tên từ cực của nam châm trong các trường hợp sau đây: ( 1,0 điểm) F N + S + S N F Hình a Hình b Hình c Câu 13: Cho một đoạn mạch gồm ba điện trở là R1 = 3Ω , R2 = 4Ω và R3 = 5Ω được mắc song song với nhau. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là U = 12V. ( 2 điểm ) a)Tính điện trở tương đương của đoạn mạch này . b)Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở và trong mạch chính. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN VẬT LÝ 9 Đáp án Phần I: (3 điểm) mỗi ý đúng được 0,5 điểm 1 2 3 4 5 6 A C D D C D Phần B : ( 1,0 điểm) 7/Lượng điện năng chuyển sang các dạng năng lượng khác. 0,5 điểm 8/ chiều dòng điện chạy trong dây dẫn, chiều của đường sức từ (mỗi ý 0,25đ) 0,5 điểm Câu 9: –Phát biểu đúng và đầy đủ được 0,5 điểm Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua – Viết Hệ thức đúng , đủ kí hiệu được 0,25 điểm Q = I2Rt Hoặc Q = 0,24I2Rt -Nêu tên và đơn vị đúng 4 ý được 0,75 điểm (nêu đúng1 ý được 0,25 điểm; đúng 3 ý được 0,5 điểm) + R là điện trở dây dẫn () + I là cường độ dòng điện qua dây (A) + t là thời gian ( s) + Q là nhiệt lượng tỏa ra ( J) ( nếu Q = 0,24I2Rt thì Q tính bằng calo) 10/Giải thích đúng và đủ được 1,0 điểm Dây dẫn hình trụ làm bằng đồng dài 1m, tiết diện 1m2 có điện trở là 1,7. 10-4 11/ Phát biểu qui tắc bàn tay trái đúng và đủ được 0,5 điểm Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ . 12/ +Hình a vẽ hình xác định đúng chiều của lực điện từ được 0,25 điểm +Hình b xác định đúng kí hiệu ( dấu chấm) của dòng điện trong dây dẫn được 0,25 điểm +Hình c : xác định đúng chiều của đường sức từ của nam châm từ dưới lên được 0,25 điểm Ghi đúng , đủ tên từ cực của nam châm được 0,25 điểm F S + N S N N + S F F Hình a Hình b Hình c 13/ a/ Điện trở tương đương của đoạn mạch (0,75đ) b/ Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở và mạch chính Vì 3 điện trở mắc song song , nên U1 = U2 = U3 = U = 12V ( 0,25đ ) I1 = ( 0,25đ ) I2= ( 0,25 đ ) I3= ( 0,25 đ ) I = I1 + I2 + I3 = 4 + 3 + 2,4 = 9,4 (A) ( 0,25 đ ) *Lưu ý : Học sinh giải cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa Sai đơn vị trừ 0,25 điểm nhưng không quá 2 lần

File đính kèm:

  • docOn Tap Ly thcs.doc
Giáo án liên quan