Câu 1 (1 điểm ) : Chỉ chon 1 đáp án đúng cho câu sau :
a . Nguồn sáng là :
A.Vật tự nó phát ra ánh sáng C. Là những vật không phát sáng
B. Vật được vật khác chiếu sáng D. Những vật có màu đen
b . Hãy cho biết trong các vật sau những vật nào là nguồn sáng ?
A. Ngọn nến bị gió thôỉ tắt C. Mặt trời
B. Vỏ chai sáng chói dới trời nắng D. Đèn ống bật nhưng mất điện.
Câu 2 ( 1,5 điểm ) : a) Tìm câu đúng trong các kết luận sau :
A. Trong môi trường trong suốt ,đồng tính ánh sáng truyền theo đường cong.
B. Trong môi trường đồng tính, trong suốt, ánh sáng truyền theo đường thẳng.
C. Trong môi trường đồng tính, trong suốt, ánh sáng truyền theo đường tròn.
D. Ánh sáng luôn truyền theo đường thẳng trong mọi môi trường.
b ) Khi xây nhà các bác thợ xây thường dùng dây dọi để :
A. Xây cho thẳng B . Để đo độ cao của nhà. C .Đo độ dài của nhà
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1579 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ 1: Vật lý 6, 7, 8, 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2006 -2007
Môn : vật lý 7
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1 (1 điểm ) : Chỉ chon 1 đáp án đúng cho câu sau :
a . Nguồn sáng là :
A.Vật tự nó phát ra ánh sáng C. Là những vật không phát sáng
B. Vật được vật khác chiếu sáng D. Những vật có màu đen
b . Hãy cho biết trong các vật sau những vật nào là nguồn sáng ?
Ngọn nến bị gió thôỉ tắt C. Mặt trời
Vỏ chai sáng chói dới trời nắng D. Đèn ống bật nhưng mất điện.
Câu 2 ( 1,5 điểm ) : a) Tìm câu đúng trong các kết luận sau :
Trong môi trường trong suốt ,đồng tính ánh sáng truyền theo đường cong.
Trong môi trường đồng tính, trong suốt, ánh sáng truyền theo đường thẳng.
Trong môi trường đồng tính, trong suốt, ánh sáng truyền theo đường tròn.
D. ánh sáng luôn truyền theo đường thẳng trong mọi môi trường.
b ) Khi xây nhà các bác thợ xây thường dùng dây dọi để :
Xây cho thẳng B . Để đo độ cao của nhà. C .Đo độ dài của nhà
Trường hợp này các bác đã vận dụng định luật gì để làm việc?
Câu 3 (0,5 điểm ): Chọn câu trả lời đúng :
Những vật phát ra âm gọi là nguồn âm C. Những vật thu nhận âm gọi là nguồn âm
Cả A và b đều đúng D. Cả A và B đều sai
Câu 4 (1,5 điểm ): Hãy cho biết :
a )Âm thanh có thể truyền qua những môi trường nào ?
A. Môi trường chất rắn , chất lỏng , chất khí. B. Môi trường rắn , lỏng , khí , chân không.
C. Môi trường chân không. D. Cả A , B , C đều sai.
b ) Khi cho cá ăn người ta thường gõ kẻng để gọi cá . Vậy cá nghe được âm thanh vì âm thanh đã truyền qua những môi trường nào ?
Câu 5 ( 2,5 điểm ) : Một vật AB có dạng mũi tên dài 2cm được đặt song song và cách gương phẳng 2cm . hãy vẽ ảnh của vật AB theo hai cách và cho biết ảnh đó là ảnh gì ?
Câu 6 (1,5 điểm ): a. ảnh của gương cầu lồi là ảnh có tính chất nào sau đây :
ảnh ảo lớn hơn vật . C. ảnh ảo , nhỏ hơn vật .
ảnh thật , bằng vật . D. ảnh thật lớn hơn vật .
b. Trên gương chiếu hậu của ôtô hay xe máy người ta thường lắp gương cầu lồi vì ............................................................................................................................................
Câu 7 ( 1,5 điểm) : Người ta dùng sự phản xạ của âm để xác định độ sâu của biển . Người ta đã phát một sóng siêu âm xuống đáy biển đến khi nhận được âm phản xạ mất 3s . Tính độ sâu của đáy biển biết vận tốc âm trong nước biển là 1500m/s .
Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2006 -2007
Môn : vật lý 6
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1 : Có 3 thước đo sau đây :
Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm
Thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm
Thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm
Hỏi dùng thước nào hợp lý nhất để đo
a .Chiều rộng của cuốn SGK Vật lý 6 b. Chiều dài của cuốn SGK Vật lý 6
c .Chiều dài của bàn học c . Chiều cao của cái cửa sổ lớp học
Câu 2 : Có mấy cách dùng để đo thể tích vật rắn không thấm nước :
A. 1 cách B. 2 cách C. 3 cách D. 4 cách
Đó là các cách : ....................................................................................................
Câu 3 : Trong trò chơi kéo co :
a . Nếu hai đội kéo co mạnh ngang nhau thì họ sẽ tác dụng lên dây hai lực ..(1).......Sợi dây chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ ..(2)............
b . Lực do đội bên phải tác dụng lên dây có phương dọc theo sợi dây có chiều hướng về bên phải . Lực do đội bên trái tác dụng lên sợi dây có phương dọc theo sợi dây và có .......(3).......hướng về bên trái
c . Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có cùng ........(4)..................nhưng ngược .......(5)........
Câu 4 :a . Một vật có khối lượng là 250g sẽ có trọng lượng là bao nhiêu?
b . Còn một vật có trọng lượng là 300N sẽ có khối lượng là bao nhiêu?
Câu 5 : a . Lực đàn hồi tăng khi :
A . Độ biến dạng tăng B . Độ biến dạng giảm C . Độ biến dạng không thay đổi
b . Móc một quả nặng vào một lò xo thấy lò xo giãn ra 2cm , lực kế chỉ 2N . Móc thêm 1 quả nặng có khối lượng bằng quả nặng ban đầu thì thấy độ giãn của lò xo gấp hai lần độ giãn ban đầu ( Tức 4cm ).Hỏi độ lớn của lực đàn hồi bằng bao nhiêu?
Câu 6 : Hãy tính khối lượng của một khối nhôm . Biết khối nhôm đó có thể tích là 0.5m3 và khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m3
Câu 7: a)Hãy cho biết có những cách nào làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng?
b) Cho 2 hình vẽ sau : F2
F1
H1 H2
Chọn đáp án đúng :
F1 > F2 B. F1 < F2 C. F1 = F2
Giải thích sự lựa chọn của em ?
Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2006 -2007
Môn : vật lý 8
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: Người lái đò đang ngồi trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước . Chọn 1 đáp án đúng trong các câu mô tả sau :
A. Người lái đò đứng yên so với mặt nước B. Người lái chuyển động so với mặt nước
C. Người lái đò đứng yên so với bờ sông D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền
Câu 2 : Trong các chuyển động sau đây chuyển động nào là chuyển động đều , chuyển động nào là chuyển động không đều
A . Chuyển động của cánh quạt khi ta tắt quạt
B . Chuyển động của ôtô khi bắt đầu khởi hành
C . chuyển động của xe máy với vận tốc không đổi là 24 (km/h)
D . Chuyển động của đoàn tàu vào ga
Câu 3 : Một vật hình hộp chữ nhật đặt trên mặt bàn nằm ngang nặng 5N . Hãy biểu diễn các lực tác dụng vào vật theo tỉ lệ 2N ứng với 1cm? Các lực này có đặc điểm gì ?
Câu 4 : Tại sao khi nhảy từ trên cao xuống chân ta phải gập lại ?
Câu 5: Lực đẩy Acsimét có những đặc điểm nào sau đây ?
A . phương thẳng đứng B . chiều từ dưới lên
C . độ lớn bằng trọng lượng của khối chất lỏng mà vật chiếm chỗ D. Các đặc điểm A, B ,C
Câu 6: Có 3 bình đựng cùng 1 chất lỏng có hình dạng khác nhau . Nhưng chiều cao của cột chất lỏng trong 3 bình là như nhau . Hãy cho biết áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình của 3 bình sẽ là :
A . P1 > P2 > P3 B . P1 < P2 < P3
C . P1 = P2 = P3 D . Một giá trị khác
Giải thích lựa chọn
Câu 7: Một xe ôtô chuyển động từ địa điểm A đến địa điểm B cách nhau 120km với vận tốc là 40km/h
a)Tính thời gian chuyển động của ôtô từ A đến B
b) Biết công suất của động cơ là 50kW.Tính lực kéo trung bình của động cơ trong quá trình chuyển động.
Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2006 -2007
Môn : vật lý 9
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1 : a . Trong các hệ thức sau , đâu là hệ thức của định luật Jun – Lenxơ
A . Q = I2Rt B . Q = IRt C . Q = IR2t D . Q = I2R2t
b . Nếu giảm chiều dài của dây đi 1/2 lần đồng thời tăng tiết diện lên 2 lần thì điện trở sẽ :
A . Giảm 4 lần B . Không đổi C . Tăng 4 lần D . Tăng 2 lần
Câu 2 : a . Hiệu điện thế giữa hai đầu một vật dẫn là 12V dòng điện chạy qua là 2A . Nếu tăng hiệu điện thế lên 2 lần thì cường độ dòng điện là :
A . 4A B . 3A C . 1A D . 0,25A
b . Khi mắc nối tiếp vào nguồn có hiệu điện thế là U= 6V thì dòng điện qua dây dẫn là
I = 1,2A . Muốn dòng qua nó còn 0,6A thì phải mắc vào hiệu điện thế U = ?
A . 4,8V B . 3V C . 0,3V D . 5,7V
Câu3 : a . Cho 3 điện trở có giá trị lần lượt là 3Ω , 6Ω , và 9 Ω mắc nối tiếp nhau . Điện trở tương đương của 3 điện trở này là :
A . R = 6 Ω B . R > 19 Ω C . R < 9 Ω D . R = 18 Ω
b . Vẫn 3 điện trở 3 trên nhưng mắc chúng theo cách song song thì R tương đương là :
A . R > 9 Ω B . R = 1,6 Ω C . R < 3 Ω D . 3Ω < R <9Ω
Câu 4 : Cho mạch điện như hình vẽ
Ampe kế chỉ 2A , vôn kế chỉ 24 V; R2 = R3 = 2R1
A
V
C
A + - B
R1 R2 R3
a . Tính giá trị các điện trở ?
b . Tính hiệu điện thế giữa hai đầu AB ?
Câu 5 ; Có một thanh nam châm đã bị mất hết kí hiệu các từ cực . Hỏi nếu không dùng một thanh nam châm nào khác thì làm thế nào ta có thể ghi lại các từ cực của nam châm này ?
N
S
A B
D C
Câu 6 : Xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn
AB , BC , CD , DA trong hình vẽ bên.
(nói rõ lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có chiều như thế nào ?)
Biết dòng điện đi từ A →B→C→D→A
Câu 7 : a)Từ trường tồn tại ở đâu ?
A . Xung quanh nam châm B . Xung quanh dòng điện
C . Xung quanh điện tích đứng yên D . Đáp án A và B
b) Xác định từ cực của nam châm sau :
Đáp án và biểu điểm đề kiểm tra học kỳ I
Môn Vật lý 7
Câu 1 (1đ)
A 0,5đ
C 0,5đ
Câu 2 ( 1,5đ)
B 0,5đ
A 0,5đ
Vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng. 0,5đ
Câu 3 ( 0,5đ)
A 0,5đ
Câu 4 ( 1,5đ)
A 0,5đ
Môi trường chính là chất khí và chất lỏng. 1đ
Câu 5 (2,5đ )
Vẽ được ảnh theo 2 cách đều đúng 2đ
ảnh của AB qua gương phẳng là ảnh ảo 0,5đ
Câu 6( 1,5đ)
A 0,5đ
Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của 1đ
guơng phẳng có cùng kích thước giúp người lái xe nhìn được khoảng
rộng hơn ở đằng sau.
Câu 7 ( 1,5đ)
Do âm truyền từ lúc phát ra đến khi thu nhận được là 3 giây nên thời gian 0,5đ
âm truyền từ tàu tới đáy biển là 1,5 giây.
Vậy độ sâu của đáy biển là : 1500.1,5 = 2250 m. 1đ
Đáp án biểu điểm
Môn vật lý 6
Câu 1
Thước A đo bàn học và cửa sổ 0,5
Thước B đo chiều rộng SGK Vật lý 0.25đ
Thước C đo chiều dài SGK Vật lý 0.25đ
Câu 2;
B. 0.5đ
Đó là cách dùng bình tràn và bình chia độ 1đ
Câu 3:
cân bằng 0,2đ
đứng yên 0,2đ
chiều 0,2đ
phương 0,2đ
chiều 0,2đ
Câu4 :
a) 2,5N 0,5đ
B) 30 kg 0,5đ
Câu 5:
a) A 0,5đ
Vì lực đàn hồi tăng lên gấp đôi khi độ dãn tăng gấp đôi nên độ lớn
của lực đàn hồi là 4 N 1đ
Câu 6:
Vì khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/ m3 có nghĩa l khối nhôm có thể tích là 1đ
1m3 có khối lượng là 2700kg.
Vậy 0,5 m3 khối nhôm có khối lượng là 1350 kg 1đ
Câu 7:
a)Có 2 cách đó là : giảm độ cao của mặt phẳng nghiêng và tăng chiều dài của mặt 0,5đ
phẳng ngiêng
b) B 0,5đ
Vì mặt phẳng nghiêng có độ nghiêng càng cao thì lực dùng để kéo vật càng lớn 1đ
Đáp án biểu điểm
Môn vật lý 8
Câu 1
B 0,5đ
Câu 2:
A là chuyển động không đều 0,5đ
B là chuyển động không đều 0,5đ
C là chuyển động đều 0,5đ
D là chuyển động không đều 0,5đ
Câu 3: Biểu diễn đúng 1đ
Q
P
Hai lực này là hai lực cân bằng ,có cùng độ lớn , cùng phương nhưng ngược chiều 1đ
Câu 4:
Tại vì khi ta nhảy toàn thân chuyển động, khi tiếp đất chân ta đã ngừng chuyển 1,5đ
động nhưng phần thân phía trên vẫn còn chuyển động theo quán tính nên ta phải
gập chânlại để giẩm vận tốc 1 cách từ rừ tránh được nguy hiểm cho cơ thể.
Câu5 :
D 0,5đ
Câu 6 :
C 0,5đ
Vì ba bình đựng cùng một chất lỏng ở cùng một độ cao nên áp suất tác dụng lên 1đ
đáy bình là như nhau
Câu 7 :
Thời gian chuyển động của ôtô từ A đến B là : 1đ
t = S /V = 120 : 40 = 3 ( h )
b) Ta có P = A/ t => P= F.s/t = F.V => F = P/V = 50000/40 = 1250 N 1đ
Đáp án , biểu điểm
Đề học kì I Vật lý 9
Câu 1:
A 0.5đ
A 0.5đ
Câu 2:
A 0.5đ
B 0.5đ
Câu 3:
D 0.5đ
B 0.5đ
Câu 4:
Ampe kế chỉ cường độ dòng điện của toàn mạch .
Vậy Im = 2 A. 0.25đ
Vôn kế chỉ hiệu điện thế giữa hai đầu C ,B.
Vậy UCB = 24 V 0,25đ
Mà Im = ICB ( vì mắc nối tiếp ) => ICB = 2 A 0,25đ
Theo hệ thức của định luật Ôm ta có :
I = U / R => RCB =U/I = 24 : 2= 12 Ω 0,25đ
Ta có RCB = R2 + R3 = 2R2 =2R3
=> R2 = R3 =12: 2 = 6 Ω 0.25đ
R1 = 6: 2 = 3 Ω 0.25đ
b) Điện trở tương đương của toàn mạch là :
Rtđ = R1 + R2 + R3 = 3 + 6 + 6 = 15 Ω 0.5đ
Hiệu điện thế của toàn mạch là :
UAB = I . Rtđ = 2 . 15 = 30 V 0.5đ
(Có thể làm theo cách khác kết quả đúng được điểm tối đa)
Câu 5:Dùng sợi chỉ không xoắn buộc vào giữa thanh nam châm .rồi treo thanh nam 1đ
châm lên.Đầu nào của thanh hướng về phía bắc thì đó là cực bắc, đầu nào hướng
về cực nam thì là cực nam .Ta lấy bút ghi lại .
Câu 6:Đoạn AB và CD không có lực từ tác dụng vì chúng song song với đường sức từ. 1đ
Lực điện từ tác dụng lên đoạn BC có chiều đi từ mặt phẳng tờ giấy đi ra ngoài 0,5đ
Lực điện từ tác dụng lên đoạn DA có chiều đi từ ngoài vào mặt phẳng tờ giấy . 0,5đ
Câu 7:
D 0.5đ
Hình 1 Hình 2: 1đ
N S
S N
File đính kèm:
- Ly 6,7,8,9.doc