I/ TRẮC NGHIỆM : (2 điểm)
Trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Cách nói nào sau đây đảm bảo phương châm về chất trong hội thoại?
A. Nói đúng chủ đề, không nói lạc đề. B. Nói những điều đúng, có chứng cứ
xác thực
C. Nói ngắn gọn, rành mạch tránh mơ hồ. D. Nói tế nhị tôn trọng người đối thoại.
Câu 2: Thành ngữ : “Nói dài, nói dai, nói dại” châm biếm kẻ vi phạm phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm quan hệ. B. Phương châm về lượng và về chất.
C. Phương châm lịch sự. D. Phương châm cách thức.
Câu 3: Từ nào sau đây không phải là từ tượng thanh?
A. Vèo vèo B. Đùng đùng C. Rào rào D. Thon thon
Câu 4: Từ “đầu” trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc?
A. Đầu bạc răng long B. Đầu súng trăng treo
C. Đầu non cuối bể D. Đầu sóng ngọn gió
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1507 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I môn: Ngữ văn 9 (thời gian: 90 phút) năm học: 2013- 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD ĐT KRÔNG NÔ
TRƯỜNG THCS ĐĂK DRÔ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN: NGỮ VĂN 9 ( Thời gian: 90 phút)
NĂM HỌC: 2013- 2014
Điểm
Lời phê của thầy cô giáo.
I/ TRẮC NGHIỆM : (2 điểm)
Trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Cách nói nào sau đây đảm bảo phương châm về chất trong hội thoại?
A. Nói đúng chủ đề, không nói lạc đề. B. Nói những điều đúng, có chứng cứ
xác thực
C. Nói ngắn gọn, rành mạch tránh mơ hồ. D. Nói tế nhị tôn trọng người đối thoại.
Câu 2: Thành ngữ : “Nói dài, nói dai, nói dại” châm biếm kẻ vi phạm phương châm hội thoại nào?
Phương châm quan hệ. B. Phương châm về lượng và về chất.
Phương châm lịch sự. D. Phương châm cách thức.
Câu 3: Từ nào sau đây không phải là từ tượng thanh?
A. Vèo vèo B. Đùng đùng C. Rào rào D. Thon thon
Câu 4: Từ “đầu” trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc?
A. Đầu bạc răng long B. Đầu súng trăng treo
C. Đầu non cuối bể D. Đầu sóng ngọn gió
Câu 5: Bài thơ nào không có hình ảnh trăng?
A. Đồng chí B. Ánh trăng
C. Đoàn thuyền đánh cá D. Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Câu 6: Hình ảnh lãng mạn đẹp nhất trong bài thơ “ Đồng chí ” ?
A. Đất cày lên sỏi đá. B. Rừng hoang sương muối.
C. Giếng nước gốc đa. D. Đầu súng trăng treo.
Câu 7: Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân được viết trong thời kỳ nào?
A. Kháng chiến chống Mỹ B. Kháng chiến chống Pháp
C. Xây dựng CNXH ở miền Bắc D. Đất nước đã thống nhất
Câu 8 :Trong “Lặng lẽ Sa Pa”, Nguyễn Thành Long vì sao không đặt tên cho các nhân vật?
Vì đặt tên cho nhân vật là công việc rất khó khăn.
Vì sợ đụng chạm những vấn đề tế nhị.
Vì muốn ca ngợi những con người cống hiến thầm lặng như những chiến sĩ vô danh.
Vì nhân vật có tên hay không tên đều không quan trọng.
II.TỰ LUẬN (8 điểm):
Câu 1 (2 điểm): Tóm tắt truyện Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng..
Câu 2 (1 điểm): Chép chính xác khổ cuối bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận
Câu 3: (5 điểm): Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.
-HẾT-
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM :
I/ TRẮC NGHIỆM : 2 điểm ( Mỗi câu đúng 0,25 điểm )
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
D
D
A
D
D
B
C
II. TỰ LUẬN( 8 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Anh Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi khi con gái lên tám tuổi anh mới có dịp về thăm nhà. Bé Thu không nhận ra cha vì cái sẹo trên mặt làm ba em không giống với người trong bức ảnh chụp với má mà em được biết. Em đối xử với ba như người xa lạ. Đến lúc thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc anh Sáu phải ra đi. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quí, nhớ thương đứa con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn, anh hi sinh. Trước lúc nhắm mắt, anh còn kịp trao cây lược cho người bạn với lời nhắn gửi không nói lên lời.
Câu 2( 1 điểm): Chép chính xác khổ thơ cuối
Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
Câu 3(5 điểm):
*Yêu cầu về hình thức:
-Bố cục 3 phần: Mở bài, thân baì, kết bài.
-Trình bày rõ ràng, sạch sẽ.
*Yêu cầu về nội dung:
a) Mở bài( 1 điểm):
-Giới thiệu tác giả Kim Lân và tác phẩm Làng
-Giới thiệu về nhân vật Ông Hai
b) Thân bài( 3 điểm):
-Tình yêu làng của ông Hai
-Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
-Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cải chính
c) Kết bài( 1 điểm):
-Suy nghĩ về nhân vật Ông Hai
File đính kèm:
- DE THIKI DA NGU VAN 9.doc