Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2007 - 2008 môn vật lý 8

Câu1. Một ô tô chở khách chạy trên đường, người phụ lái đi soát vé của hành khách trên xe. Nếu chọn người lái xe làm vật mốc thì trường hợp nào dưới đây đúng?

A. Người phụ lái đứng yên

 B. Ô tô đứng yên

 C. Cột đèn bên đường đứng yên

 D. Mặt đường đứng yên

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2010 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2007 - 2008 môn vật lý 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hä vµ tªn:……………………….. Líp:……………… Phßng GD - §T Mai S¬n Tr­êngTHCS ChÊt L­îng Cao Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam §éc lËp – Tù do – H¹nh phóc ®Ò kiÓm tra häc kú I n¨m häc 2007 - 2008 m«n vËt lý 8 Thêi gian lµm bµi 45 phót Phần I. Hãy chọn phương án đúng.(6 ®iÓm) Câu1. Một ô tô chở khách chạy trên đường, người phụ lái đi soát vé của hành khách trên xe. Nếu chọn người lái xe làm vật mốc thì trường hợp nào dưới đây đúng? A. Người phụ lái đứng yên      B. Ô tô đứng yên      C. Cột đèn bên đường đứng yên      D. Mặt đường đứng yên Câu 2. Khi nói Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây thì vật làm mốc là vật nào dưới đây?      A. Mặt Trời                                B. Một ngôi sao      C. Mặt Trăng                              D. Trái Đất Câu 3. Một người đang lái ca nô chạy ngược dòng sông. Người lái ca nô đứng yên so với vật nào dưới đây? A. Bờ sông B. Dòng nước      C. Chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước     D. Ca nô      Câu 4. Tốc độ 36 km/h bằng giá trị nào dưới đây?      A. 36 m/s      B. 36 000 m/s      C. 10 m/s     B. 100 m/s Câu 5. Tốc độ nào sau đây không phải là tốc độ trung bình? A. Tốc độ của ô tô chạy từ Hà nội đến Hải phòng.      B. Tốc độ của đoàn tàu từ lúc khởi hành tới khi ra khỏi sân ga.      C. Tốc độ do tốc kế của ô tô đua chỉ khi ô tô vừa chạm đích.      D. Tốc độ của viên đá từ lúc bắt đầu rơi đến khi chạm đất. Câu 6. Khi có các lực không cân bằng tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng đều thì chuyển động của vật sẽ như thế nào?      A. Không thay đổi      B. Chỉ có thể tăng dần C. Chỉ có thể giảm dần D. Có thể tăng dần, hoặc giảm dần      Câu 7. Câu nào dưới đây viết về hai lực tác dụng lên hai vật A và B vẽ ở hình 1 là đúng?    A. Hai lực này là hai lực cân bằng. Hình 1 B. Hai lực này cùng phương, ngược chiều, có cường độ bằng nhau. C. Hai lực này khác phương, cùng chiều, có cường độ bằng nhau. D. Hai lực này cùng phương, cùng chiều, có cường độ bằng nhau. Câu 8. Lực ma sát nghỉ xuất hiện trong trường hợp nào dưới đây? A. Bánh xe ô tô trượt trên mặt đường khi ô tô phanh gấp. B. Hòm đồ bị kéo lê trên mặt sàn. C. Các bao tải hàng đặt trên băng tải nghiêng, đang cùng chuyển động với băng tải trong dây chuyền sản xuất. D. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.  Câu 9. Vì sao hành khách ngồi trên ô tô đang chạy bỗng thấy mình bị bổ nhào về phía trước? A. Vì xe đột ngột tăng vận tốc B. Vì xe đột ngột rẽ sang phải C. Vì xe đột ngột giảm vận tốc    D. Vì xe đột ngột rẽ sang trái Câu 10. Áp suất của người tác dụng lên mặt sàn lớn nhất trong trường hợp nào dưới đây? A. Người đứng co một chân. B. Người đứng cả hai chân. C. Người ngồi cả hai chân. D. Người đứng co một chân trên một tấm ván rộng đặt trên mặt sàn. Câu 11. Cách làm thay đổi áp suất nào sau đây là không đúng? A. Tăng áp suất bằng cách tăng áp lực và giảm diện tích bị ép. B. Tăng áp suất bằng cách giảm áp lực và tăng diện tích bị ép.     C. Giảm áp suất bằng cách giảm áp lực và giữ nguyên diện tích bị ép.      D. Giảm áp suất bằng cách tăng diện tích bị ép. Câu 12. Khi lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật có độ lớn bằng trọng lượng của vật (Fa= P) thì vật có thể ở trong trạng thái nào dưới đây? A. Vật chỉ có thể lơ lửng trong chất lỏng. B. Vật chỉ có thể nổi trên mặt chất lỏng. C. Vật chìm xuống và nằm yên ở đáy bình đựng chất lỏng. D. Vật có thể lơ lửng trong chất lỏng hoặc nổi trên mặt chất lỏng. Phần 2. Giải các bài tập sau (4®iÓm) Câu 21. Một ô tô khối lượng 2,5 tấn chạy trong 5 giờ. Trong 2 giờ đầu, ô tô chạy với vận tốc trung bình bằng 60 km/h; trong 3 giờ sau với vận tốc trung bình bằng 50 km/h.       a. Tính vận tốc trung bình của ô tô trong suốt thời gian chuyển động.       b. Tính lực kéo làm ô tô chuyển động đều theo phương nằm ngang. Biết cường độ lực cản lên ô tô bằng 0,1 trọng lượng của ô tô.  Câu 22. Một người đứng dưới đất muốn dùng một hệ thống ròng rọc để đưa các bao xi măng 50kg lên tầng ba của một tòa nhà đang xây với lực kéo nhỏ hơn 500N.        a. Hãy vẽ và giải thích sơ đồ hệ thống ròng rọc người đó phải dùng. b. Nếu bỏ qua ma sát và trọng lượng của ròng rọc thì công tối thiểu để đưa 20 bao xi măng lên là bao nhiêu? Biết tầng 3 cao 10m. Phßng GD - §T Mai S¬n Tr­êngTHCS ChÊt L­îng Cao Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam §éc lËp – Tù do – H¹nh phóc ®¸p ¸n chÊm kiÓm tra häc kú I n¨m häc 2007 - 2008 M«n vËt lý 8 Phần 1 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đ.A B D D C C D B C C A B D   Phần 2 21. a. Quãng đường đi được trong 2 giờ đầu: s1 = 60 km/h . 2 h = 120 km           Quãng đường đi được trong 3 giờ cuối: s2 = 50 km/h . 3 h = 150 km           Vận tốc trung bình của xe: v = (s1 + s2 )/ (t1+t2 ) = 54 km/h.      b. Fk = Fc. Lực cản có cường độ là: Fc = P. 0,1 = 25 000 N . 0,1 = 2500 N.  F . . 1 2 22. a. Hình vẽ sơ đồ Vì người đó đứng ở dưới nên phải dùng một ròng rọc cố định để thay đổi hướng của lực kéo. Vì lực kéo nhỏ hơn 500N, nghĩa là nhỏ hơn trọng lượng của bao xi măng nên phải dùng ròng rọc động mới có thể kéo bao xi măng lên được.        b. Công tối thiểu cần dùng là: A = Ph = 20.50.10.10 = 100 000J = 100kJ 2. Biểu điểm Phần 1. 6 điểm. Mỗi câu đúng: 0,5điểm. Phần 2. 4 điểm. 21.a. 1 điểm      b. 1 điểm  22. a.1 điểm. b. 1®iÓm

File đính kèm:

  • docDeva dap an KT HKI Ly 8(07-08).doc
Giáo án liên quan