Câu 1 :Trình bày khái niệm, viết biểu thức chu kỳ của chuyển động tròn đều ?
Câu 2 :Khi đang đi xe đạp với tốc độ lớn, nếu phải phanh gấp, thì phải phanh cả hai bánh, hoặc phanh bánh sau. Nếu chỉ phanh bánh trước, sẽ dễ gây tai nạn. Em hãy giải thích tại sao?
Câu 3 :Một lò xo có chiều dài tự nhiên 18cm một đầu được giữ cố định. Khi kéo lò xo một lực 2N thì chiều dài lò xo là 22cm. Tính độ cứng của lò xo.
Câu 4 :Từ độ cao 80m so với đất một vật ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu 5m/s. Lấy g = 10m/s2, bỏ qua ma sát . Tính:
a. Thời gian chuyển động.
b. Tầm bay xa.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 677 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I( năm học 2011 – 2012) môn lý 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (2011 – 2012)
TỔ TỰ NHIÊN MÔN LÝ 10
ĐỀ 1
A.PHẦN CHUNG :
Câu 1 :Trình bày khái niệm, viết biểu thức chu kỳ của chuyển động tròn đều ?
Câu 2 :Khi đang đi xe đạp với tốc độ lớn, nếu phải phanh gấp, thì phải phanh cả hai bánh, hoặc phanh bánh sau. Nếu chỉ phanh bánh trước, sẽ dễ gây tai nạn. Em hãy giải thích tại sao?
Câu 3 :Một lò xo có chiều dài tự nhiên 18cm một đầu được giữ cố định. Khi kéo lò xo một lực 2N thì chiều dài lò xo là 22cm. Tính độ cứng của lò xo.
Câu 4 :Từ độ cao 80m so với đất một vật ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu 5m/s. Lấy g = 10m/s2, bỏ qua ma sát . Tính:
Thời gian chuyển động.
Tầm bay xa.
B.PHẦN RIÊNG:
I.CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN
Câu 5 :Một người gánh một thúng gạo có trọng lượng P1 = 200N và một thúng đậu có trọng lượng P2 = 300N, đòn gánh có chiều dài 1m. Hỏi vai người đó chịu một lực bằng bao nhiêu ?
Câu 6 :Một vật có khối lượng m = 6kg, bắt đầu trượt trên sàn nhà dưới tác dụng của một lực F nằm ngang có độ lớn 30N. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là 0,3.Cho g = 10m/s2
Tính gia tốc của vật.
Tính quãng đường vật đi được sau 6s.
II.CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO :
Câu 5 :Thí nghiệm cho các số liệu: mặt phẳng nghiêng dài 1(m), cao 20(cm), vật có khối lượng 200(g), lực kéo vật khi vật lên dốc là 1(N). Tính hệ số ma sát. Coi vật đi lên đều.
= 300
m1 11
m2 11
Câu 6 :Cho hệ vật như hình vẽ: m1 = 3kg, m2 = 2kg, = 300. Bỏ qua ma sát, khối lượng của dây và khối lượng ròng rọc. Lấy g = 10m/s2.
a. Tính gia tốc chuyển động của mỗi vật
b. Tính lực căng dây.
__________________________________________________________________
TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (2011 – 2012)
TỔ TỰ NHIÊN MÔN LÝ 10
ĐỀ 2
A.PHẦN CHUNG :
Câu 1 :Phát biểu nội dung, viết biểu thức và giải thích các đại lượng định luật II Niu tơn ?
Câu 2 :Tại sao đi trên đường đất trời nắng ráo dễ dàng hơn khi đi trên đường đất trời mưa? Giải thích ?
Câu 3 :Một lò xo có chiều dài tự nhiên 12cm một đầu được giữ cố định. Khi kéo lò xo một lực 3N thì chiều dài lò xo là 15cm. Tính độ cứng của lò xo.
Câu 4 :Từ độ cao 20m so với đất một vật ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu 5m/s. Lấy g = 10m/s2, bỏ qua ma sát . Tính:
Thời gian chuyển động.
Tầm bay xa.
B.PHẦN RIÊNG:
I.CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN
Câu 5 :Một người gánh một thúng gạo có trọng lượng P1 = 100N và một thúng đậu có trọng lượng P2 = 200N, đòn gánh có chiều dài 1,5m. Hỏi vai người đó chịu một lực bằng bao nhiêu ?
Câu 6 :Một vật có khối lượng m = 5kg, bắt đầu trượt trên sàn nhà dưới tác dụng của một lực F nằm ngang có độ lớn 20N. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là 0,1. Cho g = 10m/s2
Tính gia tốc của vật.
Tính quãng đường vật đi được sau 4s.
II.CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO :
Câu 5 :Một chiếc xe lăn nhỏ khối lượng 5 kg được thả từ điểm A cho chuyển động xuống một mặt dốc nghiêng 30o với gia tốc không đổi 2 m/s2. Cho g = 10 m/s2, hệ ma sát giữa mặt phẳng nghiêng và xe lăn là bao nhiêu?
Câu 6 :m1
m2
Cho hệ cơ học như hình vẽ, m1 = 1kg, m2 = 2kg. hệ số ma sát giữa m2 và mặt bàn là 0,2. Tìm gia tốc hệ và lực căng dây. Biết ròng rọc có khối lượng và ma sát với dây nối không đáng kể. Lấy g = 10m/s2. Cho dây nối có khối lượng và độ giãn không đáng kể.
_____________________________________________________________________
File đính kèm:
- de thi 10 hki.doc