Đề kiểm tra học kỳ II Lớp 8 môn ngữ văn

Trắc nghiệm : Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Thể văn nghị luận cổ nào dướí đây thường dùng để công bố kết quả một sự nghiệp ?

 A. Chiếu B. Hịch

 C. Cáo D. Tấu

2. Mượn “Lời con hổ trong vườn bách thú”, tác giả bài Nhớ rừng muốn thể hiện điều gì ?

 A. Nỗi nhớ về quá khứ vàng son B. Khát vọng làm chủ thế giới

 C. Tình yêu nước nồng nàn D. Khát vọng tự do mãnh liệt

3. Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản nhật dụng ?

 A. Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 B. Đi bộ ngao du

 C. Bài toán dân số D. Ôn dịch, thuốc lá

4. Chọn cụm từ thích hợp dưới đây để điền vào chỗ trống trong câu:“Chiếu dời đô thuyết phục người nghe bằng lý lẽ chặt chẽ và bằng ”

 A. Bố cục chặt chẽ B. Giọng điệu hùng hồn

 C. Các biện pháp tu từ D. Tình cảm chân thành

5. Trật tự từ trong câu nào thể hiện thứ tự trước sau theo thời gian ?

 A. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

 B. Thẻ của nó, người ta giữ; hình của nó, người ta đã chụp rồi

 C. Bạc phơ mái tóc người cha

 D. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần, bao đời xây nền độc lập.

6. Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ “Đi đường” ?

 A. Điệp từ B. Nhân hoá

 C. So sánh D. Hoán dụ

7. Các câu:“Như nước Đại Việt ta từ trước,Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,” thuộc kiểu câu gì ?

 A. Câu nghi vấn B. Câu cầu khiến

 C. Câu trần thuật D. Câu cảm thán

8. “Lượt lời” là gì ?

 A. Là việc các nhân vật nói năng trong hội thoại

 B. Là lời nói của các nhân vật tham gia hội thoại

 C. Là lời nói của chủ thể nói năng trong hội thoại

 D. Là sự thay đổi luân phiên lần nói giữa những người đối thoại với nhau

9. Bộ phận nào được thay đổi trật tự trong câu: “Những cuộc vui ấy chị còn nhớ rất rõ.”

 A. Chủ ngữ B. Vị ngữ

 C. Định ngữ D. Bổ ngữ

 

doc12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II Lớp 8 môn ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - LỚP 8 MÔN NGỮ VĂN Trắc nghiệm : Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. 1. Thể văn nghị luận cổ nào dướí đây thường dùng để công bố kết quả một sự nghiệp ? A. Chiếu B. Hịch C. Cáo D. Tấu 2. Mượn “Lời con hổ trong vườn bách thú”, tác giả bài Nhớ rừng muốn thể hiện điều gì ? A. Nỗi nhớ về quá khứ vàng son B. Khát vọng làm chủ thế giới C. Tình yêu nước nồng nàn D. Khát vọng tự do mãnh liệt 3. Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản nhật dụng ? A. Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 B. Đi bộ ngao du C. Bài toán dân số D. Ôn dịch, thuốc lá 4. Chọn cụm từ thích hợp dưới đây để điền vào chỗ trống trong câu:“Chiếu dời đô thuyết phục người nghe bằng lý lẽ chặt chẽ và bằng ……” A. Bố cục chặt chẽ B. Giọng điệu hùng hồn C. Các biện pháp tu từ D. Tình cảm chân thành 5. Trật tự từ trong câu nào thể hiện thứ tự trước sau theo thời gian ? A. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng B. Thẻ của nó, người ta giữ; hình của nó, người ta đã chụp rồi C. Bạc phơ mái tóc người cha D. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần, bao đời xây nền độc lập. 6. Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ “Đi đường” ? A. Điệp từ B. Nhân hoá C. So sánh D. Hoán dụ 7. Các câu:“Như nước Đại Việt ta từ trước,Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,” thuộc kiểu câu gì ? A. Câu nghi vấn B. Câu cầu khiến C. Câu trần thuật D. Câu cảm thán 8. “Lượt lời” là gì ? A. Là việc các nhân vật nói năng trong hội thoại B. Là lời nói của các nhân vật tham gia hội thoại C. Là lời nói của chủ thể nói năng trong hội thoại D. Là sự thay đổi luân phiên lần nói giữa những người đối thoại với nhau 9. Bộ phận nào được thay đổi trật tự trong câu: “Những cuộc vui ấy chị còn nhớ rất rõ.” A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Định ngữ D. Bổ ngữ 10. Câu nào dưới đây mắc lỗi diễn đạt ? A. Học sinh lớp Một là một trình độ phát triển, có những đặc trưng riêng. B. Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. C. Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. D. Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. 11. Các từ cầu khiến: “hãy, đừng, chớ, nên, cần, phải…” thuộc từ loại gì ? A. Phó từ B. Đại từ C. Quan hệ từ D. Tình thái từ 12. Câu“Xin đảm bảo mình sẽ trả sách cho cậu đúng hẹn” thể hiện mục đích nói gì? A. Xin lỗi B. Hứa hẹn C. Cam đoan D. Cảm ơn Tự luận Câu 1 . Chép lại chính xác bài thơ: “Tức cảnh Pác Bó” (thơ Hồ Chủ tịch). Câu 2. Nhân dân ta vốn có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Tuy nhiên, gần đây một số học sinh đã quên đi điều đó. Em hãy viết bài văn nghị luận để nói rõ cho các bạn ấy biết về truyền thống tốt đẹp đó của nhân dân ta. ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN, HỌC KÌ 2, LỚP 8 I. Trắc nghiệm khách quan 1. Nối tên văn bản ở cột A với nội dung tương ứng ở cột B để được khái niệm chính xác về các kiểu văn bản : Cột A Cột B a) Văn bản tự sự 1) dùng lý lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một quan điểm, một tư tưởng b) Văn bản miêu tả 2) trình bày, giới thiệu, giải thích... nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên và xã hội c) Văn bản nghị luận 3) trình bày sự việc, diễn biến, nhân vật, nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê d) Văn bản thuyết minh 4) dùng các chi tiết, hình ảnh... nhằm tái hiện chitiết cụ thể để người đọc hình dung rõ nét về sựviệc, con người, phong cảnh 5) bày tỏ thái độ, cảm xúc của người viết trước sựviệc, nhân vật, hành động a nối với …… b nối với …… c nối với……. d nối với…. Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng(mỗi câu 0,25 điểm). • Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi (từ 2 đến 5). Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoáivà hài lòng với tất cả. Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế! Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn! Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muôn ngao du, thì cần phải đi bộ. (Trích Đi bộ ngao du, Ru – xô, Ngữ văn lớp 8, tập 2) 2. Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản nào? A. Thuyết minh B. Tự sự C. Miêu tả D. Nghị luận 3. Nội dung chính của đoạn trích là gì? A. Bàn luận về tác dụng của đi bộ với sức khoẻ và tự do của con người B. Bàn luận về tác dụng của đi bộ với sức khoẻ và tri thức của con người C. Bàn luận về tác dụng của đi bộ với sức khoẻ và tinh thần của con người D. Bàn luận về tác dụng của đi bộ với sức khoẻ và việc ăn uống của con người 4. Các từ được gạch chân trong câu sau thuộc trường từ vựng nào ? Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. A. Chỉ cảm giác của con người B. Chỉ suy nghĩ của con người C. Chỉ hành động của con người D. Chỉ trạng thái, tâm trạng con người 5. Mục đích của câu: “Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế!” là gì? A. Để miêu tả B. Để hỏi C. Để cầu khiến D. Để bộc lộ cảm xúc • Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi (từ 6 đến 9). Anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt lắm, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu: - U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội. Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận: - Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được… (Trích Tức nước vỡ bờ, Ngữ văn 8, tập 1) 6. Đoạn trích trên có mấy lượt lời? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn 7. Câu “U nó không được thế!” thuộc kiểu câu gì? A. Câu cầu khiến B. Câu nghi vấn C. Câu cảm thán D. Câu phủ định 8. Câu nói của chị Dậu: “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được…” thuộc hành động nói nào? A. Trình bày B. Điều khiển C. Hứa hẹn D. Bộc lộ cảm xúc 9. Từ nào dưới đây là từ địa phương? A. U B. Vợ C. Anh D. Chị II. Tự luận 1: Viết một đoạn văn nghị luận từ 7 đến 10 câu trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm về chủ đề Hạnh phúc. 2: Viết bài văn giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê em. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - LỚP 8 MÔN NGỮ VĂN Trắc nghiệm : Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. 1. Nhận xét: “Sử dụng thể loại hồi ký với lời văn chân thành, giọng điệu trữ tình tha thiết” phù hợp với văn bản nào ? A. Tôi đi học B. Tức nước vỡ bờ C. Trong lòng mẹ D. Lão Hạc 2. Ý nào nói đúng nhất mục đích của tác giả khi viết văn bản: “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” ? A. ĐÓ góp phần thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông của mọi người B. ĐÓ mọi người vĩnh viễn không sử dụng bao bì ni lông nữa C. Để mọi người cứu Trái Đất đang bị ô nhiễm D. Để thức tỉnh trách nhiệm cá nhân của mỗi con người đối với Trái đất 3. Nhận định nào sau đây không thể hiện ý nghĩa của tiếng cười trong câu thơ “Tựa nhau trông xuống thế gian cười” (Muốn làm thằng Cuội- Tản Đà ? A. Cười thoả mãn vì đạt được khát vọng thoát ly, đã tránh xa khỏi cõi trần bụi bặm B. Cười mỉa mai, khinh bỉ vì cõi trần giờ đây chỉ còn là nơi bé nhỏ C. Cười hạnh phúc vì mình đã được sánh vai cùng chị Hằng D. Cười vì càng thoát li trần gian càng thấy buồn 4. Ngôn ngữ trong văn bản thuyết minh có đặc điểm gì ? A. Có tính hình tượng, giàu giá trị biểu cảm B. Có tính chính xác và khách quan C. Có tính đa nghĩa, giàu cảm xúc D. Có tính cá thể và giàu hình ảnh 5. Các từ gạch chân trong câu sau thuộc trường từ vựng nào ?“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực.” (Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng) A. Cảm xúc của con người B. Suy nghĩ của con người C. Thái độ của con người D. Hành động của con người 6. Trong các câu sau, câu nào là câu ghép ? A. Người lớn hút thuốc trước mặt trẻ em, lấy điếu thuốc làm một cử chỉ cho biểu tượng quý trọng chính là đẩy con em vào con đường phạm pháp. B. Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. C. Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè, vườn cây ăn quả của Huế xanh mướt như những viên ngọc. D. Quân Triều đình đã đốt rừng để giết chết người thủ lĩnh nghĩa quân đó, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt. * Đọc đoạn trích “Này ! Ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn ! Nó cứ làm in như trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A ! Lão già tệ lắm !...” (Lão Hạc – Nam Cao) và trả lời câu hỏi 7, 8. 7. Hãy chỉ ra tác dụng của dấu hai chấm trong đoạn trích trên ? A. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp Đánh dấu phần bổ sung trước đó C. Đánh dấu lời đối thoại D. Đánh dấu phần giải thích cho phần trước đó 8. Từ “Này” trong phần trích “Này ! Ông giáo ạ !” thuộc từ loại nào dưới đây ? A. Thán từ B. Phó từ C. Trợ từ D. Tình thái từ Tự luận Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 8 MÔN NGỮ VĂN Trắc nghiệm : Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. “Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hoá đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương, Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có. Vậy nên: Lưu Cung tham công nên thất bại, Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong, Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô, Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã. Việc xưa xem xét Chứng cớ còn ghi.” (Nước Đại Việt ta – Ngữ văn 8, tập 2) 1. “Nước Đại Việt ta” trích từ tác phẩm nào ? A. Chiếu dời đô B. Bình Ngô đại cáo C. Hịch tướng sĩ D. Bàn luận về phép học 2. Văn bản trên viết theo thể loại nào ? A. Thơ B. Hịch C. Cáo D. Chiếu 3. Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về chức năng của thể Cáo ? A. Dùng để kêu gọi mọi người đứng lên chống giặc B. Dùng để tâu lên vua những ý kiến, đề nghị của bề tôi C.Dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua D. Dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết 4. Tác phẩm chứa đoạn trích ra đời vào thời điểm nào ? A. Khi nghĩa quân Lam Sơn đã lớn mạnh B. Sau khi quân ta đại thắng giặc Minh C. Trước khi quân ta phản công quân Minh xâm lược D. Khi giặc Minh đang đô hộ nước ta 5. Tình cảm bao trùm lên toàn bộ đoạn trích trên là gì ? A. Lòng căm thù giặc B. Lòng tự hào dân tộc C. Tinh thần lạc quan D. Tinh thần quyết chiến quyết thắng 6. Kiểu hành động nói nào được thực hiện trong đoạn trích sau: “Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác.” A. Hành động trình bày B. Hành động hỏi C. Hành động bộc lộ cảm xúc C. Hành động điều khiển 7. Nghĩa của từ“văn hiến” là gì ? A. Những tác phẩm văn chương B. Những người tài giỏi C. Truyền thống văn hoá lâu đời và tốt đẹp D. Truyền thống lịch sử vẻ vang 8. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bốn câu sau ? “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương. Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có.” A. So sánh, ẩn dụ B. Điệp từ, nói quá C. Liệt kê, ẩn dụ D. So sánh, liệt kê Tự luận “Nước Đại Việt ta” là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Hãy viết bài giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và làm sáng tỏ nhận định trên. KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 8 Trắc nghiệm Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. 1. Nhận xét nào sau đây không đúng với văn bản “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố? A. Có giá trị châm biếm sâu sắc B. Có tình huống kịch tính cao C. Có nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo D. Có giá trị hiện thực sâu sắc 2. Văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào ? A. Tự sự B. Nghị luận C. Thuyết minh D. BiÓu cảm 3. Đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” được kể bằng lời kể của ai ? A. Đôn Ki - hô – tê B. Xéc – van - tét C. Xan – chô Pan – xa D. Người chứng kiến 4. Tác phẩm “Lão Hạc” được viết theo thể loại nào ? A.Tiểu thuyết B. Truyện dài C. Truyện vừa D. Truyện ngắn 5. Từ ngữ nào dưới đây không mang nghĩa “thuốc chữa bệnh” ? A. Thuốc kháng sinh B. Thuốc tẩy giun C. Thuốc lào D. Thuốc ho 6. Những từ: “trao đổi, buôn bán, sản xuất” được sắp xếp vào trường từ vựng nào ? A. Hoạt động kinh tế B. Hoạt động chính trị C. Hoạt động văn hoá D. Hoạt động xã hội 7. Câu nào dưới đây sử dụng cách nói giảm, nói tránh ? A. Dạo này trông anh không được hồng hào lắm ! B. Nó đang ngủ ngon lành thật ! C. Dạo này nó lười học quá ! D. Cô ấy xinh quá nhỉ ! 8. Câu ca dao nào dưới đây sử dụng biện pháp nói quá ? A. Chẳng tham nhà ngói ba toà / Tham vì một nỗi mẹ cha hiền lành. B. Làm trai cho đáng nên trai / Khom lưng gánh đỡ những hai hạt vừng. C. Hỡi cô tát nước bên đàng / Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi. D. Miệng cười như thể hoa ngâu / Cái khăn đội đầu như thể hoa sen. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 8 MÔN NGỮ VĂN Trắc nghiệm Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy”. 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ? A. Chiếu dời đô B. Hịch tướng sĩ C. Bàn luận về phép học D. Bình Ngô đại cáo 2. Đoạn văn trên của tác giả nào ? A. Trần Quốc Tuấn B. Nguyễn Thiếp C. Nguyễn Trãi D. Lí Công Uẩn 3. Văn bản có đoạn trích trên viết theo thể loại gì ? A. Tấu B. Cáo C. Hịch D. Chiếu 4. Nhận xét nào sau đây là đúng ? A. Tấu được viết bằng văn xuôi. B. Tấu được viết bằng văn vần. C. Tấu được viết bằng văn biền ngẫu. D. Tấu có thể được viết bằng văn xuôi, văn vần, văn biền ngẫu. 5. Mục đích của việc học được tác giả nêu trong đoạn trích trên là gì ? A. Học là để biết rõ đạo. B. Học là để trở thành người có tri thức. C. Học để có thể mưu cầu danh lợi D. Học để góp phần làm hưng thịnh đất nước. 6. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng ở đoạn trích trên là gì ? A. Tự sự B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Thuyết minh 7. Nhận định nào đúng nhất với ý nghĩa của câu: “Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương ngũ thường.” ? A. Phê phán lối học sách vở, không gắn với thực tiễn B. Phê phán lối học thực dụng, hòng mưu cầu danh lợi C. Phê phán thói học thụ động, bắt chước D. Phê phán thói lười học 8. Kiểu hành động nói nào đã được thực hiện trong câu: “Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền.” ? A. Hành động bộc lộ cảm xúc B. Hành động hỏi C. Hành động trình bày D. Hành động điều khiển 9. Câu văn: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo.” thuộc kiểu câu nào ? A. Câu nghi vấn B. Câu phủ định C. Câu cầu khiến D. Câu cảm thán 10. Ý nào dưới đây nói lên chức năng chính của câu nghi vấn ? A. Dùng để yêu cầu B. Dùng đÓ hỏi C. Dùng để bộc lộ cảm xúc D. Dùng để kể lại sự việc 11. Các từ cầu khiến “hãy, đừng, chớ, nên, cần, phải…” thuộc từ loại gì ? A. Phó từ B. Đại từ C. Quan hệ từ D. Tình thái từ 12. “Lượt lời” là gì ? A. Là việc các nhân vật nói năng trong hội thoại B. Là lời nói của các nhân vật tham gia hội thoại C. Là lời nói của chủ thể nói năng trong hội thoại D. Là sự thay đổi luân phiên lần nói giữa những người đối thoại với nhau Tự luận Học sinh chọn một trong hai đề sau, viết thành bài văn có độ dài từ 400 đến 500 chữ. Đề 1. Nhiều người còn chưa hiểu rõ: Thế nào là “Học đi đôi với hành” và vì sao ta rất cần phải “Theo điều học mà làm” như lời La Sơn Phu Tử trong bài “Bàn luận về phép học”. Em hãy viết bài văn nghị luận để giải đáp những thắc mắc nêu trên. Đề 2. Em hãy viết bài văn thuyết minh về tác hại của việc hút thuốc lá đối với sức khoẻ của con người. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 8 MÔN NGỮ VĂN Phần I- Trắc nghiệm :Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất : Câu 1- Các phương tiện để liên kết đoạn văn trong văn bản là : A- Từ nối, đoạn văn B- Từ nối, câu nối C- Câu nối, đoạn văn D- Lí lẽ, dẫn chứng Câu 2- Nhận xét nào nói đúng nhất về mục đích của việc sử dụng các phương tiện liên kết đoạn văn trong văn bản ? A- Làm cho ý giữa các đoạn văn liền mạch với nhau một cách hợp lí, tạo nên tính chỉnh thể cho văn bản. B- Làm cho các đoạn văn có thể bổ sung ý nghĩa cho nhau. C- Làm cho hình thức của văn bản được cân đối. D- Cả ba ý trên đều đúng. Câu 3- Tóm tắt văn bản tự sự là : A- Dùng lời văn của mình kể lại các chi tiết của văn bản một cách ngắn gọn. B- Dùng lời văn của mình kể về các nhân vật chính trong văn bản một cách ngắn gọn. C- Dùng lời văn của mình nói về các yếu tố nghệ thuật trong văn bản một cách ngắn gọn D- Dùng lời văn của mình giới thiệu nội dung chính của văn bản một cách ngắn gọn Câu 4- Trong các văn bản sau, văn bản nào không thể tóm tắt theo cách tóm tắt một văn bản tự sự ? A- Thánh Gióng. B- Lão Hạc. C- ý nghĩa văn chương. D- Thạch Sanh Câu 5- Trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả và biểu cảm có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối với sự việc được kể ? A- Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn. B- Làm cho sự việc được kể đơn giản hơn. C- Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn. D- Làm cho sự viÖc sinh ®éng vµ hÊp dÉn h¬n ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 8 MÔN NGỮ VĂN Trắc nghiệm : Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về. “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”, Những con cá tươi ngon thân bạc trắng. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm; Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.” (Trích Quê hương – Tế Hanh, Ngữ văn 8, tập 2) 1. Chủ thể trữ tình trong đoạn trích trên là ai ? A. Tác giả B. Người dân chài C. Chiếc thuyền D. Tác giả và dân chài 2. Trong đoạn trích, tác giả dùng phương thức biểu đạt chính nào ? A. Miêu tả B. BiÓu cảm C. Tự sự D. Nghị luận 3. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì ? A. Thuyền cá nghỉ ngơi sau một ngày lao động vất vả, gian lao. B. Dân làng chài nóng lòng chờ thuyền đánh cá trở về bến. C. Cảnh thuyền cá trở về sau chuyến ra khơi. D. Sự biết ơn thần linh, biển cả của người dân chài. 4. Dòng nào dưới đây thể hiện đúng nhất ý nghĩa của hai câu thơ sau ? “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;” Sự gắn bó máu thịt giữa dân chài và biển khơi A. Vị mặn mòi của biển B. Người dân chài khoẻ mạnh, cường tráng C. Người dân chài đầy vị mặn D. T¸c gi¶ 5. Hình ảnh người dân chài được thể hiện như thế nào ? A. Chân thực, hào hùng B. Hùng tráng, kì vĩ C. Lãng mạn, hùng tráng D. Vừa chân thực, vừa lãng mạn 6. Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì ? “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.” A. Chơi chữ B. So sánh C. Nhân hoá D. Nói quá 7. Dòng nào sau đây chỉ chứa các từ ngữ thuộc trường từ vựng “dụng cụ đánh cá” ? A. Bến, cá, chất muối B. Biển, xa xăm, thớ vỏ C. Chài, bến, cá D. Thuyền, chài, lưới 8. Từ nào sau đây không phải là từ láy ? A. Ồn ào B. Tấp nập C. Thân thể D. Xa xăm * Đọc câu thơ : “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe” và trả lời câu hỏi 9,10: 9. Câu thơ trên thuộc kiểu câu gì ? C. Câu nghi vấn B. Câu trần thuật C. Câu cầu khiến D. Câu cảm thán 10. Câu thơ trên thuộc kiểu hành động nói nào ? A. Trình bày B. Hỏi C. Điều khiển D. Bộc lộc cảm xúc Tự luận : Có nhận xét cho rằng, “Hịch tướng sĩ thể hiện lòng nồng nàn yêu nước của Trần Quốc Tuấn”. Em hãy làm sáng tỏ nhận định đó qua tác phẩm Hịch tướng sĩ. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 8 MÔN NGỮ VĂN Trắc nghiệm : Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. Đi đường “Đi đường mới biết gian lao, Núi cao rồi lại núi cao trập trùng; Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.” (Hồ Chí Minh) 1. Tác phẩm trên được viết vào thời kỳ nào ? A. Thời kỳ Bác sống và làm việc ở chiến khu Việt Bắc B. Thời kỳ tác giả bị giam trong nhà ngục của bọn Tưởng Giới Thạch C. Thời kỳ chống Pháp D. Thời kỳ chống Mỹ 2. Bài thơ trên (Tẩu lộ) phần phiên âm được Hồ Chí Minh viết theo thể loại nào ? A. Lục bát B. Thất ngôn bát cú đường luật C. Thất ngôn tứ tuyệt D. Song thất lục bát 3. Bao trùm lên toàn bộ bài thơ là tư tưởng tình cảm gì ? A. Nỗi chua xót vì cảnh lao tù vô lý B. Tinh thần lạc quan cách mạng trong mọi hoàn cảnh C. Niềm vui khi vượt qua mọi trở ngại trên đường đi D. Bài học triết lý về đường đời 4. Câu: “Đi đường mới biết gian lao” thể hiện hành động nói nào ? A. Hành động điều khiển B. Hành động bộc lộ cảm xúc C. Hành động trình bày D. Hành động hứa hẹn 5. Biện pháp nghệ thuật nào dưới đây được sử dụng trong bài thơ trên ? A. So sánh, nhân hoá B. Ẩn dụ, liệt kê C. Nhân hoá, hoán dụ D. Ẩn dụ, điệp ngữ 6. Câu thơ nào trực tiếp nêu lên suy nghĩ của chủ thể trữ tình ? A. Câu 1 B. Câu 2 C. Câu 3 D. Câu 4 7. Ý nào dưới đây không thể hiện tư thế của chủ thể trữ tình trong bài thơ trên ? A. Đang vượt qua núi cao trập trùng với lòng quyết tâm B. Đang tư duy, triết lý trước cảnh núi non trùng điệp C. Đang đứng trên đỉnh cao thắng lợi với tư thế làm chủ thế giới D. Đang ẩn mình trong thiên nhiên hùng vĩ 8. Câu thơ: “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;” thuộc loại câu nào ? A. Câu trần thuật B. Câu nghi vấn C. Câu cảm thán D. Câu cầu khiến Tự luận : Cảm nhận của em về tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan của Bác Hồ qua bài thơ Ngắm trăng. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 8 MÔN NGỮ VĂN Trắc nghiệm : Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng. 1. Ý nào dưới đây nói đúng nhất tâm trạng người tù chiến sĩ được thể hiện ở bốn câu thơ cuối bài thơ “Khi con tu hú” ? “ Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi ! Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu !” A. Uất ức, bồn chồn, khao khát tự do đến cháy bỏng B. Nung nấu ý chí hành động để thoát ra khỏi chốn tù ngục C. Muốn làm con chim tu hú tự do ngoài trời D. Mong muốn da diết cuộc sống ngoài chốn lao tù 2. Phương thức biểu đạt của đoạn trích “Nước Đại Việt ta” là gì ? A. Nghị luận B. Thuyết minh C. Miêu tả D. Tự sự 3. Câu thơ “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” sử dụng biệp pháp nghệ thuật gì ? A. So sánh B. Điệp từ C. Ẩn dụ D. Nhân hoá 4. Kiểu hành động nói nào đã sử dụng trong câu: “Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào !”: A. Hành động trình bày B. Hành động hứa hẹn C. Hành động bộc lộ cảm xúc D. Hành động hỏi 5. Một người cha làm giám đốc công ty nói chuyện với người con là trưởng phòng tài vụ của công ty về tài khoản của công ty. Khi đó, quan hệ giữa họ là quan hệ gì ? A. Quan hệ gia đình B. Quan hệ tuổi tác C. Quan hệ đồng nghiệp D. Quan hệ chức vụ xã hội 6. Cách chữa nào dưới đây hợp lý mà ít thay đổi về nghĩa nhất đối với câu “Nó không chỉ học giỏi mà còn rất chăm học” ? A. Nó không chỉ học giỏi mà còn ngoan ngoãn. B. Nó học giỏi vì nó rất chăm học. C. Tuy nó học giỏi nhưng nó không kiêu căng. D. Mặc dù nó chăm học nhưng nó không học giỏi. 7. Hai câu thơ: “ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm / Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” dùng biện pháp tu từ gì ? A. So sánh B. Chơi chữ C. Hoán dụ D. Nhân hoá 8. Ai đã viết “Hịch tướng sĩ” ? A. Nguyễn Trãi B. Trần Quốc Tuấn C. Lê Lợi D. Trần Quốc Toản 9. Ý nào dưới đây nói lên chức năng chính của câu nghi vấn ? A. Dùng để yêu cầu B. Dùng để hỏi C. Dùng để bộc lộ cảm xúc D. Dùng để kể lại sự việc 10. Phương tiện dùng để thực hiện hành động nói là gì ? A. Nét mặt B. Điệu bộ C. Cử chỉ D. Ngôn ngữ 11. Trật tự từ của câu nào thể hiện thứ tự trước sau theo thời gian ? A. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập (Nguyễn Trãi) B. Đám than đã rạc hẳn lửa (Tô Hoài) C. Tôi mở to đôi mắt, khe khẽ reo lên một tiếng thú vị (Nam Cao) D. Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu (Nguyên Hồng) 12. Câu nào dưới đây mắc lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gic ? A. Anh cúi đầu thong thả chào. B. Nó không chỉ ngoan ngoãn mà còn lễ phép. C. Linh là một học sinh chăm ngoan và học giỏi ở lớp. D. Tuy phải làm nhiều việc nhà nhưng bạn ấy vẫn học rất giỏi. Tự luận 1. Viết đoạn văn giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi 2. . “Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Dựa vào văn bản in trong sách giáo khoa, em hãy làm sáng tỏ nhận định

File đính kèm:

  • docVan 8 .doc