Câu 1. (3 điểm)
Cho bảng số liệu sau đây:
DÂN SỐ VÀ SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Chỉ số 1995 2000 2004 2005
Dân số (nghìn người) 16137 17039 17836 18028
Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt (nghìn ha) 1117 1306 1246 1221
Sản lượng lương thực có hạt (nghìn tấn) 5340 6868 7054 6518
Bình quân lương thực có hạt theo đầu người (kg) 331 403 396 362
a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng của 4 chỉ số có trong bảng, giai đoạn 1995 – 2005.
b) Nêu nhận xét về tốc độ tăng trưởng của các chỉ số trên và giải thích.
Câu 2. (2 điểm)
Tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ II môn Địa lý lớp 12 (năm học 2008 – 2009), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN ĐỊA LÝ LỚP 12 (Năm học 2008 – 2009)
Thời gian làm bài: 90 phút
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8 ĐIỂM)
Câu 1. (3 điểm)
Cho bảng số liệu sau đây:
DÂN SỐ VÀ SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Chỉ số
1995
2000
2004
2005
Dân số (nghìn người)
16137
17039
17836
18028
Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt (nghìn ha)
1117
1306
1246
1221
Sản lượng lương thực có hạt (nghìn tấn)
5340
6868
7054
6518
Bình quân lương thực có hạt theo đầu người (kg)
331
403
396
362
a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng của 4 chỉ số có trong bảng, giai đoạn 1995 – 2005.
b) Nêu nhận xét về tốc độ tăng trưởng của các chỉ số trên và giải thích.
Câu 2. (2 điểm)
Tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?
Câu 3. (3 điểm)
Sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam (các trang: 7, 8, 23) và kiến thức đã học:
a) Trình bày những điều kiện thuận lợi về tự nhiên để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước.
b) Nêu tên và nơi phân bố của các cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.
c) Để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên cần phải có giải pháp gì?
II. PHẦN RIÊNG (2 ĐIỂM)
(Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó)
Câu 4a. Theo chương trình chuẩn
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, xác định vị trí của các tuyến quốc lộ 1, quốc lộ 6, đường Hồ Chí Minh – quốc lộ 14, quốc lộ 51 và nêu ý nghĩa của từng tuyến.
Câu 4b. Theo chương trình nâng cao
Sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam (các trang: 8, 13) và kiến thức đã học:
a) So sánh đất đai ở Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long.
b) Về hiện trạng sử dụng đất Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có gì giống và khác nhau?
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN ĐỊA LÝ LỚP 12
(Năm học 2008 – 2009)
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8 ĐIỂM)
Câu 1. (3 điểm)
a) Vẽ biểu đồ:
- Xử lý số liệu: (0,5 điểm)
Tốc độ tăng trưởng các chỉ số về dân số và sản xuất lương thực ở
Đồng Bằng sông Hồng giai đoạn 1995 – 2005 (Đơn vị:%)
Chỉ số
1995
2000
2004
2005
Dân số (nghìn người)
100
105,6
110,5
111,7
Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt (nghìn ha)
100
116,9
111,5
109,3
Sản lượng lương thực có hạt (nghìn tấn)
100
128,6
132,1
122,5
Bình quân lương thực có hạt theo đầu người (kg)
100
121,8
119,6
109,4
- Vẽ biểu đồ chùm đường (1,5 điểm).
Biểu đồ phải đúng, đủ, đẹp. Nếu thiếu một tiêu chí trừ 0,25 điểm.
b) Nêu nhận xét về tốc độ tăng trưởng của các chỉ số trên và giải thích: (1 điểm)
- Từ năm 1995 – 2005, dân số liên tục tăng và tăng 11,7%.
- Từ năm 1995 – 2000, diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt tăng 16,9%, nhưng từ 2000 – 2005 lại giảm do chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Tổng cộng giai đoạn 1995 – 2005 diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt chỉ tăng 9,3%, thấp hơn tốc độ tăng dân số.
- Từ năm 1995- 2004, sản lượng lương thực có hạt tăng 32,1%, tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng diện tích cây lương thực có hạt do có trình độ thâm canh cao. Tuy nhiên từ 2004 – 2005 sản lượng lương thực có hạt giảm do diện tích cây lương thực có hạt giảm nhiều.
- Từ 1995 – 2000 bình quân lương thực có hạt theo đầu người tăng nhanh nhưng từ 2000 – 2005 lại giảm do dân số tăng nhưng diện tích cây lương thực có hạt lại giảm và sản lượng lương thực có hạt cũng giảm.
Câu 2. (2 điểm)
Phải đặt vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long vì:
- Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta: Đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho cả nước và xuất khẩu.
- Để phát huy những thế mạnh và khắc phục những hạn chế vốn có của đồng bằng.
- Môi trường và tài nguyên của Đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước sự suy thoái (diện tích rừng bị thu hẹp nhanh do phá rừng lấy đất nuôi tôm, lấy đất trồng lúa, cháy rừng vào mùa khô, hậu quả của chiến tranh; tài nguyên đất, nước bị suy thoái do canh tác)
Câu 3. (3 điểm)
a) Những điều kiện thuận lợi về tự nhiên để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước: (1 điểm)
- Đất badan có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung trên những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho việc hình thành vùng chuyên canh qui mô lớn.
- Khí hậu có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài. Mùa khô là điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm. Các cao nguyên cao trên 1000m so với mực nước biển có khí hậu mát mẻ. Tây Nguyên có thể trồng được cả cây công nghiệp nhiệt đới và cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt.
b) Tên và nơi phân bố của các cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên: (1 điểm)
- Cà phê: nhiều nhất là Đắc Lắc, sau đó là Gia Lai, Đắc Nông, Kon Tum, Lâm Đồng.
- Cao su: Đắc Lắc, Đắc Nông, Gia Lai, Kon Tum.
- Hồ tiêu: Đắc Lắc, Gia Lai.
- Chè: Lâm Đồng, Gia Lai.
c) Giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên: (1 điểm)
- Hoàn thiện qui hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp; mở rộng diện tích cây công nghiệp có kế hoạch, có cơ sở khoa học, đi đôi với bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi.
- Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp, để vừa hạn chế rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm, vừa sử dụng hợp lý tài nguyên.
- Đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm cây công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu.
II. PHẦN RIÊNG (2 ĐIỂM)
(Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó)
Câu 4a. Theo chương trình chuẩn
Xác định vị trí của các tuyến quốc lộ và ý nghĩa của từng tuyến:
- Quốc lộ 1: (0,5 điểm)
+ Chạy từ cửa khẩu hữu Nghị (Lạng Sơn) dọc theo chiều dài đất nước đến Năm Căn (Cà Mau).
+ Ý nghĩa: Là tuyến huyết mạch, nối 6/7 vùng kinh tế, gắn kết với vùng giàu tài nguyên, các trung tâm kinh tế lớn, các vùng nông nghiệp trù phú; có ý nghĩa đặc biệt về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng cả nước.
- Quốc lộ 6: (0,5 điểm)
+ Chạy từ Hà Nội tới Tuần Giáo (Lai Châu)
+ Ý nghĩa: Nối Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc. Là trục kinh tế duy nhất của vùng Tây Bắc, tạo điều kiện khai thác các tiềm năng và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của vùng Tây Bắc.
- Đường Hồ Chí Minh – quốc lộ 14: (0,5 điểm)
+ Từ Hà Nội chạy dọc theo phía Tây của đất nước đến thành phố Hồ Chí Minh.
+ Ý nghĩa: Có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng của vùng núi phía Tây đất nước.
- Quốc lộ 51: (0,5 điểm)
+ Nối Biên Hòa với Vũng Tàu.
+ Ý nghĩa: Là tuyến huyết mạch liên kết tam giác kinh tế biên Hoà – Vũng Tàu – Thành phố Hồ Chí Minh, thúc đẩy ngành dầu khí và du lịch Đông nam Bộ; là tuyến đầu mút của hành lang kinh tế Đông – Tây phía nam.
Câu 4b. Theo chương trình nâng cao
a) So sánh đất đai ở Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long: (1điểm)
- Giống nhau:
+ Có qui mô lớn
+ Được cấu tạo chủ yếu bằng phù sa sông.
- Khác nhau:
+ Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích gần gấp 3 lần Đồng bằng sông Hồng
+ Đồng bằng sông Cửu Long đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn, ngoài ra còn đất cát ven biển; Đồng bằng sông Hồng đất phù sa ngọt là chủ yếu, các loại đất khác chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ.
b) Về hiện trạng sử dụng đất Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long: (1điểm)
- Giống nhau: Đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ lớn, chủ yếu trồng cây lương thực, cây thực phẩm ,cây công nghiệp hàng năm và nuôi thủy sản.
- Khác nhau: Đồng bằng sông Cửu Long đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khác chiếm tỉ lệ cao hơn Đồng bằng sông Hồng. Ngược lại Đồng bằng sông Hồng đất chuyên dùng và đất ở chiếm tỉ lệ cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long.
File đính kèm:
- de kiem tra kii lop 12.doc