Đề kiểm tra học kỳ1 môn hoá học lớp 9

Câu 1. Đơn chất khi tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra chất khí là

A. S.

B. Fe.

C. Cu.

D. Ag.

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ1 môn hoá học lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS NGUYỂN THIỆN THUẬT KHOÁI CHÂU – HƯNG YÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN HOÁ HỌC LỚP 9 I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ A hoặc B, C, D trước phương án chọn đúng. Câu 1. Đơn chất khi tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra chất khí là A. S. B. Fe. C. Cu. D. Ag. Câu 2. Chất có thể tác dụng với nước tạo thành dung dịch làm cho phenolphtalein không màu chuyển thành màu hồng là A. CO2. B. K2O. C. P2O5. D. SO2. Câu 3. Giấy quỳ tím chuyển màu đỏ khi nhúng vào dung dịch được tạo thành từ A. 0,5 mol H2SO4 và 1,5 mol NaOH. B. 1 mol HCl và 1 mol KOH. C. 1,5 mol Ca(OH)2 và 1,5 mol HCl. D. 1 mol H2SO4 và 1,7 mol NaOH. Câu 4. Có các kim loại sau : Na, Al, Fe, Cu, K, Mg. Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là A. Na, Al. B. K, Na. C. Al, Cu. D. Mg, K. Câu 5. Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với dung dịch CuSO4 là A. Na, Al, Cu. C. Na, Al, Fe. B. Al, Fe, Mg, Cu. D. K, Mg, Ag, Fe. Câu 6. Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng là A. Na, Al, Cu, Mg. C. Na, Fe, Cu, K, Mg. B. Zn, Mg, Na, Al. D. K, Na, Al, Ag. Câu 7. Có các khí sau : CO, CO2, H2, Cl2, O2. Nhóm gồm các khí đều cháy được (phản ứng với oxi) là A. CO, CO2. 1 B. CO, H2. C. O2, CO2. D. H2, CO2. Câu 8. Nhóm gồm các khí đều phản ứng với dung dịch NaOH ở điều kiện thường là A. H2, Cl2. B. CO, CO2. C. Cl2, CO2 . D. H2, CO. II. Tự luận (6 điểm) Câu 9. (3 điểm) Hoàn thành các phương trình hoá học sau : a) NaOH + HCl → b) Na2SO4 + BaCl2 → c) NaOH + FeCl2 → d) Mg + FeSO4 → e) Fe + HCl → g) Cu + AgNO3 → Câu 10. (3 điểm) Cho đinh sắt nặng 100 g vào dung dịch A chứa 400 g dung dịch CuSO4 16%, sau một thời gian nhấc đinh sắt ra, cân lại được 102 g và còn lại dung dịch B. a) Tính khối lượng Fe tham gia và khối lượng Cu tạo thành sau phản ứng (Giả sử toàn bộ Cu tạo thành bám hết đinh Fe). b) Cho 600 g dung dịch Ba(OH)2 17,1% vào dung dịch B, sau phản ứng được kết tủa D, dung dịch E. Xác định khối lượng kết tủa D và C% dung dịch E. (Biết Cu = 64, S = 32, O = 16, Fe = 56, Ba = 137, H = 1). 2

File đính kèm:

  • docHY_Hoa_91_02.doc
Giáo án liên quan