Phần trắc nghiệm (2đ)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1(0.25điểm).Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo độ dài sân trường em?
A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.
B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.
C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm.
D. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1068 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra khảo sát học kì I môn vật lí lớp 6 thời gian : 45 phút (không kể thời gian giao đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ I
.
MÔN VẬT LÍ LỚP 6
Thời gian : 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. Phần trắc nghiệm (2đ)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1(0.25điểm).Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo độ dài sân trường em?
A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.
B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.
C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm.
D. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.
Câu 2(0.25điểm). Có thể dùng bình chia độ và bình tràn để đo thể tích của vật nào dưới đây:
A. Một gói bông. B. Một bát gạo.
C. Năm viên phấn. D. Một hòn đá.
Câu 3(0.25điểm). Khi 1 lò xo bị biến dạng thì câu nào trong các câu sau đây nói về độ biến dạng của lò xo là đúng?
A. Biến dạng càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ.
B. Biến dạng càng nhỏ thì lực đàn hồi càng lớn.
C. Biến dạng càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn.
D. Cả 2 câu A và B đều đúng.
Câu 4(0.25điểm).Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào dùng để đo lực?
A. Lực kế. B. Cân Rôbécvan. C. Bình chia độ. D. Thước thẳng.
Câu 5(0.25điểm). Để kéo trực tiếp 1 vật có khối lượng 20kg từ dưới giếng lên, người ta phải dùng lực nào trong số các lực sau đây?
A. F 20 N D. F = 200 N
Câu 6(0.25điểm). Cách nào trong các cách sau đây không làm giảm được độ nghiêng của 1 mặt phẳng nghiêng?
A. Tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng.
B. Giảm chiều dài của mặt phẳng nghiêng.
C. Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng.
D. Cả cách A và C.
Câu 7(0.25điểm). Trọng lượng có đơn vị là
A Niu tơn B Tấn
C. Centimétkhối D.lít
Câu 8(0.25điểm). Lực tác dụng của nam châm lên một mẩu thép đặt gần nó là
A Lực kéo B. Lực đẩy
C. Lực hút D. Lực nén
II. Phần tự luận: (8đ)
Câu 1. (2đ) Nêu hai thí dụ cho thấy lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động và biến dạng vật .
Câu 2. (4đ) Một miếng sắt có khối lượng riêng là 7800 kg/m và thể tích 1,2 dm .
Hãy tính khối lượng và trọng lượng của miếng sắt đó?
Câu 3: (2đ) Làm thế nào để đo được khối lượng riêng của một hòn sỏi?
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC KÌ I
MÔN: VẬT LÍ 6
I. Phần trắc nghiệm: (2đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
D
C
A
D
B
A
C
II. Phần tự luận: (8đ)
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
Mỗi thí dụ đúng cho
2đ
Câu 2
- Tóm tắt-Đổi đơn vị đúng
D = 7800kg/ m
V = 1,2 dm =0,0012 m
m =?
P =?
(1đ)
- Tính đúng khối lượng của miếng sắt.
m = D.V = 7800. 0,0012 = 9,36 (kg)
1,5đ
- Tính đúng trọng lượng của miếng sắt.
P= m.10 = 9,36.10= 93,6 (N)
1,5đ
Câu 3
Nêu được : - Đo m của miếng sỏi bằng cân.
0,5đ
- Đo V của sỏi bằng bình chia độ.
0,5đ
- Tính D =
1,0đ
-----------HẾT -----------
File đính kèm:
- Vat ly 6_KS_HKI_2.doc