Đề kiểm tra kì I khối 11 môn ngữ văn

Câu 1 (2đ):

Căn cứ vào ngữ cảnh (hoàn cảnh sáng tác), hãy phân tích chi tiết được miêu tả trong hai câu sau:

Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.

Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì muốn ra cắn cổ.

(Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc).

Câu 2 (8đ):

Ý nghĩa hình ảnh đoàn tàu trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam

 

doc11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6293 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra kì I khối 11 môn ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT LƯƠNG SƠN ĐỀ KIỂM TRA KÌ I KHỐI 11 MÔN NGỮ VĂN (Thời gian 90 phút) Họ và tên thí sinh………………………………………….. Số báo danh........................ Phần chấm điểm của giáo viên ………………… ĐỀ BÀI Câu 1 (2đ): Căn cứ vào ngữ cảnh (hoàn cảnh sáng tác), hãy phân tích chi tiết được miêu tả trong hai câu sau: Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ. Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì muốn ra cắn cổ. (Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc). Câu 2 (8đ): Ý nghĩa hình ảnh đoàn tàu trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. Bài làm ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ĐÁP ÁN – DÀN Ý Câu 1 (2đ): Căn cứ vào ngữ cảnh (hoàn cảnh sáng tác), hãy phân tích chi tiết được miêu tả trong hai câu sau: Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ. Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì muốn ra cắn cổ. - Yêu cầu trả lời: Câu văn trên xuất phát từ bối cảnh.: + Tin tức về kẻ kịch đến đã phong thanh mười tháng nay, vậy mà lệnh quan (đánh giặc) vẫn chẳng thấy đâu (1đ) + Người nông dân đã nhận thấy sự dơ bần của kẻ thù và căn ghét chúng mỗi khi thấy bóng dáng tàu xe của chúng (1đ) Câu 2 (8đ): Ý nghĩa hình ảnh đoàn tàu trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. 1- Yêu cầu: - Về kiến thức: Hiểu được ý nghĩa hình ảnh đoàn tàu trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam trong việc thể hiện tâm trạng nhân vật và ý nghĩa chủ đề tác phẩm. - Về kĩ năng: Biết làm bài văn nghị luận văn học với bố cục rõ ràng. Sử dụng thao tác lập luận phân tích, bình luận để làm bài. Không mắc lỗi trình bày (chính tả, ngữ pháp, diễn đạt). 2- Dàn ý- thang điểm MỞ BÀI (1đ) - Giới thiệu truyện ngắn “Hai đứa trẻ”: Đây là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam (0,5đ) - Hình ảnh đoàn tàu trong tác phẩm là hình ảnh giàu ý nghĩa, soi sáng tâm hồn nhân vật và thể hiện ý nghĩa nhân đạo mới mẻ trong truyện ngăn “Hai đứa trẻ” (0,5đ). THÂN BÀI (6đ) a- Hoàn cảnh đoàn tàu xuất hiện (1đ) - Những kiếp người mòn nỏi nơi phố huyện đàn chìm trong bóng tối- bóng tối của không gian và bóng tối của hoàn cảnh sống. (0,25đ) - Nhưng chừng ấy những con người trong bóng tối vẫn “mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”.(0,25đ) - Với chị em Liên thì mong mỏi ấy rõ ràng, cụ thể hơn: Chúng chờ tàu từ chiều đến khuya, ngày nào cũng thế. Dường như chỉ khi nhìn thấy đoàn tàu chạy qua phố huyện- hoạt động cuối cùng trong ngày- chúng mới được sống trọn vẹn một ngày (0,5đ) b- Hình ảnh đoàn tàu (2đ) - Từ xa: Màu sắc “ngọn lửa xanh biếc như ma trơi”, âm thanh “tiếng còi vọng lại theo gió xa xôi”. (0,5đ) - Đến gần: âm thanh (dồn dập, ồn ào, rít mạnh lên, rầm rộ), màu sắc (khói bừng sáng, đèn sáng trưng, chiếu ánh sáng xuống đường, lấp lánh, cửa kính sáng) => âm thanh mạnh mẽ, huyên náo, ánh sáng rực rỡ, ngập tràn. (1đ) - Khi xa: con tàu đi dần vào đêm tối, tiếng vang động của đoàn tàu nhỏ dần rồi khuất hẳn vào bóng tối.( 0,5đ) c- Ý nghĩa của hình ảnh con tàu (3đ) - Hình ảnh đoàn tàu soi rõ tâm trạng nhân vật (1đ): (Mỗi ý (+) 0,5đ) + Chị em liên đã chờ tàu trong nỗi niềm thiết tha, khắc khoải, rồi đón tàu trong háo hức say mê, trong hân hoan và hạnh phúc và tiễn tàu trong nuối tiếc, bâng khuâng. + Chị em Liên chờ tàu không phải để tò mò, không phải để bán hàng, không đợi người quen mà để được nghe âm thanh, được nhìn ánh sáng và được sống với một thế giới khác. - Đoàn tàu mang ý nghĩa biểu tượng ,thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm (2đ) (Mỗi ý (+) 0,5đ) + Đoàn tàu là hình ảnh ẩn dụ nghệ thuật thể hiện hình ảnh của quá khứ: Đoàn tàu chạy từ Hà Nội từ miền kí ức tuổi thơ thể hiện ước mơ và khát vọng của chị em Liên. Đó là ước mơ quay về quá khứ, sống một cuộc sống tươi đẹp như quá khứ đã qua. + Đối với hiện tại: Đoàn tàu lầ một thế giới khác so với cuộc sống tràn đầy bóng tối, bình lặng, tẻ nhạt nơi phố huyện nghèo. Con tàu với âm thanh huyên náo và ánh sáng rực rỡ là một thế giới mới mẻ, thế giới của cái đẹp và niềm vui, khiến người dân phố huyện còn nhận ra còn có cuộc sống đáng sống hơn ngoài phố huyện. + Đoàn tàu là là hình ảnh một thế giới đẹp đẽ, là mơ ước, hi vọng về một cuộc sống tươi đẹp ở tương lai mà chị em Liên khao khát có được, là điều gì đó mới hơn, khác hơn, tươi đẹp hơn cuộc đời họ đang sống. Đoàn tàu đã đánh thức khát vọng mơ hồ trong cõi vô thức của hai tâm hồn thơ dại: khát vọng vượt thoát, khát vọng thay đổi, khát vọng kiếm tìm. + Ước mơ hiện tại của chị em Liên và những người dân nơi đây thật mong manh, ước mơ về điều gì đó thay đổi thật xa xôi. Hình ảnh đoàn tàu như niềm vui, tia hi vọng chợt loé lên, rồi vụt tắt. Khát vọng trở thành ảo vọng. KẾT BÀI (1đ) Hình ảnh đoàn tàu đã trở thành điểm sáng cho tư tưởng tác phẩm thể hiện: + Lòng xót thương vô hạn đối với kiếp người tàn lụi, vô vọng, bế tắc. (0,5đ) + Thức tỉnh những con người đang sống trong cái ao đời phẳng lặng, tù đọng một khát vọng sống, khát vọng vượt thoát, thay đổi. (0,5đ) Lưu ý: - Những bài đạt điểm 9-10: trình bày đầy đủ các ý trên, có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hình thức đạt yêu cầu, không vị phạm lỗi chính tả (Bài 9đ có thể vi phạm 1 đến 3 lỗi), có sự sáng tạo, liên tưởng tưởng tượng. - Bài 7-8 đạt được yêu cầu như thang 9-10, song có thể mắc lỗi chính tả từ 5 đến 7 lỗi, 1- đến hai lỗi diễn đạt. - Bài 5- 6: cơ bản đã xác định được yêu cầu, song phân tích chưa sâu. Hoặc cơ bản đã đủ ý song còn vi phạm những lỗi trầm trọng: chữ viết cẩu thả, sai nhiều chính tả, hoặc lỗi diễn đạt… - Bải 3-4: Chưa đầy đủ ý, chưa đầy đủ bố cục 3 phần, hoặc diễn đạt lủng củng, xa đề, lạc đề. - Bài 1-2: Chưa biết cách làm bài nghị luận văn học; hoặc không có kiến thức làm bài… TRƯỜNG THPT LƯƠNG SƠN ĐỀ KIỂM TRA KÌ I KHỐI 11 MÔN NGỮ VĂN (Thời gian 90 phút) Họ và tên thí sinh………………………………………….. Số báo danh........................ Phần chấm điểm của giáo viên ………………… ĐỀ BÀI Câu 1 (2đ): Phân tích giá trị nghệ thuật của các thành ngữ trong các câu thơ sau: Người nách thước kẻ tay đao, Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi. (Nguyễn Du- Truyện Kiều) Một đời được mấy anh hùng Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi. (Nguyễn Du- Truyện Kiều). Câu 2 (8đ) Phân tích cảnh cho chữ trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. Bài làm ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………. ĐÁP ÁN- DÀN Ý Câu 1 (2đ): Phân tích giá trị nghệ thuật của các thành ngữ trong các câu thơ sau: Người nách thước kẻ tay đao, Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi. (Nguyễn Du- Truyện Kiều) Một đời được mấy anh hùng Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi. (Nguyễn Du- Truyện Kiều) - Yêu cầu: Tìm và phân tích được giá trị nghệ thuật các thành ngữ trong các câu thơ: + Thành ngữ “đầu trâu mặt ngựa”: thể hiện tính chất hung hăng, thú vật, vô tổ chức của bọn sai nha đến nhà Kiều khi gia đình bị vu oan (tính hình tượng, tính hàm súc)- thái độ của tác giả căm ghét, chỉ trích (tính biểu cảm) (1đ). + Thành ngữ “cá chậu chim lồng”: Thể hiện cảnh sống tù túng, chật hẹp, mất tự do, tuy rằng bề ngoài có vẻ hào phóng, hoa mĩ (tính hình tượng, hàm súc), biểu hiện thái độ chán ghét (tính biểu cảm) (1đ) Lưu ý: nếu chỉ nêu được thành ngữ thì mỗi thành ngữ 0,25đ (2 thành ngữ trên đạt 0,5đ), còn phân tích 1,5đ) Câu 2 (8đ) Phân tích cảnh cho chữ trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. 1- Yêu cầu: - Về nội dung: + Hiểu và cảm nhận được đoạn văn quan trọng của tác phẩm: vừa thể hiện được vẻ đẹp của nhân vật trong tác phẩm (Huấn Cao với vẻ đẹp liên hoàn của cả: tài hoa- khí phách- thiên lương). + Phân tích cũng cần nhận ra tài năng độc đáo của Nguyễn Tuân với bút pháp lãng mạn trong việc dựng cảnh, tả người, đặc biệt là thủ pháp đối lập, tương phản. - Về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học phân tích về một đoạn trích văn xuôi. 2- Lập dàn ý- thang điểm: MỞ BÀI (1đ) - Giới thiệu truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuấn (0,5đ) - Giới thiệu cảnh cho chữ trong tác phẩm (vị trí, ý nghĩa) (0,5đ). THÂN BÀI (8đ) a- Nhận xét chung (1đ): Đây là cảnh quan trọng thể hiện tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm và tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Chính Nguyễn Tuân đã nhận xét: Đây là “cảnh xưa nay chưa từng có” nghĩa là nó phải rất lạ, rất khác thường. b- Cảnh cho chữ (7đ) * Được xây dựng qua hàng loạt tương phản (5,5đ). - Người cho chữ và người xin chữ (2đ) (Mỗi ý (+) 1đ): + Trên bình diện xã hội họ là kẻ thù… Vậy mà trên bình diện nghệ thuật họ lại là tri kỉ, họ gặp nhau ở chỗ cùng hướng về cái đẹp. + Người cho chữ và xin chữ ở đây thật đặc biệt, quả là chưa từng có: Xin chữ là quản ngục, xin chữ của kẻ tử tù, cho chữ lại là một tử tù, ngày mai ra pháp đình chịu án chém. - Không gian và thời gian cho chữ ((1,5đ) (Mỗi ý (+) 0,75đ): + Thông thường cho chữ vẫn thường diễn ra trong không gian tao nhã như những thư phòng, giữa thanh thiên bạch nhật hoặc dưới ánh nến lung linh. + Cảnh cho chữ ở đây lại diễn ra trong cảnh tồi tàn, chật hẹp, bẩn thỉu, khi chỉ còn những tiếng trống điểm canh. - Vị thế, tư thế và tâm thế của các nhân vật trong cảnh cho chữ (2đ): + Huấn Cao thể hiện đầy đủ 3 phẩm chất: tài hoa – khí phách- thiên lương. Huấn Cao lúc này không còn là một tử tù mà là một nghệ sĩ sáng tạo cái đẹp, viết những nét chữ nói lên khát khao, hoài bão của một người anh hùng. Thiên lương của Huấn Cao được thể hiện trong lời khuyên đối với quản ngục (1,5đ). + Quản ngục cũng rất độc đáo: khúm núm trước hình ảnh Huấn Cao viết chữ. Cử chỉ cúi mình trước cái đẹp thể hiện sự trong sáng, thanh cao trong con người quản ngục (0,5đ) * Cảnh cho chữ thể hiện sự đảo lộn ghê gớm giữa Huấn Cao và quản ngục (1,5đ): - Sự hội tụ của ba con người và ý nghĩa của dòng chữ để lại: + Từ ba đốm sáng cô đơn ở đầu truyện, ba nhân vật: Huấn Cao, quản ngục và thầy thơ lại đã hội tụ bên cái đẹp để cũng tôn vinh cái đẹp (1đ). + Dòng chữ Huấn Cao để lại là sự bất tử của cái đẹp (0,5đ). KẾT BÀI (1đ) Khẳng định lại vẻ đẹp của cảnh cho chữ: + Tôn vinh vẻ đẹp nhân vật. (0,25đ) + Tư tưởng: Ngợi ca cái đẹp, ngợi ca thiên lương và kín đáo thể hiện lòng yêu nước (0,25đ). + Thể hiện tào hoa độc đáo của Nguyễn Tuân: dựng cảnh, dựng người, đặc biệt là thủ pháp tương phản (0,25đ). (0,25đ liên kết đoạn kết luận chặt chẽ).Lưu ý: - Những bài đạt điểm 9-10: trình bày đầy đủ các ý trên, có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hình thức đạt yêu cầu, không vị phạm lỗi chính tả (Bài 9đ có thể vi phạm 1 đến 3 lỗi), có sự sáng tạo, liên tưởng tưởng tượng. - Bài 7-8 đạt được yêu cầu như thang 9-10, song có thể mắc lỗi chính tả từ 5 đến 7 lỗi, 1- đến hai lỗi diễn đạt. - Bài 5- 6: cơ bản đã xác định được yêu cầu, song phân tích chưa sâu. Hoặc cơ bản đã đủ ý song còn vi phạm những lỗi trầm trọng: chữ viết cẩu thả, sai nhiều chính tả, hoặc lỗi diễn đạt… - Bải 3-4: Chưa đầy đủ ý, chưa đầy đủ bố cục 3 phần, hoặc diễn đạt lủng củng, xa đề, lạc đề. - Bài 1-2: Chưa biết cách làm bài nghị luận văn học; hoặc không có kiến thức làm bài TRƯỜNG THPT LƯƠNG SƠN ĐỀ KIỂM TRA KÌ I KHỐI 11 MÔN NGỮ VĂN (Thời gian 90 phút) Họ và tên thí sinh………………………………………….. Số báo danh........................ Phần chấm điểm của giáo viên………………….. ĐỀ BÀI Câu 1: Đọc những câu thơ trong bài “Vịnh khoa thi hương” của Tú Xương và cho biết những yếu tố nào đã chi phối nội dung của những câu đó Nhà nước ba năm mở một khoa Trường Nam thi lẫn với trường Hà…. … Lọng cắm rợp trời quan sứ đến Váy lê quét đất mụ đầm ra. Câu 2: Việc gặp gỡ Thị Nở có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời Chí Phèo? Những gì đã diễn ra trong trong tâm hồn Chí phèo sau cuộc gặp gỡ ấy. Bài làm ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………........... ĐÁP ÁN- DÀN Ý Câu 1 (2đ) Đọc những câu thơ trong bài “Vịnh khoa thi hương” của Tú Xương và cho biết những yếu tố nào đã chi phối nội dung của những câu đó Nhà nước ba năm mở một khoa Trường Nam thi lẫn với trường Hà. Lọng cắm rợp trời quan sứ đến Váy lê quét đất mụ đầm ra. - Yêu cầu đạt được các ý sau (Mỗi ý (+) 1đ): + Kì thi năm Đinh Dậu (1897), chính quyền thực dân Pháp lập nên (nhà nước) đã bắt các sĩ tử ở Hà Nội thi chung ở trường thi Nam Định. Theo thông lệ kì thi Hương được tổ chức ba năm một lần. Những thông tin này chính là ngữ cảnh của câu thơ: Nhà nước ba năm mở một khoa, Trường Nam thi lẫn với trường Hà. + Trong khoa thi của năm Đinh Dậu ấy, toàn quyền Pháp ở Hà Nội là Đu-me đã cùng vợ đến dự. Những sự kiện này chính là ngữ cảnh tạo nên câu thơ: Lọng cắm rợp trời quan sứ đến Váy lê quét đất mụ đầm ra. Câu 2: Việc gặp gỡ Thị Nở có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời Chí Phèo? Những gì đã diễn ra trong trong tâm hồn Chí phèo sau cuộc gặp gỡ ấy. 1- Yêu cầu: - Về nội dung; phải nắm chắc toàn bộ tác phẩm và đoạn văn sau đêm ân ái với thị Nở của Chí. - Kĩ năng: Biết phân tích nhân vật trong đoạn trích văn xuôi. 2- Dàn ý- thang điểm: MỞ BÀI (1đ) - Giới thiệu tác phẩm và tư tưởng, chủ đề tác phẩm (0,5đ) - Chí Phèo thức tỉnh lương tri trong đoạn trích… (0,5đ) THÂN BÀI (8đ) - Chí Phèo gặp thị Nở lúc đầu chỉ là sự hấp dẫn đơn giản của thị Nở -> đau bụng được thị dìu vào nhà, nhặt tất cả những manh chiếu rách đắp cho hắn (0,5đ). - Sáng hôm sau, Chỉ tỉnh dậy khi trời đã sáng. Lần đầu tiên con quỉ dữ ấy hết say. Chí bỗng thấy lòng “bâng khuâng”, “mơ hồ” buồn và lần đầu tiên nghe được những âm thanh… => Bởi một lẽ, hôm nay Chí hoàn toàn tỉnh táo, các giác quan trở lại hoạt động bình thường (2đ). - Chí Phèo bỗng nhiên đi ra khỏi cơn say, không chỉ vì lí do duy nhất là gặp thị Nở mà còn là một trận ốm đã làm hắn thay đổi cả về tâm, sinh lí. Khi tỉnh táo, hoà nhập với cuộc sống, chí còn nhìn cuộc đời mình cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai…(DC-PT) (1,5đ). - Chí đang buồn vì những ý nghĩ vẩn vơ thì thị Nở xuất hiện mang cháo hành đến cho Chí (4đ- mỗi ý (+) là 2đ). + Lần đầu tiên được ăn cháo…. Đã sang cái dốc bên kia của cuộc đời mới được hưởng => Chí ý thức được sự hiếm hoi, muộn mằn đó. + Hắn nhận ra hương vị của tình người. Kề bát cháo lên miệng hắn đã khóc. (biểu hiện sự trở về lương thiện của Chí) Với Nam Cao, tiếng khóc là biểu hiện tình người: Lão Hạc bán chó khóc khi sang nhà ông giáo, Hộ khóc khi trót lỡ tay đánh vợ chửi con…Khi ăn cháo hành, Chí Phèo trở về anh canh điền ngày xưa và thấm thía nỗi đau của con người tự trọng khi bị vợ ba bá Kiến làm nhục. Sống trong xã hội làng Vũ Đại, tưởng nước mắt của con quỉ dữ ấy đã khô cạn, tiêu tan. Nhưng không phải thế, nó chỉ bị vùi lấp đi.vẫn âm thầm chảy trong lòng Chí có cơ hội là bộc lộ ra. KẾT LUẬN (1đ) - Khẳng định đoạn văn: Nam Cao đã dồn toàn bộ bút lực để miêu tả thành công sự thức tỉnh lương tri của Chí phèo (0,5đ). - Tình cảm yêu thương, cảm thông của nhà văn đối nhân vật => giá trị nhân đạo của tác phẩm (0,5đ). Lưu ý: - Những bài đạt điểm 9-10: trình bày đầy đủ các ý trên, có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hình thức đạt yêu cầu, không vị phạm lỗi chính tả (Bài 9đ có thể vi phạm 1 đến 3 lỗi), có sự sáng tạo, liên tưởng tưởng tượng. - Bài 7-8 đạt được yêu cầu như thang 9-10, song có thể mắc lỗi chính tả từ 5 đến 7 lỗi, 1- đến hai lỗi diễn đạt. - Bài 5- 6: cơ bản đã xác định được yêu cầu, song phân tích chưa sâu. Hoặc cơ bản đã đủ ý song còn vi phạm những lỗi trầm trọng: chữ viết cẩu thả, sai nhiều chính tả, hoặc lỗi diễn đạt… - Bải 3-4: Chưa đầy đủ ý, chưa đầy đủ bố cục 3 phần, hoặc diễn đạt lủng củng, xa đề, lạc đề. - Bài 1-2: Chưa biết cách làm bài nghị luận văn học; hoặc không có kiến thức làm bài ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….....…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..... ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….....

File đính kèm:

  • docde kiem tra ki I(1).doc
Giáo án liên quan