Đề kiểm tra lại môn Vật lí 8

I. Phần Trắc Nghiệm.(4đ)

 Câu 1: Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào? Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:

A. Công cơ học phụ thuộc vào lực tác dụng và độ chuyển dời.

B. Công cơ học phụ thuộc vào lực tác dụng và vận tốc.

C. Công cơ học phụ thuộc vào vận tốc và độ chuyển dời.

D. Công cơ học phụ thuộc vào trọng lượng và độ chuyển dời.

 Câu 2: Trong các phát biểu định luật về công, hãy chọn phát biểu đúng:

A. Các máy cơ đơn giản đều cho ta lợi về công.

B. Máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về lực tức là cho ta lợi về công.

C. Máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về đường đi tức là cho ta lợi về công.

D. Không có máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, nếu nó cho ta lợi bao nhiêu lần về lực thì lại thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1063 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra lại môn Vật lí 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA LẠI MÔN VẬT LÍ 8 Năm học 2011 – 2012 I. Phần Trắc Nghiệm.(4đ) Câu 1: Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào? Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: Công cơ học phụ thuộc vào lực tác dụng và độ chuyển dời. Công cơ học phụ thuộc vào lực tác dụng và vận tốc. Công cơ học phụ thuộc vào vận tốc và độ chuyển dời. Công cơ học phụ thuộc vào trọng lượng và độ chuyển dời. Câu 2: Trong các phát biểu định luật về công, hãy chọn phát biểu đúng: Các máy cơ đơn giản đều cho ta lợi về công. Máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về lực tức là cho ta lợi về công. Máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về đường đi tức là cho ta lợi về công. Không có máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, nếu nó cho ta lợi bao nhiêu lần về lực thì lại thiệt bấy nhiêu lần về đường đi. Câu 3: Hãy chọn câu phát biểu đúng trong các phát biểu sau khi nói về cấu tạo của các chất: Các chất được cấu tạo từ những hạt rất nhỏ bé, riêng biệt gọi là phân tử hay nguyên tử. Giữa các nguyên tử, phân tử luôn luôn có khoảng cách. Các phân tử của các chất khác nhau thì cấu tạo, kích thước, khối lượng cũng khác nhau. Cả ba phát biểu trên đều đúng. Câu 4: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sao đây tăng lên? A. Khối lượng của vật. B. Trọng lượng của vật. C. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật. D. Nhiệt độ của vật. Câu 5. Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật vừa có động năng vừa có thế năng A. Khi vật đang đi lên và đang rơi xuống. B. Chỉ khi vật đang đi lên. C. Chỉ khi vật đang rơi xuống. D. Chỉ khi vật lên tới điểm cao nhất. Câu 6. Tính chât nào sau đây không phải của nguyên tử, phân tử? A. Chuyển động không ngừng. B. Chỉ có thế năng không có động năng. C. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. D. Giữa các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật có khoảng cách. Câu 7. Thả 2 miếng Đồng, Nhôm cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt thì xảy ra trường hợp nào dưới đây? A. Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất. B. Nhiệt độ của 2 miếng bằng nhau. C. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất. D. Cả A, B, C Câu 8. Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra: A. Chỉ ở chất lỏng. B. Chỉ ở chất lỏng và chất khí. C. Chỉ ở chất rắn và chất lỏng D. Ở cả chất lỏng, chất rắn và chất khí. II. Phần tự luận (6đ) Câu 9. Tại sao xoong, nồi thường làm bằng kim loại, còn bát đĩa thường làm bằng sứ? (2đ) Câu 10. Một miếng đồng có khối lượng 500g để tăng nhiệt độ từ 300C lên 400C thì nhiệt lượng cần thiết để truyền cho miếng đồng là bao nhiêu? Biết c = 380J/kg.K. (2đ) Câu 11. Vì sao người ta muối cá thường để nước đá ở phía trên mặt? (2đ) Đáp án. I. Phần trắc nghiệm. (4đ) Mỗi câu đúng 0,5đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A D D D A B B D II. Phần tự luận (6đ) Câu 9. vì kim loại dẫn nhiệt tốt còn sứ thì dẫn nhiệt kém. (2đ) Câu 10 (2đ) Cho biết Giải m = 0.5kg Nhiệt lượng cần truyền cho miếng đồng từ 300C à400C: t2 = 400C Q = m.c (t2 - t1) = 0.5 .380 (40 - 30) = 1900 (J) t1 = 300C c = 380 J/Kg.K Q = ? Đáp số: 1900 (J) Câu 11. Vì để tạo ra dòng đối lưu là ở trên lạnh chuyển động xuống phía dưới. (2đ)

File đính kèm:

  • docde thi Li 8 Hot.doc
Giáo án liên quan