Đề kiểm tra môn học hóa học, học kỳ hai, lớp 8

I. Trắc nghiệm khách quan

Câu 1: Ghép một trong các chữ A hoặc B, C, D ở cột I với một chữ số 1 hoặc 2, 3, 4, 5, ở cột II để có nội dung phù hợp.

Cột I Cột II

A . H2 + CuO # 1 . của dung môi và chất tan .

B . Phản ứng thế là phản ứng hóa học trong đó 2 . Không thể hòa tan thêm được chất tan nữa

C . Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất 3 . H2O + Cu

 

doc8 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn học hóa học, học kỳ hai, lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA MÔN HÓA HỌC, HỌC KỲ II, LỚP 8 Đề số 1(Thời gian làm bài: 45 phút) I. Trắc nghiệm khách quan Câu 1: Ghép một trong các chữ A hoặc B, C, D ở cột I với một chữ số 1 hoặc 2, 3, 4, 5, ở cột II để có nội dung phù hợp. Cột I Cột II A . H2 + CuO # 1 . của dung môi và chất tan . B . Phản ứng thế là phản ứng hóa học trong đó 2 . Không thể hòa tan thêm được chất tan nữa C . Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất 3 . H2O + Cu D .Thành phần phần trăm theo thể tích của không khí là: 4 .nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất 5 .78% nitơ, 21% oxi, 1% các khí khác(khí cacbonnic, hơi nước, khí hiếm...) A - ... B- ... C- ... D- ... E- ... Câu 2: Nhóm các chất nào sau đây chỉ gồm các oxit? A. CaO , NaOH , CO2 , Na2SO4 B. Fe2O3 , O3 , CaCO3 , CO2 C. CaO , CO2 , Fe2O3 , SO2 D. CO2 , SO2 , Na2SO4 , Fe2O3 Câu 3: Nhóm các chất nào sau đây đều là axit? A. HCl , HNO+ , NaOH , NaCl B. HNO3 , SO2 , H2SO4 , Ca(OH)2 C. HCl , H2SO4 , NaNO3 , HNO3 D. HNO3 ; H2SO4 , HCl , H3PO4 . Câu 4: Nhóm các chất nào sau đây đều là bazơ? A. NaOH , HCl , Ca(OH)2 , NaCl B. Ca(OH)2 , CaO , NaOH , H2SO4 C. NaOH , Ca(OH)2 , CaO , MgO D. Mg(OH)2 ,Ca(OH)2 , KOH , NaOH Câu 5: Có các phản ứng hóa học sau: 1. H2 + PbO → Pb + H2O 2. CaO + CO2 → CaCO3 3. 2H2 + O2 → 2H2O 4. Fe2O3 + 2Al→ Al2O3 + 2Fe 5. 3Fe + 2O2 → Fe3O4 6. CaO + H2O → Ca(OH)2 7. 2Cu + O2 → 2CuO 8. 2CO + O2 → 2CO2 Phân loại các phản ứng trên. (hóa hợp, phân hủy, oxi hóa khử) Câu 6: Số gam KMnO4 cần dùng để điều chế 2,24 lít khí oxi (đktc) trong phòng thí nghiệm là A. 15,8 ; B. 31,6 ; C. 23,7 ; D. 17,3 Câu 7: Số gam NaCl trong 50 gam dung dịch NaCl 40% là A. 40 gam ; B. 30 gam ; C. 20 gam ; D. 50 gam II. Tự luận Câu 8: Để điều chế 4,48 lít khí O2 (đktc) trong phòng thí nghiệm, có thể dùng một trong hai chất KClO3 và KMnO4 . Hãy tính toán và chọn chất có khối lượng nhỏ hơn. Câu 9: Cho 3,25 gam Zn tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ. Dẫn toàn bộ lượng khí thu được qua CuO nung nóng. a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. b. Tính khối lượng Cu thu được sau phản ứng. Cho biết chất nào là chất khử, chất nào là chất oxi hóa ? Câu 10: Nước biển chứa 3,5% NaCl. Tính lượng NaCl thu được khi làm bay hơi 150 kg nước biển. ĐỀ KIỂM TRA MÔN HÓA HỌC, HỌC KỲ II, LỚP 8 Đề số 2 (Thời gian làm bài: 45 phút) I. Trắc nghiệm Câu 1: Có những từ và cụm từ: phản ứng hoá hợp, sự khử, phản ứng phân huỷ, sự oxi hoá, chất khử, phản ứng thế, chất oxi hoá. Hãy chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong những câu sau: 1) Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hoá học trong đó xảy ra đồng thời...............và ............. 2) ............................. là phản ứng hoá học trong đó từ một chất sinh ra nhiều chất mới. 3) ............................. là phản ứng hoá học trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế cho nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất. 4) ............................. là phản ứng hoá học trong đó có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. Câu 2: Có các chất sau đây: SO3 , P2O5 , CuO, SiO2, Fe2O3, CO2. Dãy các chất nào sau đây đều gồm các chất là oxit axit? A. SO3, P2O5, SiO2, CO2 B. SO3, P2O5, Fe2O3, CO2 C. SO3, P2O5, SiO2, Fe2O3 D. SO3, P2O5, CuO, CO2. Câu 3: Có các chất sau đây: K2SO4, Mg(OH)2, Al(OH)3, H2SO4, H3PO4, NaHCO3. Dãy các chất nào sau đây gồm các axit và bazơ ? A. K2SO4, Mg(OH)2, Al(OH)3, H2SO4. B. Mg(OH)2, Al(OH)3, H2SO4, H3PO4. C. Mg(OH)2, H2SO4, H3PO4, NaHCO3. D. Mg(OH)2, Al(OH)3, H2SO4, NaHCO3. Câu 4: Một oxit của nitơ có phân tử khối bằng 108. Công thức hóa học của oxit đó là A. NO B. NO2 C. N2O3 D. N2O5. Câu 5: Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi nguyên tố X với nhóm SO4 là X2(SO4)3 và hợp chất tạo bởi nhóm nguyên tử Y với H là HY. Công thức hoá học của hợp chất giữa nguyên tố X với nhóm nguyên tử Y là A. XY2 B.X3Y C. XY3 D.XY Câu 6: 2,24 gam CaCl2 được hoà tan trong nước để được 100 ml dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch là A. 0,20 M B. 0,02 M C. 0,01 M D. 0,029 M Câu 7: 40 ml dung dịch H2SO4 8M được pha loãng bằng cách cho thêm nước vào cho đến 160 ml. Nồng độ mol của dung dịch H2SO4 sau khi pha loãng là A. 0,5 M B. 1,0 M C. 1,6 M D. 2,0 M II. Tự luận Câu 8: Viết công thức hoá học của các hợp chất tạo bởi các thành phần cấu tạo sau và tính phân tử khối của các hợp chất đó. 1) Pb(II) và NO3 2) Ca và PO4 3) Fe(III) và Cl 4) Ag và SO4 Câu 9: Hãy lập các phương trình hóa học theo sơ đồ phản ứng sau: 1) Na + O2 --> 2) Fe + HCl –--> FeCl2 + H2 3) Al + CuCl2 –--> AlCl3 + Cu 4) BaCl2 + AgNO3 –--> AgCl + Ba(NO3)2 5) NaOH + Fe2(SO4)3 –--> Fe(OH)3 + Na2SO4 6) Pb(NO3)2 + Al2(SO4)3 –--> Al(NO3)3 + PbSO4 Câu 10: Cho 5,4 gam nhôm phản ứng hoàn toàn với dung dịch axit clohiđric. Phản ứng hóa học xảy ra theo sơ đồ sau: Al + HCl ------> AlCl3 + H2 Lập phương trình hoá học của phản ứng trên. Tính thể tích khí hiđro thu được ở đktc. Tinh khối lượng muối AlCl3 tạo thành sau phản ứng. ĐỀ KIỂM TRA MÔN HÓA HỌC, HỌC KỲ II, LỚP 8 Đề số 3(Thời gian làm bài: 45 phút) I - Trắc nghiệm Câu 1: Hợp chất nào trong các chất sau đây có tên gọi là natri đihiđrophotphat ? A. Na3PO4 B. Na2HPO4 ; C. NaH2PO4 ; D. Na2SO4. Câu 2: Dãy các hợp chất nào sau đây gồm các hợp chất muối ? A. K2O, KNO3, NaOH, Fe(NO3)2 B. H2SO4, Na3PO4, Cu(OH)2, Fe2O3 C. Pb(NO3)2, NaCl, ZnSO4, K2S D. KNO3, FeO, K2S, H2SO4. Câu 3: Hoà tan 50 gam muối ăn vào 200 gam nước thu được dung dịch có nồng độ là A. 15%. B. 20%. C. 25%. D. 28%. Câu 4: Khối lượng của NaOH có trong 200 ml dung dịch NaOH 2M là A. 16 g. B. 28 g. C. 30 g. D. 35 g. Câu 5: Ghép ý ở cột I và cột II cho phù hợp I II 1. P2O5 a) là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không có phát sáng. 2. Fe3O4 b) là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng 3. KClO3 ; KMnO4 c) là nguyên liệu điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm 4. Sự cháy d) là sản phẩm khi đốt sắt trong khí oxi e) là sản phẩm khi đốt photpho trong khí oxi 1..................; 2.....................; 3....................; 4 ................... Câu 6: Hãy chọn chữ (Đ) đánh vào câu đúng và chữ (S) vào câu sai trong các câu sau? 1. Chất khử là chất nhường oxi cho chất khác. 2. Oxit axit thường là oxit của kim loại và tương ứng với một axit. 3. Dung dịch axit làm cho quỳ tím hoá xanh. 4. Trong thành phần của hợp chất muối phải có gốc axit. II. Tự luận Câu 7: Hoàn thành các phương trình hoá học theo sơ đồ chuyển hoá sau: (1) (2) 3) (4) KClO3 → O2 → Fe3O4 → Fe → FeCl2. Biết rằng trong (2) oxi tác dụng với sắt; trong (3) tác dụng với H2; trong (4) tác dụng với HCl sản phẩm còn có H2. Câu 8: Cho 8,1 g Al tác dụng với dung dịch có chứa 21,9 g HCl sản phẩm gồm AlCl3 và khí hiđro. a) Hoàn thành phương trình hoá học. b) Sau phản ứng chất nào còn dư ? Dư bao nhiêu gam ? c) Tính khối lượng AlCl3 tạo thành. d) Lượng khí hiđro sinh ra ở trên có thể khử được bao nhiêu gam CuO. ĐỀ KIỂM TRA MÔN HÓA HỌC, HỌC KỲ II, LỚP 8 Đề số 4(Thời gian làm bài: 45 phút) I - Trắc nghiệm Câu 1. Cho những oxit sau : SO2, K2O, CaO, N2O5, P2O5. Dãy gồm những oxit tác dụng với H2O, tạo ra bazơ là : A. SO2, CaO, K2O. C. CaO, K2O, BaO. B. K2O, N2O5, P2O5. D. K2O, SO2, P2O5. Câu 2. Những oxit sau : CaO, SO2, Fe2O3, Na2O, CO2, P2O5. Dãy gồm những oxit tác dụng với nước tạo ra axit là A. CaO, SO2, Fe2O3. C. SO2, CO2, P2O5. B. SO2, Na2O, CaO. D. CO2, Fe2O3, P2O5. Câu 3. Cho các bazơ sau : LiOH, NaOH, KOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)3. Dãy bazơ tan trong nước tạo thành dung dịch kiềm là A. Ca(OH)2, LiOH, Cu(OH)2, Mg(OH)2. B. Ca(OH)2, KOH, LiOH, NaOH. C. KOH, LiOH, NaOH, Al(OH)3. D. Al(OH)3, NaOH, Mg(OH)2, KOH. Câu 4. Có những chất rắn sau : FeO, P2O5, Ba(OH)2, NaNO3. Thuốc thử được chọn để phân biệt các chất trên là A. H2SO4, giấy quỳ tím. B. H2O, giấy quỳ tím. C. dung dịch NaOH, giấy quỳ tím. D. dung dịch HCl, giấy quỳ. Câu 5. Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là A. số gam chất tan tan trong 100 g nước. B. số gam chất tan tan trong 100 g dung môi. C. số gam chất tan tan trong 1 lít nước để tạo thành dung dịch bão hoà. D. số gam chất tan tan được trong 100 g nước để tạo thành dung dịch bão hoà. Câu 6. Dãy hợp chất gồm các chất thuộc loại muối là A. Na2O, CuSO4, KOH. C. CaCO3, CaCl2, FeSO4. B. CaCO3, MgO, Al2(SO4)3. D. H2SO4, CuSO4, Ca(OH)2. II - Tự luận Câu 7. Viết phương trình hoá học biểu diễn dãy biến hoá sau : a) S → SO2 → H2SO3 b) Ca → CaO → Ca(OH)2 (Cả 2 chuỗi phản ứng đều cóphản ứng thứ nhất tác dụng oxi, phản ứng hai tác dụng nước). Câu 8. ở 20oC, hoà tan 60g KNO3 vào 190 g H2O thì thu được dung dịch bão hoà. Hãy tính độ tan của KNO3, ở nhiệt độ đó. Câu 9. Tính khối lượng khí oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 tấn than (chứa 95% cacbon). Những tạp chất còn lại không cháy được. ĐỀ KIỂM TRA MÔN HÓA HỌC, HỌC KỲ II, LỚP 8 Đề số 5(Thời gian làm bài: 45 phút) I - Trắc nghiệm Câu 1. Độ tan của 1 chất trong nước ở nhiệt độ xác định là A. số gam chất đó tan trong 100 g nước. B. số gam chất đó tan trong 100 g dung dịch. C. số ml chất tan trong 100 ml dung dịch. D. số gam chất đó tan trong 100 g nước để tạo thành dung dịch bão hoà. Câu 2. Nhận biết các dung dịch sau: HCl; NaOH; KNO3. Câu 3. Dãy chất nào sau đây chỉ gồm CTHH của bazơ ? A. KOH, CuCl2, H2S B. NaOH, Cu(OH)2, Mg(OH)2 C. Na2S, H2SO4, MgCl2 D. NaOH, HCl, Cu(OH)2 Câu 4. Hoà tan 20g đường vào 180 g nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch đường là A. 10%. B. 15%. C. 12%. D. 20%. Câu 5. Cho các chất sau : (1) kẽm, (2) đồng, (3) sắt, (4) HCl, (5) H2SO4 loãng. Những chất nào có thể dùng để điều chế H2 trong phòng thí nghiệm ? A. (1), (2), (4), (5) B. (2), (3), (4), (5) C. (1), (3), (4), (5) D. (1), (2), (4), (5) Câu 6. Cho các phương trình hoá học của các phản ứng sau : Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu (1) Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 (2) HCl + NaOH → NaCl + H2O (3) Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2 (4) Phản ứng nào là phản ứng thế ? A. (1), (3) ; B. (1), (2) ; C. (2), (3) ; D. (2), (4). II - Tự luận Câu 7. Viết các phương trình phản ứng theo dãy chuyển hoá sau : (1) (2) (1) (2) a) Ca → CaO → Ca(OH)2 b) S → SO2 → H2SO3 Biết rằng trong cả hai dãy chuyển hóa đều có: phản ứng thứ nhất tác dụng oxi, phản ứng thứ hai tác dụng với nước. Câu 8. Viết công thức hoá học các muối có tên gọi sau : a) Sắt(III) sunfat. b) Kẽm clorua. c) Natri cacbonat. Câu 9. Dùng 500 ml dung dịch H2SO4 1,2M để hoà tan hết lượng kim loại sắt, phản ứng tạo thành sắt (II) sunfat và khí hiđro. a) Viết phương trình hoá học của phản ứng. b) Tính khối lượng muối sắt(II) sunfat thu được. c) Tính thể tích khí H2 thoát ra (ở đktc) ? ĐỀ KIỂM TRA MÔN HÓA HỌC, HỌC KỲ II, LỚP 8 Đề số 6(Thời gian làm bài: 45 phút) I - Trắc nghiệm Câu 1. Oxit nào sau đây khi tác dụng với nước tạo thành bazơ tương ứng ? A. Fe2O3 ; B. CaO ; C. SO3 ; D. P2O5. Câu 2. Oxit của một nguyên tố có hoá trị II chứa 20% oxi (về khối lượng). Nguyên tố đó là A. đồng. B. nhôm. C. canxi. D. magie. Câu 3. Trong dãy chất sau đây, dãy chất nào toàn là oxit ? A. H2O, MgO, SO3, FeSO4 ; C. CO2, K2O, Ca(OH)2, NO ; B. CaO, SO2, N2O5, P2O5 ; D. CaO, SO2, Na2CO3, H2SO4. Câu 4. Cho 6,5 g kẽm vào dung dịch HCl thì thể tích khí H2 thoát ra (đktc) là A. 2 lít. B. 4,48 lít. C. 2,24 lít. D. 4 lít. Câu 5. Trường hợp nào sau đây chứa khối lượng nguyên tử hiđro ít nhất ? A. 6.1023 phân tử H2 ; B. 3.1023 phân tử H2O ; C. 0,6 g CH4 ; D. 1,50 g NH4Cl. Câu 6. Khử 12 g sắt(III) oxit bằng khí hiđro thu được sắt kim loại và nước. Thể tích khí hiđro cần dùng (đktc) là A. 5,04 lít. B. 7,36 lít. C. 10,08 lít. D. 8,2 lít. II . Tự luận Câu 7. Hãy định nghĩa : Axit, bazơ, muối và cho ví dụ minh hoạ ? Câu 8. Hoàn thành các phương trình hoá học sau : a) Fe2O3 + H2 ---> Fe + H2O b) Zn + HCl --- > ZnCl2 + H2 c) Na + H2O --- > NaOH + H2 d) KClO3 --- > KCl + O2 e) Al + H2SO4 (loãng) --- > Al2(SO4)3 + H2 Câu 9. (3 điểm) Dẫn khí hiđro đi qua CuO nung nóng ? a) Viết phương trình hoá học xảy ra ? b) Sau phản ứng, thu được 19,2 g Cu. Tính khối lượng CuO tham gia phản ứng và thể tích khí hiđro (ở đkc) cần dùng ?

File đính kèm:

  • doc6 de kiem tra hoc ki 2.doc
Giáo án liên quan