Câu1: (1đ)
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư, một học sinh viết:
"Bao chùm lên cả bài thơ là một không khí trầm lắng và man mát buồn cùng với một tâm trang bâng khuâng sao xuyến đến kì lạ! Nắng mới hắt bên xong hay cũng hắt vào trong ý chí của tác giả, gợi lại những kỉ niệm của một thời dĩ vãng."
Bạn đó có dùng từ nào chưa chính xác không? có viết sai chính tả không? Nếu có em hãy sửa lại cho bạn.
Câu 2: (4đ)
Cho câu: "Qua truyện ngắn của Nguyễn Thành Long cho ta thấy, dưới vẻ đẹp lặng lẽ, thơ mộng gợi nên sự nghỉ ngơi của Sa Pa đã không thể ngăn trở những con mgười hăng say làm việc cho đất nước".
a. Chép lại câu viết trên khi đã sửa hết các lỗi về diễn đạt.
b. Hãy coi đây là câu đầu tiên của đoạn văn tổng - phân - hợp. Nếu thế thì:
- Đoạn văn ấy sẽ mạng đề tài gì?
- Để thể hiện đề tài ấy thì bên dưới câu mở đoạn, thì đoạn văn cần có những ý gì? Hãy sắp xếp những ý đó thành một dàn ý hợp lí và chặt chẽ.
c. Viết toàn bộ đoạn văn theo đúng dàn ý em vừa lập, sao cho nó có độ dài khoảng từ 10 đến 15 câu văn đúng ngữ pháp và liên kết chặt chẽ với nhau.
Câu 3: Làm văn (5đ)
Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài thơ Nói với con của Y Phương
11 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2378 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra - Môn ngữ Văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra- Môn ngữ văn 9
(Thời gian : 120 phút)
Câu1: (1đ)
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư, một học sinh viết:
"Bao chùm lên cả bài thơ là một không khí trầm lắng và man mát buồn cùng với một tâm trang bâng khuâng sao xuyến đến kì lạ! Nắng mới hắt bên xong hay cũng hắt vào trong ý chí của tác giả, gợi lại những kỉ niệm của một thời dĩ vãng..."
Bạn đó có dùng từ nào chưa chính xác không? có viết sai chính tả không? Nếu có em hãy sửa lại cho bạn.
Câu 2: (4đ)
Cho câu: "Qua truyện ngắn của Nguyễn Thành Long cho ta thấy, dưới vẻ đẹp lặng lẽ, thơ mộng gợi nên sự nghỉ ngơi của Sa Pa đã không thể ngăn trở những con mgười hăng say làm việc cho đất nước".
Chép lại câu viết trên khi đã sửa hết các lỗi về diễn đạt.
Hãy coi đây là câu đầu tiên của đoạn văn tổng - phân - hợp. Nếu thế thì:
- Đoạn văn ấy sẽ mạng đề tài gì?
- Để thể hiện đề tài ấy thì bên dưới câu mở đoạn, thì đoạn văn cần có những ý gì? Hãy sắp xếp những ý đó thành một dàn ý hợp lí và chặt chẽ.
Viết toàn bộ đoạn văn theo đúng dàn ý em vừa lập, sao cho nó có độ dài khoảng từ 10 đến 15 câu văn đúng ngữ pháp và liên kết chặt chẽ với nhau.
Câu 3: Làm văn (5đ)
Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài thơ Nói với con của Y Phương
Đề thi tuyển sinh THPT
Môn: Ngữ văn
(Thời gian: 120 phút)
Câu 1: (2.5đ) Trả lời câu hỏi:
"Một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái. Không phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi lần thứ nhất ra đời.Mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức mơ mộng ..."
Những lời văn trên của ai? viết trong tác phẩm? nói về sự việc gì? (Nêu tóm tắt).
Khi viết về "bó hoa" nhà văn sử dụng nghệ thuật đặc sắc gì? nhờ đó, ý nghĩa tác phẩm và hình tượng các nhân vật đẹp lên như thế nào?
Câu 2: (2.5đ) Viết đoạn văn:
Đâu chỉ là bộc lộ niềm thương cảm với số phận của nhân vật Nhĩ mà chủ yếu là gửi gắm những suy ngẫm của mình về con người, về cuộc đời.
Chép lại câu viết trên sau khi đã sửa lỗi sai.
Viết tiếp câu đã sửa khoảng 7 -10 câu nêu cảm nhậncủa em về nhân vật Nhĩ trong "Bến quê" của Nguyễn Minh Châu, câu kết đoạn là câu cảm thán hoặc câu hỏi tu từ.
Câu 3: (5đ) Làm văn.
HS chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề1: Suy nghĩ của em về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng.
Đề 2: Không mấy ai không biết đến lời ca dao tha thiết:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng
Em hiểu ý nghĩa câu ca dao trên như thế nào? Hãy chứng minh rằng đó là truyền thống tốt đẹp của nhân dâu ta từ xưa đến nay.
Đề thi tuyển sinh THPT
Môn: Ngữ văn
(Thời gian: 120 phút)
Câu 1: (1đ) Cho câu
Phong cảnh thiên nhiên hiện lên thật hấp dẫn lòng người.
Hãy thêm vào câu đó một thành phần trạng ngữ thích hợp.
Tìm hai từ thay cho từ phong cảnh trong câu văn trên.
Câu 2: (4đ)
Nêu tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá"
Cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn về con người lao động trên biển khơi bao la.Hãy chép lại những câu thơ đầy sáng tạo ấy .
Hai câu thơ:
"Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đập sập cửa"
được tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ? Cho biết tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy.
Câu 3: (5đ)
Làm văn. HS chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1: Có ý kiến cho rằng: Từ một câu chuyện riêng, bài thơ "ánh trăng" (Nguyễn Duy) cất lên lời tự nhắc nhỏ thấm thía về thái độ, tình cảm của con người đối với những năm tháng quá khứ gian lao tình nghĩa, đối với thiên nhiên đất nước bình dị.
Đề 2: Nhận xét về truyện ngắn "Bến quê" của nhà văn Nguyễn Minh Châu, có ý kiến cho rằng: "Bến quê" là một truyện ngắn xuất sắc, chứa đựng những chiêm nghiệm; triết lí về đời người, được thể hiệnbằng tình huống truyện độc đáo và nhiều hình ảnh mạng ý nghĩa biểu tượng.
Hãy phân tích để làm rõ nhận xét trên.
Câu 1 : Xác định nghĩa của từ "chân trời":
Những ai mặt bể chân trời
Nghe mưa, ai có nhớ lời nước non
(Tản Đà - Mưa thu trên đất khách)
Cỏ non xanh tận chân trời
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
Những chân trời kiến thức mới đã mở ra trước mắt người thanh niên khao khát học tập.
1 - Đường giới hạn ở tầm mắt nơi xa tít , trông tưởng như bầu trời liên tiếp với mặt đất (hay mặt biển).
2 - Nơi chốn xa xăm.
3 - Giới hạn xa tắp của nhận thức, phạm vi rộng lớn mở ra cho hoạt động.
Câu 2 :
Cho hai câu viết sau đây:
Anh ấy là người chân thật.
Nhiều tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao... đã thể hiện khá chân thật cuộc sống ỏ nông thôn Việt Nam dưới chế độ thục dân phong kiến.
Yêu cầu : có thể thay từ chân thật trong mỗi câu trên bằng các từ chân thực, thành thật được không ? Giải thích lí do.
Một bạn học sinh đã viết những câu sau:
" Bài thơ Ngắm trăng được trích trong tập thơ Nhật kí trong tù. Bác Hồ đã sáng tác bài này khi bị giam cầm trong nhà tù của chế độ Tưởng Giới Thạch trên đất Trung Hoa"
Yêu cầu: có thể thay từ sáng tác bằng những từ nào trong số các tù được kể dưới đây: sáng kiến, sáng chế, viết, làm, diễn tả.
Câu 3: Có một bạn h/s chép 1 đoạn thơ hay những sơ ý để nhoè 1 chữ, chữ bị nhoè được thay bằng một vòng tròn
" Tôi lại trở về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa, nắng dài bãi cát
Gió lộng xao, sóng biển đua đưa
Mát rượi lòng ta, ngân nga tiếng hát "
Bạn ấy cứ băn khoăn không biết là lao xao, xôn xao ? Chon và giải thích.
Câu 4:
" Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan "
" Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi "
Sắc thái " vàng " có giống nhau không ? Vì sao ? H/ảnh "đêm vàng" đã góp phần thể hiện tân trạng con hổ ntn ?
Câu 5: Đọc những câu thơ sau:
" Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển
Xanh trời, ... xanh cả những ước mơ "
(Tố Hữu)
BPTT được sử dụng trong hai câu thơ trên ?
Yếu tố nào tạo nên sự chuyển nghĩa của từ " xanh " ?
Câu 6: Có một câu chuyện nhỏ như sau:
Gia đình nọ rất quí mến ông lão mù nghèo khơ và rách rưới – người hàng tuần vẫn mang rau đến bán cho họ. Một hôm, ông lão khoe: " Không biết ai đã
để ở trước của nhag tôi một thùng quần áo cũ". Gia đình biết ông Lão cũng thiếu thốn lắm nên rất vui: "Chúc mừng ông ! Thật là tuyệt !". Ông lão mù nói: "Tuyệt thật ! Nhưng tuyệt nhất là vừa đứng lúc tôi biết có một gia điình thực sự cần những quần áo đó."
(Phỏng theo bộ sách những tấm lòng cao cả)
Em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu nêu rõ nhũng suy nghĩ của mình về ý nghĩa của câu chuyện trên.
Câu 7:
Bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên đã lấy dòng chảy của thời gian để làm nền và lấy cái nở để nhận ra cái tàn. Bằng việc phẩn tích ngắn gọn bài thơ hãy làm rõ ý kiến trên.
Đề thi : Ngữ văn 9
Thời gian 120 phút
Phần 1 : 3đ
Câu 1 : Vì sao Nguyễn Thành Long lại đặt nhan đề cho truyện ngắn của mình là “ Lặng lẽ Sa Pa” ?
Câu 2 : Ghi ra câu văn nêu chủ đề của tác phẩm
Câu 3 : Có ý kiến cho rằng : Một trong những yếu tố làm nên sức hấp dẫn và góp phần vào thành công của truyện “ Lặng lẽ Sa Pa” là chất trữ tình .
Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Hãy giải thích vì sao?
Phần 2 : 7đ
Cho các câu văn sau :
“ Bài thơ “ Đồng chí” kết thúc bằng hình ảnh rất đặc sắc. Đây là bức tranh đẹp về tình đồng chí , đồng đội của người lính, là biểu tượng về cuộc đời người chiến sĩ” .
a . Chép chính xác ba câu thơ cuối bài thơ
b .Cho biết tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
c. Viết nối tiếp những câu đã cho thành một đoạn văn từ 7-10 câu. Trong đoạn có dùng một câu có thành phần tình thái và một câu hỏi tu từ.
Các tác giả văn học hiện đại
1. Chính Hữu:
Tên thật là Trần Đình Đắc, sinh năm 1926, quê ở Can Lộc – Hà Tĩnh. Chính Hữu thường viết về đề tài người lính và chiến tranh. Thơ ông mộc mạc, giản dị mà ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm xúc, giàu hình ảnh và cảm xúc dồn nén. Táp phẩm chính là tập thơ "Đầu súng trăng treo", năm 1966 tiêu biểu nhất là bài thơ "Đồng chí".
2. Phạm Tiến Duật:
Phạm Tiến Duật sinh 1941, quê ở Phú Thọ. Ông thường viết về chiến tranh và hình tượng những người lính lái xe trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông ngang tàng, tinh nghịch, tươi trẻ và giàu chất hiện thực. Các tác phẩm chính như : "Vầng trăng – quầng lửa" (1970), "Thơ một chặng đường" (1971), "ở hai đầu núi" (1981). "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" là bài thơ được trích từ tập "Vầng trăng – quầng lửa".
3. Huy Cận:
Cù Huy Cận (1919 – 2005) quê ở Hương Sơn – Hà Tĩnh. Ông được mệnh danh là "nhà thơ của thiên nhiên, vũ trụ". Nếu như trước cách mạng thơ ông mang một nỗi buồn của thời đại thì sau cách mạng, thơ ông lại phơi phới, rạo rực niềm tin. Ngôn ngữ thơ trong sáng, hình ảnh thơ đầy lãng mạn. Các tác phẩm chính như: "Lửa thiêng" (1940), "Trời mỗi ngày một sáng" (1958), "Đất nở hoa" (1984), v.v... và bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" được trích trong tập thơ "Trời mỗi ngày lại sáng".
4. Bằng Việt:
Tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng sinh năm 1941, quê ở Hà Tây. Bằng Việt làm thơ từ đầu những năm 60 và thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, khai thác những kỉ niệm và mơ ước của tuổi trẻ nên gần gũi với bạn đọc trẻ, nhất là trong nhà trường.Bài thơ "Bếp lửa" được Bằng Việt sáng tác năm 1963 khi ấy tác giả là sinh viên đang du học tại Liên Xô và mới bắt đầu đến với thơ.
5. Nguyễn Khoa Điềm:
Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943, quê ở Phong Điền – Thừa Thiên Huế, trong một gia đình tri thức cách mạng. Ông thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc.Thơ của Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư, dồn nén cảm xúc, thể hiện tâm tư người trí thức tham gia vào cuộc chiếu đấu của nhân dân. Tác phẩm chính: "Đất ngoại ô" (1972), "Mặt đường khát vọng" (1971, in 1974)... Bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác năm 1971, khi đang công tác ở chiến khu phía Tây Thừa Thiên.
6. Nguyễn Duy:
Tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, quê ở Thanh Hoá. Nguyễn Duy đã được trao giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1972 – 1973. Ông trở thành một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước và tiếp tục bền bỉ sáng tác. Theo nhà phê bình VH Hoài Thanh : "Thơ Nguyễn Duy có một vẻ đẹp không gì sáng được, quen thuộc mà không nhàm chán. Nguyễn Duy đặc biệt thấm thía cái cao đẹp của những cuộc đời cần cù chăm chỉ; chất thơ của Nguyễn Duy chính là cái hiền hậu, một cái gì rất Việt Nam". Bài thơ "ánh trăng" viết năm 1978, tại thành phố HCM, vào lúc cuộc kháng chiến đã khép lại được 3 năm.
7. Chế Lan Viên:
Chế Lan Viên (1920 – 1989), tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, quê ở Quảng Trị. Tập thơ đầu tay "Điêu tàn" (1937) đã đưa tên tuổi của Chế Lan Viên vào trong số nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ Mới. Tham gia kháng chiến chống Pháp, Chế Lan Viên đã tìm được con đường cho thơ mình đến với nhân dân và đời sống cách mạng. Thơ Chế Lan Viên có phong cách nghệ thuật rõ nét và độc đáo: suy tưởng triết lí, đậm trí tuệ và tính hiện đại. Chế Lan Viên có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ. Hình ảnh thơ của ông phong phú đa dạng, kết hợp giữa thực và ảo, thường được sáng tác bằng sức mạnh của sự liên tưởng, tưởng tượng nhiều bất ngờ kì thú. Bài thơ "Con cò" được sáng tác năm 1962, in trong tập thơ "Hoa ngày thường – Chim báo bão" (1967).
8. Thanh Hải:
Tên thật là Phạm Bá Ngoãn (1930 – 1980) quê ở Phong Điền – Thừa Thiên Huế. Thanh Hải thường viết về thiên nhiên, tình yêu cuộc sống. Thơ ông bình dị, nhẹ nhàng, chân thật, khiêm nhường nhưng mang đậm tính triết lí về cuộc đời, thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết. Ông có các tác phẩm như: "Những đồng chí trung kiên" (1963), "Huế mùa xuân" (1971 – 1975), "Dấu võng Trường Sơn" (1977).
9. Viễn Phương:
Tên thật là Phan Thanh Viễn, sinh năm 1928, quê ở An Giang. Ông thường viết về phong trào kháng chiến ở miền Nam và công cuộc xây dựng CNXH. Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu tìch cảm đầy chất mơ mộng. Các tác phẩm chính như : "Mắt sáng học trò" (1970), "Nhớ lời di chúc" (1972). "Viếng lăng Bác" là bài thơ được trích từ tập "Như mây mùa xuân".
10. Hữu Thỉnh:
Tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh năm 1942, quê ở Vĩnh Phúc. Thơ Hữu Thỉnh có một giọng điệu riêng chân thực trong cảm xúc tinh tế và có nhiều tìm tòi trong cách biểu hiện. Ông là nhà thơ viết nhiều và viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn, về mùa thu. Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng. Bài thơ "Sang thu" được sáng tác gần cuối năm 1977.
11. Y Phương:
Tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày, sinh năm 1948, quê ở Cao Bằng. Thơ Y Phương thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi. Bài thơ "Nói với con" được viết năm 1977. Bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Y Phương: yêu quê hương, làng bản, tự hào và gắn bó với dân tộc mình.
12. Kim Lân:
Tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1921, quê ở Từ Sơn – Hà Bắc. Ông là một nhà thơ chuyên viết truyện ngắn về đề tài người nông dân và nông thôn Việt Nam. Việc sử dụng từ ngữ mộc mạc, trong sáng, hóm hỉnh, ít dùng những câu văn hoa mĩ, cầu kì Kim Lân đã viết về những làng quê Việt Nam hết sức chân thực. Các tác phẩm chính như : "Nên vợ nên chồng" (1995), "Con chó xấu xí" (1962) và "Làng" là truyện ngắn thể hiện rõ phong cách viết văn của ông.
13. Nguyễn Thành Long:
Nguyễn Thành Long (1925 – 1991) quê ở Duy Xuyên – Quảng Nam. Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và kí. Ông viết về đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội với một bút pháp giàu chất thơ, nhẹ nhàng, trầm lắng tha thiết. Tác phẩm chính: "Bát cơm cụ Hồ" (1955), "Trong gió bão" (1963), "Giữa trong xanh" (1972), "Sáng mai nào, xế chiều nào" (1984) ,..... "Lặng lẽ Sa Pa"là truyện ngắn được trích từ tập "Giữa trong xanh" của ông.
14.Nguyễn Quang Sáng: Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở An Giang. Ông tham gia kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng có nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong 2 cuộc kháng chiến cũng như sau hoà bình. Lối viết của Nguyễn Quang Sáng giản dị, mộc mạc những sâu sắc, dậm đà chất Nam Bộ. "Chiếc lược ngà" được viết năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra quyết liệt.
15. Nguyễn Minh Châu:
Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) quê ở Nghệ An. Nếu trước 1975, Nguyễn Minh Châu luôn trăn trở "đi tìm những hạt ngọc ẩn dấu trong bể sâu mỗi con người" thì sau 1975, ông viết về chiến tranh và công cuộc đổi mới của đất nước. Ông đã thể hiện được những đổi mới về mặt tư tưởng và nghệ thuật với giàu triết lí nhưng không khô cứng mà rất nhẹ nhàng. Các tác phẩm tiêu biểu: "Dấu chân người lính", "Mảnh trăng cuối rừng". Các truyện ngắn như: "Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành" (1983), "Bến quê" (1985), "Cỏ lau" (1989).
16. Lê Minh Khuê:
Lê Minh Khuê sinh năm 1940, quê ở Thanh Hoá. Trong kháng chiến chống Mĩ, gia nhập TNXP và bắt đầu viết văn vào đầu những năm 70, chủ yếu viết về cuộc sống chiếu đấu của tuổi trẻ nơi tuyến đường Trường Sơn. Là nhà văn có sở trường về truyện ngắn và có nhiều tìm tòi đáng quí. Ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật của Lê Minh Khuê khá sắc sảo, nhất là khi miêu tả tâm lý phụ nữ. "Những ngôi sao xa xôi" viết năm 1971, trong lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt .
Đề kiểm tra
Đề thi môn Ngữ Văn
Thời gian: 120 phút
PhầnI(3đ)
Mở đầu bài thơ “ Viếng Lăng Bác” , Viễn Phương viết :
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
Và ở cuối bài ,nhà thơ bày tỏ nguyện ước :
“Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
Theo em, những hình ảnh nào là ẩn dụ?
Em cảm nhận được từ các hình ảnh ẩn dụ đó ý nghĩa sâu xa như thế nào về tình cảm thiêng liêng, cao đẹp của nhân dân với Bác Hồ kính yêu
Cây tre là hình ảnh trung tâm của nhiều tác phẩm văn học Việt Nam. Em hãy chép lại 2 câu nối tiếp nhau trong một bài thơ đã học, trong đó nhà thơ đã mượn hình ảnh cây tre gợi liên tưởng đến tình yêu thương ,đoàn kết của con người Việt Nam
Phần II: (7điểm)
Bằng một đoạn văn (5-7câu) giới thiệu vê Lê Minh Khuê và truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi.
Nêu ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi.
Truyện được trần thuật từ nhân vật nào? Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện ?
Cho câu viết sau:
“ Trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” , với lối tiếp cận riêng, Lê Minh Khuê không chỉ để hiện lên với vẻ bình dị, gần gũi, nhà văn còn ngợi ca phẩm chất dũng cảm kiên cường của những cô gái trong “ tổ trinh sát mặt đường”
a, Phân tích ngữ pháp của câu văn trên
b, Nếu coi câu văn trên là câu mở đoạn, em hãy xác định đề tàicủa đoạn văn trước nó và đề tài của đoạn văn chứa nó
c. Viết tiếp câu văn trên khoảng 12 câu dể hoàn thành đoạn văn tổng – phân – hợp, câu kết đoạn là một câu hỏi tu từ.
Đề thi môn ngữ văn
Thời gian 120 phút
Phần I: (3đ)
Trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa”, Nguyễn Thành Long có viết:
-“ Tôi sắp giới thiệu với bác một người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vễ hắn.”
1. Vì sao bác lái xe lại giới thiệu với nhà hoạ sĩ về anh thanh niên như vậy?
2. Em hãy giải nghĩa từ “cô độc”. Có thể thay từ cô độc bằng từ cô đơn trong lời nói của bác lái xe được không? Vì sao?
3. Nguyễn Thành Long không đặt tên riêng cho các nhân vật trong truyện ngắn “Lặng lẽ SaPa”, điều đó có ý nghĩa gì?
Phần II: (7đ)
Trong bài thơ “Khi con tu hú” ( viết năm 1939), nhà thơ Tố Hữu có viết: “ Khi con tu hú gọi bầy...” Và trong bài “Bếp lửa” của Bằng Việt cũng có một đoạn thơ viết về âm thanh tiếng chim tu hú.
1.Hãy chép chính xác đoạn thơ đó và cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
2. Giải nghĩa nhan đề “ Bếp lửa”.
3. Cùng viết về âm thanh Tiếng chim tu hú nhưng mỗi nhà thơ lại có cảm xúc khác nhau . Hãy cho biết sự khác nhau đó?
4. Viết đoạn văn khoảng 10-12 câu theo kiểu Tổng- phân – hợp trình bày cảm nhận về đoạn thơ em vừa chép. Trong đoạn có sử dụng phép nối và một câu cảm thán.( xác định rõ).
Đề thi môn ngữ văn
Thời gian 120 phút
Phần I: (3đ)
Trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa”, Nguyễn Thành Long có viết:
-“ Tôi sắp giới thiệu với bác một người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vễ hắn.”
1. Vì sao bác lái xe lại giới thiệu với nhà hoạ sĩ về anh thanh niên như vậy?
2. Em hãy giải nghĩa từ “cô độc”. Có thể thay từ cô độc bằng từ cô đơn trong lời nói của bác lái xe được không? Vì sao?
3. Nguyễn Thành Long không đặt tên riêng cho các nhân vật trong truyện ngắn “Lặng lẽ SaPa”, điều đó có ý nghĩa gì?
Phần II: (7đ)
Trong bài thơ “Khi con tu hú” ( viết năm 1939), nhà thơ Tố Hữu có viết: “ Khi con tu hú gọi bầy...” Và trong bài “Bếp lửa” của Bằng Việt cũng có một đoạn thơ viết về âm thanh tiếng chim tu hú.
1.Hãy chép chính xác đoạn thơ đó và cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
2. Giải nghĩa nhan đề “ Bếp lửa”.
3. Cùng viết về âm thanh Tiếng chim tu hú nhưng mỗi nhà thơ lại có cảm xúc khác nhau . Hãy cho biết sự khác nhau đó?
4. Viết đoạn văn khoảng 10-12 câu theo kiểu Tổng- phân – hợp trình bày cảm nhận về đoạn thơ em vừa chép. Trong đoạn có sử dụng phép nối và một câu cảm thán.( xác định rõ).
Đề thi môn ngữ văn
Thời gian: 120 phút
Phân I: (3đ)
“ Ông cụ giáoKhuyến chợt nhận thấy mặt mũi Nhĩ đỏ rựng lên một cách khác thường, hai mắt long lanh chứa một nỗi say mê đầy đau khổ, cả mười đầu ngón tayNhĩ đang bấu chặt vào cái bậu cửa sổ, những ngón tay vừa bấu chặt vừa run lẩy bẩy. Anh đang thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình, nhô người ra ngoài giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó”.
( Bến quê- Nguyễn Minh Châu)
1.Đoạn văn trên phần nào của tác phẩm Bến quê?
2. Trong “Bến quê” Nguyễn Minh Châu đã sáng tạo một loạt hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng nhằm làm rõ chủ dề tác phẩm. Theo em, hành động cuối cùng của Nhĩ được tả ở đoạn văn trên có mang ý nghĩa biểu tượng không? Hãy viết một đoạn văn theo cách Tổng- phân- hợp có câu hỏi tu từ để phân tích hành động đó của nhân vật Nhĩ.
Phần II : (5đ)
Khổ thơ sau có trong bài “Con cò” của Chế Lan Viên:
“ Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”
Tác giả đã dùng thành ngữ nào? Hiểu thành ngữ đó như thế nào?
Các từ “ dù” đặt ở hai câu thơ đầu và “ vẫn” đặt ở hai câu thơ cuối ở đoạn thơ có tác dụng gì?
Viết đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn thơ trên, trong đó có dùng câu cảm thán.
Hình ảnh con cò trong ca dao đã được nhiều nhà thơ dùng làm chất liệu cho tác phẩm của mình. Em có biết bài thơ nào như vậy không ? Hãy chép lại câu thơ đó và ghi rõ tên bài thơ, tác giả.
File đính kèm:
- De luyen thi Ngu van lop 9 vao 10.doc