Đề kiểm tra môn ngữ Văn, học kì 2, lớp 9

I. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm, mỗi câu 0,25 điểm):

Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Bài thơ nào được nhà thơ sáng tác trong một hoàn cảnh rất đặc biệt và thể

hiện khát vọng được cống hiến cho cuộc đời ?

A. Mùa xuân nho nhỏ

B. Con cò

C. Viếng lăng Bác

D. Nói với con

2.Ý nào nêu đúng cảm xúc chủ đạo trong bài thơ Viếng lăng Bác?

A. Nỗi đau đớn, tiếc thương của nhà thơ khi Bác không còn nữa

B. Lòng kính yêu và biết ơn vô hạn của tác giả với Bác khi đến viếng

Bác

C. Những xúc động của tác giả trong cuộc hành trình từ miền Nam ra

thăm Bác

D. Những suy nghĩ về đất nước, quê hương của tác giả khi vào lăng

viếng Bác

3. Câu thơ nào sau đây chứa hình ảnh ẩn dụ ?

A. Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

B. Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

C. Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

D. Không có kính không phải vì xe không có kính

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1949 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn ngữ Văn, học kì 2, lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN, HỌC KÌ 2, LỚP 9 Đề số 2 (Thời gian làm bài: 90 phút) A. MA TRẬN (BẢNG HAI CHIỀU) Mức độ Lĩnh vực nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Thấp Cao TN TL TN TL TN TL TN TL Văn học Nội dung C1 C2 C4 2 Nghệ thuật C5, C 9 C15 3 Tiếng Việt Khởi ngữ, Thành phần biệt lập C7 C11 2 Nghĩa tường minh C6 1 Biện pháp tu từ C3 1 Các loại câu C8, 14 2 Phân loại câu theo mục đích nói C10 1 Câu rút gọn C12 1 Phép liên kết C13 1 Tập làm văn Viết bài văn nghị luận C16 1 Tổng số câu Trọng số điểm 2 0,5 12 3 1 1 1 5,5 16 10 Mỗi câu trắc nghiệm được 0, 25 điểm Câu 15 được 1 điểm; câu 16 được 5, 5 điểm B. NỘI DUNG ĐỀ I. Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm, mỗi câu 0,25 điểm): Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng. 1. Bài thơ nào được nhà thơ sáng tác trong một hoàn cảnh rất đặc biệt và thể hiện khát vọng được cống hiến cho cuộc đời ? A. Mùa xuân nho nhỏ B. Con cò C. Viếng lăng Bác D. Nói với con 2.Ý nào nêu đúng cảm xúc chủ đạo trong bài thơ Viếng lăng Bác? A. Nỗi đau đớn, tiếc thương của nhà thơ khi Bác không còn nữa B. Lòng kính yêu và biết ơn vô hạn của tác giả với Bác khi đến viếng Bác  C. Những xúc động của tác giả trong cuộc hành trình từ miền Nam ra thăm Bác D. Những suy nghĩ về đất nước, quê hương của tác giả khi vào lăng viếng Bác 3. Câu thơ nào sau đây chứa hình ảnh ẩn dụ ? A. Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát B. Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ C. Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá D. Không có kính không phải vì xe không có kính 4. Những âu thơ nào có tính triết lí đúc kết một quy luật cuộc sống? A. Con sẽ lấy đôi tay ôm lên người mẹ và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm B. Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá C. Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con D. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát 5. Nhận xét nào dưới đây nêu đúng đặc điểm nghệ thuật của bài thơ Viếng lăng Bác? A. Thể thơ 5 chữ, giọng điệu thiết tha, rạo rực, nhiều hình ảnh thiên nhiên giàu sức gợi cảm B. Thể thơ 5 chữ, nhạc điệu trong sáng thiết tha, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, gợi cảm và những so sánh ẩn dụ sáng tạo C. Thể thơ tám chữ, giọng điệu trang trọng, tha thiết, thành kính, nhiều hình ảnh ẩn dụ, gợi cảm, lời thơ bình dị D. Thể thơ tự do, hình thức đối thoại lồng trong độc thoại, hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng 6. Dòng thơ nào mang nghĩa tường minh ? A. Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương B. Đêm nay rừng hoang sương muối C. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này D. Chỉ cần trong xe có một trái tim 7. Câu nào chứa thành phần khởi ngữ ? A. Giàu, tôi cũng giàu rồi. B. Trời ơi, chỉ còn năm phút ! C. Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa. D. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. 8. Câu thơ "Mà sao nghe nhói ở trong tim !” thuộc loại nào? A. Câu trần thuật B. Câu nghi vấn C. Câu cầu khiến D. Câu cảm thán · Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 9 đến 14: “Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một hang dưới chân cao điểm. Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa! Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han rỉ nằm trong đất. Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khao khát làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”. Đơn vị chăm chúng tôi ra trò. Có gì lại bảo “Để cho bọn trinh sát, chúng nó ở trên đó vắng”. (Những ngôi sao xa, Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, tập 2) 9. Điểm đặc sắc nhất về nghệ thuật trong đoạn trích trên là gì? A. Nghệ thuật tả cảnh chi tiết, gợi cảm B. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế C. Cách kể chuyện xen lẫn miêu tả tự nhiên, sinh động D. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện hấp dẫn 10. Câu " Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa!" được dùng với mục đích gì? A. Bày tỏ ý nghi vấn B. Trình bày một sự việc C. Thể hiện sự cầu khiến D. Bộc lộ cảm xúc 11. Từ ngữ được gạch chân trong câu văn " Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. " có vai trò gì? A. Làm thành phần khởi ngữ B. Làm phương tiện kết nối C. Làm thành phần chủ ngữ D. Làm thành phần trạng ngữ 12. Câu văn " Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. " là câu rút gọn chủ ngữ. Từ nào dưới đây có thể khôi phục đúng chủ ngữ cho câu? A. Tôi B. Mình C. Đơn vị D. Chúng tôi 13. Từ ngữ được gạch chân trong câu văn “Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản.” là từ kết nối chỉ kiểu quan hệ nào? A. Quan hệ bổ sung B. Quan hệ thời gian C. Quan hệ nghịch đối D. Quan hệ nhân quả 14. Dòng nào dưới đây chỉ chứa các câu đặc biệt? A. “Chúng tôi có ba người.”; “Ba cô gái.” B. “Chúng tôi có ba người.”; “Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc.” C. “Ba cô gái.”; “Những tảng đá to” D. “Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc.”; “Những tảng đá to.” II. Tự luận (6, 5 điểm) 15. (1điểm): Hình tượng bao trùm bài thơ Con cò của Chế Lan Viên là hình tượng gì? Hình tượng đó có nguồn gốc từ đâu? Tìm 1 câu thơ trong bài thơ nói đến nguồn gốc của hình tượng đó? 16. (5, 5 điểm): Em hãy viết bài văn làm sáng tỏ nhận định sau: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng thể hiện tình yêu và khát vọng được cống hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải.

File đính kèm:

  • docBo_Nguvan_92_02.doc