I.TIẾNG VIỆT: (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Đoạn văn là gì? Trình bày các căn cứ để tách đoạn văn.
Câu 2: (2 điểm)
Xác định câu chốt và cách trình bày nội dung trong đoạn văn dưới đây; nêu mục đích của tác giả khi sử dụng cách trình bày đó :
"Mặt lão đôït nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc ."
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1117 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn ngữ Văn, học kỳ II, lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
M· ®Ò: v9210
ĐỀ KIỂM TRA M«N ng÷ v¨n, HỌC KỲ II, LỚP 9
( Thời gian làm bài: 90 phút)
I.TIẾNG VIỆT: (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Đoạn văn là gì? Trình bày các căn cứ để tách đoạn văn.
Câu 2: (2 điểm)
Xác định câu chốt và cách trình bày nội dung trong đoạn văn dưới đây; nêu mục đích của tác giả khi sử dụng cách trình bày đó :
"Mặt lão đôït nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc ..."
( Nam Cao )
II. LÀM VĂN : (6 điểm)
Phân tích bài thơ " Viếng lăng Bác " của nhà thơ Viễn Phương.
Từ đó, nêu ý kiến của em về nhận định :
" Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư."
( Lê Ngọc Trà )
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. TIẾNG VIỆT ( 4 điểm)
Câu 1:
- Đoạn văn là phần văn bản được qui ước tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng (qua hàng). (1 điểm)
- Có 2 căn cứ để tách đoạn văn:
+ Vai trò nhiệm vụ của đoạn văn trong bố cục 3 phần của văn bản (làm phần mở bài, thân bài, kết bài)
+ Những biến đổi trong nội dung của văn bản ( về đề tài, không gian, thời gian, phương diện ...) (1 điểm)
Câu 2:
- Xác định câu chốt : "Lão hu hu khóc" (0,5 điểm)
- Cách trình bày nội dung : kiểu qui nạp. (0,5 điểm)
- Mục đích của cách trình bày : đặc tả hành động "khóc" của lão Hạc, nhấn mạnh sự đau đớn, dằn vặt và nỗi khổ tâm to lớn của lão. (1 điểm)
II. LÀM VĂN (6 điểm)
A. Yêu cầu chung :
- Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận, có kỹ năng phân tích nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn, kỹ năng gắn kết với kiến thức lý luận văn học (LLVH).
- Hiểu và đồng tình với những cảm xúc của nhà thơ lúc viếng lăng Bác.
- Có kiến thức cơ bản về một trong những đặc điểm của nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng là bộc lộ tâm tư, tình cảm của con người, của nhà văn.
- Diễn đạt trôi chảy.
B. Yêu cầu cụ thể :
Bài làm của học sinh có thể theo nhiều cách, nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau :
1. Nội dung bài thơ : (2 điểm)
- Niềm xúc động thiêng liêng chân thành của tác giả khi từ miền Nam ra viếng lăng Bác. (0,75 điểm)
- Lòng biết ơn, niềm tự hào, sự tôn kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già dân tộc Hồ Chí Minh. (0,75 điểm)
- Nỗi đau xót và ước muốn tha thiết gắn bó với Người. (0,5 điểm)
...
2. Nghệ thuật bài thơ: (2 điểm)
- Thể thơ, nhịp điệu: Câu thơ 7 chữ, có lúc kéo dài 8,9 chữ, nhịp điệu dàn trãi, chậm rãi mà có sức vang ngân, thể hiện cảm xúc chính của bài thơ là trang trọng và trầm lắng. (0,5 điểm)
- Từ ngữ, hình ảnh : Từ ngữ chọn lọc song giản dị, tạo không khí ấm áp thân thương (con, thương trào nước mắt...). Hình ảnh ẩn dụ ( tre Việt Nam, mặt trời, trời xanh ...) giàu ý nghĩa, gợi liên tưởng sâu xa. (0,75 điểm)
- Thủ pháp điệp từ ngữ (hàng tre, mặt trời...), điệp cấu trúc (ngày ngày... đi, muốn làm ... muốn làm...) tạo những nốt nhấn , khoảng nhấn trong cảm nhận và cảm xúc của người đọc. (0,75 điểm)
...
3. Vấn đề lý luận văn học : (2 điểm)
- Nghệ thuật là lĩnh vực sáng tạo phản ánh hiện thực, trong đó có sự phản ánh tâm tư, tình cảm của con Người, của người nghệ sĩ. (0,5 điểm)
- Tiếng nói của tình cảm con người và tâm tư của người sáng tác được gởi gắm trong tác phẩm là :
. Nhu cầu được giãi bày. (0,5 điểm)
. Lời nhắn gởi, sự cảm thông, sự đồng điệu. (0,5 điểm)
. Thể hiện những tư tưởng, tình cảm tiến bộ, có giá trị làm phong phú thêm tâm hồn con người. (0,5 điểm)
Lưu ý :
- Giáo viên chỉ cho điểm tối đa từng phần khi học sinh trình bày mạch lạc, rõ ràng, thuyết phục.
- Lưu ý sự gắn kết giữa phần phân tích và trình bày ý kiến về vấn đề LLVH.
File đính kèm:
- De KT ky II.doc