- Vẻ đẹp của hàng phượng đỏ rực bvà tiếng ve kêu râm ran gắn với tuổi học trò đã gợi cho người viết biết bao cảm xúc vui buồn. (1 điểm)
- Tả xen lẫn cảm xúc, chọn ngôi kể thứ nhất số nhiều.
- Biết sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá để làm nổi bật cây phượng và tiếng ve kêu trong ngày hè. (1 điểm)
- Tả theo trình tự thời gian, không gian. Có thể chọn một khoảnh khắc gây ấn tượng tả. (1.5 điểm)
- Những suy tư cảm xúc gợi nhớ kỷ niệm tuổi học trò. (2 điểm)
- Trở về với hiện tại hàng phượng và tiếng ve kêu. (1 điểm)
- Ấn tượng, cảm nhận của người viết đối với cảnh vật, con người. (1 điểm)
2. Hình thức:
- Viết đúng thể loại văn miêu tả, có bố cục ba phần rõ ràng. (1 điểm)
- Không mắc lối diễn đạt, ngữ pháp và chính tả. (1 điểm)
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1768 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn tập làm văn - Trường THCS Thanh Dũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Thanh Dũng Đề Kiểm tra môn tập làm văn
Loại đề: Tiết PPCT: , Thời gian: 90 phút
Đề ra:
Tả hàng cây phượng vĩ ở sân trường em và tiếng ve kêu vào một ngày hè.
Đáp án và biểu điểm:
Nội dung:
- Vẻ đẹp của hàng phượng đỏ rực bvà tiếng ve kêu râm ran gắn với tuổi học trò đã gợi cho người viết biết bao cảm xúc vui buồn. (1 điểm)
Tả xen lẫn cảm xúc, chọn ngôi kể thứ nhất số nhiều.
Biết sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá để làm nổi bật cây phượng và tiếng ve kêu trong ngày hè. (1 điểm)
Tả theo trình tự thời gian, không gian. Có thể chọn một khoảnh khắc gây ấn tượng tả. (1.5 điểm)
Những suy tư cảm xúc gợi nhớ kỷ niệm tuổi học trò. (2 điểm)
Trở về với hiện tại hàng phượng và tiếng ve kêu. (1 điểm)
ấn tượng, cảm nhận của người viết đối với cảnh vật, con người. (1 điểm)
Hình thức:
- Viết đúng thể loại văn miêu tả, có bố cục ba phần rõ ràng. (1 điểm)
Không mắc lối diễn đạt, ngữ pháp và chính tả. (1 điểm)
Trường THCS Thanh Dũng Đề Kiểm tra môn tiếng việt
Loại đề: TX Tiết PPCT: , Thời gian: 15 phút
Đề ra: A/- Phần trắc nghiệm.
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất.
Câu 1: “Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mầm bóng, những cái vuốt ở chân ở khoé cừ cứng dần và nhọn hoắt”.
Có mấy cụm danh từ?
A. Một cụm B. Hai cụm C. Ba cụm D. Bốn cụm
Câu 2: Trong các từ sau đây từ nào là từ mượn?
A. Chóng lớn B. Mầm bóng C. Nhọn hoắt D. Cường tráng
Câu 3: “Tròn trỉnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn” là câu văn miêu tả bằng?
A. Hình ảnh B. So sánh
C. Liên tưởng, tưởng tượng D. So sánh, liên tưởng, tưởng tượng.
B/- Phần tự luận
Câu 1: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (5 dòng) có sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nội dung tự chọn.
Đáp án và biểu điểm:
A/- Phần trắc nghiệm: 3 điểm, mỗi câu đúng 1 điểm.
Câu 1: C
Câu 2: D
Câu 3: D
B/- Phần tự luận: 6 điểm
Biết cách viết một đoạn văn ngắn từ hai câu trở lên chấm đúng câu trong mỗi ý.
Chọn chủ đề sử dụng biện pháp tu từ so sánh vào trong đoạn văn một cách phù hợp, không gượng ép khi sử dụng hình ảnh so sánh.
Hình thức: 1 điểm.
Viết sạch, đẹp, không sai lỗi chính tả, nội dung rõ ràng.
Trường THCS Thanh Dũng Đề Kiểm tra môn ngữ văn
Loại đề: Tiết PPCT: , Thời gian: 45 phút
Đề ra: A/- Phần trắc nghiệm.
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất.
Câu 1: “ Bài học đường đời đầu tiên” của Dế Mèn là gì?
Không bao giờ bắt nạt người yếu kèm hơn mình.
Không thể hèn nhát, rung sợ trước kẻ mạnh hơn mình.
Không nên ích kỉ, gây sự với mọi người.
ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghỉ sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
Câu 2: Văn bản “Buổi học cuối cùng” tác giả là ai?
A. Võ Quãng B. Tạ Dung Anh
C. An Phông Xơ Đô Đê D. Đoàn Giỏi
Câu 3: Văn bản “Buổi học cuối cùng” thuộc thể loại nào?
A. Truyện ngắn B. Tiểu thuyết C. Kí D. Cả ba loại trên
Câu 4: Nhân vật chính trong truyện “Buổi học cuối cùng” là ai?
A. Chú bé Prăng B. Thầy Ha Men
C. Chú bé Prăng và thầy Ha Men D. Nước Pháp
Câu 5: Vì sao trong bài thơ: “ Đêm này Bác không ngủ” nhà thơ Minh Huệ không kể về lần thức dậy thứ hai của anh đội viên?
A.Vì tác giả nhầm hoặc quên từ thứ ban và thứ hai.
B. Vì Minh Huệ không muốn câu chuyện trùng lặp.
C. Vì có lẽ lần thứ hai thức dậy anh đội viên ngại không dám mời Bác ngủ và lại thiếp đi.
D. Đó là một dụng ý nghệ thuật của tác giả, người đọc có thể nhầm hiểu rằng lần thứ hai anh đội viên cũng cố mời Bác vẫn không ngủ, để đến lần thứ ba thức dậy tâm trạng của anh mới càng lộ rõ, hốt hoảng, giật mình hơn.
Câu 6: Bài thơ “ Lượm” được viết vào năm nào?
A. Năm 1947 B. Năm 1948 C. Năm 1949 D. Năm 1950
B/- Phần tự luận
Câu 1: Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 6 câu tả một cảnh đẹp của quê hương.
Đáp án và biểu điểm:
A/- Phần trắc nghiệm: 3 điểm, mỗi câu đúng 0,5 điểm.
Câu 1: D
Câu 2: C
Câu 3: A
Câu 4: A
Câu 5: D
Câu 6: C
B/- Phần tự luận: 6 điểm
Yêu cầu: 1) Về nội dung:
Tả lại một trong những cảnh đẹp của quê hương em ví dụ con đường làng, con đê làng, đình, chùa, đầm sen đầu làng, hàng cây.
Thể hiện lòng yêu mến tự hào về cảnh đẹp của quê hương.
2) Về hình thức: 1 điểm
Không quá 6 câu, viết sạch, đẹp, không sai lỗi chính tả.
3) Kỉ năng: 1 câu mở đoạn (giới thiệu cảnh đẹp) (1 điểm)
4 câu thân đoạn (3 điểm)
1 câu kết đoạn (1 điểm)
Trường THCS Thanh Dũng Đề Kiểm tra môn ngữ văn
Loại đề: Tiết PPCT: , Thời gian: 15 phút
Đề ra: A/- Phần trắc nghiệm.
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất.
“ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt, thuyền cố lấn lên Dượng Hưng Thư như một pho tượng đông đúc. Bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hưng Thư vượt thác khác hẵn Dượng Hưng Thư ở nhà nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì ai gọi cũng vâng vâng, dạ dạ”
Trích Ngữ Văn 6 - Tập 2
Câu 1: Đoạn trích trên tác giả là ai?
A. Tô Hoài B. Võ Quãng C. Đoàn Giỏi D. Tạ Duy Anh
Câu 2: Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào?
A. Bài học đường đời đầu tiên B. Sông nước Cà Mau
C. Vượt thác D. Buổi học cuối cùng
Câu 3: Nội dung chính của đoạn văn trên là:
Miêu tả ngoại hình của Dượng Hưng Thư
Miêu tả các động tác của Dượng Hưng Thư
Miêu tả cảnh thiên nhiên
Miêu tả ngoại hình và các động tác trong cuộc vượt thác của Dượng Hưng Thư.
B/- Phần tự luận
Câu 1: Qua đoạn văn trên em có thể nói khái quát như thế nào về con người Dượng Hưng Thư?
Đáp án và biểu điểm:
A/- Phần trắc nghiệm: 3 điểm, mỗi câu đúng 1 điểm.
Câu 1: B
Câu 2: C
Câu 3: D
B/- Phần tự luận: 6 điểm
Nêu đầy đủ nội dung:
Dượng Hưng Thư con người quả cảm người chỉ huy vượt thác bình tỉnh, dày dặn kinh nghiệm đồng thời là người khiêm nhường nhu mì trong cuộc sống gia đình.
Viết sạch đẹp, không sai lỗi chính tả.
Trường THCS Thanh Dũng Đề Kiểm tra môn tiếng việt
Loại đề: Tiết PPCT: , Thời gian: 45 phút
Đề ra: A/- Phần trắc nghiệm.
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất.
“ Sau trận bão chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.
Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển đông, vài chiếc nhạn mà mùa thu chao đi, chao lại trên mâm bể sáng dần lên các chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang là là nhịp cánh.”
Trích văn bản “ Cô Tô”SGK Ngữ văn 6 – Tập 2 – Nguyễn Tuân
Câu 1: Tác giả dùng phép so sánh mấy lần?
A. Một lần B. Hai lần C. Ba lần D. Bốn lần
Câu 2: Trong đoạn văn trên tác giả dùng bao nhiêu từ láy?
A. Một từ B. Hai từ C. Ba từ D. Bốn từ
Câu 3: Trong các từ nào là từ hán việt?
A. Thiên nhiên B. Đầy đặn C. Chân trời D. Ngấn bể
Câu 4: Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn là câu văn miêu tả bằng?
A. Hình ảnh B. So sánh
C. Lien tưởng, tưởng tượng D. So sánh và liên tưởng, tưởng tượng
Câu 5: Nếu viết: “Vài chiếc nhạn mùa thu trên mâm bể sáng dần lên các chất bạc nén” thì câu văn mắc phải lỗi nào?
A. Thiếu chủ ngữ B. Thiếu vị ngữ
C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ D. Sai về nghĩa
Câu 6: Câu có thể có:
A. Một vị ngữ B. Hai vị ngữ
C. Nhiều vị ngữ D. Có một hoặc nhiều vị ngữ
B/- Phần tự luận
Đã bao lần em nghe cô giáo giảng bài tập trên lớp, viết một đoạn văn ngắn tả lại một lần như thế.
Đáp án và biểu điểm:
A/- Phần trắc nghiệm: 3 điểm, mỗi câu đúng 0,5 điểm.
Câu 1: C
Câu 2: D
Câu 3: A
Câu 4: D
Câu 5: B
Câu 6: D
B/- Phần tự luận: 6 điểm
Yêu cầu:
Nêu đầy đủ nội dung:
+ Tả cụ thể giờ nào? cô nào? dạy bài gì? (1 điểm)
+ Hình dáng, lời nói, cử chỉ, thái độ tình cảm của cô khi giảng bài. (2 điểm) + Quá trình diễn biến tiết học, ấn tượng sâu đậm nhất. (2 điểm)
+ Tình cảm, tâm trạng khi nhớ lại kỷ niệm đó. (1 điểm)
+ Trình bày sạch, đẹp, viết không sai lỗi chính tả. (1 điểm)
File đính kèm:
- Kiem tra HK2.doc