Đề kiểm tra môn Văn học 9 trường THCS Phúc Đồng

PHẦN I:TRẮC NGHIỆM (2đ)

Câu1: Bài thơ Đồng chí viết về đề tài gì?

A. Tình đồng đội

B. Tình quân dân

 C. Tình anh em

D. Tình bạn bè

Câu2: Hình tượng người lính trong bài Đồng chí được khắc hoạ bởi những phương diện nào?

A.Hoàn cảnh xuất thân

B.Hoàn cảnh sống thiếu thốn gian lao

C.Tình cảm đồng đội gắn bó sâu sắc

D.Cả A, B, C

Câu3: Hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính giống nhau ở điểm nào?

A. Cùng viết về đề tài người lính

B. Cùng viết theo thể thơ tự do

C. Cùng nói về sự hi sinh của người lính

D. Cả A và B

Câu4: Các câu hát trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá có ý nghiã như thế nào?

A. Biểu hiện sức sống căng tràn của thiên nhiên

B. Biểu hiện niềm vui và sự phấn chấn của người lao động

C. Thể hiện sức mạnh của con người

D. Thể hiện sự bao la hùng vĩ của biển cả

Câu 5:Câu thơ “Trăng cứ tròn vành vạnh” (Nguyễn Duy) tượng trưng cho điều gì?

A. Hạnh phúc viên mãn tròn đầy

B. Quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên, không phai mờ

C. Thiên nhiên, vạn vật luôn tuần hoàn

D. Cuộc sống hiện tại no đủ, sung sướng

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1833 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn Văn học 9 trường THCS Phúc Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng gd đt long biên Trường thcs phúc đồng Đề Kiểm tra môn văn học 9 Thời gian làm bài:45 phút Tiết: Ngày kiểm tra: 21/12/2007 Phần I:Trắc nghiệm (2đ) Câu1: Bài thơ Đồng chí viết về đề tài gì? Tình đồng đội Tình quân dân Tình anh em Tình bạn bè Câu2: Hình tượng người lính trong bài Đồng chí được khắc hoạ bởi những phương diện nào? A.Hoàn cảnh xuất thân B.Hoàn cảnh sống thiếu thốn gian lao C.Tình cảm đồng đội gắn bó sâu sắc D.Cả A, B, C Câu3: Hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính giống nhau ở điểm nào? Cùng viết về đề tài người lính Cùng viết theo thể thơ tự do Cùng nói về sự hi sinh của người lính Cả A và B Câu4: Các câu hát trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá có ý nghiã như thế nào? Biểu hiện sức sống căng tràn của thiên nhiên Biểu hiện niềm vui và sự phấn chấn của người lao động Thể hiện sức mạnh của con người Thể hiện sự bao la hùng vĩ của biển cả Câu 5:Câu thơ “Trăng cứ tròn vành vạnh” (Nguyễn Duy) tượng trưng cho điều gì? Hạnh phúc viên mãn tròn đầy Quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên, không phai mờ Thiên nhiên, vạn vật luôn tuần hoàn Cuộc sống hiện tại no đủ, sung sướng Câu6:Tạo nên sức hấp dẫn về nghệ thuật của truyện ngắn Làng là: Cách xây dựng và khắc hoạ nhân vật qua miêu tả nội tâm Ngôn ngữ kể chuyện mang tính khẩu ngữ Cách xây dựng tình huống đặc sắc Cả 3 đáp án trên Câu7:Nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa chủ yếu được miêu tả bằng cách: Tự giới thiệu về mình Được tác giả miêu trực tiếp Hiện ra qua sự nhìn nhận đánh giá của các nhân vật khác Được giới thiệu qua lời kể của ông hoạ sĩ già Câu8 :Truyện ngắn Chiếc lược ngà được nhà văn Nguyễn Quang Sáng được sáng tác năm : 1965 C.1967 1966 D.1968 Phần II: Tự luận (8đ) Câu1: (3đ) Trong truyện ngắn Làng nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một tình huống truyện hết sức đặc sắc để qua đó nhân vật ông Hai bộc lộ tình cảm yêu làng quê yêu đất nước.Hãy nêu rõ tình huống ấy và chỉ rõ tác dụng của nó trong việc thể hiện nội dung, chủ đề truyện. Câu2: (5đ) Chép chính xác 7 câu thơ đầu trong bài thơ Đồng chí. Viết một đoạn văn có câu chủ đề theo lối diễn dịch làm rõ sự tương đồng và gắn bó tình cảm sâu sắc giữa những người lính trong 7 câu đầu của bài thơ (Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu ghép và 1 câu bị động - gạch chân) Đáp án Biểu điểm Phần I:Trắc nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 A D D B B D C B Phần II: Tự luận Câu1: Hs nêu được tình huống truyện: Ông Hai tình cờ nghe được tin làng chợ Dầu yêu quý cuả ông theo giặc từ những người tản cư :1đ Và trình bày ý nghĩa của tình huống ấy trong việc thể hiện nội dung chủ đề truyện: 2đ Đây là tình huống gay cấn để qua đó nhà văn thể hiện chủ đề nội dung của truyện Là nút thắt của câu truyện gây ra những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trí ông Hai tạo điều kiện để ông bộc lộ tính cách và phẩm chất Tình huống này góp phần giải quyết triệt để và sâu sắc chủ đề tác phẩm: phản ánh ca ngợi tình yêu làng quê chân thành giản dị hoà quyện với lòng yêu nước và trung thành với cách mạng của người nông dân trong kháng chiến chống Pháp Ta thấy được tài năng bậc thầy của Kim Lân trong cách xây dựng truyện Câu2: HS chép chính xác 7 câu thơ đầu bài thơ Đồng chí:1đ (Sai 1 lỗi trừ 0,25đ) * Hình thức: Viết đoạn văn có câu chủ đề theo lối quy nạp có độ dài khoảng 10-12 câu, liên kết chặt chẽ, có dẫn chứng làm rõ ý khái quát, không mắc lỗi chính tả ngữ pháp:1đ * Nội dung: Sự tương đồng và gắn bó tình cảm sâu sắc giữa những người lính trong bài thơ: - Tương đồng về cảnh ngộ: cùng hoàn cảnh xuất thân từ những miền quê nghèo khó, là những người nông dân mặc áo lính:1đ - Cùng chung lý tưởng, cùng chia ngọt sẻ bùi trong cuọc kháng chiến chung của dân tộc: 1đ à Họ trở thành những người đồng chí đồng đội yêu thương và gắn bó chia sể Giọng thơ thủ thỉ tâm tình, cách dùng những hình ảnh giản dị mà có giá trị biểu cảm cao đã giúp nhà thơ diễn tả vẻ đẹp của sự tương đồng và gắn bó giữa những người lính trong bài thơ Hình ảnh người lính trong bài thơ cũng là hình ảnh tiêu biểu cho nhưng chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp cảu dân tộc. (0,5đ) Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu ghép và 1 câu bị động : 0,5đ *Cho điểm: Điểm 4:Hoàn thành tốt các yêu cầu trên Điểm 3:Đạt phần lớn các yêu cầu trên, lí lẽ dẫn chứng hoặc phân tích chưa thật đủ để làm sáng tỏ ý khái quát, còn mắc 1 số lỗi diễn đạt Điểm 2:Chỉ nêu được khoảng 1 nửa các yêu cầu trên, thiếu hẳn nửa số ý khái quát hoặc phân tích sơ sài, lan man, chủ yếu diễn xuôi ý thơ, bố cục chưa thật rõ ràng, còn1 số lỗi diễn đạt Điểm1:Đoạn viết sơ sài, sai lạc ít nhiều về nội dung, còn nhiều lỗi diễn đạt Điểm 0: Không viết được gì hoặc sai hoàn toàn so với yêu cầu của đề (ĐV không có câu ghép, câu bị động – 0,5đ)

File đính kèm:

  • docDe kiem tra dap an phan tho hien dai.doc
Giáo án liên quan