Đề kiểm tra một tiết (kì I) môn: Lý 8

I. Phần câu hỏi trắc nghiệm.

Câu 01. Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động do quán tính?

A. Một ô tô đang chạy trên đường.

B. Chuyển động của một vật được thả rơi từ trên cao xuống.

C. Người đang đi xe đạp thì ngừng đạp, nhưng xe vẫn chuyển động tới phía trước.

D. Chuyển động của dòng nước chảy trên sông.

Câu 02. Một người đi xe đạp trong 40 phút với vận tốc không đổi là 15 km/h. Hỏi quãng đường đi được là bao nhiêu km?

A. 10km B. 25 km C. 15 km D. 40 km

Câu 03. Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào ma sát có lợi?

A. Ma sát làm cho ô tô có thể vượt qua chỗ lầy. B. Ma sát làm mòn trục xe và cản trở chuyển động của bánh xe.

C. Ma sát làm mòn đĩa và xích xe đạp. D. Ma sát lớn làm cho việc đẩy một vật trượt trên sàn khó khăn

 vì cần phải có lực đẩy lớn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1056 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra một tiết (kì I) môn: Lý 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Thanh Thủy Điểm: ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT (Kì I) Họ và tên:...................................................... Lớp:............................................................... Môn: Lý 8 ĐỀ1 Phần câu hỏi trắc nghiệm. Câu 01. Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động do quán tính? A. Một ô tô đang chạy trên đường. B. Chuyển động của một vật được thả rơi từ trên cao xuống. C. Người đang đi xe đạp thì ngừng đạp, nhưng xe vẫn chuyển động tới phía trước. D. Chuyển động của dòng nước chảy trên sông. Câu 02. Một người đi xe đạp trong 40 phút với vận tốc không đổi là 15 km/h. Hỏi quãng đường đi được là bao nhiêu km? A. 10km B. 25 km C. 15 km D. 40 km Câu 03. Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào ma sát có lợi? A. Ma sát làm cho ô tô có thể vượt qua chỗ lầy. B. Ma sát làm mòn trục xe và cản trở chuyển động của bánh xe. C. Ma sát làm mòn đĩa và xích xe đạp. D. Ma sát lớn làm cho việc đẩy một vật trượt trên sàn khó khăn vì cần phải có lực đẩy lớn. Câu 04. Quan sát một vật được thả rơi từ trên cao xuống, hãy cho biết tác dụng của trọng lực đã làm cho đại lượng vật lí nào thay đổi? A. Vận tốc. B. Khối lượng riêng. C. Khối lượng. D. Trọng lượng. Câu 05. Khi nói Trái Đất quay quanh Mặt Trời, ta đã chọn vật nào làm mốc? A. Chọn Trái Đất hay Mặt Trời đều đúng. B. Trái Đất. C. Một vật trên Trái Đất. D. Mặt trời. Câu 06. Người lái đò đang ngồi trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước.Trong các câu mô tả sau đây câu nào đúng? A. Người lái đò chuyển động so với dòng nước. B. Người lái đò đứng yên so với dòng nước. C. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền. D. Người lái đò dứng yên so với bờ sông. Câu 07. Một ô tô chuyển động thẳng đều khi lực kéo của động cơ ô tô là 800N, thì độ lớn của lực ma sát tác dụng lên các bánh xe có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau ( bỏ qua tác dụng lực cản của không khí): A. 400N B. Bằng không. C. 800N D. 900N Câu 08. Khi nói ô tô chạy từ Hà Nội đến Hải Phòng với vận tốc 50 km/h là nói tới vận tốc nào? A. Trung bình cộng các vận tốc. B. Vận tốc tại một thời điểm nào đó. C. Vận tốc tại một vị trí nào đó. D. Vận tốc trung bình. Trả lời phần trắc nghiệm: Câu 01 02 03 04 05 06 07 08 Phương án chọn Phần tự luận. Bài 1. Lúc 9h hai ô tô cùng khởi hành từ hai địa điểm A và B cách nhau 96km và đi ngược chiều nhau. Vận tốc xe đi từ A là v1=36km/h, vận tốc xe đi từ B là v2=28km/h. Tính khoảng cách hai xe lúc 10h. Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ. Bài 2. Một chiếc xe chuyển động trong 3 giờ. Trong nửa giờ đầu xe đi với vận tốc trung bình là 20km/h, trong 2 giờ 30 phút sau xe đi với vận tốc trung bình là 32km/h. Tính vận tốc trung bình của xe trong suốt thời gian chuyển động. Bài 3. Một vật có trọng lượng 10N đặt trên mặt bàn nằm ngang. Vật bị tác dụng bởi một lực kéo theo phương nằm ngang có cường độ 6N. Biểu diễn các lực trên bằng vectơ (với tỉ xích 1cm ứng với 2N) Biết vật vẫn đứng yên, hãy giải thích sự cân bằng của vật. ĐÁP ÁN ĐỀ 1 Phần câu hỏi trắc nghiệm. (Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm) 1.C 2.A 3.A 4.A 5.D 6.B 7.C 8.D Phần tự luận. Bài 1. (2 điểm) (1 điểm) Đến lúc 10h mỗi xe đi được quãng đường là: S1= v1.t1=36.1=36km S2= v2.t1=28.1=28km Khoảng cách hai xe lúc 10h là: L=S-(S1+S2)=96-(36+28)=32km (1 điểm) Giả sử sau thời gian t kể từ lúc xuất phát hai xe gặp nhau ta có S = v1.t+v2.t Vậy hai xe gặp nhau lúc 10h 30 phút Bài 2. (2 điểm) Quãng đường xe đi được trong 3h là: Vận tốc trung bình của xe là: P F 2N Bài 3. (2 điểm) Biểu diễn hai lực trên (1 điểm) (1 điểm) Vì vật chịu tác dụng của các cặp lực cân bằng Trọng lực cân bằng với lực đỡ của mặt bàn. Lực kéo cân bằng với lực ma sát nghỉ. Trường THCS Thanh Thủy Điểm: ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT (Kì I) Họ và tên:...................................................... Lớp:............................................................... Môn: Lý 8 ĐỀ2 Phần câu hỏi trắc nghiệm. Câu 01. Khi nói Trái Đất quay quanh Mặt Trời, ta đã chọn vật nào làm mốc? A. Mặt trời. B. Một vật trên Trái Đất. C. Chọn Trái Đất hay Mặt Trời đều đúng. D. Trái Đất. Câu 02. Người lái đò đang ngồi trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Trong các câu mô tả sau đây câu nào đúng? A. Người lái đò chuyển động so với dòng nước. B. Người lái đò đứng yên so với dòng nước. C. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền. D. Người lái đò dứng yên so với bờ sông. Câu 03. Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào ma sát có lợi? A. Ma sát làm mòn đĩa và xích xe đạp. B. Ma sát làm mòn trục xe và cản trở chuyển động của bánh xe. C. Ma sát lớn làm cho việc đẩy một vật trượt trên sàn khó khăn vì cần phải có lực đảy lớn. D. Ma sát làm cho ô tô có thể vượt qua chỗ lầy. Câu 04. Một người đi xe đạp trong 40 phút với vận tốc không đổi là 15 km/h. Hỏi quãng đường đi được là bao nhiêu km? A. 40 km B. 10km C. 15 km D. 25 km Câu 05. Khi nói ô tô chạy từ Hà Nội đến Hải Phòng với vận tốc 50 km/h là nói tới vận tốc nào? A. Vận tốc tại một vị trí nào đó. B. Trung bình cộng các vận tốc. C. Vận tốc tại một thời điểm nào đó. D. Vận tốc trung bình. Câu 06. Một ô tô chuyển động thẳng đều khi lực kéo của động cơ ô tô là 800N, thì độ lớn của lực ma sát tác dụng lên các bánh xe có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau (bỏ qua tác dụng lực cản của không khí): A. Bằng không. B. 400N C. 900N D. 800N Câu 07. Quan sát một vật được thả rơi từ trên cao xuống, hãy cho biết tác dụng của trọng lực đã làm cho đại lượng vật lí nào thay đổi? A. Vận tốc. B. Trọng lượng. C. Khối lượng. D. Khối lượng riêng. Câu 08. Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động do quán tính? A. Chuyển động của một vật được thả rơi từ trên cao xuống. B. Người đang đi xe đạp thì ngừng đạp, nhưng xe vẫn chuyển động tới phía trước. C. Một ô tô đang chạy trên đường. D. Chuyển động của dòng nước chảy trên sông. Trả lời phần trắc nghiệm: Câu 01 02 03 04 05 06 07 08 Phương án chọn Phần tự luận. Bài 1. Lúc 8h hai ô tô cùng khởi hành từ hai địa điểm A và B cách nhau 128km và đi ngược chiều nhau. Vận tốc xe đi từ A là v1=36km/h, vận tốc xe đi từ B là v2=28km/h. Tính khoảng cách hai xe lúc 9h. Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ. Bài 2. Một chiếc xe chuyển động trong 4 giờ. Trong một giờ đầu xe đi với vận tốc trung bình là 45km/h, trong 3 giờ sau xe đi với vận tốc trung bình là 25km/h. Tính vận tốc trung bình của xe trong suốt thời gian chuyển động. Bài 3. Một vật có trọng lượng 15N đặt trên mặt bàn nằm ngang. Vật bị tác dụng bởi một lực kéo theo phương nằm ngang có cường độ 10N. Biểu diễn các lực trên bằng vectơ (với tỉ xích 1cm ứng với 5N) Biết vật vẫn đứng yên, hãy giải thích sự cân bằng của vật. ĐÁP ÁN ĐỀ 2 Phần câu hỏi trắc nghiệm. (Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm) 1.A 2.B 3.D 4.B 5.D 6.D 7.A 8.B Phần tự luận. Bài 1. (2 điểm) (1 điểm) Đến lúc 10h mỗi xe đi được quãng đường là: S1= v1.t1=36.1=36km S2= v2.t1=28.1=28km Khoảng cách hai xe lúc 10h là: L=S-(S1+S2)=128-(36+28)=64km (1 điểm) Giả sử sau thời gian t kể từ lúc xuất phát hai xe gặp nhau ta có S = v1.t+v2.t Vậy hai xe gặp nhau lúc 10h Bài 2. (2 điểm) Quãng đường xe đi được trong 3h là: Vận tốc trung bình của xe là: P F 5N Bài 3. (2 điểm) Biểu diễn hai lực trên (1 điểm) (1 điểm) Vì vật chịu tác dụng của các cặp lực cân bằng Trọng lực cân bằng với lực đỡ của mặt bàn. Lực kéo cân bằng với lực ma sát nghỉ.

File đính kèm:

  • docTiet 7 Kiem traMa tranDeDap an.doc
Giáo án liên quan