Câu 1. (2,0 điểm)
a. Câu thơ sau có cả hoán dụ và ẩn dụ. Anh (chị) hãy phân biệt hai phép tu từ đó.
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
(Tương tư - Nguyễn Bính, Ngữ văn 11,
Tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr 50)
b. Bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính giống và khác gì với ca dao?
Câu 2. (3,0 điểm)
Người độ lượng bao giờ cũng thấy mình giàu có.
(Ngạn ngữ La Tinh)
Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về câu ngạn ngữ trên.
Câu 3. (5,0 điểm)
Cùng viết về nỗi nhớ nhưng mỗi nhà thơ lại có một cách khám phá, thể hiện của riêng mình.
Trong bài thơ “Tây Tiến”, Quang Dũng viết:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
(Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12,
Tập một, NXB Giáo dục, 2007, tr. 89)
Trong bài thơ “Việt Bắc”, Tố Hữu viết:
“Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”.
(Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12,
Tập một, NXB Giáo dục, 2007, tr. 110)
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4391 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra năng lực chuyên môn giáo viên năm học 2012 - 2013 môn: Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN
NĂM HỌC 2012 - 2013
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày kiểm tra: 06 tháng 4 năm 2013
Câu 1. (2,0 điểm)
a. Câu thơ sau có cả hoán dụ và ẩn dụ. Anh (chị) hãy phân biệt hai phép tu từ đó.
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
(Tương tư - Nguyễn Bính, Ngữ văn 11,
Tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr 50)
b. Bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính giống và khác gì với ca dao?
Câu 2. (3,0 điểm)
Người độ lượng bao giờ cũng thấy mình giàu có.
(Ngạn ngữ La Tinh)
Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về câu ngạn ngữ trên.
Câu 3. (5,0 điểm)
Cùng viết về nỗi nhớ nhưng mỗi nhà thơ lại có một cách khám phá, thể hiện của riêng mình.
Trong bài thơ “Tây Tiến”, Quang Dũng viết:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
(Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12,
Tập một, NXB Giáo dục, 2007, tr. 89)
Trong bài thơ “Việt Bắc”, Tố Hữu viết:
“Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”.
(Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12,
Tập một, NXB Giáo dục, 2007, tr. 110)
Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ trên.
========Hết========
(Đề có 01 trang)
UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC GIÁO VIÊN
NĂM HỌC 2012-2013
Môn: Ngữ văn
(Hướng dẫn chấm có 04 trang)
Câu 1. (2,0 điểm)
a. Câu thơ sau có cả hoán dụ và ẩn dụ. Anh (chị) hãy phân biệt hai phép tu từ đó.
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
(Tương tư - Nguyễn Bính, Ngữ văn 11,
Tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr 50)
b. Bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính giống và khác gì với ca dao?
-------------------
a. Trong câu thơ Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông, - Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào, tác giả sử dụng hình ảnh hoán dụ thôn Đoài, thôn Đông để chỉ “người thôn Đoài”, “người thôn Đông” và những hình ảnh ẩn dụ cau thôn Đoài, giầu không thôn nào để chỉ những người đang yêu, bởi vì quan hệ giữa những người đang yêu nhau cũng có những điểm tương đồng với quan hệ giữa trầu và cau. Đó là quan hệ giữa những sự vật gắn bó khăng khít với nhau, tồn tại vì nhau, cho nhau, khi hoà hợp thì trở nên thắm thiết. Quan hệ tương đồng là cơ sở của mọi ẩn dụ. Đây là cách diễn đạt phù hợp với tâm trạng của người đang yêu, phù hợp với cách nói lấp lửng, bóng gió trong tình yêu đôi lứa. (0,5 điểm)
b. Điểm giống và khác giữa bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính và ca dao.
- Giống nhau:
+ Thể thơ lục bát.
+ Cách thể hiện tâm trạng: Sử dụng lối phú, tỉ, hứng quen thuộc trong ca dao.
+ Sử dụng hình ảnh cặp đôi quen thuộc (bến - đò, cau - trầu...)
+ Ngôn ngữ mộc mạc, sử dụng từ phiếm chỉ, các số từ...
- Khác nhau:
+ Ca dao là những bài thơ lục bát ngắn, Tương tư là bài thơ lục bát trường thiên hiện đại.
+ Mạch thơ: Ca dao diễn tả một mảng tâm trạng nào đó, một khoảnh khắc cảm xúc điển hình. Tương tư - Nguyễn Bính diễn tả nhiều tâm trạng đan xen, phức hợp, rất lôgic của nỗi tương tư.
+ Cách thể hiện: cùng dùng lối phú, tỉ, hứng quen thuộc, trong đó con người gắn chặt với môi trường nhưng bài thơ Tương tư - Nguyễn Bính diễn tả tâm trạng tương tư trong sự gắn bó với khung cảnh chốn quê, hiện lên hình ảnh làng quê Việt Nam bình dị.
+ Hình ảnh: bên cạnh những cặp hình ảnh có tính ước lệ quen thuộc trong ca dao, hình ảnh trong thơ Nguyễn Bính mở rộng theo trường liên tưởng mới mẻ và độc đáo: Thôn Đoài - Thôn Đông, một người - một người, gió mưa - tương tư, tôi - nàng, bên ấy - bên này,…
- Đánh giá: Nguyễn Bính không chỉ mượn thể thơ, ngôn ngữ, hình ảnh, cách phô diễn tình cảm... trong ca dao mà mang vào trong Tương tư cả cái hồn của ca dao, của xứ sở. Nhưng Tương tư vẫn là bài thơ của một thời Thơ mới, nhà thơ mới khi chuyển tải những cung bậc cảm xúc phức hợp của con người thời đại chữ Tôi, thể hiện trực tiếp những cảm xúc mãnh liệt của nhân vật trữ tình. Chính điều đó đã tạo nên dấu ấn, phong cách riêng của Nguyễn Bính trong phong trào Thơ mới. (1,5 điểm)
Câu 2. (3,0 điểm)
Người độ lượng bao giờ cũng thấy mình giàu có.
(Ngạn ngữ La Tinh)
Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về câu ngạn ngữ trên.
-----------------------
A. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí. Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng. Văn viết trong sáng mạch lạc, có cảm xúc, sáng tạo, hạn chế tối đa các lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
B. Yêu cầu về kiến thức:
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản cần đảm bảo các ý sau:
1. Ý nghĩa câu ngạn ngữ.
- Thế nào là người độ lượng: Người độ lượng là người luôn sẵn sàng tha thứ bỏ qua những lỗi lầm, sai sót mà người khác phạm phải trong quan hệ ứng xử với mình và những vấn đề liên quan đến mình.
- Giàu có không phải là sự đầy đủ về vật chất mà là sự giàu có về đời sống tinh thần, tình cảm.
=> Ý nghĩa: Câu ngạn ngữ đề cao sự độ lượng, lòng vị tha. Đó là đức tính tốt cần thiết cho mỗi con người. Người độ lượng sẽ được sống trong sự thanh thản, yêu thương, chan hòa, cởi mở với mọi người.
2. Chứng minh, bình luận.
Câu ngạn ngữ đề ra triết lý sống sâu sắc, đúng đắn, bởi vì:
- Trong cuộc sống không ai có thể tránh khỏi lỗi lầm, sai sót. Tha thứ, độ lượng với người cũng có nghĩa là cho người đó cơ hội sửa chữa lỗi lầm của mình, sống tốt hơn, tự tin hơn.
- Tha thứ, độ lượng với người không chỉ giúp cho người được tha thứ nhẹ lòng và sống tốt hơn mà ngay cả người tha thứ cũng thanh thản, không phải day dứt, dằn vặt. Vì khi chúng ta không tha thứ, có nghĩa là chúng ta đã lưu giữ trong tâm trí mình những bực bội và tức giận ngày càng lớn. Không biết tha thứ, giữ định kiến ta sẽ trở thành người thủ cựu, cố chấp.
- Chúng ta không ai hoàn hảo, nên cũng có thể mắc sai lầm, cần phải biết tha thứ cho mình và người khác. Nhưng tha thứ độ lượng phải đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức. Nếu không biết cách tha thứ sẽ biến người tha thứ thành xuẩn ngốc và người được tha thứ sẽ lợi dụng để liên tiếp phạm sai lầm. Vì vậy điều quan trọng là tha thứ phải có giá trị, giúp cho người trong cuộc nhận ra được lỗi lầm và chân giá trị đời sống, rút kinh nghiệm và sống tốt hơn.
(Lưu ý: mỗi luận điểm cần có dẫn chứng thực tế để minh hoạ)
3. Bài học bản thân.
Sống độ lượng, thẳng thắn, chân thành, cởi mở giúp ta xây dựng tốt các mối quan hệ với xung quanh, hòa nhập với tập thể, đoàn kết và tiến bộ.
C. Biểu điểm:
- Điểm 3: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, không mắc lỗi diễn đạt trình bày.
- Điểm 2: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc, ít mắc lỗi.
- Điểm 1: Không hiểu đề hoặc hiểu còn mơ hồ, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
Giám khảo có thể cho điểm theo các ý:
Ý a. 0,5 điểm.
Ý b. 2,0 điểm.
Ý c. 0,5 điểm.
Điểm hình thức trong điểm nội dung.
Câu 3. (5,0 điểm)
Cùng viết về nỗi nhớ nhưng mỗi nhà thơ lại có một cách khám phá, thể hiện của riêng mình.
Trong bài thơ “Tây Tiến”, Quang Dũng viết:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
(Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12,
Tập một, NXB Giáo dục, 2007, tr. 89)
Trong bài thơ “Việt Bắc”, Tố Hữu viết:
“Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”.
(Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12,
Tập một, NXB Giáo dục, 2007, tr. 110)
Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ trên.
----------------
A. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, phân tích, so sánh đoạn thơ trữ tình trong hai tác phẩm, kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
B. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng và bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu, người viết biết phân tích, so sánh thấy được nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong hai đoạn thơ.
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được ý cơ bản sau:
1. Vài nét về tác giả và tác phẩm.
- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài với hồn thơ tinh tế, phóng khoáng, mang đậm chất lãng mạn. Tây Tiến là một sáng tác đặc sắc của Quang Dũng, góp phần làm nên tên tuổi nhà thơ. Bài thơ kết tinh nỗi nhớ da diết về đồng đội, về những ngày tháng không thể nào quên của đoàn quân Tây Tiến, gắn với miền Tây hùng vĩ, hiểm trở và thơ mộng.
- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng với phong cách trữ tình chính trị. Bài thơ Việt Bắc là một thành công xuất sắc của ông. Bài thơ thể hiện một cách tinh tế tình cảm cách mạng giữa những người kháng chiến và người dân Việt Bắc.
2. Về đoạn thơ trong bài Tây Tiến.
- Nội dung: Vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên và con người miền Tây trong nỗi nhớ của người lính Tây Tiến:
+ Thiên nhiên hoang sơ, gợi cảm: những bông lau chập chờn, lay động trên những bến bờ như cũng có hồn; những bông hoa dập dềnh trên dòng nước lũ cũng mang hồn cảnh vật quyến luyến, tình tứ (hoa đong đưa chứ không phải là đung đưa)
+ Nổi lên trên nền cảnh của bức tranh thiên nhiên thơ mộng là hình ảnh một dáng người vững chãi trên con thuyền độc mộc, giữa dòng nước lũ. Hình ảnh ấy tạo thêm một nét đẹp rắn rỏi, khoẻ khoắn cho bức tranh thiên nhiên thơ mộng, mềm mại, đẹp mơ màng.
+ Nỗi nhớ thể hiện tình cảm gắn bó, khăng khít với thiên nhiên, con người cuộc sống miền Tây. Qua đó ta thấy được tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, hào hoa của người lính Tây Tiến.
- Nghệ thuật.
+ Hình ảnh được sáng tạo bằng bút pháp lãng mạn, chấm phá, gợi tả.
+ Ngôn ngữ có những kết hợp từ độc đáo mới lạ, tạo sắc thái mới cho từ ngữ (hoa đong đưa)
+ Giọng thơ bâng khuâng, man mác, những câu hỏi tu từ (có nhớ, có thấy…) gợi lại cảnh chia tay trong một chiều sương mờ bao phủ nơi Châu Mộc.
3. Về đoạn thơ trong bài Việt Bắc.
- Nội dung: Tình cảm của Việt Bắc đối với người kháng chiến.
+ Trong cấu tứ toàn bài, tác giả đã tưởng tượng, sáng tạo ra một đôi bạn tình Mình - Ta, tưởng tượng ra kẻ ở lại là Việt Bắc và người ra đi là những cán bộ về xuôi hát đối đáp với nhau. Đoạn thơ vừa là sự ướm hỏi, vừa là sự gợi nhớ bộc lộ tình cảm gắn bó, nhớ mong, nghĩa tình, chung thuỷ của Việt Bắc dành cho người kháng chiến.
+ Qua lời nhắn gửi ấy là hình ảnh Việt Bắc hoang sơ với những cảnh vật (hắt hiu lau xám), sản vật mộc mạc, gần gũi (Trám bùi để rụng, măng mai để già). Khung cảnh ấy càng nổi bật con người Việt Bắc "đậm đà lòng son", cưu mang cho cách mạng, cùng chung mối thù, cùng chịu đựng gian khổ, hy sinh.
- Nghệ thuật.
+ Sử dụng thành công thể thơ lục bát với việc kết hợp nhuần nhuyễn màu sắc cổ điển và màu sắc dân gian, mang âm hưởng tha thiết, sâu lắng.
+ Hình ảnh thơ giản dị, gần gũi gợi cảm; tổ chức lời thơ theo phép tiểu đối cân xứng, hài hoà. Những tiểu đối khi tương đồng (Trám bùi để rụng, măng mai để già), khi tương phản (Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son) làm nổi bật tấm lòng đồng bào Việt Bắc dành cho cán bộ, chiến sĩ, cho cách mạng.
+ Điệu thơ lục bát uyển chuyển cân xứng hài hoà, điệp từ, điệp ngữ tạo nên giọng điệu trữ tình thiết tha, êm ái, ngọt ngào mang âm hưởng lời ru.
4. Về sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn thơ.
- Tương đồng: Cả hai đoạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ da diết, sâu nặng với một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, tinh tế.
- Khác biệt: Đoạn thơ trong bài Tây Tiến là lời nhắn nhủ của người đi, được thể hiện bằng thể thơ thất ngôn với một bút pháp lãng mạn, hào hoa… Đoạn thơ trong bài Việt Bắc là lời nhắn gửi của người ở lại được thể hiện bằng thể thơ lục bát, ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu mang đậm màu sắc dân tộc, truyền thống.
- Lý giải sự tương đồng và khác biệt.
+ Tương đồng vì: Hai tác giả đều là những nhà thơ rất mực tài năng, đều tham gia kháng chiến chống Pháp, đều gắn bó sâu nặng với những vùng đất - con người kháng chiến.
+ Khác biệt vì: Bản chất nghệ thuật là sự sáng tạo, “Mỗi tác phẩm văn học phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung” (nhà văn Lêônit Lêônốp); Do nét riêng của hoàn cảnh cảm hứng và phong cách nghệ thuật độc đáo của mỗi nhà thơ.
5. Đánh giá:
- Hai tác phẩm đều là những thi phẩm xuất sắc của thơ ca kháng chiến chống Pháp.
- Nét tương đồng thể hiện sự gặp gỡ của những tài năng, tấm lòng với quê hương đất nước, cách mạng, kháng chiến. Sự khác biệt cho thấy sự phong phú, đa dạng của thơ ca Việt Nam hiện đại.
C. Biểu điểm.
- Điểm 4-5: Đáp ứng các yêu cầu trên, lập luận chặt chẽ, văn giàu cảm xúc.
- Điểm 2-3: Trình bày được một nửa số ý, còn mắc một số lỗi diễn đạt, trình bày.
- Điểm 1: Không hiểu yêu cầu của đề, sơ sài, diễn đạt yếu.
Giám khảo có thể cho điểm theo các ý:
Ý 1. 0,5 điểm.
Ý 2. 1,5 điểm.
Ý 3. 1,5 điểm.
Ý 4. 1,0 điểm.
Ý 5. 0,5 điểm.
Điểm hình thức trong điểm nội dung.
===========Hết===========
File đính kèm:
- De KTNL Mon Van.doc