I. Trắc nghiệm
- Hãy chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
1. Từ ngép chính phụ là :
A. Từ có hai tiếng có nghĩa
B. Từ được tạo rat ừ một tiếng có nghĩa
C. Từ có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp
D. Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.
2. Chọn phương án đúng cho khái niệm từ láy:
A. Từ láy là từ có nhiều tiếng có nghĩa
B. Là từ có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu
C. Là từ có sự hoà phối âm thanh dựa trên một tiếng có nghĩa
D. Là từ có các tiếng giống nhau về phần vần
3. Các từ in đậm trong những ví dụ sau có phải là từ đồng nghĩa không?
- Cháu mời ông xơi cơm.
- Em mời chị ăn cơm.
- Mời bác dùng bữa cùng gia đình.
- Chúng mình vào cửa hàng đặc sản này nhậu một bữa cho vui.
A. Đúng là từ đồng nghĩa.
B. Không phải là từ đồng nghĩa.
14 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Ngữ văn 7 - Học kỳ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 46. Kiểm tra tiếng Việt- Lớp 7
Thời gian: 45 phút
I. Trắc nghiệm
- Hãy chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
1. Từ ngép chính phụ là :
A. Từ có hai tiếng có nghĩa
B. Từ được tạo rat ừ một tiếng có nghĩa
C. Từ có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp
D. Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.
2. Chọn phương án đúng cho khái niệm từ láy:
A. Từ láy là từ có nhiều tiếng có nghĩa
B. Là từ có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu
C. Là từ có sự hoà phối âm thanh dựa trên một tiếng có nghĩa
D. Là từ có các tiếng giống nhau về phần vần
3. Các từ in đậm trong những ví dụ sau có phải là từ đồng nghĩa không?
- Cháu mời ông xơi cơm.
- Em mời chị ăn cơm.
- Mời bác dùng bữa cùng gia đình.
- Chúng mình vào cửa hàng đặc sản này nhậu một bữa cho vui.
A. Đúng là từ đồng nghĩa.
B. Không phải là từ đồng nghĩa.
4. Các từ in đậm trong câu ca dao sau thuộc từ loại nào?
" Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân"
A. Danh từ C. Đại từ.
B. Động từ D. Tính từ
5. Cho biết ví dụ nào toàn là từ láy
A. Trắng tinh, trắng trong, trinh trắng, trắng muốt, trắng nõn
B. Trăng trắng, mơn mởn, óng a óng ánh, chói chang. lấp lánh, lóng lánh, mỏng mảnh, lơ lửng, nhè nhẹ, rung rinh, rập rờn,...
6. Từ "bác" trong ví dụ nào sau đây được dùng như một đại từ xưng hô?
A. Anh Nam là con trai của bác tôi.
B. Người là Cha, là Bác, là Anh.
C. Bác được tin rằng / Cháu làm liên lạc.
D. Bác ngồi đó lớn mênh mông.
7. Trong những trường hợp sau, trường hợp nào có thể bỏ quan hệ từ?
A. Nhà tôi vừa mới mua một cái tủ gỗ rất đẹp.
B. Hãy vươn lên bằng chính sức lực của mình.
C. Nó thường đến trường bằng xe đạp.
D. Bạn Nam cao bằng bạn Minh
8. Nếu sử dụng từ Hán Việt hợp lí sẽ tạo nên những sắc thái gì về phong cách ngôn ngữ lúc nói và viết?
A. Tạo sắc thái trang trọng B. Tạo sắc thái tao nhã
C.Tạo sắc thái cổ kính D. Gồm tất cả các ý trên
II. Tự luận( 6điểm)
1.( 2đ) Đặt câu với mỗi từ láy sau
a. Lạnh lẽo:................................................................................................................
b. Nhanh nhẹn: ..........................................................................................................
2. ( 2đ) Thi tiên Lý Bạch đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong hai câu thơ 3 và 4 của bài thơ " Tĩnh dạ tứ". Nêu giá trị của biện pháp nghệ thuật đó?
" Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương"
( Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương)
3. ( 2đ) Mẫu ( mẫu thân), âm Hán Việt có nghĩa là "mẹ". Có thể dùng những từ Hán Việt trên để thay cho từ mẹ trong đoạn trích sau được không? Vì sao?
Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về! Người ta đánh con vì con dám cướp lại đồ chơi của con mà con người ta giằng lấy. Người ta lại còn chửi con, chửi cả mẹ nữa! Mẹ xa con, mẹ có biết không?
Đáp án đề 45 phút tiếng Việt- Lớp 7
I. Trắc nghiệm: ( mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
1. D 5. B
2. C 6. C
3. A 7. A
4. C 8. D
II. Tự luận (6 điểm)
1. Đặt được câu với mỗi từ láy. ( Mỗi câu 1 điểm)
2. ( 2điểm):
- Tác giả sử dụng từ trái nghĩa:
+ Cử đầu: hành động phóng tầm mắt ra xa để hoà nhập với thiên nhiên.
+ Đê đầu: Cử chỉ thu mình vào trạng thái suy nghĩ
=> Thể hiện nỗi nhớ quê da diết của tác giả.
3. (2điểm)
- Từ Hán Việt mẫu thân không thể dùng để thay thế cho từ mẹ trong đoạn trích vì từ Hán Việt khi thay thế vào trong văn cảnh nó không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
Tiết25: Kiểm tra 15 phút
Phần văn học- Lớp 7
I. Trắc nghiệm ( 5 điểm)
1. Bài thơ " Sông núi nước Nam" thường được gọi là gì?
A. Hội kèn xung trận;
B. Khúc ca khải hoàn;
C. áng thiên cổ hùng văn;
D. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên.
2. Bài thơ "Sông núi nước Nam" đã nêu bật nội dung gì?
A. Nước nam là nước có chủ quyền và không một kẻ thù nào xâm phạm được
B. Nước Nam là một nước văn hiến
C. Nước Nam rộng lớn và hùng vĩ
D. Nước nam có nhiều anh hùng sẽ đánh tan giặc
3. Bài thơ "Phò giá về kinh" của tác giả nào?
A. Phạm Ngũ Lão
B. Trần Quốc Tuấn
C. Trần Quang Khải
D. Lí Thường Kiệt
4. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ " Tụng giá hoàn kinh sư" là như thế nào?
A. Tự hoà về những chiến công vang lừng, giòn giã.
B. Tin tưởng về sự thái bình và sự bền vững của Đại Việt.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
5. Vẻ đẹp cảnh trí Côn Sơn trong bài thơ " Bài ca Côn Sơn" là vẻ đẹp gì?
A. Tươi tắn và đấy sức sống
B. Yên ả và thanh bình
C. Kì ảo và lộng lẫy
D. Hùng vĩ và náo nhiệt.
II. Tự luận (5 điểm)
- Qua những ứng xử của nhân vật "ta" với cảnh thiên nhiên trong bài thơ " Bài ca Côn Sơn" giúp em cảm nhận được điều gì về tâm hồn và nhân cách của tác giả Nguyễn Trãi?
Đáp án văn 15 phút
I. Trắc nghiệm: ( Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm)
1. D 2. A 3. C 4. C 5. B
II. Tự luận ( 5 điểm)
- Cảm nhận được ở tác giả tình yêu thiên nhiên và một nhân cách thanh cao không màng danh lợi, thực sự vui thú và tìm thấy sự hoà hợp tuyệt đối của tâm trí với cái đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên- một thiên nhiên phóng khoáng, rộng lớn mang cốt cách thanh cao.
Tiết 39 : Kiểm tra 15 phút
Phần : tiếng Việt- Lớp 7
I. Trắc nghiệm; ( 5 điểm)
1. Từ Hán Việt nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập?
A. Xã tắc B. Quốc kỳ
C. Sơn thuỷ D. Giang sơn
2. Chọn đáp án đúng cho khái niệm về quan hệ từ?
A. Là từ chỉ người và vật
B. Là từ chỉ hoạt động, tính chất của người và vật
C. Là từ chỉ quan hệ ý nghĩa giữa các thành phần câu và giữa câu với câu
D. Là từ mang ý nghĩa tình thái.
3. Trong các dòng sau, dòng nào có sử dụng quan hệ từ
A. Vừa trắng lại vừa tròn
B. Bảy nổi ba chìm
C. tay kẻ nặn
D. giữ tấm lòng son.
4.Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ thi nhân
A. Nhà văn B. Nhà thơ
C. Nhà báo D. Nghệ sĩ
5. Nếu sử dụng từ Hán Vệt hợp lí sẽ tạo nên mhững sắc thái gì về phong cách ngôn ngữ lúc nói và viết?
A. Tạo sắc thái trang trọng B. Tạo sắc thái tao nhã
C. Tạo sắc thía cổ kính D. Gồm tất cả A, B, C
II. Tự luận( 5 điểm)
1.( 2đ) Đặt câu với các từ Hán Việt: hi sinh, nhi đồng
2. ( 1đ) Đặt câu với cặp quan hệ từ:
a. Nếu...........................................thì.............................................................................
b. Bởi...........................................nên............................................................................( 2đ) Tìm từ đồng nghĩa thay thế cho từ in đậm trong các câu sau:
a. Học tập chăm chỉ sẽ đạt thành tích cao. ..............................................................
b. Là con trong gia đình phải có trách nhiệm chăm sóc bố mẹ. ................................
Đáp án tiếng Việt- 15 phút
I Trắc nghiệm(5điểm)
1. B 2. C 3. A 4. B 5. D
II. Tự luận ( 5 điểm)
1.Mỗi câu đặt đúng (được 1 điểm)
- Các chú bộ đội đã anh dũng hy sinh để bảo vệ tổ quốc.
- Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh.
2. Đặt câu phù hợp với cặp quan hệ từ ( Mỗi câu được 0,5 điểm)
3. Tìm được từ đồng nghĩa để thay thế ( Mỗi câu 1 điểm)
a. Kết quả
b. nghĩa vụ
Tiết 49: Kiểm tra 15 phút
Phần: Tập làm văn- Lớp 7
I Trắc nghiệm ( 5 điểm)
- Chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1. Thế nào là văn biểu cảm?
A. Kể lại một câu chuyện cảm đọng
B. Bàn luận về một hiện tượng trong cuộc sống.
C. Được viết bằng thơ.
D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của con người trước những sự vật, hiện tượng trong đời sống.
2. Trong các văn bản mà em đã học dưới đây, những văn bản nào thuộc loại văn biểu cảm? ( khoanh tròn vào những văn bản em cho là đúng)
A. Cổng trường mở ra B. Mẹ tôi
C. Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử D. Sông núi nước Nam
E. Bài ca Côn Sơn G. Động Phong Nha
3. Câu văn: "Tuổi thơ của em đã trải qua nhiều kỷ niệm khó quên nhưng em nhớ nhất là câu chuyện thật bất ngờ và xúc đọng đến với em trong đêm rằm trung thu vừa qua." Phù hợp với phần nào trong đề văn: Cảm nghĩ của em về đêm rằm trung thu
A. Mở bài
B. Thân bài
C. Kết bài
D. Không phù hợp với phần nào trong bố cục trên.
4.Yếu tố miêu tả có ý nghĩa như thế nào trong bài văn biểu cảm?
A. Giới thiệu câu chuyện, sự việc
B. Khêu gợi tình cảm, cảm xúc
C. Miêu tả phong cách, sự việc
D. Bày tỏ trực tiếp cảm xúc của tác giả.
5. Dòng nào sau đây nói đúng về văn biểu cảm?
A. Chỉ thể hiện cảm xúc, không có yéu tố tự sự, miêu tả.
B. Không có lí lẽ, lập luận.
C. Cảm xúc chỉ thể hiện trực tiếp.
D. Cảm xúc có thể được bộc lộ trực tiếp hoặc gián tiếp.
II. Tự luận (5 điểm)
Đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi:
"Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu"
- Viết đoạn văn ( 5 đến 10 câu)nêu cảm nhận của em về bài ca dao trên?
Đáp án tập làm văn- 15 phút
I. Trắc nghiệm (5 điểm)
1. D 2. A-B -D- E 3. A 4. B 5. D
II. Tự luận ( 5 điểm)
- Viết được đoạn văn và phải có đủ hai ý sau:
+ Bài ca dao là lời của người phụ nữ than về số phận long đong,nổi chìm, trôi dạt vô định trong xã hội cũ.
+ Là lời than oán trách xã hội phong kiến xưa không cho họ có quyền định đoạt số phận của mình.
Tiết51, 52: Bài viết TLV số 3 - Văn biểu cảm
Thời gian: 90 phút
I. Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về một người thân: (ông, bà, cha, mẹ, thầy, cô giáo)
II. Dàn bài:
1. Mở bài( 1,5đ)
- Giới thiệu được người thân emm định nêu cảm nghĩ và lí do vì sao em chọn người đó.
2. Thân bài: (6đ)
- Miêu tả một cách khái quát lại khuôn mặt, mái tóc dáng người hoặc một đặc điểm nào của người đó mà em ấn tượng nhất
=> Từ những chi tiết miêu tả đó bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình (2đ)
- Kể khái quát lại một kỷ niệm mà em nhớ nhất giữa em và người ấy: Có thể là một chuyện buồn, một lỗi lầm nào đó mà em gây ra nhưng em lại cố chấp không nhận lỗi. Thấi độ của người ấy trước lỗi lầm của em.
=> Từ câu chuyện bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm của mình. (2đ)
- Kể lại cuộc gặp gỡ hoặc nói chuyện gần nhất giữa em và người ấy => Em đã biết được thêm điều gì về họ. Từ đó nêu cảm xúc, suy nghĩ, mơ ước, lời hứa của mình với người đó (2đ).
3. Kết bài(1,5đ)
- Khẳng định lại tình cảm của mình với người đó và sự quyết tâm thực hiện lời hứa.
II. Yêu cầu( 1đ)
1. Nội dung(0,5đ)
- Viết đúng thể loại văn biểu cảm
- Nêu bật được cảm xúc, suy nghĩ qua các chi tiết miêu tả và kể
- Câu cú rõ nghĩa, có sự liên kết, mạc lạc.Làm nổi bật được chủ đề của văn bản.
2. Hình thức (0,5đ)
- Bố cục rõ ràng
- Chữ viết sạch sẽ, dễ đọc, đẹp.
- Không sai quá 3 lỗi chính tả
Tiết 31- 32: Bài viết TLV số 2 - Văn biểu cảm
Thời gian: 90 phút
I. Đề bài:
Loài cây em yêu.
II. Gợi ý làm bài
1. Nội dung ( 8đ)
a. Mở bài: 1đ
- Giới thiệu loài cây, vị trí, nơi chốn của cây (0,5đ)
- Lý do em yêu quý cây này( gợi cho em nhớ về kỷ niệm nào). (0,5đ)
b. Thân bài ( 6đ).
1. Nêu những đặc điểm cơ bản của cây ( 2đ).
-Thân cây, hoa, lá gợi cho em liên tưởng đến phẩm chất đẹp nào của con người.( 1đ)
- Mùi thơm của hương hoa ( 0,5đ)
- Quả của cây có màu sắc như thế nào, hình dạng hương vị ra sao( 0,5đ)
2. Giá trị của cây trong đời sống của con người ( 2đ)
- Các bộ phận của cây mamg lại lợi ích cho con người:
+ Hoa quả có giá trị như thế nào (1đ)
+ Thân cây có giá trị raao (1đ)
- Loài cây này đối với em có một ý nghĩa rất lớn (2đ)
+ Gợi kỷ niệm đẹp sâu sắc nào của em(1đ)
+ Mang phẩm chất nào mà em rất thích(1đ)
c. Kết bài(1đ)
Khẳng định tình cảm của em với cây, việc làm của em để biểu lộ tình cảm ấy.
2. Hình thức: 2đ (mỗi ý 0,5đ)
- Trình bày bố cục rõ ràng, mạch lạc:
- Câu văn gợi cảm, trong sáng, đúng ngữ pháp.
- Giữa các đoạn có sự liên kết, mạch lạc.
- Không sai quá 3 lỗi chính tả.
Tiết42: Kiểm tra văn 7
Thời gian: 45 phút
I. Trắc nghiệm: (3đ)
1. Mẹ của En- ri- cô là người như thế nào?
A.Rất chiều con C. Yêu thương và hy sinh tất cả vì con
B. Rất nghiêm khắc với con D. Không tha thứ cho lỗi lầm của con.
2. Bài ca dao " ở đâu năm cửa nàng ơi..." thuộc chùm ca dao nào?
A. Những câu hát về tình cảm gia đình.
B. Những câu hát về tình yêu, quê hương, đất nước, con người.
C. Những câu hát châm biếm.
D. Những câu hát than thân.
3. Nét tính cách nào không đúng về chân dung của "chú tôi" trong bài ca dao châm biếm thứ nhất?
A. Tham lam và ích kỉ B. Nghiện ngập và lười biếng.
C. Dốt nát và háo danh D Độc ác và tàn nhẫn
4. Bài "Phò giá về kinh" được làm theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú B. Song thất lục bát
C. Thất ngôn tứ tuyệt. D. Ngũ ngôn tứ tuyệt
5. Hình ảnh nào sau đây không được nói tới trong văn bản " Bài ca Côn Sơn" ?
A. Bóng trăng C. Rừng thông
B. Bóng trúc D. Suối chảy.
6. Hạ Tri Chương đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào trong câu thơ sau:
" Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi"
( Khi đi trẻ, lúc về già)
A. So sánh C. Nhân hoá
B. ẩn dụ D. Phép đối
II. Tự luận:
Câu1( 1đ) : Tác giả Khánh Hoài đã gửi găm tâm sự nào qua câu truyện" Cuộc chia tay của những con búp bê"?
Câu 2 (1đ) Bài thơ "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá" bộc lộ mơ ước gì của tác giả?
Câu 3( 5đ): Viết đoạn văn khoảng 7 đến 10 dòng để nói về tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan thông qua bài thơ" Qua Đèo Ngang"?
Đáp án Văn học- tiết 42
I. Trắc nghiệm:
- Mỗi đáp án đúng được: 0.5đ
1. C 2. B 3.B 4. D 5. A 6. D
II. Tự luận
Câu1 (1đ): Tâm sự gửi găm của tác giả: Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình.
Câu 2 (1đ)Mơ ước của tác giả là: Ước có ngàn vạn gian nhà vững trãi cho mọi người. Đó là mơ ước biểu lộ tình nhân ái bao la của nhà thơ.
Câu 3( 5đ)
- Nội dung: ( 4đ)
- Cần nêu các ý sau:
+ Hình ảnh đèo ngang lúc xế tà càng hiện rõ vẻ hoang sơ, thoáng đãng, nhưng vắng vẻ.( 2 đ)
+ Hình ảnh đó gợi lên tâm trạng buồn mênh mang, tô đậm nỗi cô đơn của con người giữa thiên nhiên hoang vắng, với một tâm sự nhớ nước, thương nhà.( 2đ).
Bài viết tlv số 1- Văn miêu tả
( Bài làm ở nhà)
I. Đề bài: Miêu tả một cảnh đẹp mà em gặp trong mấy tháng nghỉ hè ( Có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát hoặc cánh đòng hay rừng núi quê em).
II. Gợi ý làm bài.
1. Dàn bài
a. Mở bài ( 1,5đ)
- Giới thiệu và gọi được tên cảnh định tả
b. Thân bài.(6đ)
- Miêu tả chi tiết cảnh vật đó theo một trình tự nhất định ( về không gian, thời gian, từ gần đến xa, từ xa đến gần). ( 3đ)
- Làm nổi bât những đặc điểm tiêu biểu của cảnh vật mà em gặp: Cảnh sắc, thiên nhiên, con người (3đ)
c. Kết bài (1,5đ)
- Cảm nghĩ của em về cảnh vật đó (ước mơ, dự định, suy nghĩ).
2. Yêu cầu( 1đ)
1. Nội dung(0,5đ)
- Viết đúng thể loại văn miêu tả
- Nêu bật được những đặc điểm tiêu biểu của cảnh vật được tả
- Câu cú rõ nghĩa, có sự liên kết, mạc lạc.Làm nổi bật được chủ đề của văn bản.
2. Hình thức (0,5đ)
- Bố cục rõ ràng
- Chữ viết sạch sẽ, dễ đọc, đẹp.
- Không sai quá 3 lỗi chính tả.
File đính kèm:
- De kiem tra ngu van 7 het ki 1 ma tran.doc