Đề kiểm tra phần Sinh thái môn Sinh học Lớp: 12B

1. Trong các biểu hiện sau đây:

I. Các cây thông liền rễ nhau.

II. Cá mập con khi mới nở sử dụng các trứng chưa nở làm thức ăn.

III. Chó rừng cùng kiếm ăn chung trong đàn.

IV. Hai cá đực nhỏ kí sinh trên cá cái.

V. Sư tử cùng nhau tiêu diệt trâu rừng.

VI. Bồ nông kiếm được nhiều cá khi đi chung với nhau.

VII. Hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật.

VIII. Vào mùa sinh sản, các con đực đánh nhau giành con cái.

Biểu hiện nào là của quan hệ cạnh tranh?

A. I, IV, V. B. II, III, IV. C. II, IV, V. D. II, IV, VII, VIII.

2. Điều sau đây không đúng với quan hệ hỗ trợ trong quần thể:

A. Đảm bảo các cá thể thích nghi tốt với điều kiện của môi trường.

B. Khai thác được nhiều nguồn sống trong môi trường.

C. Làm cho mật độ cá thể trong quần thể không thay đổi.

D. Phát triển khả năng sống của quần thể.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2546 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra phần Sinh thái môn Sinh học Lớp: 12B, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: …………………………….. Lớp: 12B … ĐỀ KIỂM TRA PHẦN SINH THÁI 1. Trong các biểu hiện sau đây: I. Các cây thông liền rễ nhau. II. Cá mập con khi mới nở sử dụng các trứng chưa nở làm thức ăn. III. Chó rừng cùng kiếm ăn chung trong đàn. IV. Hai cá đực nhỏ kí sinh trên cá cái. V. Sư tử cùng nhau tiêu diệt trâu rừng. VI. Bồ nông kiếm được nhiều cá khi đi chung với nhau. VII. Hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật. VIII. Vào mùa sinh sản, các con đực đánh nhau giành con cái. Biểu hiện nào là của quan hệ cạnh tranh? A. I, IV, V. B. II, III, IV. C. II, IV, V. D. II, IV, VII, VIII. 2. Điều sau đây không đúng với quan hệ hỗ trợ trong quần thể: A. Đảm bảo các cá thể thích nghi tốt với điều kiện của môi trường. B. Khai thác được nhiều nguồn sống trong môi trường. C. Làm cho mật độ cá thể trong quần thể không thay đổi. D. Phát triển khả năng sống của quần thể. 3. Điều sau đây không đúng với quan hệ cạnh tranh trong quần thể: A. Xuất hiện khi mật độ các cá thể trong quần thể quá đông. B. Số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức phù hợp. C. Đảm bảo cho quần thể tồn tại và phát triển. D. Làm tăng khả năng sinh sản của cá thể trong quần thể. 4. Từ đồ thị dạng chữ S mô tả sự phát triển số lượng cá thể của quần thể trong môi trường bị giới hạn cho thấy số lượng tăng lên rất nhanh trước điểm uốn nhờ A. tốc độ sinh sản vượt trội so với tốc độ tử vong. B. quan hệ hỗ trợ diễn ra mạnh mẽ trong quần thể. C. môi trường đầy đủ chất dinh dưỡng. D. tốc độ sinh sản bằng tốc độ tử vong. 5. Ở môi trường thuận lợi, nguồn sống dồi dào thỏa mãn nhu cầu cá thể, diện tích cư trú của quần thể không giới hạn thì A. quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học. B. quần thể tăng trưởng theo thực tế. C. đường cong tăng trưởng có hình chữ J. D. cả 2 ý A và C 6. Kích thước của quần thể thay đổi không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây? A. Sức sinh sản. B. Mức độ tử vong. C. Cá thể nhập cư và xuất cư. D. Tỉ lệ đực cái. 7. Biến động nào sau đây là biến động theo chu kỳ A. số lượng bò sát giảm vào những năm có mùa đông giá rét B. số lượng chim, bò sát giảm mạnh sau những trận lũ lụt C. nhiều sinh vật rừng bị chết do cháy rừng D. ếch nhái có nhiều vào mùa mưa 8. Kích thước quần thể không có khái niệm nào dưới đây? A. Kích thước tối thiểu. B. Kích thước tối ưu. C. Kích thước đặc trưng. D. Kích thước tối đa. 9. Trường hợp nào sau đây cho thấy sinh vật biến động không theo chu kỳ? A. chim di trú mùa đông C. số lượng ruồi muỗi nhiều vào các tháng xuân hè B. động vật biến nhiệt ngủ đông D. số lượng thỏ ở Australia giảm vì bệnh u nhầy 10. Quan sát hình sau và cho biết điều nào sau đây không đúng với tháp tuổi? A. Là dạng tháp ổn định. B. Đáy tháp rộng vừa phải, cạnh tháp xiên ít hoặc thẳng. C. Tỉ lệ sinh không cao. D. Là quần thể trẻ có tỉ lệ nhóm sinh sản lớn. * Dùng chung cho câu 11 và 12: Trong các yếu tố sau đây: I. Tỉ lệ đực/cái. II. Mức độ khai thác của con người. III. Số lượng trứng/lứa đẻ. IV. Dịch bệnh. V. Số lứa đẻ của con cái. VI. Thức ăn có trong môi trường. VII. Tuổi trưởng thành của cá thể. 11. Mức độ tử vong phụ thuộc vào các yếu tố: A. I, III, V, VII B. II, IV, VI C. I, III, IV D. II, V, VI, VII 12. Mức độ sinh sản phụ thuộc vào các yếu tố: A. I, III, V, VII B. II, IV, VI C. I, III, IV D. II, V, VI, VII 13. Sự biến động số lượng cá thể của quần thể do: A. tác động của con người. B. sự phát triển quần xã. C. sự tác động nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh. D. khả năng cạnh tranh cao. 14. Quan sát hình sau và cho biết điều nào sau đây là đúng với tháp tuổi? A. Là dạng tháp phát triển. B. Tỉ lệ sinh không cao chỉ đủ bù cho tỉ lệ tử vong. D. Có tỉ lệ sinh cao. C. Có đáy hẹp, quần thể có thể bị diệt vong. 15. Trạng thái cân bằng của quần thể đạt được khi A. có hiện tượng ăn lẫn nhau. B. số lượng cá thể nhiều thì tự chết. C. số lượng cá thể ổn định và cân bằng với nguồn sống của môi trường. D. tự điều chỉnh. 16. Điều sau không đúng với môi trường: A. bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái ở xung quanh sinh vật. B. gồm 3 loại: môi trường đất, nước và sinh vật. C. ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. D. là nơi sinh sống của các sinh vật. 17. Điều sau không đúng với nhân tố vô sinh: A. tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật. B. là tất cả các nhân tố vật lí và hóa học của môi trường xung quanh sinh vật. C. là thế giới sinh vật của môi trường. D. là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau. 18. Giới hạn sinh thái là giới hạn A. tác động của các nhân tố hữu sinh đến sinh vật. B. tác động của các nhân tố vô sinh đến sinh vật. C. chịu đựng của cơ thể đối với mọi nhân tố sinh thái. D. chịu đựng của cơ thể đối với mọi nhân tố nhất định. 19. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự cạnh tranh trong quần thể là do A. bị kẻ thù tiêu diệt. B. có cùng nhu cầu sống. C. mật độ cao. D. chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. 20. Đối với quần thể, đặc điểm cơ bản là A. cùng sống trong một không gian xác định, vào một thời điểm nhất định. B. tập hợp các cá thể cùng loài. C. có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới. D. có khả năng giao phối hoặc tự phối. 21. Trong tháp tuổi, ý nghĩa sinh sản của tháp tuổi sinh sản là A. các cá thể lớn nhanh, làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể. B. khả năng sinh sản của quần thể quyết định mức sinh sản của quần thể. C. các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không quyết định mức sinh sản của quần thể. D. các cá thể cái có khả năng sinh sản cao. 22. Điều sau đây đúng với sự phân bố nhóm của các cá thể trong quần thể: A. làm giảm sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. B. các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống chịu sự bất lợi của môi trường. C. giúp sinh vật tận dụng nguồn sống trong quần thể. D. làm tăng sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. 23. Kích thước tối thiểu của quần thể là A. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể phải có để duy trì và phát triển nòi giống. B. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể có được phù hợp với nguồn sống của môi trường. C. giới hạn cuối cùng mà cá thể trong quần thể đạt được. D. kích thước nhỏ nhất mà cá thể trong quần thể có được. 24. Kích thước tối đa của quần thể là A. số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi trường. B. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể có được phù hợp với nguồn sống của môi trường. C. giới hạn cuối cùng mà cá thể trong quần thể đạt được. D. kích thước nhỏ nhất mà cá thể trong quần thể có được. 25. Việc điều chỉnh cơ cấu dân số nhằm bảo đảm A. mức sinh góp phần bảo đảm cuộc sống ấm no, hạnh phúc. B. tính chất hợp lí về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn. C. việc bảo vệ sức khỏ, nâng cao dân trí. D. bảo đảm chất lượng dân số. 26. Ở Việt Nam, lúc vào xuân - hè thì khí hậu ấm áp nên sâu hại xuất hiện nhiều là biến động A. theo chu kì nhiều năm. B. theo nhịp sinh học. C. theo mùa. D. theo nhiệt độ. 27. Ở miền Bắc Việt Nam, vào những năm giá rét, nhiệt độ xuống dưới 80C, ếch nhái, bò sát bị chết nên số lượng giảm hẳn. Đây là biến động số lượng A. theo chu kì ngày đêm. B. theo chu kì mùa. C. theo chu kì tháng. D. không theo chu kì. 28. Số lượng cá thể trong quần thể có khuynh hướng ổn định là do A. có sự thống nhất giữa tỉ lệ sinh sản và tử vong. B. có hiện tượng cá thể trong quần thể hỗ trợ lẫn nhau. C. quần thể khác điều chỉnh nó. D. chúng có xu hướng tự điều chỉnh. 29. Loài đặc trưng có đặc điểm A. chỉ có ở một quần xã nào đó. B. đóng vai trò quan trọng trong quần xã. C. chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác. D. số lượng nhiều, sinh khối lớn. 30. Độ đa dạng của quần xã sinh vật thể hiện ở số lượng A. cá thể trong quần thể nhiều hay ít. B. quần thể nhiều hay ít trong quần xã. C. loài phong phú trong quần xã. D. cá thể tồn tại trong quần xã. 31. Quan hệ giữa cá khoang cổ (cá hề) và hải quỳ thuộc dạng quan hệ A. hội sinh. B. cộng sinh. C. hợp tác. D. kí sinh. 32. Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể A. trong một quần thể bị kìm hãm bởi nguồn sống của môi trường. B. trong một quần thể kìm hãm lẫn nhau dao động trong mức cân bằng. C. của một quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm. D. trong một quẩn thể tiêu diệt lẫn nhau để sinh tồn. 33. Quan hệ sau đây là quan hệ cạnh tranh: A. Giun đũa sống kí sinh trong cơ thể người. B. Cây nắp ấm bắt côn trùng. C. Dê và bò cùng ăn cỏ trên cánh đồng. D. Cá ép bám vào rùa biển. 34. Hệ sinh thái bao gồm A. các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau. B. quần xã sinh vật và sinh cảnh (môi trường vô sinh của quần xã). C. các tác động của các nhân tố vô sinh lên các loài. D. các loài quần tụ với nhau tại một không gian xác định. 35. Chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật phân giải: A. Nón thông à Xén tóc à Thằn lằn à Trăn. B. Chất mùn bã à Giun à Gà à Diều hâu. C. Nón thông à Xén tóc à Chim gõ kiến à Trăn. D. Nón thông à Xén tóc à Chim gõ kiến à Diều hâu. 36. Trong các tháp sinh thái thì tháp số lượng A. dễ xây dựng song ít có giá trị, so sánh không chính xác. B. là hoàn thiện nhất. C. có thành phần hóa học chất sống trong mỗi bậc dinh dưỡng là khác nhau. D. có giá trị thấp hơn năng lượng. 37. Điều dưới đây không đúng với chu trình nước: A. Sự bốc hơi nước diễn ra từ đại dương, mặt đất và thảm thực vật. B. Trong khí quyển nước ngưng tụ tạo thành mưa rơi xuống lượng lớn ở lục địa. C. Trong khí quyển nước ngưng tụ tạo thành mưa rơi xuống lượng lớn ở đại dương. D. Trong tự nhiên, nước luôn vận động, tạo nên chu trình nước toàn. 38. Chu trình sinh địa hóa có vai trò duy trì sự cân bằng A. năng lượng trong sinh quyển. B. trong quần xã. C. vật chất trong sinh quyển. D. vật chất và năng lượng trong sinh quyển. 39. Hệ sinh thái sau không phải là hệ sinh thái nhân tạo: A. Đồng ruộng. B. Rừng Cúc Phương. C. Hồ nuôi cá cảnh. D. Con tàu vũ trụ. 40. Cho các khu sinh học trên cạn sau: I. Rừng nhiệt đới. II. Savan. III. Đồng rêu đới lạnh. IV. Hoang mạc. V. Thảo nguyên. VI. Rừng lá kim. VII. Rừng ôn đới rụng lá. Thứ tự sắp xếp các khu sinh học trên cạn từ phía Bắc xuống phía Nam Trái Đất như sau: A. I à II à III à IV à V à VI à VII. B. VII à VI à V à IV à III à II à I. C. III à VI à VII à IV à V à II à I. D. I à III à II à IV à VI à V à VII. ............................................. Ð HẾT Ñ .........................................

File đính kèm:

  • docDe kiem tra 40 cau trac nghiem Phan Sinh Thai Di Truyen Hoc 12CB.doc
Giáo án liên quan