Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan - Môn: Vật lý lớp 8 tuần 19 đến 23

Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời.

Câu1: Vật có cơ năng khi vật:

 A. Có khả năng thực hiện một công cơ học.

 B. Có khả năng nhận một công cơ học.

 C. Thực hiện được một công cơ học.

 D. Cả A, B, C.

Câu 2: Quả táo đang ở trên cây, năng lượng của quả táo thuộc dạng nào?

 A. Thế năng đàn hồi. B. Thế năng hấp dẫn.

C. Động năng. D. Không có năng lượng.

Câu 3: Quả bóng bay bị bóp lại, cơ năng của quả bóng thuộc loại nào?

 A. Thế năng hấp dẫn. B. Thế năng đàn hồi.

 C. Động năng. D. Một loại năng lượng khác.

Câu 4: Viên bi lăn trên mặt đất, năng lượng của nó tồn tại ở dạng nào?

 A. Thế năng hấp dẫn. B. Thế năng đàn hồi.

 C. Động năng. D. Một loại năng lượng khác.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2993 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan - Môn: Vật lý lớp 8 tuần 19 đến 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD - Đ t đề kiểm tra tnkq - môn lý lớp 8 việt trì Người ra đề: Nguyễn Thị Kim Thuỷ - THCS Lý Tự Trọng tuầ n 19 Lê Thị Xuân Thịnh - THCS Gia cẩm. Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời. Câu1: Vật có cơ năng khi vật: A. Có khả năng thực hiện một công cơ học. B. Có khả năng nhận một công cơ học. C. Thực hiện được một công cơ học. D. Cả A, B, C. Câu 2: Quả táo đang ở trên cây, năng lượng của quả táo thuộc dạng nào? A. Thế năng đàn hồi. B. Thế năng hấp dẫn. C. Động năng. D. Không có năng lượng. Câu 3: Quả bóng bay bị bóp lại, cơ năng của quả bóng thuộc loại nào? A. Thế năng hấp dẫn. B. Thế năng đàn hồi. C. Động năng. D. Một loại năng lượng khác. Câu 4: Viên bi lăn trên mặt đất, năng lượng của nó tồn tại ở dạng nào? A. Thế năng hấp dẫn. B. Thế năng đàn hồi. C. Động năng. D. Một loại năng lượng khác. Câu 5: Trường hợp nào sau đây không có cơ năng? A. Quả cầu đang bay. B. Sách nằm trên giá. C. Lò xo bị kéo dãn. D. Đèn sáng đặt ở mặt đất. Câu 6: Hai vật có khối lượng như nhau, vật nào: A. Có vận tốc lớn hơn thì động năng lớn hơn. B. ở vị trí cao hơn so với mặt đất thì có thế năng lớn hơn. C. Có vận tốc nhỏ hơn và nằm thấp hơn thì cơ năng nhỏ hơn. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 7*: Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng, vật vừa có thế năng, vừa có động năng khi: A. Vật đang đi lên. B. Vật đang rơi xuống C. Vật lên tới điểm cao nhất. D. Cả A và B. Câu 8*: Vật nào không có thế năng? A. Viên đạn đang bay. B. Lò xo để tự nhiên trên giá cao. C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất. D. Lò xo bị ép trên mặt đất. Câu 9 **: Dòng điện có ............... vì dòng diện có khả năng thực hiện công A. Động năng. B. Thế năng. C. Năng lượng. Câu 10**: Trường hợp nào vừa có thế năng hấp dẫn, vừa có thế năng đàn hồi bằng 0 trong các trường hợp sau: A. Mũi tên gắn vào cung tên, dây cung đang căng. B. Vật gắn vào lò xo nằm trên mặt đất, lò xo đang bị nén. C. Vật được treo cách mặt đất 5m. Phòng GD - Đ t đ ề kiểm tra tnkq - môn lý lớp 8 việt trì Người ra đề: Nguyễn Thị Kim Thuỷ - THCS Lý Tự Trọng Tuầ n 20 Lê Thị Xuân Thịnh - THCS Gia cẩm. Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời. Câu1: Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẫn nhau, nhưng .................. được bảo toàn. A. Động năng. B. Thế năng. C. Cơ năng. D. Cả A và B. Câu 2: Quả bóng ở trên cao rơi xuống đất thì: A. Thế năng của quả bóng giảm dần. B. Động năng của quả bóng tăng dần. C. Vận tốc của quả bóng tăng dần. D. Cả A, B và C. Câu 3: Quả bóng rơi xuống đất rồi nảy lên, trong thời gian nảy lên ta thấy: A. Độ cao của quả bóng tăng dần B. Vận tốc của quả bóng giảm dần C. Vận tốc của quả bóng tăng dần D. Cả A và B Câu 4: Một vật được ném lên cao, động năng của vật giảm; nên thế năng của vật: A. Cũng giảm theo. B. Tăng lên. C. Không đổi. Câu 5: Một vật rơi từ trên cao xuống, động năng tăng thêm 20J thì thế năng: A. Giảm đi 20J. B. Tăng thêm 20 J. C. Giảm đi 40 J. Câu 6: Một vật chuyển động quanh vị trí C (hình 1) ta thấy: A. Khi vật đi từ A đến B thế năng giảm dần B. Khi vật đi từ B đến A động năng tăng dần A B C. Cơ năng tại A bằng cơ năng tại B C Câu 7*: ở hình 1: khi vật chuyển động qua lại giữa Hình 1. A và B với C là điểm chính giữa. Biết thế năng tại B là 40J,nếu chọn mốc thế năng là điểm C. Tính động năng của vật tại điểm C và điểm A? A. 40J và 40J. B. 0J và 40J. C. 40J và 0J. Câu 8*: Nâng vật m lên độ cao h rồi buông tay (hình 2). A Tính cơ năng của vật tại điểm A và điểm B. Biết thế năng của vật tại A là 50J. A. 50J và 50J. B. 0J và 50J. C. 50J và 0J. B h Câu 9 **: Mũi tên được bắn đi từ chiếc cung, thế năng của cánh cung chuyển hoá thành ................ của mũi tên. A. Thế năng. B. Động năng. C. Cơ năng. Hình 2. Câu 10**: Ném một hòn sỏi theo phương xiên góc so với mặt phẳng nằm ngang Trong quá trình chuyển động, năng lượng của hòn sỏi chuyển hoá: A. Từ động năng sang thế năng. B. Từ thế năng sang động năng. C. Từ động năng sang thế năng và ngược lại. Phòng GD - Đ t đ ề kiểm tra tnkq - môn lý lớp 8 việt trì Người ra đề: Nguyễn Thị Kim Thuỷ - THCS Lý Tự Trọng tuần 22 Lê Thị Xuân Thịnh - THCS Gia cẩm. Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời. Câu1: Con người đã giải thích được đầy đủ và chính xác sự tồn tại của các nguyên tử và phân tử vào: A. Thời trung cổ. B. Giữa thế kỷ XIX. C. Đầu thế kỷ XX. Câu 2: Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là ........ A. Nguyên tử. B. Phân tử. C. Chất. D. Nguyên tử, phân tử. Câu 3: Giữa các nguyên tử, phân tử có ...... A. Nước. B. Không khí. C. Khoảng cách. D. Chân không. Câu 4: Quả bóng bay dù được buộc thật chặt lâu ngày vẫn bị xẹp vì: A. Khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau lạnh dần nên co lại. B. Cao su là chất đàn hồi, sau khi thổi căng nó sẽ tự động co lại. C. Không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài. D. Giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử khí có thể lọt ra ngoài. Câu 5: Nước biển mặn vì: A. Các phân tử nước biển có vị mặn. B. Các phân tử nước và muối liên kết với nhau. C. Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ nhau vì giữa chúng có khoảng cách. Câu 6: Khi đổ 50 cm3 rượu vào 50 cm 3 nước, thu được một hỗn hợp rượu- nước có thể tích: A. V = 100 cm3. B. V > 100 cm3. C. V < 100 cm3. Câu 7*: Khi hơi nước ngưng tụ thành nước ở thể lỏng, thể tích giảm vì: A Kích thước của phân tử giảm. B. Khoảng cách giữa các phân tử giảm. C. Cách sắp xếp các phân tử thay đổi. D. Cả A,B và C. Câu 8*: Đổ dầu ăn vào nước thì tạo thành 2 lớp trong bình, dầu ở trên, nước ở dưới vì: A. Giữa các phân tử dầu không có khoảng cách. B. Phân tử dầu nhẹ hơn phân tử nước nên nổi ở trên. C. Dầu không hoà tan trong nước và khối lượng riêng của dầu nhỏ hơn khối lượng riêng của nước. Câu 9 **: Hạt chất của nước là hạt nào? A. Electron. B. Nguyên tử nước. C. Phân tử nước. D. Cả A,B và C. Câu 10**: Đổ 5ml dầu ăn vào cốc có chứa sẵn 10ml nước, thể tích của hỗn hợp dầu ăn - nước là: A. 15ml. B. Nhỏ hơn 15ml. C. Lớn hơn 15m. Phòng GD - Đ t đề kiểm tra tnkq - môn lý lớp 8 việt trì Người ra đề: Nguyễn Thị Kim Thuỷ - THCS Lý Tự Trọng tuầ n 23 Lê Thị Xuân Thịnh - THCS Gia cẩm. Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời. Câu1: Hiện tượng nào không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra? A. Sự khuếch tán của đồng sunfát vào nước. B. Quả bóng dù buộc chặt đến đâu vẫn bị xẹp. C. Sự tạo thành gió. D. Đường tan vào nước. Câu 2: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào tăng? A. Khối lượng của vật. B. Trọng lượng của vật. C. Cả A và B. D. Nhiệt độ của vật. Câu 3: Trong thí nghiệm Brao người ta quan sát được: A. Các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn, không ngừng. B. Các phân tử nước chuyển động hỗn độn, không ngừng. C. Các nguyên tử nước chuyển động hỗn độn, không ngừng. D. Cả B và C. Câu 4: Các nguyên tử, phân tử chuyển động ....... A. Nhanh. B. Chậm. C. Không ngừng. Câu 5: Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng các chất khi tiếp xúc với nhau thì: A. Kết hợp với nhau. B. Hoà lẫn vào nhau C. Một chất này xâm nhập vào chất kia. Câu 6: Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động........ A. Càng nhanh. B. Càng chậm. C. Không đổi vận tốc. Câu 7*: Hiện tượng khuếch tán xảy ra vì: A. Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. B. Các phân tử, nguyên tử chuyển động hỗn độn không ngừng. C. Do chuyển động nhiệt của các nguyên tử, phân tử. D. Cả A và B. Câu 8*: Hiện tượng nào không phải là hiện tượng khuếch tán? A. Đổ axit vào nước. B. Đổ axit vào xút. C. Ngửi thấy mùi nước hoa. D. Nếm canh thấy mặn. Câu 9 **: Nhiệt độ của vật không ảnh hưởng đến đại lượng nào? A. Thể tích của vật. B. Vận tốc của vật. C. Khoảng cách giữa các nguyên tử (phân tử) tạo nên vật. Câu 10**: Hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng có thể xảy ra nhanh hơn trong điều kiện: A. Nhiệt độ tăng. B. Nhiệt độ giảm. C. Nhiệt độ không đổi. Phòng GD-ĐT Việt Trì Đáp án đề trác nghiệm môn Vật Lý lớp 8 Đề tuần Phương án trả lời các câu hỏi Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 19 a B B C D D D C C c 20 c D D B a C C A b C 22 C D c d C C B C c A 23 c D A C b A d B B a NgƯời làm đề và đáp án : 1- Nguyễn Kim Thuỷ - THCS Lý Tự Trọng. 2- Lê Thi kim Thịnh - THCS Gia Cẩm.

File đính kèm:

  • docLY8.T19-23.doc
Giáo án liên quan