Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan - Môn: Vật lý lớp 9 tuần 19 đến 23

 Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời.

Câu1: Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ .góc tới.

A:Nhỏ hơn B: Bằng C: Lớn hơn

Câu2: Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ

A: Giảm B: Tăng C: Không đổi

Câu3: Khi góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ bằng

A: 900 B: 450 C: 00

Câu4: Khi ánh sáng truyền từ không khí sang thuỷ tinh thì:

A: Góc tới lớn hơn góc khúc xạ

B: Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ

C: Góc tới bằng góc khúc xạ .

Câu5 : Chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính hội tụ có đặc điểm:

A: Hội tụ B: loe rộng C: Song song

Câu6:Phần rìa của thấu kính hội tụ .phần giữa.

A: Dày hơn B: Mỏng hơn . C: Bằng

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1928 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan - Môn: Vật lý lớp 9 tuần 19 đến 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD-VT đề kiểm tra TNKQ Môn: Lý Lớp: 9 Tuần:23 Người ra đề: Nguyễn Thị Kim Thuỷ - THCS lý Tự Trọng Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời. Câu1: Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ ……..góc tới. A:Nhỏ hơn B: Bằng C: Lớn hơn Câu2: Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ ……… A: Giảm B: Tăng C: Không đổi Câu3: Khi góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ bằng……… A: 900 B: 450 C: 00 Câu4: Khi ánh sáng truyền từ không khí sang thuỷ tinh thì: A: Góc tới lớn hơn góc khúc xạ B: Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ C: Góc tới bằng góc khúc xạ . Câu5 : Chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính hội tụ có đặc điểm: A: Hội tụ B: loe rộng C: Song song Câu6:Phần rìa của thấu kính hội tụ ………..phần giữa. A: Dày hơn B: Mỏng hơn . C: Bằng Câu7: Tia sáng tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ thì : A:Tia sáng ló qua quang tâm. B:Tia sáng ló qua tiêu điểm . C:Tia sáng ló song song với trục chính. Câu8:Tia tới đến quang tâm của thấu kính hội tụ thì: A: Tia ló qua tiêu điểm . B: Tia ló đi vuông góc với trục chính. C: Tia ló truyền thẳng theo phương của tia tới . Câu 9: Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló ………. A: Song song B: Phân kỳ C: Hội tụ tại một điểm bất kỳ . D: Hội tụ tai tiêu điểm của thấu kính. Câu10: Tia tới đi qua tiêu điểm của thấu kính hội tụ thì: A: Tia ló vuông góc với trục chính. B: Tia ló song song với trục chính. C: Tia ló đi qua một điểm bất kỳ trên trục chính. Phòng GD-VT đề kiểm tra TNKQ Môn: Lý Lớp: 9 Tuần:22 Người ra đề: Nguyễn Thị Kim Thuỷ - THCS lý Tự Trọng Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời. Câu1: Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước thì : A: Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới . B: Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. C: Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới, góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. Câu2: khi tia sáng truyền từ nước sang không khí thì : A: Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới . B: Góc khúc xạ lớn hơn góc tới. C: Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới, góc khúc xạ lớn hơn góc tới. Câu3: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là : Hiện tượng tia sáng tới gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt …………… và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai . A: Bị hắt trở lại môi trường cũ . B: Bị gẫy khúc tại mặt phân cách. C: Không bị gẫy khung tại mặt phân cách. Câu4 : Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là : Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây ………… A: Không đổi . B: Tăng C Giảm D: Biến thiên . Câu5: Khung dây của động cơ điện một chiều quay được vì : Hai cạnh đối diện của khung dây bị hai lực điện từ …………. A: Ngược chiều tác dụng . B: Cùng chiều tác dụng. C: Cùng chiều và cùng nằm trên một đường thẳng tác dụng. Câu6 : Một cuộn dây dẫn sẽ hút chặt một kim nam châm khi : A: Có dòng điện một chiều chạy qua cuộn dây. B: Không có dòng điện chạy qua cuộn dây. C: Có dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây. Câu7: Cực bắc của kim la bàn luôn chỉ về hướng……..địa lí . A: Nam B: Tây C: Đông D: Bắc Câu8 : Ta nói rằng tại điểm A trong không gian có từ trường khi : A: Một vật nhẹ ở gần bị A hút. B: Kim nam châm ở gần bị nóng lên. C:Kim nam châm đặt tai A bi quay lệch khỏi hướng Nam – Bắc. Câu9: Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường gọi là : A: Hiện tượng phản xạ ánh sáng B: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng C: Hiện tượng tán xạ ánh sáng. Câu10 : Đoạn mạch gồm 3 điện trở : (R1 // R2 ) nt R3 . Biết : R1 = R2 = 4 R3 = 8 . Tính điện trở tương đương của mạch điện ? A: 12 B:16 C: 4 D:10 Phòng GD-VT đề kiểm tra TNKQ Môn: Lý Lớp: 9 Tuần:21 Người ra đề: Nguyễn Thị Kim Thuỷ - THCS lý Tự Trọng Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời. Câu1: Công dụng của máy biến thế ? A: Giữ cho hiệu điện thế ổn định ( không đổi ) B: Giữ cho cường độ dòng điện không đổi C: Tăng hoặc giảm hiệu điện thế. Câu2: Máy biến thế hoạt động được với : A: Dòng điện không đổi B: Dòng điện xoay chiều C: Dòng điện xoay chiều với hiệu điện thế lớn. Câu3: Một máy biến thế dùng trong phòng thực hành cần hạ hiệu điện thế từ 220V xuống còn 6V . Cuộn sơ cấp có 4000 vòng . Tính số vòng dây cuộn thứ cấp tương ứng ? A: 109 vòng B: 901 vòng C: 190 vòng Câu4: Bộ phận chính của máy biến thế gồm: A: Hai cuộn dây dẫn có số vòng khác nhau. B: Một lõi sắt (hay thép) có pha silic. C: Hai cuộn dây dẫn có số vòng khác nhau, một lõi sắt (hay thép) có pha silic. Câu5: Khi đặt vào hai đầu cuộn dây sơ cấp của máy biến thế một hiệu điện thế xoay chiều thì ở hai đầu cuộn thứ cấp xuất hiện … A: Môt hiệu điện thế xoay chiều. B: Hiệu điện thế một chiều. C: Một dòng điện một chiều. Câu6: Ta có máy hạ thế khi hiệu điện thế ở cuộn sơ cấp …hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp. A: Nhỏ hơn. C: Bằng B: Lớn hơn. D: Lớn hơn hoặc bằng Câu7: Ta có máy tăng thế khi hiệu điện thế ở cuộn sơ cấp …hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp. A: Lớn hơn hoặc bằng C: Bằng B: Lớn hơn. D: Nhỏ hơn. Câu8: Một máy biến thế có số vòng dây ở cuộn thứ cấp (n2) bằng 1/2 số vòng dây của cuộn sơ cấp (n1). Hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp…hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp. A: Bằng hai lần . B: Bằng 1/2 lần. C: Bằng. Câu9: Khi cho dòng điện xoay chiều chạy vào cuộn sơ cấp của một máy biến thế thì trong mạch kín cuộn thứ cấp xuất hiện: A: Dòng điện một chiều biến đổi. B: Dòng điện cảm ứng một chiều không đổi. C: Dòng điện cảm ứng xoay chiều. D: Không xuất hiện dòng điện. Câu10: Một máy biến áp có số vòng dây cuộn sơ cấp n1=1500 vòng, số vòng dây cuộn thứ cấp n2 = 6000 vòng. Hiệu điện thế hai đầu cuộn sơ cấp U1=55V. Tính hiệu điện thế hai đầu cuôn thứ cấp: A: 110V. B: 220V. C: 210 V D: 120 V Phòng GD-VT đề kiểm tra TNKQ Môn: Lý Lớp: 9 Tuần:20 Người ra đề: Nguyễn Thị Kim Thuỷ - THCS lý Tự Trọng Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời. Câu1: Dòng điện xoay chiều có các tác dụng gì? A: Tác dụng nhiệt. C: Tác dụng từ. B: Tác dụng quang. D: Cả A,B,C. Câu2: Đo cường độ dòng của mạch điện xoay chiều dùng: A: Ampekế xoay chiều. C: Lực kế. B: Ampekế một chiều. D: Nhiệt kế. Câu3: Đo hiệu điện thế xoay chiều của nguồn điện xoay chiều dùng: A: Vôn kế 1 chiều B:Vôn kế xoay chiều C: Ampekế xoay chiều. D: Ampekế một chiều. Câu4: dòng điện xoay chiều có cường độ 3A khi chạy qua 1 dây dẫn toả ra 1 nhiệt lượng………. nhiệt lượng khi dòng điện 1 chiều có cường độ 3A chạy qua dây dẫn đó trong cùng thời gian. A: lớn hơn . B: Nhỏ hơn . C: Bằng . Câu5: Khi mắc Ampekế và Vônkế xoay chiều vào mạch điện xoay chiều thì : A: Không cần phải phân biệt chốt của chúng. B: Nhất thiết phải phân biệt chốt của chúng. C: Không cần chú ý giới hạn đo. Câu6: Để truyền đi cùng 1 công suất điện . Nếu dùng dây tải điện dài gấp đôi thì công suất hao phí vì nhiệt sẽ : A: Tăng 2 lần B: Tăng 4 lần C: Giảm 2 lần D Không thay đổi . Câu7: Cùng một loại dây dẫn tải đi cùng một công suất điện. Nếu dùng dây dẫn có tiết diện tăng gấp đôi thì công suất hao phí toả vì nhiệt : ….. A: Tăng 2 lần . B: Không đổi, C: Tăng 4 lần. D: Giảm 2 lần . Câu8: Khi truyền đi cùng lượng điện . Muốn giảm công suất hao phí do toả nhiệt , dùng cách nào trong các cách sau: A: Giảm điện trở của dây dẫn .. B: Tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây. C: Tăng điện trở dây dẫn. Câu 9: Công suất hao phí do toả nhiệt trên đường dây tải điện ……….đặt vào hai đầu dây dẫn. A: Không phụ thuộc vào hiệu điện thế. B: Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế C:Tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế . Câu10: Công thức tính công suất hao phí do toả nhiệt: A: p = U.I B: p = R.I2 C: php = Phòng GD-VT đề kiểm tra TNKQ Môn: Lý Lớp: 9 Tuần:19 Người ra đề: Nguyễn Thị Kim Thuỷ - THCS lý Tự Trọng Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời. Câu1: Bộ phận chính của máy phát điện xoay chiều là A: Nam châm B: Cuộn dây dẫn. C : Nam châm và Cuộn dây dẫn. D:Nam châm và lõi thép. Câu2: Dòng điện xoay chiều là : A: Dòng điện luân phiên đổi chiều. B: Dòng điện có chiều không thay đổi. C: Dòng điện có cường độ lớn. Câu3: Dòng điện cảm ứng xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi : A: Cho nam châm quay trước cuộn dây . B Cho cuộn dây quay trong từ trường. C: Cho nam châm quay trước cuộn dây hoặc cho cuộn dây quay trong từ trường. Câu4: Nguồn điện nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng xoay chiều? A: Pin . B: Ăcquy. C: Nguồn điện xoay chiều . Câu5: Phát biểu nào dưới đây khi nói về nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều ? A:Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. B: Dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện. C: Dựa trên tác dụng hoá học của dòng điện. Câu6: Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết điện S của cuộn dây : A: Luôn tăng B: Luôn giảm C: Không đổi D: Luân phiên tăng, giảm. Câu7: Nối hai cực của máy phát điện xoay chiều với một bóng đèn . Khi quay nam châm của máy phát điện thì trong cuộn dây của nó xuất hiện dòng điện cảm ứng vì : A: Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây không thay đổi. B: Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng, giảm. C: Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây luôn luôn tăng. D: Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây luôn luôn giảm. Câu8: Đối với máy phát điện xoay chiều có cuộn dây ( Rô to ). ………..thì trong cuộn dây mới xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều. A: Chỉ khi quay cuộn dây. B: Khi cuộn dây không quay. C: Khi cuộn dây có số vòng dây lớn. D: Khi cuộn dây có số vòng dây nhỏ. Câu9: Muốn cho máy phát điện xoay chiều phát điện liên tục thì phải làm thế nào ? A: Cho cuộn dây quay liên tục B: Cho nam châm quay liên tục. C: Cho cuộn dây quay liên tục hoặc cho nam châm quay liên tục. Câu10: Một máy phát điện xoay chiều có cấu tạo và hoạt động như thế nào ? A: Cuộn dây quay trong từ trường của 1 nam châm đứng yên . B : Cuộn dây và nam châm quay cùng chiều quanh 1 trục . C: Cuộn dây và nam châm cùng đứng yên. Đáp án đề kiểm tra TNKQ môn vật lý 9 ( Tuần 19- 23) Câu Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 19 C A C C A D B A C A 20 D A B C A A D B C C 21 C B A C A B D A C B 22 C C B D A A D C B D 23 A B C A A B B C D B

File đính kèm:

  • docTN9(19-23).doc