Câu 1: Khi độ lớn điện tích thử đặt tại 1 điểm tăng lên gấp đôi thì điện thế tại điểm đó
A. giảm 1 nửa B. không đổi C. tăng gấp 4 D. tăng gấp đôi
Câu 2: Công của lực điện trường làm dịch chuyển 1 điện tích 2C ngược chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1m là :
A. 2000J B. 2mJ C. -2000J D. -2mJ
Câu 3: Nguồn điện tạo ra hiệu điện thế giữa 2 cực bằng cách
A. tách electron ra khỏi nguyên tử và chuyển electron và ion về các cực của nguồn
B. sinh ra ion dương ở cực dương
C. sinh ra electron ở cực âm
D. làm biến mất electron ở cực dương
Câu 4: Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch không tỷ lệ thuận với
A. nhiệt độ của vật dẫn trong mạch B. cường độ dòng điện trong mạch
C. hiệu điện thế hai đầu mạch D. thời gian dòng điện chạy qua mạch
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3337 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra trắc nghiệm môn vật lý 11 - Ban cơ bản (có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC
ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
MÔN Vật lý 11 - Ban Cơ bản
Thời gian làm bài: phút;
Mã đề thi 208
(30 câu trắc nghiệm)
Họ, tên thí sinh :...............................................................................
Số báo danh :...............................................................................
Lớp :...............................................................................
Câu 1: Khi độ lớn điện tích thử đặt tại 1 điểm tăng lên gấp đôi thì điện thế tại điểm đó
A. giảm 1 nửa B. không đổi C. tăng gấp 4 D. tăng gấp đôi
Câu 2: Công của lực điện trường làm dịch chuyển 1 điện tích 2mC ngược chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1m là :
A. 2000J B. 2mJ C. -2000J D. -2mJ
Câu 3: Nguồn điện tạo ra hiệu điện thế giữa 2 cực bằng cách
A. tách electron ra khỏi nguyên tử và chuyển electron và ion về các cực của nguồn
B. sinh ra ion dương ở cực dương
C. sinh ra electron ở cực âm
D. làm biến mất electron ở cực dương
Câu 4: Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch không tỷ lệ thuận với
A. nhiệt độ của vật dẫn trong mạch B. cường độ dòng điện trong mạch
C. hiệu điện thế hai đầu mạch D. thời gian dòng điện chạy qua mạch
Câu 5: Nguyên nhân của hiện tượng nhân hạt tải điện là
A. lực điện trường bứt electron khỏi nguyên tử
B. do tác nhân bên ngoài
C. nguyên tử tự suy yếu liên kết và tách thành electron tự do và ion dương
D. do số hạt tải điện rất ít ban đầu được tăng tốc trong điện trường va chạm vào các phân tử khí làm ion hoá chất khí
Câu 6: Một nguồn điện có suất điện động 200mV.Để chuyển một điện lượng 10C qua nguồn thì lực lạ phải sinh một công là
A. 2J B. 20J C. 2000J D. 0,05J
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Theo thuyết electron, 1 vật nhiễm điện dương là vật thiếu electron
B. Theo thuyết electron, 1 vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương
C. Theo thuyết electron, 1 vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm các electron
D. Theo thuyết electron, 1 vật nhiễm điện âm là vật thừa electron
Câu 8: Công thức nào dưới đây để tính năng lượng điện trường trong tụ điện là không đúng?
A. W = QU/2 B. W= Q2 / 2C C. W =C2/2Q D. W= CU2/2
Câu 9: Hai điện tích điểm q1= 5.10-9 (C), q2 = -5.10-9 (C) đặt tại 2 điểm cách nhau 10cm trong chân không. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích điểm và cách đều hai điện tích là
A. E = 36000 (V/m) B. E = 0(V/m) C. E =1 ,800 (V/m) D. E = 18000 (V/m)
Câu 10: Trong các dung dịch điện phân, các ion mang điện tích âm là
A. chỉ có gốc bazơ B. ion kim loại và bazơ
C. gốc axit và ion kim loại D. gốc axit và gốc bazơ
Câu 11: Ở 200C điện trở suất của bạc là 1,62.10-8 W.m. Biết hệ số nhiệt điện trở của bạc là 4,1.10-3 K-1. Ở 330K thì điện trở suất của bạc là
A. 1,866.10-8 W.m B. 3,679.10-8 W.m C. 3,812 .10-8W.m D. 4,151 . 10-8 W.m
Câu 12: Nếu ghép cả 3 pin giống nhau thành 1 bộ pin, biết mỗi pin có suất điện động 3V thì bộ nguồn sẽ không thể đạt được giá trị suất điện động
A. 5V B. 3 V C. 9V D. 6V
Câu 13: Cho dòng điện chạy qua bình điện phân chứa dung dịch CuSO4, có anốt bằng đồng. Biết đương lượng điện hoá K = 1/F. A/n = 3,3.10-7 kg/c. Để trên catốt xuất hiện 0,33 kg đồng, thì điện tích chuyển qua bình là
A. 107C B. 106C C. 105 C D. 5.106C
Câu 14: Chất điện phân dẫn điện không tốt bằng kim loại vì
A. môi trường dung dịch rất mất trật tự
B. khối lượng và kích thước ion lớn hơn của dectron
C. mật độ electron tự do nhỏ hơn trong kim loại
D. cả ba lý do trên
Câu 15: Khi tăng đồng thời độ lớn của hai điện tích điểm và khoảng cách giữa chúng lên 2 lần thì lực tương tác giữa chúng sẽ
A. Giảm 2 lần B. Tăng lên 4 lần C. Tăng lên 2 lần D. Không đổi
Câu 16: Điện trở của kim loại không phụ thuộc trực tiếp vào
A. bản chất của kim loại B. hiệu điện thế hai đầu vật dẫn kim loại
C. nhiệt độ của kim loại D. kích thước của vật dẫn kim loại
Câu 17: Cường độ điện trường tại 1 điểm đặc trưng cho:
A. điện trường tại điểm đó về phương diện dự trữ năng lượng
B. tốc độ dịch chuyển điện tích tại điểm đó
C. tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó
D. thể tích vùng có điện trường là lớn hay nhỏ
Câu 18: Khi ghép n nguồn điện nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động e và điện trở trong là r thì suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là
A. ne và nr B. e và r/n C. e và nr D. ne và r/n
Câu 19: Khi khởi động xe máy, không nên nhấn nút đề quá lâu và nhiều lần liên tục vì
A. hỏng nút khởi động
B. động cơ đề sẽ rất nhanh hỏng
C. tiêu hao quá nhiều năng lượng
D. dòng đoản mạch kéo dài toả nhiệt mạnh sẽ làm hỏng acquy
Câu 20: Khi đốt nóng chất khí, nó trở nên dẫn điện vì
A. chất khí chuyển động thành dòng có hướng
B. Vận tốc giữa các phân tử chất khí tăng
C. các phân tử khí bị ion hoá thành các hạt mang điện tự do
D. khoảng cách giữa các phân tử chất khí tăng
Câu 21: Một mạch điện gồm 1 pin 9V, điện trở mạch ngoài 4W, cường độ dòng điện trong toàn mạch là 2A. Điện trở trong của nguồn là :
A. 2W B. 4,5W C. 0,5W D. 1W
Câu 22: Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích điểm Q = 5.10-9 (C) tại 1 điểm trong chân không cách điện tích 1 khoảng 10cm có độ lớn là
A. E = 0,450 V/m B. E = 4500 V/m C. E = 0,225 V/m D. E = 2250 V/m
Câu 23: Khi đưa 1 quả cầu kim loại không nhiễm điện lại gần 1 quả cầu khác nhiễm điện thì :
A. hai quả cầu không hút và không đẩy B. hai quả cầu đẩy nhau
C. hai quả cầu hút nhau D. hai quả cầu trao đổi điện tích cho nhau
Câu 24: Kim loại dẫn điện tốt vì
A. giá trị điện tích chứa trong mỗi electron tự do của kim loại lớn hơn ở các chất khác
B. mật độ electron tự do trong kim loại rất lớn
C. mật độ các ion tự do lớn
D. khoảng cách giữa các ion nút mạng trong kim loại rất lớn
Câu 25: Dòng điện là
A. dòng chuyển dời có hướng của các điện tích B. dòng chuyển dời của electron
C. dòng chuyển động của các điện tích D. dòng chuyển dời của ion dương
Câu 26: Hai đầu tụ 20mF có hiệu điện thế 5V thì năng lượng tụ tích được là
A. 50J B. 0,25mJ C. 500J D. 50mJ
Câu 27: Hai điện tích điểm q1 = +3 ( mC) và q2= -3 ( mC), đặt trong dầu (e =2) cách nhau một khoảng r = 3cm. Lực tương tác giữa hai điện tích đó là
A. lực hút với độ lớn F = 45N B. lực hút với độ lớn F = 90N
C. lực đẩy với độ lớn F = 90N D. lực đẩy với độ lớn F= 45 N
Câu 28: Công của lực điện trường khác 0 trong khi điện tích
A. dịch chuyển hết quỹ đạo là đường cong kín trong điện trường
B. dịch chuyển vuông góc với các đường sức trong điện trường đều
C. dịch chuyển giữa hai điểm khác nhau cắt các đường sức
D. dịch chuyển hết 1 quỹ đạo tròn trong điện trường
Câu 29: Người ta làm nóng 1kg nước thêm 10C, bằng cách cho dòng điện 1A đi qua một điện trở 7W.Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.k. Thời gian cần thiết là
A. 1 giờ B. 10giây C. 10 phút D. 600 phút
Câu 30: Công của lực điện trường làm dịch chuyển một điện tích -2 mC từ A đến B là 4mJ. Hiệu điện thế giữa 2 điểm A và B là
A. 2000 V B. 2V C. -2V D. -2000 V
----------- HẾT ----------
Thí sinh không được phép sử dụng tài liệu để làm bài
Giám thị coi thi không được giải thích gì thêm