Đề kiểm tra Vật lý khối 8 (Đề 2)

 Câu 1: Khi nào có công cơ học?

 A. Khi vật chuyển động được quãng đường s khác không.

 B. Khi có lực F khác không tác dụng lên vật.

 C. Khi lực tác dụng vào vật làm vật chuyển động theo phương không vuông góc với phương của lực tác dụng.

 D.Cả ba trường hợp A, B, C đều có công cơ học.

 Câu 2: Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào?

 A.Khối lượng của vật và quãng đường vật dịch chuyển.

 B.Lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển theo phương của lực.

 C. Phương chuyển động của vật.

 D.Tất cả các yếu tố trên.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1102 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Vật lý khối 8 (Đề 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NDKT Cấp độ nhận thức Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Công cơ học. Cơ năng 2 câu 1 điểm 7 câu 3,5 điểm 2 câu 3 điểm 7,5 điểm Câu 1, 6 Câu 2, 3, 4, 5, 7, 13, 14 Câu 15, 16 Nguyên tử-Cấu tạo chất 2 câu 1 điểm 1 câu 0,5 điểm 1,5 điểm Câu 8, 9 Câu 11 Nhiệt lượng 2 câu 1 điểm 1 điểm Câu 10, 12 Điểm 3 điểm 4 điểm 3 điểm 10 điểm D. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA. E. ĐỀ BÀI. Câu 1: Khi nào có công cơ học? A. Khi vật chuyển động được quãng đường s khác không. B. Khi có lực F khác không tác dụng lên vật. C. Khi lực tác dụng vào vật làm vật chuyển động theo phương không vuông góc với phương của lực tác dụng. D.Cả ba trường hợp A, B, C đều có công cơ học. Câu 2: Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào? A.Khối lượng của vật và quãng đường vật dịch chuyển. B.Lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển theo phương của lực. C. Phương chuyển động của vật. D.Tất cả các yếu tố trên. Câu 3: Nhận xét nào sau đây là sai? A.Khi dùng các máy cơ đơn giản, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi, không được lợi gì về công. B. Khi dùng mặt phẳng nghiêng nhẵn, nếu chiều dài mặt phẳng nghiêng bằng hai lần độ cao cần đưa vật lên thì lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng bằng lần lực kéo trực tiếp vật lên. C. Dùng ròng rọc động giúp ta được lợi về lực nên được lợi về công. D. Dùng đòn bẩy nếu điểm tựa càng xa nơi tác dụng lực thì độ lớn lực tác dụng càng nhỏ. Câu 4: Để cày một mảnh đất, người ta dùng trâu cày thì mất 2h, nhưng nếu dùng máy cày thì chỉ mất 20 phút. So sánh trâu và máy cày thì đại lượng vật lí nào giống nhau. A.Lực phải tạo ra để kéo cày. B.Công phải thực hiện. C.Công suất của quá trình. D.Quãng đường di chuyển. Câu 5: Thực hiện một công 400J để di chuyển một vật có khối lượng 4kg. biết rằng lực làm di chuyển vật đó là 40N. Quãng đường di chuyển của vật đó là: A.1m. B.4m. C.10m. D.100m. Câu 6: Khi một vật đang rơi từ trên cao xuống thì cơ năng của vật sẽ A.chỉ có động năng. B.có cả động năng và thế năng. C.chỉ có thế năng. D.tăng dần theo quá trình rơi do vận tốc của vật tăng. Câu 7: Năng lượng được chuyển hoá theo quá trình nào sau đây trong nhà máy thuỷ điện? A, Điện năng → động năng → thế năng hấp dẫn. B. Động năng → thế năng hấp dẫn → điện năng. C. Động năng → điện năng → thế năng hấp dẫn. D.Thế năng hấp dẫn →động năng → điện năng. Câu 8: Phát biểu nào sau đây về cấu tạo chất đùng? A.Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt. B.Các chất ở thể rắn thì các phân tử không chuyển động. C.Phân tử là hạt chất nhỏ nhất. D.Giữa các phân tử, nguyên tử là không có khoảng cách. Câu 9: Có nửa cốc rượu và nửa cốc nước đựng trong hai cốc giống hệt nhau. Khi đổ nước vào rượu thì chúng ta sẽ thu được: A.Đầy một cốc có cả rượu và nước. B. Được một cốc có rượu và nước nhưng chưa đầy. C.Có một phần nước và rượu bị tràn ra ngoài do cốc quá đầy. D. Đáp án A hoặc B là đúng. Câu 10: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật thay đổi vận tốc chuyển động thì đại lượng nào sau đây sẽ thay đổi theo? A.Trọng lượng của vật. B.Khối lượng của vật. C.Nhiệt độ của vật. D.Cả B và C. Câu 11: Mở lọ nước hoa trong phòng thí nghiệm, sau một lúc thì cả phòng đều ngửi thấy mùi nước hoa. Lí giải nào sau đây là không hợp lí? A.Do có sự khuếch tán của các phân tử nước hoa ra khắp phòng thí nghiệm. B. Do các phân tử nước hoa chuyển động hỗn độn không ngừng, nên nó đi ra khắp phòng thí nghiệm. C. Do các phân tử nước hoa nhẹ hơn các phân tử không khí nên có thể chuyển động ra khắp phòng dễ dàng. D. Do các phân tử nước hoa có nhiều hơn các phân tử chất khí ở trong phòng nên ta chỉ ngửi thấy mùi của nước hoa. Câu 12: Tốc độ khuếch tán phụ thuộc vào yếu tố nào trong số các yếu tố sau? A. Nhiệt độ. B. Khối lượng. C. Trọng lượng. D. Thể tích. Câu 13: Hành khách ngồi trên máy bay đang chuyển động, năng lượng của hành khách đó tồn tại ở dạng nào? Câu 14: Hoà chạy từ chân dốc tới đỉnh dốc để gọi em. Khi chạy, vận tốc của Hoà không đổi. Trong khi chạy, cơ năng của Hoà có thay đổi không? Vì sao? Câu 15: Dùng một mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 250kg lên sàn ôtô tải cao 1,2m. Lực cần tác dụng để kéo vật là 625N. Hỏi chiều dài của mặt phẳng nghiêng là bao nhiêu? Bỏ qua ma sát. Câu 16: Một người công nhân dùng một lực kéo là 200N để đưa một kiện hàng lên cao 8m bằng một ròng rọc động( coi ma sát của dây và ròng rọc và trọng lượng của dây không đáng kể). Dây kéo phải di chuyển một đoạn bằng bao nhiêu? Tính công của người công nhân đã thực hiện. Nếu không dùng ròng rọc thì người công nhân phải thực hiện một công là bao nhiêu để đưa vật lên độ cao nói trên.

File đính kèm:

  • docMa trận và đề KTL8..doc
Giáo án liên quan