ĐỀ KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT HỌC KÌ II - ĐỊA LÍ KHỐI 12
I. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU KIỂM TRA.
- Kiểm tra mức dộ nắm vững kiến thức của học sinh, sau khi học xong các chủ đề: vị trí địa lí, đặc điểm chung của tự nhiên.
- Phát hiện sự phân hóa về trình độ của học sinh trong quá trình dạy học, để đặt ra các biện pháp dạy học phân hóa theo học lực cho phù hợp.
- Giúp HS biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra của chương trình GDPT phần: Vị trí địa lí và đặc điểm chung của tự nhiên.
- Qua bài kiểm tra nhằm đánh giá nhận thức của học sinh về kiến thức môn học thông qua trình bày một đối tượng, hiện tượng địa lí.
- Kiểm tra khả năng vận dụng kĩ năng của HS vào các tình huống cụ thể.
- Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích, nhận xét, giải thích.
- Qua bài kiểm tra giúp giáo viên đáng giá được kết quả giảng dạy và có biện pháp điều chỉnh hợp lý.
- Thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học và quản lý giáo dục.
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 727 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra viết 1 tiết học kì II - Địa lí khối 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD&ĐT Hà Giang
Trường THPT Việt Lâm
ĐỀ KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT HỌC KÌ II - ĐỊA LÍ KHỐI 12
I. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU KIỂM TRA.
- Kiểm tra mức dộ nắm vững kiến thức của học sinh, sau khi học xong các chủ đề: vị trí địa lí, đặc điểm chung của tự nhiên.
- Phát hiện sự phân hóa về trình độ của học sinh trong quá trình dạy học, để đặt ra các biện pháp dạy học phân hóa theo học lực cho phù hợp.
- Giúp HS biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra của chương trình GDPT phần: Vị trí địa lí và đặc điểm chung của tự nhiên.
- Qua bài kiểm tra nhằm đánh giá nhận thức của học sinh về kiến thức môn học thông qua trình bày một đối tượng, hiện tượng địa lí.
- Kiểm tra khả năng vận dụng kĩ năng của HS vào các tình huống cụ thể.
- Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích, nhận xét, giải thích.
- Qua bài kiểm tra giúp giáo viên đáng giá được kết quả giảng dạy và có biện pháp điều chỉnh hợp lý.
- Thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học và quản lý giáo dục.
II. XÁC ĐỊNH HÌNH THỨC KIỂM TRA:
(Hình thức kiểm tra tự luận)
III. XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
Ở đề kiểm tra 1 tiết học kì II, Địa lí 12, chương trình chuẩn các chủ đề và nội dung kiểm tra với số tiết là: 10 tiết (bằng 100%), phân phối cho các chủ đề và nội dung như sau: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta 1 tiết (14 %); Lao động và việc làm 1 tiết (14 %); Đô thị hoá 1tiết (14 %); Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1 tiết (15 %); Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta 1 tiết (13%); Vấn đề phát triển nông nghiệp(10 %); vấn đề phát triển ngành thuỷ sản (10 %); Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (10 %); trong đó có 2 tiết thực hành. Trên cơ sở phân phối số tiết như trên, kết hợp với việc xác định chuẩn quan trọng ta xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Chủ đề (nội dung)/ mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ
thấp
Cấp độ cao
Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta
Nêu được các đặc điểm về dân số và phân bố dân cư ở nước ta
Phân tích được tác động của dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
30% TSĐ
= 3,0 điểm
50% TSĐ
= 1,0 điểm
50% TSĐ
= 2,0 điểm
Lao động và việc làm
Đánh giá được những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động ở nước ta
Liên hệ được với thực tế địa phương về vấn đề việc làm
20 % TSĐ
= 2,0 điểm
50% TSĐ
= 1,0 điểm
50% TSĐ
= 1,0 điểm
Đô thị hoá
Trình bày được các đặc điểm của đô thị hoá ở nước ta
Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến phát triển kinh tế- xã hội.
20 % TSĐ
= 2,0 điểm
50% TSĐ = 1,0 điểm
50% TSĐ
= 1,0 điểm
Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta
Nêu được những thuận lợi và khó khăn của nền nông nghiệp nhiệt đới
10 % TSĐ
= 1,0 điểm
100% TSĐ
= 1,0 điểm
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Vẽ được biểu đồ chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế
20 % TSĐ
= 2,0 điểm
100% TSĐ
= 2,0 điểm
Tổng số điểm 10
Tổng số câu 05
4,0 điểm
40 % TSĐ
3,0 điểm
30% TSĐ
3,0 điểm
30 % TSĐ
IV. VIẾT ĐỀ KIỂM TRA TỪ MA TRẬN
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Câu 1. (3,0 điểm).
Trình bày các đặc điểm về dân số và phân bố dân cư ở nước ta. Ảnh hưởng của dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 2. (2,0 điểm).
Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta. Em hãy liên hệ với thực tế địa phương mình về vấn đề việc làm.
Câu 3: ( 2,0 điểm).
Nêu các đặc điểm của quá trình đô thị hoá ở nước ta. Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến phát triển kinh tế- xã hội.
Câu 4. ( 1,0 điểm)
Nêu được những thuận lợi và khó khăn của nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta.
Câu 5. (2,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau: Bảng tổng trị giá xuất ,nhập khẩu Việt Nam thời kỳ 1990 -2005 ĐV: (triệu USD )
Năm
Tổng số
Xuất khẩu
Nhập khẩu
1990
5156,4
2404,0
2752,4
1992
5121,4
2580,7
2540,7
1995
9880,1
4054,3
5825,8
1999
18399,5
7255,9
11143,6
2005
62900,0
32400,0
36800,0
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi giá trị xuất, nhập khẩu thời kỳ 1990 -2005 ở nước ta.
V. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Việc xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm được thực hiện trên cơ sở bám sát bảng ma trận hai chiều. Điểm toàn bài kiểm tra học kỳ tính theo thang điểm 10, làm tròn số đến 0,5 điểm. HS không làm theo cách trình bày trên nhưng đảm bảo chính xác và đủ nội dung thì vẫn cho điểm tối đa.
Câu 1. (3,0 điểm)
* Đông dân: (0,5 điểm)
- Theo SLTK của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở vào ngày 1/4/2009 DS nước ta là: 85.789.537 người .Đứng thứ 3 ĐNA, thứ 13 thế giới.
- Đánh giá: Nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Khó khăn: phát triển KT, giải quyết việc làm...
* Nhiều thành phần dân tộc: (0,5 điểm)
- Có 54 dân tộc, dân tộc Kinh chiếm 86,2%, còn lại là các dân tộc ít người.
- Thuận lợi: đa dạng về bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc.
- Khó khăn: sự phát triển không đều về trình độ và mức sống giữa các dân tộc.
*. Dân số còn tăng nhanh: Bình quân mỗi năm tăng thêm 947 nghìn người. (0,5 điểm)
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm.
Ví dụ: giai đoạn 1989 - 1999 tỉ lệ gia tăng dân số trung bình là 1,7% đến giai đoạn 2002 - 2005 là 1,32%.
- Hậu quả của sự gia tăng dân số : tạo nên sức ép lớn về nhiều mặt.
* Cơ cấu dân số trẻ (0,5 điểm)
- Trong độ tuổi lao dộng chiếm 64%, mỗi năm tăng thêm khỏang 1,15 triệu người.
- Thuận lợi: Nguồn lao động đồi dào, năng động, sáng tạo.
- Khó khăn sắp xếp việc làm.
* Phân bố dân cư chưa hợp lí (0,5 điểm)
- Đồng bằng tập trung 75% dân số.
(VD: Đồng bằng sông Hồng mật độ 1225 người/km2); miền núi chiếm 25% dân số (Vùng Tây Bắc 69 người/km2)
+ Nông thôn chiếm 73, 1% dân số, thành thị chiếm 26,9% dân số.
* Nguyên nhân: (0,5 điểm)
+ Điều kiện tự nhiên.
+ Lịch sử định cư.
+ Trình độ phát triển KT-XH, chính sách...
Câu 2. (2,0 điểm).
* Mặt mạnh: (1,0 điểm)
+ Nguồn lao động rất dồi dào 42,53 triệu người, chiếm 151,2% dân số (năm 2005) .
+ Mỗi năm tăng thêm trên 1triệu lao động.
+ Người lao động cần cù, sáng
tạo có kinh nghiệm sản xuất phong phú.
+ Chất lượng lao động ngày càng nâng lên.
* Hạn chế (1,0 điểm)
- Nhiều lao động chưa qua đào tạo
- Lực lượng lao động có trình độ cao còn ít.
Câu 3: ( 2,0 điểm).
* Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp. (1,0 điểm)
- Quá trình đô thị hoá chậm:
+ Thế kỉ thứ III trước CN đã có đô thị đầu tiên (Cổ Loa).
+ Năm 2005: tỉ lệ dân đô thị mới là 26,9%.
- Trình độ đô thị hóa,thấp:
+ Tỉ lệ dân đô thị thấp.
+ Cơ sở hạ tầng của các đô thị ở mức độ thấp so với khu vực và thế giới.
* Tỉ lệ dân thành thị tăng (0,5 điểm)
* Phân bố đô thị không đều giữa các vùng (0,5 điểm)
- Số thành phố lớn còn quá ít so với số lượng đô thị.
Câu 4. ( 1,0 điểm)
- Thuận lợi:
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hoá rõ rệt, cho phép:
* Đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp
* Áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ.
* Địa hình và đất trồng cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
- Khó khăn:
+ Thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh
Câu 5. (2,0 điểm)
- Vẽ đúng biểu đồ miền, có chú giải, đảm bảo tính khoa học và thẩm mĩ ( 1,0 điểm)
- Nhận xét đúng (1,0 điểm)
HS trình bày được 1 ý cho 0,5đ, 2 ý cho 0,75đ, trình bày không như phần hướng dẫn trên, nhưng đủ nội dung vẫn cho điểm tối đa.
VI. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA.
Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:
1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.
2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không?
3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu trường có điều kiện).
4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
File đính kèm:
- DE KIEM TRA 1 TIET DIA HK II- K12- NOP.doc