Đề luyện thi Sinh học 12 - Đề số 10

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 10

Câu 1 : Đột biến gen là

A. sự phát sinh một hoặc số alen mới từ một gen. B. sự biến đổi ở một hoặc vài cặp nuclêôtit trong phân tử ADN.

C. sự biến đổi ở một hoặc vài cặp tính trạng của cơ thể. D. sự rối loạn quá trình tự sao của một gen hoặc một số gen.

Câu 2 : Hiện tượng được xem là cơ chế của đột biến gen

A. ADN tự nhân đôi vào kỳ trung gian của quá trình phân bào. B. Nhiễm sắc thể được phân ly trong nguyên phân.

C. Tổ hợp gen trong quá trình thụ tinh. D. Rối loạn tự nhân đôi của ADN.

Câu 3 : Ở người, bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm do đột biến gen, dẫn đến aa thứ 6 trong chuỗi pôlipeptit là axit glutamic bị thay thế bằng.

A. glyxin. B. valin. C. sêrin. D. alanin.

Câu 4 : Ứng dụng của đột biến mất đoạn NST trong chọn giống là

 A. lặp lại những gen tốt. B. thay đổi vị trí phân bố các gen trên NST.

 C. loại khỏi NST những gen không mong muốn. D. hình thành nhóm gen liên kết tốt.

Câu 5 : Nếu thế hệ F1 tứ bội là: AAaa x AAaa, trong trường hợp giảm phân, thụ tinh bình thường thì tỷ lệ kiểu gen ở thế hệ F2 sẽ là

A. 1 AAAA : 8 AAa : 18 AAAa : 8Aaaa : 1aaaa. B. 1aaaa : 18 AAaa : 8 AAa : 8Aaaa : 1 AAAA.

C. 1 AAAA : 8 AAAa : 18 AAaa : 8Aaaa : 1aaaa. D. 1aaaa : 8AAAA : 8Aaaa : 18 AAaa : 1 AAAa.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1720 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề luyện thi Sinh học 12 - Đề số 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ ÔN TẬP SỐ 10 Câu 1 : Đột biến gen là A. sự phát sinh một hoặc số alen mới từ một gen. B. sự biến đổi ở một hoặc vài cặp nuclêôtit trong phân tử ADN. C. sự biến đổi ở một hoặc vài cặp tính trạng của cơ thể. D. sự rối loạn quá trình tự sao của một gen hoặc một số gen. Câu 2 : Hiện tượng được xem là cơ chế của đột biến gen A. ADN tự nhân đôi vào kỳ trung gian của quá trình phân bào. B. Nhiễm sắc thể được phân ly trong nguyên phân. C. Tổ hợp gen trong quá trình thụ tinh. D. Rối loạn tự nhân đôi của ADN. Câu 3 : Ở người, bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm do đột biến gen, dẫn đến aa thứ 6 trong chuỗi pôlipeptit là axit glutamic bị thay thế bằng. A. glyxin. B. valin. C. sêrin. D. alanin. Câu 4 : Ứng dụng của đột biến mất đoạn NST trong chọn giống là A. lặp lại những gen tốt. B. thay đổi vị trí phân bố các gen trên NST. C. loại khỏi NST những gen không mong muốn. D. hình thành nhóm gen liên kết tốt. Câu 5 : Nếu thế hệ F1 tứ bội là: ♂ AAaa x ♀ AAaa, trong trường hợp giảm phân, thụ tinh bình thường thì tỷ lệ kiểu gen ở thế hệ F2 sẽ là A. 1 AAAA : 8 AAa : 18 AAAa : 8Aaaa : 1aaaa. B. 1aaaa : 18 AAaa : 8 AAa : 8Aaaa : 1 AAAA. C. 1 AAAA : 8 AAAa : 18 AAaa : 8Aaaa : 1aaaa. D. 1aaaa : 8AAAA : 8Aaaa : 18 AAaa : 1 AAAa. Câu 6 : Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24, nếu có đột biến dị bội xảy ra thì số loại thể tam nhiễm đơn có thể được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là A. 12. B. 36. C. 24. D. 48. Câu 7 : Có 4 dòng ruồi giấm thu thập được từ 4 vùng địa lớ khác nhau. Phân tích trật tự gen trên nhiễm sắc thể số 2, người ta thu được kết quả sau: Dòng 1: ABFEDCGHIK; Dòng 2: ABCDEFGHIK; Dòng 3: ABFEHGIDCK; Dòng 4: ABFEHGCDIK. Nếu dòng 3 là dòng gốc, loại đột biến đã phát sinh và trật tự phát sinh các dòng đó: A.Đột biến đảo đoạn, từ dòng 3 ® 1® 2 ® 4. B.Đột biến đảo đoạn, từ dòng 3 ® 4 ® 2 ® 1. C.Đột biến đảo đoạn, từ dòng 3 ® 4 ® 1 ® 2. D.Đột biến đảo đoạn, từ dòng 3 ® 2 ® 1 ® 4. Câu 8 : Hạt phấn của loài thực vật A có 7 nhiễm sắc thể. Các tế bào rễ của loài thực vật B có 22 nhiễm sắc thể. Thụ phấn loài B bằng hạt phấn của loài A, người ta thu được một số cây lai bất thụ nhưng có khả năng sinh sản sinh dưỡng. Cây lai bất thụ là do có đặc điểm bộ nhiễm sắc thể: A.7 nhiễm sắc thể loài A và 22 nhiễm sắc thể loài B. B.14 nhiễm sắc thể loài A và 11 nhiễm sắc thể loài B. C.7 nhiễm sắc thể loài A và 11 nhiễm sắc thể loài B. D.7 nhiễm sắc thể loài A và 9 nhiễm sắc thể loài B. Câu 9 : Do đột biến gen trội A đã tạo ra hai alen tương phản mới là a và a1. Do đột biến đa bội thể đã tạo ra cơ thể F1 có kiểu gen Aaa1. Cho cơ thể đó thụ phấn được F2, với gen A quy định cây cao, gen a quy định cây cao trung bình và a1 quy định cây thấp thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2: A.15/36 cây cao, 18/36 cây cao trung bình, 3/36 cây thấp. B.18/36 cây cao, 15/36 cây cao trung bình, 3/36 cây thấp. C.18/36 cây cao, 9/36 cây cao trung bình, 9/36 cây thấp. D.27/36 cây cao, 8/36 cây cao trung bình, 1/36 cây thấp. Câu 10 : Kết luận nào về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình trong quá trình phát triển cá thể sau đây là đúng ? A. Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. B. Kiểu gen là kết quả của sự tương tác giữa kiểu hình và môi trường. C. Môi trường là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và kiểu hình. D. Mức phản ứng là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Câu 11 : Giới hạn của thường biến là A. mức phản ứng của kiểu gen trước những biến đổi của môi trường. B. mức phản ứng của kiểu hình trước những biến đổi của môi trường. C. mức phản ứng của môi trường trước một kiểu gen. D. mức phản ứng của kiểu hình trước những biến đổi của kiểu gen. Câu 12 : Kháng sinh được sản xuất trên quy mô công nghiệp thông qua việc cấy gen tổng hợp kháng sinh từ (X) và những chủng (Y) dể nuôi và sinh sản nhanh. A. (X): xạ khuẩn; (Y): vi khuẩn. B. (X): xạ khuẩn, (Y): nấm. C. (X): vi khuẩn, (Y): xạ khuẩn. D. (X): nấm, (Y): xạ khuẩn. Câu 13 : Hóa chất nào sau đây khi thấm vào tế bào sẽ làm thay thế cặp G - X thành T - A hoặc X – G ? A. 5 - brôm uraxin. B. Hydroxylamin (NH2OH). C. Êtyl metal sunfonat. D. Cônsixin. Câu 14 : Một cá thể có kiểu gen AaBb sau 1 thời gian dài thực hiện tự thụ phấn, số dòng thuần xuất hiện là A. 2. B. 4. C. 6. D. 3. Câu 15 : Phương pháp lai kinh tế có ý nghĩa A. tận dụng ưu thế lai trong sản xuất. B. tạo ra các dòng thuần để làm giống. C. củng cố một tính trạng nào đó. D. cải tiến một giống nào đó. Câu 16 : Có 4 dòng được ký hiệu A, B, C, D. Người ta thực hiện phép lai: dòng A x dòng B → dòng E, dòng C x dòng D → dòng F, dòng E x dòng F → dòng H. Sơ đồ trên thể hiện phép lai nào ? A. lai khác thứ. B. lai cải tiến. C. lai khác dòng đơn. D. lai khác dòng kép. Câu 17 : Trong phương pháp lai cải tiến giống vật nuôi ở nước ta người ta thường sử dụng A. lai giữa giống đực tốt nhất nhập nội với giống cái tốt nhất địa phương. B. lai giữa giống cái tốt nhất nhập nội với giống đực tốt nhất địa phương. C. lai giữa các giống đực, cái tốt nhất ở các địa phương khác nhau. D. lai giữa các giống đực, cái tốt nhất của địa phương. Câu 18 : Việc sử dụng nguồn gen của cây hoang dại đem lại lợi ích cho việc tạo giống mới là A. tạo được các giống ngắn ngày. B. tạo ra các giống có năng suất cao. C. tạo giống có hàm lượng prôtêin cao. D. tạo ra các giống có tính chống chịu cao. Câu 19 : Nội dung nào dưới đây nói về phương pháp chọn lọc hàng loạt là không đúng: A.Có hiệu quả đối với những hệ số di truyền thấp B.Có khả năng nhầm lẫn vơí thường biến C.Phương pháp đơn giản, ít tốn kém, có thể áp dụng rộng rãi D.Tốn kém công phu và khó áp dụng rộng rãi Câu 20 : Trong chọn lọc cá thể để chọn được những dòng tốt nhất người ta tiến hành: A.Phải chọn lọc cá thể nhiều lần mới đủ để đánh gía B.So sánh giữa các dòng và so sánh với giống khởi đầu C.Kết hợp cả đánh giá dựa trên kiểu hình và kiểm tra kiểu gen D.Lai tạo giữa các dòng để tạo ra dòng tốt nhất Câu 21 : Ở người gen h qui định máu khó đông, H qui định máu đông bình thường, các gen nói trên đều nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. Bố và mẹ không bị máu khó đông sinh được 4 người con, trong đó có người con trai bị máu khó đông, số còn lại máu đông bình thường. Con gái của họ có kiểu gen là: A. XHXH hoặc XHXh B. XHXH và XHXh C. XHXH hoặc XhXh D. XHXh và XhXh Câu 22 : Việc so sánh các trẻ đồng sinh cùng trứng với trẻ đồng sinh khác trứng có cùng môi trường sống, có tác dụng: A.Giúp các trẻ phát triển tâm lí phù hợp với nhau. B.Tạo cơ sở để qua đó bồi dưỡng cho thể chất các trẻ bình thường. C.Phát hiện các bệnh lý di truyền của các trẻ để có biện pháp điều trị. D.Xác định vai trò của di truyền trong sự phát triển các tính trạng. Câu 23 : Kết quả quan trọng nhất của tiến hoá hoá học là A. Sự tạo ra các hợp chất vô cơ phức tạp. B. Sự tạo ra các hợp chất saccarit. C. Sự tổng hợp các chất hữu cơ từ chất vô cơ. D. Sự tích luỹ các nguồn năng lượng tự nhiên. Câu 24 : Thú có túi xuất hiện ở: A. Kỉ Tam điệp, đại Trung sinh. B. Kỉ Phấn trắng, đại Trung sinh. C. Kỉ Giura, đại Trung sinh. D. Kỉ thứ ba, đại Tân sinh. Câu 25 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với kỉ Phấn trắng. A.Bắt đầu cách đây 120 triệu năm. B.Chưa xuất hiện cây hạt kín. C.Bò sát tiếp tục thống trị. D.Đã xuất hiện thú. Câu 26 : Điểm nào sau đây là quan niệm đúng Lamac? A. Mọi sinh vật đều kịp thời thích nghi trước hoàn cảnh sống B. Biến đổi do ngoại cảnh luôn di truyền C. Ngoại cảnh là nhân tố dẫn đến sự biến đổi ở sinh vật D. Mọi sinh vật có phản ứng giống nhau trước ngoại cảnh Câu 27 : Phát biểu nào dưới đây không phải là nội dung của quá trình chọn loc nhân tạo (CLNT) trong học thuyết tiến hoá của Đacuyn: A.CLNT là một quá trình đào thải những biến dị có hại, tích luỹ những biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người. B.CLNT là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng. C.CLNT là nhân tố quy định chiều hướng biến đổi nhưng chọn lọc tự nhiên mới là nhân tố quyết định tốc độ biến đổi của giống vật nuôi và cây trồng D.Trong mỗi loài vật nuôi hay cây trồng, sự chọn lọc có thể được tiến hành theo nhiều hướng khác nhau dẫn tới sự phân li tính trạng Câu 28 : M.Kimura (1971) đã đề xuất quan niệm đại đa số các đột biến ở cấp phân tử là trung tính được dựa trên nghiên cứu: A.Về những biến đổi trong cấu trúc của các gen B.Về những biến đổi trong cấu trúc của các phân tử protein C.Về những biến đổi trong cấu trúc của axit nuclêic D.Về những biến đổi trong cấu trúc của AND Câu 29 : Ruồi giấm có khoảng 5000 gen, tỷ lệ giao tử mang đột biến trung bình trong quần thể được ước tính vào khoảng: A.25% B.1% C.50% D.10% Câu 30 : Ý nghĩa của tính đa hình về kiểu gen của quần thể giao phối là: A.Đảm bảo trạng thái can bằng ổn định của một số loại kiểu hình trong quần thể B.Giúp sinh vật có tiềm năng thích ứng khi đièu kiện sống thay đổi C.Giúp giải thích sự hợp lý tương đối của các đặc điểm thích nghi D.Giải thích vai trò của quá trình giao phối trong tiến hoá Câu 31 : Trong một quần thể...( Đ: đa hình ;T:tự thụ) chọn lọc tự nhiên (CLTN) đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang nhiều đặc điểm...(L:có lợi : Tr: trung tính) hơn.CLTN tác động trên kiểu hình của cá thể qua nhiều thế hệ dẫn tới hệ quả là chọn lọc... (G: kiêu gen ;Q: quần thể) A.A; L;G B.T;Tr ;Q C.Đ; L;Q D.Đ; L;G Câu 32 : Loài nào dưới đây là một ví dụ hay để chứng minh quần thể là một đối tượng chọn lọc A.Ruồi giấm B.Đậu hà lan C.Sâu bọ D.Ong mật Câu 33 : Thích nghi sinh thái là hình thức thích nghi trong đó: A.Một kiểu gen phản ứng thành những kiểu hình khác nhau trước sự thay đổi của những yếu tố môt trường B.Các biến dị tổ hợp phát sinh trong đời cá thể, đảm bảo sự thích nghi của cơ thể trước môi trường sinh thái C.Hình thành những kiểu gen quy định những tính trạngvà tính chất đặc trưng cho từng loài, từng nòi trong loài D.Hình thành các đặc điểm thích nghi bẩm sinh trong lịch sử của loài dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên Câu 34 : Trong việc sử dụng DDT để diệt rười muỗi, khi liều lượng DDT sử dụng càng tăng nhanh sẽ dẫn đến: A.Áp lực chọn lọc càng mạnh, các cơ thể mang kiểu gen có sức đề kháng dù cao hay thấp đều sẽ bị đào thải B.Áp lực chọn lọc càng mạnh, các cơ thể mang kiểu gen có sức đề kháng cao sẽ bị đào thải C.Áp lực chọn lọc càng mạnh làm cho kiểu gen có sức đề kháng cao hơn nhanh chóng thay thế các kiểu gen có sức đề kháng kém hơn D.Áp lực chọn lọc càng mạnh, kiểu gen có sức đề kháng thấp sẽ thay thế các kiểu gen có sức đề kháng cao hơn Câu 35 : Trong một quần thể gia súc cân bằng có 20,25% số cá thể lông dài, số còn lại có lông ngắn.Biết A: lông ngắn, a : lông dài. Nếu xảy ra sự giao phối tự do trong quần thể, thì sang thế hệ tiếp theo, tỉ lệ của số cá thể có lông ngắn là ? A. 79,75% B. 20,25% C. 75% D. 25% Câu 36 : Những hình thức cách li nào là điều kiện cần thiết dẫn đến sự phân hoá kiểu gen A. cách li sinh thái, cách li sinh sản. B. cách li địa lý, cách li di truyền. C. cách li địa lý, cách li sinh thái. D. cách li sinh sản, cách li di truyền. Câu 37 : Nguyên nhân hình thành loài mới qua con đường cách ly địa lý A.Các đột biến NST B.Một số các đột biến lớn C.Các đột biến gen lặn D.Sự tích lủy nhiều đột biến nhỏ Câu 38 : Ở các loài giao phối tổ chức loài có tính chất tự nhiên và toàn vẹn hơn ở những loài sinh sản đơn tính hay sinh sản vô tính vì: A. Số lượng cá thể ở các loài giao phối thường rất lớn B. Số lượng các kiểu gen ở các loài giao phối thường rất lớn C. Các loài giao phối có quan hệ ràng buộc về mặt sinh sản D. Các loài giao phối dễ phát sinh biến dị hơn. Câu 39 : Việc biết săn thú và dùng thịt thú làm thức ăn đã được thực hiện từ thời kỳ: A.Người cổ Nêandectan B.Người tối cổ Pitêcantrôp C.Người tối cổ Xinantrôp D.Vượn người HT Ôxtralôpitêc Câu 40 : Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Loài người có nguồn gốc sâu xa từ vượn người ngày nay. B. Loài người và vượn người ngày nay có chung nguồn gốc. C. Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người. D. Vượn người ngày nay tiến hoá thành loài người.

File đính kèm:

  • docDe thi thu tot nghiep sinh hoc 12 theo cau truc cua bo .doc