ĐỀ ÔN TẬP SỐ 9
Câu 1 : Đột biến gen trội xảy ra trong qúa trình giảm phân sẽ biểu hiện
A. ngay trong giao tử của cơ thể. B. ở một phần cơ thể tạo thể khảm.
C. ngay trong hợp tử được tạo ra. D. ở kiểu hình cơ thể mang đột biến.
Câu 2 : Bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm ở người là do.
A. mất đoạn nhiễm sắc thể 21. B. đột biến gen trên nhiễm sắc thể thường.
C. đột biến gen trên nhiễm sắc thể Y. D. đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể X.
Câu 3 : Một gen có 1200 nuclêôtit và có 30% ađênin . Do đột biến chiều dài của gen giảm 10,2 ăngstrong và kém 7 liên kết hydrô . Số nuclêôtit tự do từng loại mà môi trường phải cung cấp để cho gen đột biến tự nhân đôi liên tiếp hai lần là:
A. A = T = 1074 ; G = X = 717 B. A = T = 1080 ; G = X = 720
C. A = T = 1432 ; G = X = 956 D. A = T = 1440 ; G = X = 960
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1730 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề luyện thi Sinh học 12 - Đề số 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ ÔN TẬP SỐ 9
Câu 1 : Đột biến gen trội xảy ra trong qúa trình giảm phân sẽ biểu hiện…
A. ngay trong giao tử của cơ thể. B. ở một phần cơ thể tạo thể khảm.
C. ngay trong hợp tử được tạo ra. D. ở kiểu hình cơ thể mang đột biến.
Câu 2 : Bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm ở người là do...
A. mất đoạn nhiễm sắc thể 21. B. đột biến gen trên nhiễm sắc thể thường.
C. đột biến gen trên nhiễm sắc thể Y. D. đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể X.
Câu 3 : Một gen có 1200 nuclêôtit và có 30% ađênin . Do đột biến chiều dài của gen giảm 10,2 ăngstrong và kém 7 liên kết hydrô . Số nuclêôtit tự do từng loại mà môi trường phải cung cấp để cho gen đột biến tự nhân đôi liên tiếp hai lần là:
A. A = T = 1074 ; G = X = 717 B. A = T = 1080 ; G = X = 720
C. A = T = 1432 ; G = X = 956 D. A = T = 1440 ; G = X = 960
Câu 4 : Đột biến được ứng dụng để làm tăng hoạt tính của enzim amilaza dùng trong
công nghiệp sản xuất bia là dạng đột biến :
A. Lặp đoạn NST B. Mất đoạn NST C. Đảo đoạn NST D. Chuyển đoạn NST
Câu 5 : Bệnh chỉ tìm thấy ở nam mà không có ở nữ :
A. Bệnh mù màu, hội chứng claifentơ B. Bệnh khó đông, hội chứng Tơcnơ
C. Bệnh dính ngón tay 2 và 3, hội chứng claifentơ D. Bệnh dính ngón tay 2 và 3, hội chứng đao
Câu 6 : Gen B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b qui định hoa trắng. Cho cây tứ bội lai với cây tứ bội. Hai phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là giống nhau ?
A. BBBB x BBbb và BBbb x BBbb B. BBbb x Bbbb và Bbbb x bbbb
C. BBBb x bbbb và BBBb x BBbb D. Bbbb x bbbb và BBBB x bbbb
Câu 7 : Có 3 nòi ruồi giấm, trên NST số 3 có các gen phân bố theo trình tự sau: nòi 1: ABCGFEDHI; nòi 2: ABHIFGCDE; nòi 3: ABCGFIHDE. Biết rằng nòi này sinh ra nòi khác do 1 đột biến đảo đoạn NST. Hãy xác định mối liên hệ trong quá trình phát sinh các nòi trên
A. 1 ↔ 2 ↔ 3. B. 1 ↔ 3 ↔ 2. C. 2 ↔ 1 ↔ 3. D. 3 ↔ 1 ↔ 2.
Câu 8 : Cơ chế có thể dẫn đến làm phát sinh đột biến số lượng nhiễm sắc thể là
A. trao đổi chéo không bình thường giữa các crômatit.
B. không hình thành thoi vô sắc trong quá trình phân bào.
C. nhiễm sắc thể bị đứt do các tác nhân gây đột biến.
D. rối loạn trong nhân đôi của ADN.
Câu 9 : Quan niệm hiện đại về vai trò của thường biến trong tiến hoá:
A. Không có vai trò gì vì thường biến là biến dị không di truyền.
B. Có vai trò giúp quần thể tồn tại lâu dài trong điều kiện tự nhiên
C. Có vai trò chủ yếu trong việc cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc.
D. Có vai trò gián tiếp trong việc cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc.
Câu 10 : Mức phản ứng của tính trạng càng rộng, càng giúp cho sinh vật
A. khó thích nghi với điều kiện sống B. chết khi điều kiện sống thay đổi
C. tăng năng suất khi điều kiện sống thay đổi D. dễ thích nghi với điều kiện sống
Câu 11 : Trong kỹ thuật cấy gen, ADN tái tổ hợp được tạo ra từ:
A. ADN plasmit sau khi được nối thêm vào một đoạn ADN của tế bào cho.
B. ADN của tế bào cho sau khi được nối thêm một đoạn ADN của thực khuẩn.
C. ADN của tế bào nhận sau khi được nối thêm ADN của tế bào cho.
D. ADN của tế bào cho sau khi được nối thêm vào một đoạn ADN plasmit.
Câu 12 : Tia tử ngoại chỉ được dùng để gây đột biến ở vi sinh vật, bào tử, hạt phấn do:
A.Có tác dụng gây iôn hoá. B.Có khả năng xuyên sâu .
C.Không gây được đột biến gen. D.Không có khả năng xuyên sâu.
Câu 13 : Tác nhân làm cho cơ chế nội cân bằng của cơ thể để tự bảo vệ không khởi động kịp, gây chấn thương trong bộ máy di truyền
A. côsixin. B. phóng xạ. C. sốc nhiệt. D. tia tử ngoại.
Câu 14 : Thể đa bội ít gặp ở động vật là do
A. đa số các động vật không có khả năng sinh sản sinh dưỡng.
B. động vật không tạo được giao tử có khả năng sống và thụ tinh.
C. trong thiên nhiên động vật ít khi bị đột biến hơn so với thực vật.
D. cơ chế xác định giới tính bị rối loạn ảnh hưởng đến quá trình sinh sản.
Câu 15 : Người ta dùng tác nhân gây đột biến nào sau đây để tạo giống lúa NN5, NN8: nhiều hạt, hạt ít rụng, chín sớm ?
A. kết hợp tia gamma với cônsixin. B. kết hợp tia bêta với cônsixin.
C. kết hợp tia tử ngoại với hóa chất NMU. D. kết hợp tia gamma với hóa chất NMU.
Câu 16 : Ở một loài thực vật, gen A quy định tính trạng hoa vàng là trội so với alen a quy định tính trạng hoa trắng. Cho cây hoa vàng kiểu gen Aa tự thụ phấn bắt buộc qua 2 thế hệ liên tiếp thì tỉ lệ cây hoa vàng ở F2 là bao nhiêu ?
A. 1/4. B. 3/8. C. 3/4. D. 5/8.
Câu 17 : Nội dung nào chủ yếu của giả thuyết siêu trội nhằm giải thích cho hiện tượng ưu thế lai
A. do sự tương tác giữa hai alen khác nhau về chức phận của cùng 1 locut.
B. do sự tương tác của hai hay nhiều gen không alen.
C. do sự tương tác cộng gộp của hai gen alen.
D. do gen trội không hoàn toàn át gen lặn cùng lôcut.
Câu 18 : Thành tựu lai kinh tế ở nước ta tạo được lợn lai F1 có tỉ lệ nạc trên 40%, nặng 1 tạ sau 10 tháng tuổi. Đây là kết quả của trường hợp lai nào sau đây ?
A. Pt/c: lợn cái ỉ Móng Cái x lợn đực Thuộc Nhiêu. B. Pt/c: lợn cái Thuộc Nhiêu x lợn đực ỉ Móng Cái.
C. Pt/c: lợn cái ỉ Móng Cái x lợn đực Đại Bạch. D. Pt/c: lợn cái Đại Bạch x lợn đực ỉ Móng Cái
Câu 19 : Tính trạng có hệ số di truyền cao là loại tính trạng
A. sự biểu hiện của kiểu hình ít phụ thuộc vào các yếu tố môi trường. C. có năng suất cao, ổn định.
B. sự biểu hiện kiểu hình ít phụ thuộc vào kiểu gen. D. dễ thích ứng ở các môi trường sống khác nhau.
Câu 20 : Để có thể chọn ra phương pháp chọn lọc thích hợp cần phải dựa vào….
A. hệ số di truyền B. hệ số đột biến C. hệ số biến dị D. hệ số nhân giống
Câu 21 : Quan sát phả hệ mô tả sự di truyền của một bệnh qua ba thế hệ:
A. Đột biến gen lặn trên NST thường B. Đột biến gen trội trên NST thưòng
C. Đột biến gen lặn trên NST giới tính X D. Đột biến gen trội trên NST giới tính X
Câu 22 : Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định. Bố và mẹ có kiểu hình bình thường sinh ra đứa con bị bạch tạng. Nếu bố mẹ muốn sinh thêm đứa con thì xác suất để đứa trẻ sau bị bạch tạng là bao nhiêu ?
A. 6,25%. B. 37,5%. C. 25%. D. 12,5%.
Câu 23 : Nội dung nào sau đây sai, khi đề cập đến quá trình phát sinh sự sống.
A.Sự sống ban đầu xuất hiện ở nước, sau đó mới chuyển lên cạn.
B.Sự sống được chỉ lên cạn sau khi phương thức tự dưỡng xuất hiện.
C.Sinh vật dị dưỡng có trước, tự dưỡng xuất hiện sau.
D.Sinh vật ở nước chiếm ưu thế hơn so với sinh vật ở cạn.
Câu 24 : Giai đoạn tiến hóa hóa học từ các chất vô cơ đã hình thành các chất hữu cơ đơn giản rồi phức tạp là nhờ
A. sự xuất hiện cơ chế tự sao chép. B. tác động của các enzim và nhiệt độ.
C. tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên. D. các cơn mưa kéo dài hàng ngàn năm.
Câu 25 : Đại diện của hạt trần đầu tiên xuất hiện ở:
A.Kỉ Pecmi, đại cổ sinh. B. Kỉ Than đá, đại cổ sinh.
C. kỉ Đêvôn, đại cổ sinh. D. kỉ Xilua, đại cổ sinh.
Câu 26 : Nhận xét nào dưới đây rút ra từ lịch sử phát triển của sinh vật là KHÔNG đúng ?
A. Lịch sử phát triển của sinh vật gắn liền với lịch sử phát triển của vỏ quả đất.
B. Sự phát triển của sinh giới diễn ra nhanh hơn sự thay đổi chậm chạp của điều kiện khí hậu, địa chất.
C. Sinh giới đã phát triển theo hướng ngày càng đa dạng, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lý.
D. Sự thay đổi điều kiện địa chất, khí hậu thường dẫn tới sự biến đổi trước hết là ở động vật và qua đó ảnh hưởng tới thực vật.
Câu 27 : Đối với Lamac, nhân tố tiến hóa quan trọng nào đã thúc đẩy sinh giới tiến hóa:
A.Sự chọn lọc các biến đổi nhỏ thành các biến đổi lớn.
B.Sự thay đổi của ngoại cảnh và tập quán hoạt động ở động vật.
C.Xu hướng tự nâng cao mức tổ chức của sinh vật.
D.Các đột biến xuất hiện trong tự nhiên.
Câu 28 : Điểm nào sau đây là quan niệm đúng Lamac ?
A. Mọi sinh vật đều kịp thời thích nghi trước hoàn cảnh sống.
B. Biến đổi do ngoại cảnh luôn di truyền.
C. Ngoại cảnh là nhân tố dẫn đến sự biến đổi ở sinh vật.
D. Mọi sinh vật có phản ứng giống nhau trước ngoại cảnh.
Câu 29 : Theo Đac Uyn, muốn giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi của vật nuôi, cây trồng đối với nhu cầu con người phải dựa vào các nhân tố:
A.Đột biến, di truyền, chọn lọc nhân tạo. B.Biến dị, di truyền, chọn lọc nhân tạo.
C.Biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên. D.Đột biến, giao phối, chọn lọc.
Câu 30 : Kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên:
A.Tạo loài mới, thích nghi với môi trường sống.
B.Tạo ra nòi và thứ mới, thích nghi với môi trường sống.
C.Tạo loài mới, thích nghi với nhu cầu của con người.
D.Tạo ra nòi và thú mới, thích nghi với nhu cầu của con người.
Câu 31 : Đóng góp chủ yếu của thuyết tiến hóa tổng hợp là
A. giải thích được tính đa dạng của sinh giới. B. tổng hợp bằng chứng tiến hóa từ nhiều lĩnh vực.
C. làm sáng tỏ cơ chế tiến hóa nhỏ. D. xây dựng cơ sở lí thuyết tiến hóa lớn.
Câu 32 : Sự tự phối xảy ra trong quần thể giao phối dẫn đến hậu quả nào sau đây ?
A. Tỉ lệ thể dị hợp giảm dần, tỉ lệ thể đồng càng tăng dần
B. Tạo ra sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình trong quần thể .
D. Tăng khả năng tiến hoá của quẩn thể trong tự nhiên.
C. Làm tăng biến dị tổ hợp, biến dị đột biến trong quần thể.
Câu 33 : Trong một quần thể người tần số bị chứng bệnh bạch tạng đã được xác định là 1/ 10.000. Giả sử quần thể đó đang ở trạng thái cấn bằng di truyền thì xác suất để một cặp vợ chồng bình thường sinh ra đứa con bị bạch tạng là bao nhiêu ?
A.0,00009801 B.0,00009108 C.0,00009018 D.0,00009180
Câu 34 : Quá trình giao phối đã tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên bằng cách
A. làm cho đột biến được phát tán trong quần thể. B. trung hoà tính có hại của đột biến.
C. góp phần tạo ra những tổ hợp gen thích nghi. D. tạo ra vô số biến dị tổ hợp.
Câu 35 : Nhân tố nào sau đây là điều kiện thúc đẩy sự tiến hóa:
A.Quá trình đột biến. B. Quá trình giao phối.
C. Quá trình chọn lọc tự nhiên. D. Các cơ chế cách li.
Câu 36 : Nội dung của tiêu chuẩn hình thái dùng để phân biệt hai loài thân thuộc là:
A.Các cá thể thuộc hai loài khác nhau phải sống ở những môi trường khác nhau.
B.Các cá thể thuộc hai loài khác nhau phải có sự gián đoạn về hình thái.
C.Các cá thể thuộc hai loài khác nhau phải có khu phân bố riêng biệt.
D.Các cá thể thuộc hai loài khác nhau phải có bộ NST khác nhau.
Câu 37 : Trong việc giải thích nguồn gốc chung của loài, quá trình nào dưới đây đóng vai trò quyết định ?
A. Quá trình đột biến. B. Quá trình giao phối.
C. Quá trình phân ly tính trạng. D. Quá trình chọn lọc tự nhiên.
Câu 38 : Hai loài sinh học (loài giao phối) thân thuộc thì
A. cách li sinh sản với nhau trong điều kiện tự nhiên. B. hoàn toàn biệt lập về khu phân bố.
C. giao phối tự do với nhau trong điều kiện tự nhiên. D. hoàn toàn khác nhau về hình thái.
Câu 39 : Những dấu hiệu nào sau đây được gọi là hiện tượng lại tổ (lại giống) ?
A. Lông rậm phủ khắp mình và kín mặt, dính ngón.
B. Lông rậm phủ khắp mình và kín mặt, có vài đôi vú.
C. Còn đuôi, thừa ngón, nếp thịt nhỏ ở khoé mắt.
D. Mấu lồi ở mép vành tai phía trện, dúm lông ở tai.
Câu 40 : Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Loài người có nguồn gốc sâu xa từ vượn người ngày nay.
B. Loài người và vượn người ngày nay có chung nguồn gốc.
C. Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người.
D. Vượn người ngày nay tiến hoá thành loài người.
File đính kèm:
- De thi thu sinh hoc so 9.doc