-Khi dạy bài: Hệ thống làm mát:Một số học sinh đã đặt ra những câu hỏi để hỏi thầy giáo như sau:
+Nhiệt độ làm mát cho phép bằng bao nhiêu?
+Ở những động cơ đốt trong có công suất khác nhau và làm nhiệm vụ khác nhau thì nhiệt độ làm mát cho phép có bằng nhau không?
+Máy công nông của nhà em không có két nước.
+Tàu thuỷ làm mát bằng nước cưỡng bức có cần két nước không?
+Hình 26.1. Van 4(van hằng nhiệt) có kết cấu như thế nào để điều tiết nước về két được tốt nhất?
12 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 6368 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Bài 26 - Về hệ thống làm mát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
I-Sơ yếu lý lịch:
-Họ và tên: Mai Văn Hiệp
-Ngày tháng năm sinh: 10-03-1961
-Năm vào ngành: 10/1982
-Chức vụ và đơn vị công tác: Dạy Công nghệ 11+12+ Chủ nhiệm lớp 11A9
Trường THPT Ngô Quyền -Ba Vì-Hà Tây
-Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại Học Sư Phạm Hà Nội I -Khoa KT Công nghiệp
-Hệ đào tạo: 04 năm: Hệ chính quy(1978-1982)
-Bộ môn giảng dạy: Công nghệ 11+12
-Ngoại ngữ: Anh văn: học ở trường ĐHSP
-Trình độ chính trị: Học ở trường ĐHSP về lí luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin
-Sơ cấp: ( Sơ cấp)
-Trung cấp:
-Đại học:
-Sau đại học:
-Khen thưởng (ghi hình thức cao nhất):
-Năm học:1996-1997: Giáo viên dạy giỏi cấp trường
-SKKN:-1996-1997: Giải C Cấp tỉnh
-1998-1999: Giải C Cấp tỉnh
-1999-2000: Giải C Cấp tỉnh +Sở cấp Giấy khen
-2000-2001: Giải C Cấp tỉnh +Sở cấp Giấy khen
-2003-2004: Giải C Cấp tỉnh +Sở cấp Giấy khen
-2004-2005: Giải C Cấp tỉnh +Sở GD&ĐT Hà Tây cấp chứng nhận: Giáo viên Giỏi cấp Cơ Sở
II/ Nội dung đề tài:
-TÊN đề tài :- dạy-học: bài 26: hệ thống làm mát
đạt hiệu quả cao?
-Lí do chọn đề tài
-Khi dạy bài: Hệ thống làm mát:Một số học sinh đã đặt ra những câu hỏi để hỏi thầy giáo như sau:
+Nhiệt độ làm mát cho phép bằng bao nhiêu?
+ở những động cơ đốt trong có công suất khác nhau và làm nhiệm vụ khác nhau thì nhiệt độ làm mát cho phép có bằng nhau không?
+Máy công nông của nhà em không có két nước.
+Tàu thuỷ làm mát bằng nước cưỡng bức có cần két nước không?
+Hình 26.1. Van 4(van hằng nhiệt) có kết cấu như thế nào để điều tiết nước về két được tốt nhất?
Và rất nhiều câu hỏi có tính chất liên hệ thực tế mà nhiều học sinh hiện nay đã nắm bắt được, bởi vì nhiều em gia đình có máy công nông, có tầu thuỷ trở hàng hoá, nên các em có hiểu biết thực tế nhiều hơn.
-Bài 26: Hệ thống làm mát-SGK Công nghệ 11 (chương trình cải cách) : Với mục đích giảm tải
nên trình bày thật đơn giản, để người học dễ học, dễ hiểu. Nhưng đòi hỏi người thầy phải khai thác SGK một cách tốt nhất, phải có kiến thức thực tế trong đời sống, sản xuất và am hiểu kĩ thuật nhằm bổ sung kiến thức vào bài giảng giúp các em hiểu sâu sắc bài học và giải đáp được những thắc mắc từ những câu hỏi trong thực tế mà các em đã đặt ra.
-Giúp học sinh có hứng thú với môn học, từ đó say mê học bộ môn công nghệ.Có trách nhiệm,yêu quý giữ gìn các máy móc,thiết bị của gia đình cũng như của người khác. Từ đó giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ của công.
-Góp phần hướng nghiệp cho học sinh.
Từ đó,tôi suy nghĩ trong mỗi tiết dạy,bài dạy làm sao phải đạt hiệu quả cao nhất.Đó cũng là những điều mà người thầy giáo phải có được mỗi khi lên bục giảng.
Trong số những bài dạy đó,tôi mạnh dạn chọn:”Bài 26-Hệ thống làm mát”làm đề tài nghiên cứu
bài dạy đạt hiệu quả cao.
-Phạm vi, thời gian thực hiện đề tài:
Tiết33: $33 -Bài 26 : Hệ thống làm mát
+Thời gian thực hiện: Một tiết dạy trên lớp theo phân phối chương trình.
+Phạm vi thực hiện đề tài: trên các lớp dạy.
+Thời gian áp dụng đề tài: Từ nhiều năm trước của chương trình KTCN –SGK- KT cơ khí cũ (SGK cải cách 1991-2007) và hoàn thiện bổ xung phù hợp với đối tượng học sinh từng lớp trong năm học 2007-2008, năm đầu thực hiện cải cách thay SGK ở bậc THPT.(Tập huấn chuyên đề tháng 08 năm 2007).
@Ví dụ: Thực hiện đề tài trên các lớp dạy trong năm học 2007-2008.
III/ Quá trình thực hiện đề tài:
Khảo sát thực tế:Năm học 2007-2008:
-Các lớp: 11A6, 11A9 : Giáo án 1. Đã cải tiến phương pháp theo chương trình cải cách 08/2007.
-Các lớp: 11A7, 11A8, 11A10: Giáo án 2. Dạy theo nội dung của đề tài năm học 2007-2008.
*Phân loại chất lượng lớp:
- 11A6,11A9: Chất lượng học sinh không đồng đều, một số học sinh ý thức kỉ luật chưa cao.
- 11A7,11A8, 11A10: Học lựcTB-Khá (11A10 lực học TB) ý thức kỉ luật tốt.
1- Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện.
Ví dụ: Các lớp 11A6,11A9 : Giảng dạy theo Giáo án 1: Đã cải tiến phương pháp theo chương trình cải cách 08/2007 SGK Công nghệ 11: Nội dung kiến thức trong SGK có liên hệ thực tế.
-Đánh giá chung theo Giáo án1(11A6,11A9):
+Ưu điểm: Học sinh nắm được nội dung cơ bản của bài học, đó là:
1.Biết được nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lí làm việc của các hệ thống làm mát.
2.Đọc được sơ đồ hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức.
3.Liên hệ được thực tế ứng dụng của các phương pháp làm mát trên động cơ đốt trong.
+Nhược điểm:- Không hiểu được hết một cách sâu sắc vai trò rất quan trọng là vì sao động cơ đốt trong phải được làm mát khi nó hoạt động, các bộ phận của hệ thống có cấu tạo như thế nào để thực hiện được nhiệm vụ đó vv Ví dụ: -Nhiệt độ làm mát cho phép bằng bao nhiêu,van hằng nhiệt có cấu tạo như thế nào theo đúng tên của nó, máy công nông tại sao không dùng két nước, hệ thốnh làm mát bằng nước trên động cơ tàu thuỷ có cần két nước không?vv và vv
Tóm lại: Không phát huy được sự tư duy sáng tạo, liên hệ vận dụng từ lí thuyết đến thực tế của học sinh. Kiến thức học sinh tiếp thu được thiếu logic của bài học liên quan (Ví dụ: Học sinh rất ít trường hợp liên hệ được mối tương quan logic từ Bài20- Khái quát về động cơ đốt trong- đến
Bài 26-Hệ thống làm mát.
-Đánh giá chung theo Giáo án 2(11A7,11A8,11A10):
+Kết quả: +Biết được mục tiêu cơ bản của bài học như Giáo án1,nhưng học sinh hiểu sâu sắc hơn nội dung bài học, đó là:-Ôn lại được kiến thức đã học từ Bài 20 đến Bài 25, từ đó nhờ sự đặt vấn đề của giáo viên gợi mở logic mà học sinh có thể tự trả lời câu hỏi xây dựng bài học từ đầu cho đến cuối bài. –Các nhóm thảo luận , trả lời sôi nổi(mỗi nhóm xây dựng một số vấn đề câu hỏi đặt ra), khi tổng hợp lại là hoàn chỉnh một vấn đề một cách có hệ thống ,giúp học sinh hiểu bài học một cách sâu sắc.
Ví dụ: +Học sinh đã biết được nhiệt độ làm mát cho phép bằng bao nhiêu.
+Công suất động cơ khác nhau, thực hiện những nhiệm vụ khác nhau, phương pháp làm mát khác nhau.vv thì nhiệt độ làm mát khác nhau không ngoài giới hạn nhiệt độ cho phép.
+Hiểu được tại sao động cơ máy công nông không dùng két nước
+Biết một cách chắc chắn rằng động cơ máy tàu thuỷ làm mát bằng nước bắt buộc phải dùng két nước.
+Hiểu biết kết cấu van hằng nhiệt 4 mà nhờ kết cấu này mới điều tiết nước về két nhằm giữ nhiệt độ nước trong hệ thống luôn ổn định trong giới hạn nhiệt độ cho phép.vv.
+Hình thành và rèn cách tư duy logic, khoa học cho học sinh.
2.Số liệu điều tra trong và sau khi thực hiện đề tài. (Bởi vì đây là năm đầu thực hiện chương trình cải cách cho lớp 11).(Bảng 01)
-Theo nhật kí : Đề tài năm học 2007-2008.
Bảng 01:So sánh kết quả khảo sát hai giáo án cùng dạy: Bài 26-Hệ thống làm mát.
Lớp
Sĩ số
Trong giờ dạy
Kiểm tra bài cũ những tiết sau
Số HS kiểm tra
Khá+Giỏi
T.Bình
Yếu+Kém
Số HS kiểm tra
Khá+Giỏi
T.Bình
Yếu+lém
11A6
51
08
02/08
05/08
01/08
08
02/08
03/08
03/08
11A9
51
08
01/08
04/08
03/08
08
01/08
04/08
03/08
11A7
49
08
05/08
02/08
01/08
08
06/08
01/08
01/08
11A8
49
08
04/08
03/08
01/08
08
05/08
02/08
01/08
11A10
50
08
03/08
03/08
02/08
08
03/08
04/08
01/08
*Biện chứng:-Trong khi giảng dạy giáo viên đặt cùng những câu hỏi gợi ý kiểm tra, cùng số lượng học sinh được đánh giá kết quả số lượng học sinh đạt khá giỏi ở các lớp 11A7,11A8,11A10 dạy theo phương pháp cải tiến bổ sung kết quả đạt cao hơn .
-Kiểm tra bài cũ những tiết sau và kiểm tra kiến thức liên quan ở các Bài 27,28,29 và bài 35 học sinh biết vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi xuất sắc hơn.(Bảng 02)
3-Những biện pháp thực hiện(Tóm tắt nội dung chủ yếu của đề tài).
A-Lí luận:*Đặt vấn đề:
A-1.Lí luận chung.
Như chúng ta đã biết: mọi vật chất đều nóng nở ra, lạnh co lại. Trong những ngày nắng nóng mọi người đều muốn dùng quạt mát,tắm rửa,sử dụng đụng điều hoà,tìm những nơi có bóng cây mát mẻ, mở cửa đón gió vào .vvv.: đó là muốn cơ thể được làm mát-Nói chung mọi cơ thể sống cần duy trì nhiệt độ cơ thể trong giới hạn nhiệt độ cho phép để cơ thể sống hoạt động bình thường.
Khái niệm:Động cơ đốt trong là một loại động cơ nhiệt, biến nhiệt năng thành cơ năng , quá trình nhiên liệu cháy diễn ra trong xi lanh.
Khi hoạt động động cơ sẽ bị nóng lên do một phần nhiệt dư thừa ,do ma sát giữa những bề mặt chuyển động trượt trên bề mặt khác(ma sát: giữa píttông với xi lanh, ở các ổ bi, ổ bạc, ma sát giữa các bánh răng,vv. Nhiệt dư ngày một tăng, đến một lúc nào đó động cơ không thể hoạt động được, hoặc bị phá hỏng. Vậy, động cơ đốt trong khi hoạt động cũng phải được làm mát nhằm duy trì nhiệt độ của các chi tiết luôn nằm trong giới hạn cho phép.
Nhiệt độ làm mát cho phép bằng bao nhiêu học sinh cũng cần hiểu biết. Đòi hỏi người thầy cũng phải hiểu sâu sắc và giảng giải cho các em.
A-2.Liên hệ thực tế.
Học sinh sẽ nhận thức được mối liên hệ hai chiều giữa: Lí luận và thực tiễn-Giữa kĩ thuật và thực tế sản suất,đời sống. Từ đó có thể tự giải quyết những vấn đề các em gặp phải nhờ mối quan hệ đa chiều tổng hợp.
Biết yêu quý các thiết bị máy móc, các vật dụng ,chăm sóc bảo dưỡng chúng –cũng như giữ gìn và biết yêu quý bản thân mình và cảvới những người xung quanh.Tạo hứng thú học bộ môn này.
*Giải quyết vấn đề:
Nội dung:
Bài 26: Hệ thống làm mát.
Dàn ý cơ bản:
* Mục tiêu:(Sgk)
1.Biết được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát.
2.Đọc được sơ đồ hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức.
I-Nhiệm vụ và phân loại
1. Nhiệm vụ: Giữ cho nhiệt độ các chi tiết không vượt quá giới hạn cho phép.
2. Phân loại:
Theo chất làm mát, hệ thống được chia ra hai loại:
-Hệ thống làm mát bằng nước
-Hệ thống làm mát bằng không khí
II-Hệ thống làm mát bằng nước
1.Cấu tạo: Hình 26.1 (trang 117-SGK)
2.Nguyên lí làm việc: Động cơ làm việc, nước trong áo nước nóng dần:
-Khi nhiệt độ nước trong áo nước còn thấp hơn giới hạn định trước: Hoạt động của van hằng nhiệt 4 như thế nào?
-Khi nhiệt độ nước trong áo nước xấp xỉ giới hạn đã định: Hoạt động của van hằng nhiệt: vừa chia nước về két, vừa chia nước qua đường nước phụ8.
-Khi nhiệt độ nước trong áo nước vượt quá giới hạn định trước: Hoạt động của van hằng nhiệt 4(đóng đường nước8 và cho toàn bộ nước về két để làm mát)
III-Hệ thống làm mát bằng không khí
1. Cấu tạo:-Chủ yếu là các cánh tản nhiệt (Hình26.2 + Hình 26.3)
2.Nguyên lí làm việc:
-Nhiệt truyền từ các chi tiết bao quanh buồng cháy qua cánh tản nhiệt ra không khí
-Diện tích tiếp xúc lớn nên tốc độ làm mát tăng cao
-Sử dụng thêm quạt gió hoặc luồng gió thổi ngược chiều khi xe vận hành trên đường.
*Phương pháp và chuẩn bị của giáo viên:
-Dùng trực quan hình vẽ (Hình 26.1,Hình 26.2, Hình 26.3 SGK-tr. 117,118)
-Tranh vẽ:Bộ ổn nhiệt, hình vẽ các trạng thái hoạt động của bộ ổn nhiệt và đường nước đi trong hệ thống khi nhiệt độ nước trong áo nước có nhiệt độ khác nhau.
-Vẽ bảng sơ đồ hai vòng tuần hoàn của nước trong hệ thống khi nhiệt độ nước thay đổi
-Dùng phương pháp gợi mở- nêu vấn đề
-Chia nhóm thảo luận trả lời (thông qua phiếu trả lời hoặc trả lời trực tiếp)
Chú ý: + Khi giảng dạy cần bổ sung kiến thức thực tế, dẫn dắt nêu vấn đề hướng dẫn học sinh phát biểu tự xây dựng bài học tốt hơn.
B-áp dụng giảng dạy:
So sánh đối chứng giữa hai giáo án cũ và mới trên các lớp khảo sát năm học 2007-2008:
Giáo án 1:Bài soạn giảng theo nội dung cơ bản SGK Công nghệ 11-Năm học 2007-2008.
Giảng dạy ở các lớp 11A6,11A9.
$33. Bài 26: Hệ thống làm mát
A/. Mục tiêu
1. Biết được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát.
2. Đọc được sơ đồ hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức.
Chuẩn bị của giáo viên:
-Tranh vẽ động cơ hai kì làm mát bằng nước
-Mô hình động cơ xăng 4 kì xu páp treo làm mát bằng nước
B/ Tiến trình bài lên lớp:
-Ôn định tổ chức + kiểm tra sĩ số.
-Kiểm tra bài cũ:(vấn đáp).
Câu hỏi: 1) Nêu nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn và kể tên các loại hệ thống bôi trơn?
2) Trình bày đường đi của dầu trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức?
Câu hỏi phụ:
Nêu một số nguyên nhân làm dầu bôi trơn nóng lên khi động cơ làm việc?
Phương pháp pha dầu bôi trơn vào xăng trong động cơ xăng 2kì?
Ngoài tác dụng bôi trơn, dầu bôi trơn còn có tác dụng gì khi động cơ làm việc?
-Tiến trình bài giảng:
Nhóm5:Cho biết nhiệm vụ của hệ thống làm mát?
Nhóm1: Em hãy cho biết một số cách làm mát trên động cơ đốt trong?
Quan sát hình vẽ cho biết hệ thống gồm những bộ phận nào?(Yêu cầu học sinh kể tên các bộ phận của hệ thống theo chú thích):
1. Thân máy.
2.Nắp máy
3.Đường nước nóng ra khỏi động cơ
4.Van hằng nhiệt
5.Két nước
6.Giàn ống của két nước
7.Quạt gió
8.ống nước nối tắt về bơm
9.Puli và đai truyền
10. Bơm nước
11.Két làm mát dầu
12.ống phân phối nước lạnh
*Gọi các nhóm HS trả lời câu hỏi.
GV:- Nhiệm vụ các bộ phận?
-Nguyên nhân làm cho nước nóng dần?:+Nhiệt dư thừa. +Ma sát giữa các chi tiết chuyển động.
-Học sinh trả lời các câu hỏi bên.
GV. Trong trường hợp làm mát bằng không khí, thân máy và nắp máy có cấu tạo như thế nào?
-Tại sao không nên tháo yếm xe máy khi sử dụng?
-GV:Cơ chế tản nhiệt trong phương pháp làm mát bằng không khí?
-Tác dụng của việc bổ xung quạt gió?
I/ Nhiệm vụ và phân loại.
1)Nhiệm vụ: Giữ cho nhiệt độ của các chi tiết không vượt quá giới hạn cho phép.
-Động cơ xăng:
-Động cơ Điêzen:
2) Phân loại.
Theo chất làm mát, hệ thống được chia làm hai loại:
+ Hệ thống làm mát bằng nước
+ Hệ thống làm mát bằng không khí
II/ Hệ thống làm mát bằng nước.
1)Cấu tạo.(Hình 26.1-tr 117sgk).
a)Phân loại:
-Hệ thống làm mát bằng nước được chia ra các loại: bốc hơi, đối
lưu tự nhiên và tuần hoàn cưỡng bức.
Hình 26.1
b)Cấu tạo:(Tranh vẽ hoặc hình 26.1 sgk-tr 117)
Hệ thống làm mát bằng nước theo kiểu tuần hoàn cưỡng bức:
GV: Yêu cầu: Học thuộc nhiệm vụ và vị trí lắp đặt của 12 chi tiết trong hệ thống.
Gồm: -Chi tiết chính:-Bơm li tâm, két nước,bọc nước, van hằng nhiệt.
-Chi tiết phụ: -Quạt gió, nhiệt kế, đồng hồ báo áp suất, đường chia nước ,vv.
2) Nguyên lí làm việc.
GV. Đặt câu hỏi yêu cầu học sinh hoặc nhóm học sinh trả lời xây dựng nội dung bài học theo 3 nội dung cơ bản trong SGK.
Động cơ làm việc, nước trong áo nước nóng dần.
-Khi nhiệt độ nước trong áo nước còn thấp hơn giới hạn định trước, van hằng nhiệt 4 hoạt động như thế nào?
- Khi nhiệt độ nước trong áo nước xấp xỉ giới hạn đã định, van4 hoạt động như thế nào?
-Khi nhiệt độ nước trong áo nước vượt quá giới hạn định trước , van4 hoạt động như thế nào?
III- Hệ thống làm mát bằng không khí
1)Cấu tạo: ( Hình 26.2và Hình 26.3 tr 118 sgk)
-Đúc các cánh tản nhiệt bao ngoài thân xi lanh và nắp máy
-Chú ý:- Để tăng cường tản nhiệt, trên động cơ tĩnh tại hoặc động cơ nhiều xi lanh có cấu tạo thêm quạt gió, tấm hướng gió và vỏ bọc.
-Yếm xe máy là bản hướng gió tốt nhất khi xe vận hành trên đường
2) Nguyên lí làm việc.
- Khi động cơ làm việc, nhiệt từ các chi tiết bao quanh buồng cháy truyền ra cánh tản nhiệt rồi tản ra không khí
-Nhờ các cánh tản nhiệt có diện tích tiếp xúc với không khí lớn nên tốc độ làm mát cao
Chú ý: Bổ xung quạt gió và bản hướng gió: -tăng cường làm mát
-tốc độ làm mát đều hơn
C/ Củng cố:
#Sử dụng phiếu trả lời yêu cầu các nhóm trả lời theo câu hỏi hoặc gọi học sinh trả lời (xung phong + gọi theo sổ điểm):
Câu hỏi:
Trình bày nhiệm vụ và phân loại hệ thống làm mát?
Trình bày cấu tạo hệ thống làm mát bằng nước cưỡng bức?
Nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước cưỡng bức?
Có nên tháo yếm xe máy khi sử dụng? Tại sao?
Tại sao trên động cơ xe máy không cần bố trí thêm quạt gió?
#Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học theo câu hỏi sgk –tr 118
-Kết quả đạt được Bảng 01-Trang 03 của đề tài.
Giáo án 2
Bài soạn của tôi trong đợt tập huấn: Chuyên đề: Động cơ đốt trong-Chương trình CCGD-08/2007 có hoàn thiện bổ xung.
$33- Bài 26. Hệ thống làm mát
Thời gian: (1 tiết)
Bài soạn- giảng đạt hiệu quả cao.
A/ Mục tiêu:
Qua bài học, GV phải làm cho học sinh:
-Biết nhiệm vụ, phân loại của hệ thống làm mát
-Biết cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của hệ thống làm mát bằng nước và bằng không khí.
-Đọc hiểu được sơ đồ hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn tự nhiên và tuần hoàn cưỡng bức.
Trong đó trọng tâm của bài: + Nhiệm vụ của hệ thống làm mát, phân tích nhiệt độ nước làm mát cao hoặc thấp quá nhiệt độ cho phép
+Hệ thống làm mát bằng nước và bằng không khí
+Liên hệ các phương pháp làm mát trên một số động cơ đốt trong trong đời sống và sản xuất
B/ Chuẩn bị bài giảng:
1.Chuẩn bị nội dung.
-Nghiên cứu nội dung bài 26- SGK
-Tham khảo thêm các thông tin có liên quan trong các tài liệu và trong thực tế đời sống sản xuất
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ hình 26.1, 26.2, 26.3 sgk và hình vẽ bộ ổn nhiệt hình 23-tr38 KT Cơ khí 11-sgk cũ
-Chuyển hình 26.1 sgk thành sơ đồ khối đơn giản vẽ lên bảng để học sinh tự vẽ được vào vở ghi
3. Phương pháp và điều kiện giảng dạy:
a) Điều kiện giảng dạy
- Nếu không có phòng máy thì thực hiện dạy trên lớp học bình thường
- Có phòng máy chiếu nhưng không dùng giáo án điện tử thì bổ xung dùng máy chiếu cho học sinh quan sát hoạt động của van hằng nhiệt 4 trong khi nhiệt độ của nước trong áo nước thay đổi
-Nếu có điều kiện chuyển bài soạn giảng sang dùng giáo án điện tử bằng Powerpoint được dễ dàng.
b) Phương pháp
-Dùng phương pháp trực quan hình vẽ bảng, tranh vẽ, liên hệ thực tế địa phương (máy công nông, máy tàu thuỷ, động cơ xăng cỡ nhỏ,vv.)
- Nêu vấn đề, đàm thoại, gợi mở. trên cơ sở cải cách chương trình công nghệ 11 và PPGDCN11, nhằm đạt mục đích: -Từng nhóm xây dựng nội dung bài học(nhóm/bàn)
-GV gợi mở nêu vấn đề hướng dẫn học sinh trả lời tự xây dựng nội dung bài học
-GV củng cố, nhắc lại nội dung hoàn thiện trả lời câu hỏi đã đề ra
Mục đích cuối cùng là đạt được mục tiêu bài học đã đề ra
C/Tiến trình bài lên lớp:
Bước1. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
Bước 2. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: - HS1 (gọi sổ). 1. Nêu nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn và phân loại các hệ thống bôi trơn trên động cơ đốt trong?
- HS (xung phong). 2. Căn cứ hình 25.1sgk trình bày đường đi của dầu trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức?
-HS3(Xung phong). 3. Khi bôi trơn các bề mặt ma sát, dầu bôi trơn quá nóng thì chế độ bôi trơn tốt hay xấu? khắc phục?
-HS4 &HS5 bổ sung câu trả lời của các HS1 - HS2 &HS3 để hoàn thiện các câu hỏi đặt ra.
GV.ĐVĐ: “ Trời hôm nay nóng bức quá, em nào lên bật quạt “Cả lớp cười rộ.)
Hỏi: Tác dụng?-HS: -Làm mát cơ thể.
GV vào bài 26: Hệ thống làm mát trên động cơ đốt trong.
Bước 3: Nghiên cứu bài mới.
Hỏi1: Tại sao khi trời nóng, ta phải quạt mát hoặc tắm rửa, hóng mát?
HS. Làm mát cơ thể
Hỏi2: Tại sao phải làm mát khi động cơ đốt trong làm việc?
HS. Động cơ không bị nóng quá.
Hỏi: Nhiệm vụ của hệ thống làm mát?
HS.(trả lời)
GV. KL:..
Hỏi:- Trường hợp nóng quá hoặc mát quá ảnh hưởng gì đến chế độ làm việc của động cơ?
-Gợi ý: + Dầu bôi trơn, nhiên liệu nạp, hiệu suất , công suất và tuổi thọ động cơ ?
GV-HS
GV_HS
Hỏi: Cách làm mát trên máy công nông và trên ôtô khác nhau như thế nào?
GV-Đáp -vào bài học
Hình vẽ bảng(mô phỏng): Nước bao bọc xung quanh xi lanh
GV.-Giải thích sự bay hơi, sự sôi?
-Nhận xét nhiệt độ nước làm mát của loại động cơ này? > Y/cầu vật liệu chế tạo?
-Để tăng cường làm mát cho động cơ, người ta có thể bổ sung vào hệ thống các bộ phận như thế nào?
-Các nhóm đọc phần cấu tạo(gồm 12 chi tiết):
1.Thân máy
2.Nắp máy
3.Đường nước nóng ra khỏi động cơ
4.Van hằng nhiệt
5.Két nước
6.Giàn ống của két nước
7.Quạt gió
8.ống nước nối tắt về bơm
9.Puli và đai truyền
10. Bơm nước
11.Két làm mát dầu
12.ống phân phối nước lạnh
GV-Cung cấp thông tin:
Nhiệt độ đầu kì cháy-giãn nở:
-Động cơ xăng:
-Đ/c Điêzen:
-Bài 22.Thân máy và nắp máy: Động cơ nhiều xi lanh làm mát bằng nước, thân máy và nắp máy có cấu tạo như thế nào?-HS:-Trong thân và nắp máy có đúc các đường nước làm mát thông với nhau.
GV. - Giải thích cơ chế hoạt động của van hằng nhiệt.
-Hỏi: -Tại sao hình 26.1 có thêm két làm mát dầu? –Dùng nước làm mát dầu bôi trơn.
Hỏi:- Căn cứ vào sơ đồ khối và hình 26.1 trình bày đường đi của nước trong hệ thống?(nguyên lí làm việc)
a)Khi: : rượu Êtylic chưa bốc hơi hộp xếp chưa giãn ra nước chỉ qua đường nước phụ 8 về cửa hút của bơm
b)Khi: :rượu Êtylic giãn nở một phần: nước vừa qua đường phụ8 vừa qua két làm mát
c)Kh
: Rượu Êtylic giãn nở toàn phần đẩy hộp xếp giãn hết cỡ: đóng kín đường 8-mở cho toàn bộ nước về két để làm mát
GV. Hệ thống làm mát bằng nước ở động cơ tàu thuỷ có dùng két làm mát hay không?
Đáp: Có- Vì nhằm duy trì nhiệt độ nước làm mát luôn ổn định trong giới hạn nhiệt độ cho phép.
GV_HS ?
-Tuỳ loại động cơ.
ĐVĐ. Xe máy có được làm mát bằng nước hay không?
HS: Có, Không.
Nhóm hoạt động:
Hỏi: Bài 22. Động cơ làm mát bằng không khí, thân và nắp máy có cấu tạo như thế nào?
HS.-Đúc cánh tản nhiệt
GV. –Bản chất của phương pháp tản nhiệt này?
HS.-Tăng diện tích tiếp xúc của động cơ với môi trường để tản nhiệt nhanh
GV. Kể câu chuyện về chiếc yếm xe máy
I.Nhiệm vụ và phân loại:
1)Nhiệm vụ:
Giữ cho nhiệt độ của các chi tiết tiếp xúc trực tiếp với buồng cháy và động cơ luôn duy trì ở nhiệt độ giới hạn cho phép(nhiệt dư thừa tản ra môi trường không khí).
Nhiệt độ cho phép: - Động cơ xăng:
-Động cơ Điêzen
Phân tích:
- Nóng quá: +Dầu bôi trơn chảy loãng, bốc hơi bôi trơn kém, hao dầu, các chi tiết nhanh mòn, dễ bó kẹt pittông trong xi lanh
+Nhiên liệu nạp dãn nở nạp không đầy, làm cho hiệu suất và công suất động cơ đều giảm
+Động cơ xăng dễ bị cháy sớm và cháy kích nổ tuổi thọ động cơ giảm
-Mát quá:
+ Dầu bôi trơn bị đặc, bôi trơn kém các mặt ma sát nhanh mòn
+ Nhiên liệu nạp khó tơi cháy không hết dẫn đến bó kẹt xéc măng(do muội than) tốn nhiên liệu, làm cho hiệu suất ,công suất và tuổi thọ động cơ giảm
2)Phân loại
Hỏi: - Em biết động cơ máy công nông, máy kéo bông sen, ôtô, xe máyđược làm mát bằng những cách nào?
-Đáp: Làm mát bằng nước, làm mát bằng không khí
KL: -Theo chất làm mát, hệ thống được chia ra làm hai loại:
+ Hệ thống làm mát bằng nước: -Làm mát theo kiểu đối lưu tuần hoàn tự nhiên
- Làm mát bằng nước cưỡng bức
+ Hệ thống làm mát bằng không khí
II/ Hệ thống làm mát bằng nước (phần cơ bản)
1)Hệ thống làm mát theo kiểu tuần hoàn tự nhiên
-Phạm vi ứng dụng: Động cơ tĩnh tại, máy công nông, máy kéo bông sen.
a) Cấu tạo.- Xi lanh đặt nằm ngang ngâm trong bọc nước
1. Thùng nước làm mát
2. Xi lanh đặt nằm ngang trong thùng nước làm mát
b)Nguyên lí hoạt động
-Nước nhận nhiệt từ thành xi lanh nóng nổi lên(nhiệt độ100 C) sôi và bay hơi làm giảm nhiệt độ mặt thoáng. Nước ở mặt thoáng nguội bớt(lạnh) chìm xuống, tạo thành dòng nước nóng-lạnh đối lưu tuần hoàn tự nhiên xung quanh xi lanh(mà không cần dùng bơm nước)
Chú ý: - Chế tạo chi tiết bằng vật liệu bền hơn và chịu nhiệt độ cao hơn.
- Có thể chế tạo thêm két nước và quạt gió để tăng cường làm mát cho động cơ.
2) Hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức
a. Cấu tạo. Hình 26.1 sgk
Giáo viên vẽ bảng sơ đồ khối đơn giản và yêu cầu học sinh vẽ vào vở ghi . Nếu sử dụng máy chiếu thì cho học sinh quan sát luôn hình 26.1 và hình vẽ về 03 trạng thái của nước trong áo nước khi động cơ hoạt động(hình dưới: a,b, c)-Sử dụng ở phần giảng về nguyên lí làm việc.
-Hỏi: Khi động cơ làm việc khu vực nào có nhiệt độ cao nhất?
-HS.-Khu vực xung quanh buồng cháy trong xi lanh.
-Hỏi:-Làm mát cho khu vực này tốt nhất bằng cách nào?
-HS.- Làm mát bằng nước(dùng bọc nước)
-Hỏi: -Nước nóng quá được làm mát như thế nào?
-HS.- Dùng két nước
-Hỏi:- Làm thế nào để nước tuần hoàn trong hệ thống?
-HS.- Dùng bơm nước(bơm li tâm)
-Hỏi:-Để duy trì nhiệt độ nước trong giới hạn cho phép?
-HS.-Dùng van hằng nhiệt
-Hỏi:- Cấu tạo hệ thống làm mát bằng nước cưỡng bức gồm những bộ phận cơ bản nào?
-GV.KL: Gồm: -Các chi tiết chính:-bơm li tâm,két nước, bọc nước, van hằng nhiệt. -Các chi tiết phụ:- quạt gió, nhiệt kế, đồng hồ áp suất, đường chia nước
b) Nguyên lí làm việc.
Kết hợp sơ đồ khối, Hình 26.1 sgk và hình vẽ 03 trạng thái
hoạt động của van hằng nhiệt.
Van hằng nhiệt
Két làm mát
8
Các chi tiết cần làm mát
đẩy
Hút
Bơm li tâm
Hình: a) Nước qua đường 8 b) Nước qua đường8 và két nước
c) Nước chỉ qua két để làm mát
GVKL: Bơm li tâm hút nước từ két đẩy đến bọc nước làm mát các chi tiết cần làm mát (thành xi lanh, két làm mát dầu và các chi tiết khác, nước nóng được đẩy về van hằng nhiệt:
+ Khi máy còn lạnh: () bộ ổn nhiệt không cho nước qua két mà đi tắt qua đường phụ 8 về cửa hút của bơm để rút ngắn thời gian chạy ấm máy(nước nóng nhanh)
+Khi (): Van hằng nhiệt mở cho một phần nước về két được làm mát tăng cường bởi quạt gió. Bơm lại hút -đẩy nước tuần hoàn trong hệ thống
+ Khi (): van hằng nhiệt đóng kín đường phụ8 và mở cho toàn bộ nước về két để làm mát, quá trình được tăng cường bởi quạt gió hoặc luồng gió thổi ngược chiều khi xe vận hành trên đường
III/ Hệ thống làm mát bằng không khí
1)Cấu tạo:
GVKL: -Trên thân, nắp máy có đúc các cánh tản nhiệt, có thể dùng thêm quạt gió, bản hướng gió tăng cường tản nhiệt cho động cơ.
- Yếm xe máy là bản
File đính kèm:
- SKKN CNtiet 33bai 26he thong lam mat.doc