Thiết bị dạy học là một trong những điều kiện vật chất của nhà trường, có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục của Đảng và nhà nước: “Hoạt động giáo dục phải thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” (Trích điều 3 của luật giáo dục năm 2005)
19 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 4476 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Bảng thuyết minh đồ dùng dạy học tự làm bộ sơ đồ điều chế các hợp chất vô cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TIỀN GIANG
PHÒNG GD - ĐT CHÂU THÀNH
TRƯỜNG THCS LONG ĐỊNH
*** a õ b **
BẢNG THUYẾT MINH
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TỰ LÀM
Gv: NguyÔn Anh Dòng
N¨m häc: 2008 - 2009
I. XUẤT PHÁT ĐIỂM
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Thiết bị dạy học là một trong những điều kiện vật chất của nhà trường, có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục của Đảng và nhà nước: “Hoạt động giáo dục phải thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” (Trích điều 3 của luật giáo dục năm 2005)
Sử dụng thiết bị trong dạy học cũng đã được nêu trong Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần 2 – khoá III: “…Tất cả các nhà truờng phổ thông đều có các trang thiết bị tối thiểu để thực hiện các thí nghiệm trong chương trình, sớm chấm dứt tình trạng dạy chay”
Chính vì vậy việc sử dụng, bảo quản và bổ sung các thiết bị dạy học trong nhà trường phải được ban Giám Hiệu, giáo viên bộ môn hết sức chú trọng, đặc biệt đối với giáo viên chuyên trách thiết bị phải luôn tìm phương pháp hoạt động nhằm phát huy hiệu quả thiết bị dạy học trong nhà trường là một nhiệm vụ quan trọng và đầy ý nghĩa…
Bất kỳ một phương tiện trực quan nào cũng chỉ mang nguồn thông tin khoa học nhất định và có chức năng sư phạm riêng biệt. Chúng cần được bổ sung lẫn nhau để góp phần xây dựng một cách hoàn chỉnh những biểu tượng hình ảnh, khái niệm, quy luật thích hợp của đối tượng nghiên cứu. Lời nói của giáo viên, câu định nghĩa trong sách giáo khoa có thể cung cấp một loại thông tin hoàn chỉnh, có hệ thống; các vật thực, các đối tượng tự nhiên cho biết hình dáng thực, kích thước, màu sắc bề ngoài của chúng làm cho học sinh hiểu đuợc những tính chất vật lý của đối tượng nghiên cứu; thí nghiệm cho học sinh hiểu được bản chất của các hiện tượng và các quá trình xảy ra trong tự nhiên, trong phòng thí nghiệm, trong sản xuất nhưng bảng vẽ, tranh, sơ đồ, hình vẽ có tác dụng định hướng để nhấn mạnh những vấn đề, những điểm chủ yếu cần chú ý trong quá trình tiếp thu kiến thức
Trong việc dạy học dù là phương pháp truyền thống, cải cách hay đổi mới thì việc sử dụng đồ dùng dạy học là một vấn đề cần thiết dù là môn khoa học tự nhiên hay môn khoa học xã hội, có sử dụng đồ dùng dạy học đều mang lại hiệu quả cao
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Việc sử dụng phối hợp các tài liệu trực quan khác nhau trong giờ học, một mặt phù hợp với đặc tính của tài liệu nghiên cứu, đặc điểm và nhiệm vụ nhận thức, mặt khác thoả mãn với chức năng giáo dục của các phương tiện dạy học
Bộ phương tiện dạy học trực quan “Sơ đồ điều chế các hợp chất vô cơ” là tổng hợp các vận dụng dùng trong việc dạy học, đáp ứng đầy đủ và thích hợp nhất với yêu cầu khoa học để nghiên cứu các vấn đề cụ thể của nội dung bài học, được hoàn thiện cao về mặt kỷ thuật, giá thành hạ, góp phần giúp giáo viên giảng dạy một cách tốt nhất (mất ít thời gian, sức lực, phương tiện nhất) làm cho học sinh nắm được tốt nhất những kiến thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo, trau dồi thế giới quan khoa học
3. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
a) Thuận lợi: Trong quá trình thực hiện đồ dùng dạy học tự làm bộ sơ đồ điều chế các hợp chất vô cơ được sự hỗ trợ và động viên của ban Giám Hiệu, sự đóng góp ý kiến của tổ chuyên môn. Bản thân học hỏi, tìm tòi và rút ra được nhiều kinh nghiệm, do đó cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ
b) Hạn chế
+ Việc thực hiện đổi mới phương pháp hoá học vẫn còn những khó khăn nhất định, đặc biệt là điều kiện cơ sở vật chất thiết bị, chỉ đạo thực hiện và kỷ thuật thực hiện. Một số bài hoá học vẫn chủ yếu được dạy chay, ít sử dụng phương tiện dạy học. Nếu có sử dụng thì lại chưa khai thác được các hiện tượng, chưa tổ chức cho học sinh nghiên cứu, tư duy và hệ thống hoá các kiến thức trong chương trình
+ Việc sử dụng các phương tiện dạy học, tổ chức học tập hợp tác theo nhóm …theo hướng tích cực còn rất hạn chế
+ Một số không ít học sinh còn rụt rè, chưa mạnh dạn trình bày ý kiến của mình trước chỗ đông người. Một phần là do học sinh chưa chuẩn bị bài, không biết gì để phát biểu xây dựng bài. Một số học sinh có tư duy nhưng “sợ sai” nên không dám trình bày chủ kiến của mình, đợi “ai nói thì nghe, sau đó chờ đọc - chép rồi về nhà học thuộc là xong” !.
+ Hóa học là một môn học đòi hỏi học sinh phải có tính chăm chỉ, cần cù và có hứng thú. Mặt khác, đây là môn khoa học thực nghiệm, học sinh cần có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm để quan sát, tư duy, phân tích, giải thích các hiện tượng trong thực tế, phán đoán hiện tượng sau thí nghiệm.
II. CẤU TẠO VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN SƠ ĐỒ
1. Cấu tạo
- Bộ sơ đồ gồm 4 bảng riêng biệt được lắp ghép thành 2 bảng (có chú ý tính hệ thống bài dạy) để sử dụng cả 2 mặt phù hợp với nội dung yêu cầu của chương trình, của từng tiết luyện tập. Bảng có cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ, dễ làm, có độ bền cao và được làm chủ yếu bằng giấy ép carton, một loại vật liệu phổ biến trên thị trường, giá thành hợp lí
- Kích thước mỗi bảng: 1,2m x 0,8m. Khung nẹp giữa 2 bảng bằng cây và được ốp che lại bằng các thanh nhôm mỏng, màu (chữ V) nhằm tạo độ bền chắc và tính thẩm mỹ cho đồ dùng. Các ô cửa và tấm kéo được rọc cắt bằng dao
2.Thiết kế:
Nội dung chi tiết được thiết kế 2 mặt trên nền trắng, phông chữ xanh và đỏ, ở đó có các ô cửa kéo (đóng và mở), thể hiện rõ các tác chất cần thiết khi điều chế các hợp chất vô cơ. Mặt sau của từng bảng là các rãnh kéo, được dán bằng keo và cũng làm bằng vật liệu chủ yếu trên
3. Mục đích:
- Bộ sơ đồ được sử dụng rất thuận tiện, phù hợp điều kiện các vùng, các trường, đặc biệt đối với những trường (vùng sâu, vùng xa…) nơi mà cơ sở vật chất còn gặp rất nhiềư khó khăn, trang thiết bị còn hạn chế.
- Bộ sơ đồ dùng thực hiện cho các tiết luyện tập và ôn tập ( thí dụ: bài 5/tiết 8: Luyện tập tính chất hoá học của oxit và axit; bài 12, 13/tiết 17, 18: mối quan hệ giũa các loại hợp chất vô cơ, các tiết ôn tập học kì, cuối năm …), trong công tác phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi và tổ chức các buổi ngoại khoá như: hái hoa ôn tập, ngày hội hoá học, nhà khoa học tương lai….. nhằm kích thích tính hứng thú, ham mê bộ môn của học sinh
4. Phương pháp thực hiện cụ thể
YSử dụng phương tiện trong dạy học hoá học đã được coi là tích cực. Tuy nhiên sẽ tích cực hơn khi phương tiện dạy học tạo nguồn kiến thức để học sinh tìm kiếm, phát hiện, xây dựng kiến thức hoá học mới
YSử dụng hình vẽ, sơ đồ…có thể được dùng để:
Minh hoạ cho lời nói, nội dung, tính chất
Khai thác các thông tin (kiến thức cần biết)
Vừa chứng minh, vừa khai thác kiến thức
Ü Các phương tiện này được sử dụng ở hầu hết các loại bài hoá học.
Thí dụ: Tính chất hoá học, sản xuất các chất, ôn luyện tập, thực hành…
+ Hoạt động của giáo viên và học sinh khi dùng hình vẽ, sơ đồ…theo hướng tích cực để khai thác các thông tin thường như sau:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Nêu mục đích và phương pháp quan sát hình vẽ, sơ đồ..
- Trưng bày, cho xem
- Yêu cầu quan sát
- Yêu cầu nhận xét và rút ra kết luận
- Nắm được mục đích
- Quan sát tìm ra đặc điểm giống và khác nhau
- Rút ra nhận xét
+ Để thực hiện hoạt động có hiệu quả, khâu chuẩn bị vô cùng quan trọng. Chuẩn bị tốt là điều kiện cần để thu được kết quả tốt. GV và học sinh cần chuẩn bị:
* Giáo viên:
- Bộ sơ đồ điều chế các hợp chất vô cơ
- Bảng phụ: Ghi sẵn một số nội dung (nếu cần).
- Nghiên cứu tìm ra những câu hỏi thật sự cô đọng, xúc tích, có khả năng phát huy tư duy, sáng tạo của học sinh. Có sự chuẩn bị trước cho những tình huống sư phạm có thể xảy ra ngoài yêu cầu của bài để không bị động trước tư duy của học sinh.
* Học sinh:
- Cần có sự chuẩn bị thật kĩ theo yêu cầu của GV từ tiết trước (mỗi học sinh đều phải soạn bài mới vào tập, GV thường xuyên kiểm tra tập soạn của học sinh).
- Học sinh có thể tự tìm tòi, sưu tầm thêm kiến thức từ các nguồn ngoài SGK phục vụ cho bài học.
Trên lớp, GV tiến hành các bước:
- Chia nhóm: GV chia lớp thành từng nhóm theo vị trí chỗ ngồi
- Thông qua từng mũi tên sơ đồ GV nêu yêu cầu để học sinh thực hiện.
- GV đánh giá kết quả học tập của học sinh, nhận xét, bổ sung (nếu cần).
Về phía học sinh:
- Phải có ý thức học tập cao, không ỷ lại người khác, tránh thảo luận đi xa yêu cầu của nội dung câu hỏi
- Không thảo luận quá lớn tiếng ảnh hưởng đến nhóm khác.
Kinh nghiệm sư phạm cho thấy rằng muốn học sinh nắm được đầy đủ các kiến thức khoa học về các đối tượng nghiên cứu thì trong quá trình dạy học phải sử dụng phối hợp một cách hợp lý các phương tiện trực quan và kết hợp chặt chẽ với lời nói của giáo viên. Tức là trước hết dùng các câu hỏi gợi ý để kích thích tư duy trừu tượng của học sinh sau đó dùng các phương tiện dạy học góp phần chứng minh những kết luận rút ra đến việc hình thành các biểu tượng cụ thể
Ví dụ: Ôn tập hệ thống hoá kiến thức cần nhớ của học kỳ I hoá học 9
- Giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt những kiến thức cơ bản trong học kỳ I
- Học sinh thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên giao cho và tóm tắt thành 2 vấn đề lớn:
+ Mối liên hệ giữa các hợp chất vô cơ: Oxit, axit, bazơ, muối. Sự chuyển đổi từ kim loại thành các hợp chất khác nhau
+ Mối liên hệ giữa các hợp chất vô cơ và kim loại. Sự chuyển đổi từ các hợp chất vô cơ thành kim loại
FCó thể có 2 cách:
¯Cách 1: Cho học sinh biết chất cụ thể để điều chế các hợp chất vô cơ. Học sinh lập sơ dồ điều chế, viết các phương trình hoá học. Từ đó khái quát hoá thành mối liên hệ giữa các loại chất khác nhau
¯Cách 2: Cho học sinh chọn hợp chất cần điều chế ở mỗi bảng, suy nghĩ và đưa ra các phương pháp điều chế. Sau đó lấy ví dụ từng chất cụ thể phù hợp với cách điều chế. Viết các phương trình hoá học để minh hoạ
- Giáo viên đánh giá và cho điểm những học sinh tích cực hoạt động và trả lời tốt các câu hỏi nhằm khuyến khích và bắt buộc mọi học sinh cần làm việc tích cực và có hiệu quả
5. Cách sử dụng
Khi thực hiện hoạt động, giáo viên cho lần lượt từng học sinh, từng nhóm hoặc đội chọn ô số trên bảng, khi ô cửa được mở ra, học sinh phải nêu được tính chất hoá học và viết đúng các phương trình phản ứng theo yêu cầu của ô số, nếu chưa đúng học sinh khác nhận xét và bổ sung
Ví dụ: Trong bài 5-tiết 8: Luyện tập tính chất hoá học của oxit và axit. Để nắm được cách điều chế axit? Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tính chất hoá học của oxit, axit, tiếp đó dùng sơ đồ, bảng yêu cầu học sinh chọn ô cửa điều chế: 1, 2, 3…trả lời và viết các phương trình phản ứng lên bảng để minh hoạ cơ chế của các quá trình điều chế axit theo yêu cầu của từng ô cửa. Cuối cùng giáo viên kết luận và có thể mở rộng thêm một số cách điều chế axit (tuỳ theo đối tượng học sinh và nội dung của chương trình)
6. Phương pháp chung khi thực hiện điều chế các chất vô cơ
+ Dựa vào tính chất hoá học và phương pháp điều chế từng loại chất vô cơ đã học để viết đúng phương trình hoá học
+ Khi thực hiện bài tập điều chế chất vô cơ cần nhớ các cách điều chế, con đường điều chế phải ngắn gọn, phương pháp đơn giản, dễ thực hiện
Bảng 1: Năm cách điều chế oxit thường dùng
ECách u Kim loại + O2 Oxit (thường là oxit bazơ)
Thí dụ: 3Fe (rắn)+ 2O2 (khí) Fe3O4(rắn)
ECách v Phi kim + O2 Oxit
Thí dụ: S (rắn)+ O2 (khí) SO2
ECách w Hợp chất + O2 Oxit
Thí dụ: 4FeS2 (rắn)+ 11O2 khí) 2Fe2O3 (rắn)+ 8SO2
ECách x Bazơ không tan Oxit + H2O
Thí dụ: 2Fe(OH)3 (rắn) Fe2O3 (rắn) + 3H2O (hơi)
ECách y Muối (không bền với nhiệt)Oxit
Thí dụ: CaCO3 (rắn)CaO (rắn) + CO2
Bảng 2: Ba cách điều chế Axit thường dùng
ECách u H2 + Phi kim Axit (không chứa oxi)
Thí dụ: H2 (khí)+ Cl2 (khí) 2HCl
(hoà tan HCl vào nước tạo dung dịch axit HCl)
ECách v Oxit axit + H2OAxit (thường là axit có chứa oxi)
Thí dụ: SO3 (khí)+ H2O (hơi) H2SO4 (lỏng)
ECách w Axit mạnh (khó bay hơi) + Muối Mưối (mới) + Axit (dễ bay hơi)
Thí dụ: H2SO4 (dd)+ BaCl2 (dd)BaSO4+ 2HCl (dd)
Bảng 3: Ba cách điều chế Bazơ thường dùng
ECách u Oxit bazơ + H2O Bazơ tan (kiềm)
Thí dụ: CaO (rắn)+ H2O (l) Ca(OH)2
ECách v Bazơ tan (kiềm) + Dd muối Bazơ mới + Muối mới
Thí dụ: Ca(OH)2 (dd) + Na2CO3 (dd) CaCO3 (rắn)+ 2NaOH (dd)
ECách w Dd muối Bazơ tan (kiềm)
Thí dụ: 2NaCl + 2H2O2NaOH (dd) + Cl2 + H2
Chú ý: Với hiđroxit lưỡng tính do chương trình mới không đi sâu nên việc điều chế loại chất này học sinh chỉ cần tham khảo cách sau:
Muối(của nguyên tố lưỡng tính)+Dd NH3(hay NaOH vừa đủ)Hiđroxit luỡng tính + Muối mới
Thí dụ: AlCl3 + 3NH3 + 3H2O Al(OH)3+ 3NH4Cl
AlCl3 + 3NaOH (vừa đủ) Al(OH)3 + 3NaCl
Ngoài ra có thể điều chế bazơ bằng cách cho một số kim loại mạnh tác dụng với nước
Thí dụ: 2Na + 2H2O 2NaOH + H2
Bảng 4: Mười cách điều chế Muối thuờng dùng
ECách u Kim loại + Phi kim Muối
Thí dụ: 2Al + 3Cl22AlCl3
ECách v Kim loại + Dd Axit Muối + ……..
Thí dụ: Zn + H2SO4 (loãng) ZnSO4 + H2
Cu + 2H2SO4 (đặc nóng) CuSO4 + SO2 + 2H2O
ECách w Kim loại + Dd muối Muối mới + Kim loại mới
Thí dụ: Cu (rắn) + 2AgNO3 (dd) Cu(NO3)2 (dd) + 2Ag (rắn)
ECách x Axit + Bazơ Muối + H2O
Thí dụ: H2SO4 + NaOH NaHSO4 + H2O
hay H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + 2H2O
ECách y Oxit bazơ + Axit Muối + H2O
Thí dụ: CuO + 2HCl CuCl2 + H2O
ECách z Oxit axit + Dd bazơ (kiềm) Muối (+H2O)
Thí dụ: CO2 + NaOH NaHCO3
hay CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O
ECách { Oxit axit + Oxit bazơ Muối
Thí dụ: SO2 + CaO CaSO3
ECách | Dd bazơ (kiềm) + Dd muối Muối mới + Bazơ mới
Thí dụ: Ba(OH)2 + Na2SO4 BaSO4+ 2NaOH
ECách } Dd axit + Dd muối Muối mới + Axit mới
Thí dụ: 2HCl + K2CO3 2KCl + CO2 + H2O
ECách ~ Dd muối + Dd muối 2 muối mới
Thí dụ: NaCl + AgNO3AgCl+ NaNO3
ðLưu ý: - Phần lớn các phản ứng khi xảy ra đều có điều kiện
- Trên đây chỉ là các cách điều chế thường dùng
7. Những chú ý khi sử dụng đồ dùng dạy học
+ Nếu chỉ đưa hình vẽ, sơ đồ…trong chốc lát để chứng minh cho một vấn đề hoá học thì sẽ giảm tích cực đi rất nhiều
+ Khi sử dụng các phương tiện trực quan, không những chỉ sử dụng mọi khả năng thích hợp nhất của mỗi loại mà còn phải kết hợp chặt chẽ giữa quan sát - quá trình - hiện tượng của sự vật
+ Để tập trung vào những vấn đề bản chất nhất của bài học, phải sử dụng các phương tiện nào thích hợp nhất, có tác dụng mạnh nhất đối với bài học đó. Những phương tiện đó phải diễn tả nội dung chính của bài học. Phải sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng liều lượng mỗi loại phương tiện
+ Việc sử dụng hình vẽ, sơ đồ…nên thực hiện đa dạng như sau:
Hình vẽ, sơ đồ…có đầy đủ chú thích là nguồn để học sinh khai thác thông tin, hình thành và củng cố kiến thức hoá học
Hình vẽ, sơ đồ…có không đầy đủ chú thích sẽ giúp học sinh kiểm tra những thông tin còn thiếu
Hình vẽ, sơ đồ… không chú thích nhằm yêu cầu học sinh phát hiện kiến thức hoặc kiểm tra kiến thức hóa học của học sinh
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua việc tự làm và sử dụng các thiết bị đồ dùng dạy học trên lớp tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm sau:
a) Giáo viên giảng dạy các bộ môn phải luôn luôn tìm tòi, sáng tạo và đổi mới trong phương pháp dạy học
b) Có kế hoạch cụ thể trong việc tìm kiếm và thiết kế các đồ dùng dạy học: đẹp, chính xác, phù hợp với kinh tế và nội dung bài dạy
c) Sử dụng triệt để các phương pháp dạy học tích cực nhằm thu hút sự chú ý của học sinh
d) Tuy đã có cơ quan chuyên trách cung cấp các thiết bị dạy học, nhưng trong thực tế không thể có đầy đủ những thiết bị cần thiết cho từng môn học. Người giáo viên phải thường xuyên tự làm, sưu tầm, tích luỹ các đồ dùng cần thiết cho bộ môn, đồng thời cần hướng dẫn và tổ chức cho học sinh tham gia vào công việc này
IV. KẾT LUẬN
FCơ sở vật chất và thiết bị giáo dục là một trong những điều kiện quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi nội dung cải cách, đổi mới giáo dục. Hoá học là môn học nghiên cứu về các chất, sự biến đổi chất này thành chất khác và những hiện tuợng xảy ra xung quanh sự biến đổi đó. Vì vậy việc trang bị, bổ sung, tự làm và sử dụng thiết bị dạy học nhằm thực hiện nguyên tắc giảng dạy trực quan cho bộ môn hoá học ở trường THCS, có tầm quan trọng đặc biệt trong đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay
FMục đích của phong trào làm đồ dùng dạy học nhằm tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ quản lí, giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong các hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của trường THCS, tạo ra các sản phẩm có tính sáng tạo và đạt hiệu quả cao trong các hoạt động giáo dục, phù hợp với điều kiện của nhà trường.
FNội dung của phong trào làm đồ dùng dạy học gắn với việc triển khai cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
V. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
Thực ra trong các nhà trường hiện nay đã được cấp rất nhiều các thiết bị dạy học cho các bộ môn, đặc biệt là các khối lớp 6, 7. Tuy vậy đối với bộ môn hoá học thì các đồ dùng dạy học như: biều đồ, sơ đồ, mô hình, phim….còn quá ít. Vì vậy muốn đạt được hiệu quả cao ở bộ môn này, tôi có một số kiến nghị:
- Các cơ quan thiết bị trường học cần có đầy đủ tranh ảnh về: ứng dụng, sản xuất hoá học, các sơ đồ liên kết của các nguyên tử, phân tử hoặc các sơ đồ biểu thị mối quan hệ giữa các chất với nhau, để cung cấp về các trường, giúp giáo viên thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm các đồ dùng dạy học
- Nhà trường cần bổ sung, cập nhật và phổ biến kịp thời những tư liệu, tài liệu có liên quan đến hoạt động bộ môn và phương pháp giảng dạy bộ môn
- Nhà trường cần tạo điều kiện và chi trả hợp lý về kinh phí khi giáo viên tự thiết kế các đồ dùng dạy học còn thiếu
- Tổ chức thường xuyên các cuộc thi sáng tạo và sử dụng đồ dùng dạy học nhằm kích thích lòng yêu nghề và tư duy sáng tạo của giáo viên đồng thời bổ sung những trang thiết bị cần thiết cho các hoạt động dạy học
- Đối với giáo viên của từng bộ môn hãy phấn đấu để trong mỗi tiết học bình thường học sinh được: Hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và suy nghĩ nhiều hơn
Trên đây chỉ là kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã tích luỹ được trong quá trình giảng dạy bộ môn hoá học. Với sự hiểu biết và kinh nghiệm có hạn, chắc chắn không tránh khỏi những sơ sót, rất mong được sự góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn! Long Định, ngày 24 tháng 01 năm 2009
GV thực hiện
NguyÔn Anh Dòng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu BDTX hoá học chu kì III (2004-2007), NXB giáo dục, 2007
(Vũ Anh Tuấn – Cao Thị Thặng)
- PP dạy học hoá học ở trường phổ thông, NXB giáo dục, 2005
(PGS.TS. Nguyễn Xuân Trường)
- Bồi dưỡng hoá học THCS, NXB giáo dục, 2005
(Vũ Anh Tuấn-Hoàng Vũ)
- Sử dụng phương tiện nghe nhìn trong quá trình đổi mới phương pháp
dạy học, NXB giáo dục, 2000 (TS. Phùng Quốc Việt)
- SGK hoá học 9, NXB giáo dục 2005
(Lê Xuân Trọng-Cao Thị Thặng-Ngô Văn Vụ)
MỤC LỤC
*** a õ b **
Trang
I. Xuất phát điểm ……………………………………………………. 1
1.Cơ sở lý luận …………………………………………………... 1
2. Mục đích nghiên cứu ………………………………………….. 2
3. Quá trình thực hiện ……………………………………………. 2
a) Thuận lợi …………………………………………………. 2
b) Hạn chế …………………………………………………... 2
II. Cấu tạo và phương pháp thực hiện sơ đồ …………………………… 3
Cấu tạo ……………………………………………………….. 3
Thiết kế ……………………………………………………….. 3
3. Mục đích ……………………………………………………… 4 4. Phương pháp thực hiện cụ thể ………………………………… 4 5. Cách sử dụng ………………………………………………….. 6 6. Phương pháp chung …………………………………………… 7 7. Những chú ý khi sử dụng đồ dùng dạy học …………………… 10
III. Bài học kinh nghiệm ………………………………………………… 10
IV. Kết luận …………………………………………………………….. 11
V. Ý kiến đề xuất ………………………………………………………. 11 Phụ lục: Ảnh minh hoạ bộ sơ đồ điều chế các hợp chất vô cơ …….. 13
Tài liệu tham khảo …………………………………………………… 17 Mục lục ……………………………………………………………… 18
File đính kèm:
- DDDH tu lam.doc