I. Lý do chọn đề tài.
Thể dục thể thao (TDTT) là một bộ phận không thể thiếu được trong đời sống xã hội con người. Sự hoàn thiện về thể chất và tinh thần giúp con người phát triển toàn diện về mọi mặt của chân, thiện, mỹ.
TDTT ra đời Từ rất sớm ngay từ thời Cổ Đại Hy Lạp, người ta xem hoạt động thể dục thể thao chính là sức khỏe, là sự sống, sự tồn tại của con người. Nhà triết học ARISTOS đã khẳng định “không có gì hủy hoại sức khỏe bằng sự thiếu vận động kéo dài.”
9 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1662 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Biện pháp khắc phục những sai lầm thường mắc trong nhảy xa khi học ở giai đoạn chạy đà - Giậm nhảy cho học sinh THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
Thể dục thể thao (TDTT) là một bộ phận không thể thiếu được trong đời sống xã hội con người. Sự hoàn thiện về thể chất và tinh thần giúp con người phát triển toàn diện về mọi mặt của chân, thiện, mỹ.
TDTT ra đời Từ rất sớm ngay từ thời Cổ Đại Hy Lạp, người ta xem hoạt động thể dục thể thao chính là sức khỏe, là sự sống, sự tồn tại của con người. Nhà triết học ARISTOS đã khẳng định “không có gì hủy hoại sức khỏe bằng sự thiếu vận động kéo dài.”
Nhận thức được ý nghĩa to lớn đó, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng quan tâm thích đáng đến thể dục thể thao. Chỉ thị 36/CT-TW của Ban bí thư trung ương Đảng xác định “TDTT là một bộ phận quan tâm trong chính sách phát triển xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm bồi dưỡng và phát huy dân chủ con người ”, đồng thời chỉ rõ “Công tác TDTT phải đóng góp phần tích cực, nâng cao sức khỏe, trí tuệ, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, phong phú đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao năng xuất lao động xã hội và sức chiến đấu của lực lượng vũ trang”.
Hoạt động TDTT bao gồm rất nhiều môn. Trong đó điền kinh xem là thế mạnh của Nhà nước, nó được xem là môn thể thao “Nữ Hoàng” đã đem về cho đất nước nhiều tấm huy chương trong các kì Á vận hội và Seagames.
Điền kinh là môn thể thao có lịch sử lâu dài nhất được yêu thích và phổ biến trên toàn thế giới. Nó bao gồm rất nhiều nội dung như: Đi, chạy, nhảy, ném, đẩy...và nhiều môn phối hợp.
Trong điền kinh nhảy xa là môn có kỉ thuật tương đối khó, đòi hỏi sự phối hợp các giai đoạn: Chạy đà, giậm nhảy, bay trên không và tiếp đất một cách nhuần nhuyễn, chính xác, đặc biệt là giai đoạn chạy đà và giậm nhảy. Vì mục đích chạy đà tạo ra tốc độ nằm ngang tối ưu theo phương nằm ngang trước lúc giậm nhảy. Như vậy chạy đà - Giậm nhảy là một trong những giai đoạn quan trọng chủ yếu có ý nghĩa quyết định lần nhảy. Để hoàn thiện kỉ thuật chạy đà đòi hỏi người tập giải quyết hàng loạt vấn đề : Chiều dài đà, tốc độ chạy đà và trình độ thể lực tư thế chuẩn bị giữa các yếu tố có sự liên quan chặt chẽ với nhau . Xuất phát từ những vấn đề trên bản thân tôi xây dựng chuyên đề “ Biện pháp khắc phục những sai lầm thường mắc trong nhảy xa khi học ở giai đoạn chạy đà - Giậm nhảy cho học sinh THCS”.
II _ Mục đích đê tài : Nhằm tim ra biện pháp tối ưu nhất để hạn chế những sai lầm thường mắc phải khi học Nhảy xa và Nâng cao thành tích của học sinh, phát huy tính tích cực tập luyện của học sinh.
III _ Đối tượng nghiên cứu
Học sinh Lớp 8,9 Trường THCS TT Bình Dương – Huyện Phù Mỹ
Tỉnh Bình Định.
IV _ Thời gian nghiên cứu Năm học : 2009 – 2010 và 2010 – 2011
V _ Nội dung cơ cấu chương trình
Điền kinh là một môn tổng hợp nhiều nội dung khác nhau, và mỗi môn còn chứa đựng những đặc điểm riêng về phương pháp tập luyện, kỹ thuật cũng như sữa chữa những sai lầm thường mắc.
Nhảy xa là một trong những nội dung của môn điền kinh, nó được thi đấu ở nhiều nơi trong nước cũng như quốc tế. Nhảy xa là một hoạt động không có chu kỳ, bao gồm nhiều động tác phối hợp với nhau một cách chặc chẽ như chạy đà - Giậm nhảy bay lên không và rơi xuống đất. Người nhảy muốn có thành tích cao phải kéo dài khoảng cách bay trên không do nổ lực của người nhảy trong chạy đà và giậm nhảy tạo nên.
Để tạo điều kiện cho việc giảng dạy cũng như các môn khác, kỷ thuật nhảy xa được chia làm bốn giai đoạn : Chạy đà – giậm nhảy – trên không và tiếp đất ; nhưng tôi chỉ nguyên cứu hai giai đoạn đó là: Giai đoạn chạy đà và giai đoạn giậm nhảy.
Giai đoạn chạy đà:
Giai đoạn này được trình tự khi bắt đầu chạy đà cho đến khi đặt chân vào ván giậm nhảy. Nhiệm vụ của giai đoạn này được trình tự khi bắt đầu chạy đà cho đến khi đặt chân vào ván giậm nhảy. Nhiệm vụ của giai đoạn là tạo tốc đạo tối đa theo phương nằm ngang và chuẩn bị tốt cho giai đoạn giậm nhảyđược chính xác. Trong giai đoạn này bất kỳ lúc nào người học cũng có tư thế ban đầu ổn định và động tác ổn định. Tốc độ chạy đà phải tăng dần tới mức thích hợp và đạt cao nhất ở mức cuối cùng trước lúc giậm nhảy.
Giai đoạn cuối cùng của chạy đà là phải giậm nhảy nên nhịp điệu và tầng số nhất là 3-4 bước cuối cùng phải thích hợp và chính xác.
Số lượng các bước chạy đà ở các vận động viên tuỳ thuộc vào trình đô, đẳng cấp vận động viên và đặc điểm cá nhân. Thông thường đối với Nam từ 38-48 bước (Khoảng 18 - 24 m) và Nữ từ 22 - 42 bước (Khoảng từ 16 - 22m). Đối với người mới tập thì khoảng cách này có thể ngắn lại. Có nhiều cách chạy đà, đứng tại chỗ, đi bộ vài bước hoặc chạy bước đệm . Nhưng phổ biến nhất là đứng tại chỗ, chân trước chân sau và tăng dần tốc độ, độ ngã của thân giảm dần, tăng biên độ của các động tác tay và chân. Kết thúc chạy đà ở những bước cuối cùng, thân trên gần như thẳng. Điều quan trọng là phải duy trì đúng kỹ thuật chạy đà đến bước cuối cùng có cảm giác về độ nhảy khi tiếp xúc đất và kiểm tra được các động tác của mình. Chạy đà thường dùng những phương án là tăng tốc độ đều trên toàn bộ cự ly và đạt tốc độ tối đa và ở các bước cuối cùng (đối với người mới tập), tăng ngay từ đầu sau đó duy trì và cố gắn tiếp tục tăng ở bước cuối để giậm nhảy chính xác ở ván. Vận động viên cần xác định vạch báo hiệu hai.
2. Giai đoạn giậm nhảy:
Giai đoạn này được tính từ khi chân giậm nhảy đặt vào ván giậm nhảy đến khi chân giậm nhảy rời khỏi ván giậm nhảy. Đặt chân vào ván giậm nhảy phải nhanh , mạnh, đồng thời chân giậm ván, đùi và cẳng chân gần như thẳng. Sau đó co lại hẳng để chuẩn bị khi duỗi ra có hiệu quả hơn. Chân đặt vào ván giậm nhảy phải luôn có phía trước điểm giậm của trọng tâm cơ thể càng xa thì khả năng chuyển từ tốc độ nằm ngang sang tốc độ thẳng đứng càng cao.
Nhiệm vụ giậm nhảy là thay đổi phương chuyển động của cơ thể phù hợp với mục đích của từng môn nhảy. Sau khi đặt chân giậm nhảy do ảnh hưởng của quán tính và trọng lực chân giậm nhảy gập ở khớp gối, khớp hông và cả thân trên đều hơi ngã về phía trước,do sự duy chuyển về trước của cơ thể trọng tâm xích lại gần điểm chống tựa. Trong các cuộc nhảy tốc độ giã cẳng chân và đùi khoảng 135 -1400 . Động tác giậm nhảy được thực hiện thông qua việc nhanh chóng duỗi các khớp. Lúc người nhảy vươn thẳng người lên thì áp lực ở điểm tựa lên, khi thân người vươn thẳng hoàn toàn thì áp lực của điểm tựa giảm xuống bằng 0 và tốc độ bay lên đạt mức độ tối đa.
Như vậy chứng tỏ động tác vươn thẳng đứng tạo ra tốc độ chạy ban đầu và là cơ sở để nâng cao thân người lên theo quán tính. Tốc độ bay ban đầu của người nhảy phụ thuộc chủ yếu vào độ lớn của phản lực khi giậm nhảy. Sức mạnh tương đối càng lớn, năng lực giậm nhảy càng cao, động tác đá lăng chân và đá lăng tay cũng có tác dụng hỗ trợ cho động tác giảng dạy.
Nội dung học môn nhảy xa bao gồm nhiều kiểu khác nhau, rất đa dạng và phong phú điều đó tạo nên sự hứng thú cho các em trong quá trình luyện tập VD: Như môn nhảy xa chia làm bốn giai đoạn cơ. Chạy đà - Giậm nhảy - bay trên không - rơi xuống đất trong bốn giai đoạn này điều có liên quan chặt chẽ với nhau và mang tính chất quyết định đến thành tích cho người học nhưng ở giai đoạn chạy đà và giậm nhảy là giai đoạn hết sức quan trọng quyết định đến thành tích khá cao cho môn nhảy xa. Thông qua các thành tích bổ trợ cho khi chạy đà - giậm nhảy. Giáo viên nhằm sửa chữa uốn nắng kịp thời cho các em ở giai đoạn này đồng thời lựa chọn ra những em có thành tích xuất sắc thi đấu tại HKPĐ.
VI _ Các điều kiện phương tiện giảng dạy
Hiện nay chương trình đổi mới phương pháp giảng dạy thể dục 6,7,8,9. Hiện nay được sự quan tâm hổ trợ cung cấp trang thiết bị rất cần thiết cho việc dạy học, từ đó giáo viên có điều kiện để thể hiện vai trò của mình trong việc hướng dẫn dạy cho học sinh tập luyện và tạo nên sự hưng phấn trong học tập. Bằng các hình thức hướng dẫn cho các em làm trọng tài đo thành tích của các bạn nhảy xa, ngoài những giờ học chính nên dặn dò các em về tập lại các bài đã học và tập bậc đổi chân liên tục tại các bực cao, hoặc nhảy dây từ đó tạo cho các em có một sức mạnh về cơ vững mạnh chắc để học tốt hơn môn nhảy xa nói riêng và các môn khác nói chung.
VII _ Lịch sử vấn đề
Việc giảng dạy Nhảy xa trong học tập được bắc đầu. Từ các học sinh THCS trở lên, vì vậy là giai đoạn đầu tiên các em tiếp tục nên rất khó trong nhảy xa trở lên, vì vậy giai đoạn đầu tiên các em tiếp tục nên rất khó trong nhảy xa chia làm 4 giai đoạn: Chạy đà – Giậm nhảy – Trên không – Tiếp đất (cát). Nhưng giai đoạn chạy đà - giậm nhảy là giai đoạn là giai đoạn quan trọng nhất và rất khó vì vậy:
* Về phía giáo viên:
Đòi hỏi có sự sáng tạo áp dụng phù hợp với địa phương mà mình giảng dạy để cho khối lượng bài tập chỉ phù hợp và ở giai đoạn này cho các em tập từ dễ đến khó từ đơn giảng đến phức tạp.
Đa số các em tập chạy đà và giậm nhảy sai kỷ thuật động tác thừa,sự kiên trì của các em chưa cao .Sự hưng phấn trong tập luyện chưa tạo được, vả lại các em còn e thẹn với bạn bè xung quanh.
Vì vậy trong quá trình dạy học hiện nay để đảm bảo thực hiện tốt mới phương pháp dạy học lấy người học làm trọng tâm, chú trọng đến vai trò tích cực của người học sinh.
* Về phía học sinh :
- Chú ý quan sát và nghe, ghi nhớ giáo viên giảng giải kỹ thuật động tác.
- Biết cách đo và chỉnh đà khi thực hiện.
- Tích cực tập luyện.
B - NỘI DUNG
I._ Thực trạng ban đầu
Trong quá trình dạy học những năm qua bản than tôi cùng đồng nghiệp nhận thấy thành tích trong nhảy xa còn kém ở các em học sinh do hai nguyên nhân chủ yếu đó là ở hai giai đoạn chạy đà - giậm nhảy. Và những sai lầm đó bản thân tôi cùng đồng nghiệp đúc kết được thực trạng của 2 giai đoạn này đó là chạy đà - giậm nhảy như sau: Chúng tôi thực nghiệm lần cuối với đề tài này cho 30 em học sinh trường THCS TT Bình Dương và những mắc phải. Từ đó tôi xây dựng sửa chữa sai lầm này đúc kết thành sáng kiến kinh nghiệm trong việc giảng dạy thể dục cho học sinh của trường.
* Tôi tiến hành quan sát 2 giai đoạn chạy đà - Giậm nhảy và với sự ghi chép đầy đủ phát hiện ra những sai lầm thường mắc như sau:
Sai lầm 1: Tốc độ chạy đà giảm dần
Sai lầm 2: Đà quá ngắn không phát huy tốc độ đà bước cuối
Sai lầm 3: Độ ngã thân trên khi chạy không hợp lý
Sai lầm 4: Độ dài 4-6 bước cuối không ổn định
Sai lầm 5: Nhịp điệu chạy đà không ổn định
Sai lầm 6: Giậm nhảy không tích cực
Sai lầm 7: Giậm nhảy bị tụt hông
Sai lầm 8: Giậm nhảy không duỗi hết chân
Sai lầm 9: Giậm nhảy thân trên ngã về sau
Sailầm 10 : Giậm nhảy không đánh tay sóc người lên cao
Kết quả cụ thể những sai lầm thường mắc trên được chúng tôi trình bày ở bản sau:
Bảng 1: Kết quả quan sát sư phạm ( n = 30)
STT
Số người thực hiện
Tên các sai lầm
30 học sinh
Số
người
Tỷ lệ
%
1
Tốc độ chạy đà giảm dần
20
66
2
Đà quá ngắn không kịp phát huy tốc độ đà bước cuối
8
26
3
Độ ngã thân trên khi chạy không hợp lý
22
73
4
Độ dài 4-6 bước cuối không ổn định
7
23
5
Nhịp độ chạy đà không ổn định
15
50
6
Giậm nhảy không tích cực – không đánh tay
9
30
7
Giậm nhảy bị tụt hông
24
80
8
Giậm nhảy không duỗi hết chân
23
76
9
Giậm nhảy thân trên ngã về sau
6
20
10
Giậm nhảy không đánh tay sóc người lên cao
18
60
* Kết quả:
Thông qua kết quả tổ chức quan sát sư phạm các học sinh tập cho thấy những sai lầm mà học sinh mắc phải nhiều nhất là:
- Tốc độ chạy đà giảm dần.
- Độ ngã thân trên khi chạy không hợp lý.
- Nhịp độ chạy đà không ổn định.
- Giậm nhảy bị tụt hông.
- Giậm nhảy không duỗi hết chân.
- Giậm nhảy không đánh tay sóc người lên cao
Còn những sai lầm khác tỉ lệ mắc ít hơn.
II_ Giải quyết vấn đề
Cơ sở lý luận:
Giải quyết các vấn đề này tôi cùng đồng nghiệp sử dụng các phương pháp sau:
1. Sử dụng phương pháp đọc và tham khảo tài liệu:
Như chúng tôi đã biết thực tiễn khoa học và sự kế thừa phát huy những thành tựu đã đạt được đồng thời tìm ra những qui luật vân động và phát huy mới do vậy việc tham khảo phân công tìm hiểu tài liệu liên quan là một vấn đề không thể thiếu được đối với người làm chuyên đề cũng như việc trang bị kiến thức cho bản thân.
2. sử dụng phương pháp quan sát sư phạm :
Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm quan sát các giờ học nhảy xa của học sinh trường THCS TT Bình Dương từ đó làm cơ sở để xác định được những sai lầm thường mắc khi học ở giai đoạn chạy đà – giậm nhảy trong môn nhảy xa cho học sinh
3/ Sử dụng phương pháp phỏng vấn:
Việc tiếp thu thông tin gián tiếp hoặc trực tiếp từ đồng nghiệp không thể thiếu được trong quá trình thực hiện chuyên đề này mang tính khoa học và thực tiễn. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 5 giáo viên một số trường về một số sai lầm thường mắc phải ở chạy đà - giậm nhảy và từ đó đúc kết chung một số kết luận:
Bảng2 : Kết quả phỏng vấn:
STT
Số người thực hiện
Tên các sai lầm
10 Giáo viên
Đồng
ý
Tỉ lệ
%
Không đồng ý
Tỉ lệ
%
1
Tốc độ chạy đà giảm dần
7
70
3
30
2
Đà quá ngắn không kịp phát huy tốc độ đà bước cuối
4
40
6
60
3
Độ ngã thân trên khi chạy không hợp lý
8
80
2
20
4
Độ dài 4-6 bước cuối không ổn định
4
40
6
60
5
Nhịp độ chạy đà không ổn định
6
60
4
40
6
Giậm nhảy không tích cực
2
20
8
80
7
Giậm nhảy bị tụt hông
9
90
1
10
8
Giậm nhảy không duỗi hết chân
8
80
2
20
9
Giậm nhảy thân trên ngã về sau
3
30
7
70
10
Giậm nhảy không đánh tay sóc người lên cao
6
60
4
40
Qua bảng tổng hợp kết quả của 2 phương pháp chúng tôi rút ra những sai lầm thường mắc của học sinh trường THCS TT Bình Dương khi học kỹ thuật chạy đà - giậm nhảy khi học môn nhảy xa sai lầm : Tốc độ chạy đà giảm dần, độ ngã thân trên khi chạy không hợp lý, nhịp độ chạy đà không ổn định, giậm nhảy bị tụt hông, giậm nhảy không duỗi hết chân chiếm tỉ lệ rất cao còn lại chiếm tỉ lệ thấp hơn từ kết quả thu được ở trên tôi đã đi sâu tìm hiểu những nguyên nhân chủ yếu của những sai lầm đó và biện pháp khắc phục những sai lầm trong chạy đà - giậm nhảy ở môn nhảy xa như sau:
b. Sai lầm và biện pháp khắc phục:
Sai lầm 1: Tốc độ chạy đà giảm dần:
* Biện pháp : Tập lặp lại từng giai đoạn đà chạy đà tăng tốc dần và dùng vạch để đánh dấu mức đà, tránh lập chập đà những bước sau cuối:
- Tuỳ theo trình độ thể lực mà lấy đà cho phù hợp.
Sai lầm 2: Đà quá ngắn không phát huy tốc độ đà ở bước cuối
* Biện pháp : Xác định độ dài đà, chạy lặp lại nhiều lần kết hợp giậm nhảy.
Sai lầm 3: Độ ngã khi chạy thân trên không hợp lý
* Biện pháp: Ở giai đoạn cuối thân trên giữ thẳng, đầu hơi ngẩn cao mắt nhìn thẳng giữ nhịp điệu chạy.
Sai lầm 4: Độ dài 4 - 6 bước cuối không ổn định
* Biện pháp: chạy trên đường chạy đà đánh dầu 4 - 6 bước cuối đặc chân vào ván nhảy , chạy băng qua hố.
Sai lầm 5: Nhịp điệu chạy đà không ổn định
* Biện pháp : Phải ổn định độ dài bước chạy cho đều bằng cách nghe theo nhịp vỗ tay của giáo viên có thể là chân sau tăng dần và đạt tốc độ ở giai đoạn giậm nhảy.
Sai lầm 6: Giậm nhảy không tích cực – không đánh tay tích cực.
* Biện pháp :
- Bằng cách tập chân thuận giậm nhảy ở 2 bước đã giậm nhảy trên bục cao rơi xuống hố cát.
- Tập chạy đà giậm nhảy tay với vật trên cao.
Sai lầm 7: Gịâm nhảy bị tụt hông.
* Biện pháp: Chạy đà giậm nhảy qua vật chuẩn cao 50 - 60cm
Sai lầm 8 : Giậm nhảy không duỗi hết chân
* Biện pháp : Giậm nhảy bằng cách chạm gối chân lăng vào vật chuẩn
Sai lầm 9 : Giậm nhảy thân trên ngã về sau.
* Biện pháp : Bằng cách giậm nhảy bay lên ( Bước bộ với vào vật chuẩn, giữ biên độ hai chân rộng)
Sai lầm 10 : Giậm nhảy không đánh tay sóc người lên cao
* Biện pháp : Bằng cách giậm nhảy hai tay với vật trên cao kết hợp với bước bộ trên không
III _ Bài học kinh nghiệm
1. Hiệu quả và ý nghĩa của chuyên đề:
Từ khi thực hiện biện pháp được áp dụng bản thân tôi cùng đồng nghiệp tập luyện theo các biện pháp của chuyên đề này hiệu quả tập luyện và thành tích của các em tăng lên rõ rệt.
2. Kết quả cụ thể:
Qua quá trình thực hiện chuyên đề này bản than tôi cùng đồng nghiệp rút ra những kết quả như sau:
- Việc sử dụng hợp lý các bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trên là yếu tố cần thiết giúp học sinh rút ngắn thời gian tập luyện hoàn thiện kỹ thuật động tác sớm nhằm phát huy thành tích trong tập luyện và thi đấu.
- Từ biện pháp khắc phục bài tập đã được lựa chọn và áp dụng vào việc khắc phục những sai lầm trong giảng dạy kỹ thuật chạy đà - giậm nhảy là hợp lí và có hiệu quả cao.
- Tuy nhiên về ý thức học tập của các em còn xem nhẹ môn thể dục nên trong việc giảng dạy cho các em còn nhiều hạn chế nhất định vả lại quan tâm của các bậc phụ huynh chưa cao nên ảnh hưởng đến tư tưởng học tập của các em.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận: Do thời gian qua tiến hành thực hiện chuyên đề này còn hẹp và bản thân còn nhiều hạn chế chác chắn không tránh khỏi những sai sót nhất định kính mong quí thầy cô đông nghiệp góp ý kiến đề cho chuyên đề hoàn thiện hơn.
Kiến nghị: Từ kết quả của việc thực hiện đề tài này cùng với thực tế hoạt động tôi có một số kiến nghị như sau:
- Qua giảng dạy những năm qua tôi nhận thấy điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều thiếu thốn, cần tăng cường dụng cụ hổ trợ. Đặt biệt là đường chạy đà và ván giậm nhảy đúng tiêu chuẩn đễ học tập, sân thể dục còn chưa hoàn thiện.
- Thường xuyên trao dồi kinh nghiệm như việc tổ chức các chuyên đề thể dục, các cụm để giáo viên trao dồi kinh nghiệm.
- Việc trao dồi cho học sinh những kiến thức cơ bản ngay từ đầu là hết sức cần thiết, nhanh chóng tìm ra những sai lầm để có biện pháp khắc phục ngay từ đầu .
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hổ trợ của các đồng nghiệp ở các trường đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này.
Người thực hiện
Phan Văn Phi
MỤC LỤC
A _ Mở Đầu:
I . Lý do chon đề tài Trang 1
II . Mục đích đề tài Trang 1
III . Đối tượng nghiên cứu Trang 1
IV . Thời gian nghiên cứu Trang 1
V . Nội dung cơ cấu chương trình Trang 2,3
VI . Phương tiện giảng dạy Trang 3
VII . Lịch sử vấn đề Trang 4
B _ Nội dung:
I . Thực tạng ban đầu Trang 4,5
II . Giải quyết vấn đề Trang 5,6,7
III. Bài học kinh nghiệm Trang 7
C _ Kết luận và kiến nghị Trang 7,8
File đính kèm:
- dia ly dan cu.doc