Đề tài Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Công nghệ 11 THPT

Sách giáo khoa và sách giáo viên là tài liệu nhằm giáo viên dạy tốt môn Công nghệ 11 qua đó cũng là cơ sở để giáo viên kiểm tra đánh giá học sinh . Dựa vào tài liệu cơ bản đó người giáo viên cần xác định được một số yêu cầu sau:

- Hiểu rõ được mục tiêu và nội dung chính của từng bài dạy cụ thể trong sách giáo khoa môn Công nghệ 11.

- Lập được kế hoạch dạy từng bài cho các tiết dạy theo định hướng tăng cường tính chủ động , tự lực, sáng tạo của học sinh phổ thông.

 

doc39 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 13755 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Công nghệ 11 THPT, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mục lục Trang Phần 1. Mở đầu 1 I. Lý do chọn Sáng kiến kinh nghiệm 1 II. Mục đích 2 III. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và khảo sát 2 IV. Nhiệm vụ đề tài 2 V. Tác dụng của đề tài 3 Phần 2. Nội dung 4 Chương 1. Cơ sở khoa học 4 I. Cơ sở lí luận 4 II. Cơ sở thực tiễn 4 Chương 2. Thực trạng vấn đề 5 Chương 3. Những biện pháp mang tính khả thi 6 Chương 4. Kiểm chứng các giải pháp 26 Phần 3. Kết luận 34 Phần 1. mở đầu I- Lý do chọn đề tài: Sách giáo khoa và sách giáo viên là tài liệu nhằm giáo viên dạy tốt môn Công nghệ 11 qua đó cũng là cơ sở để giáo viên kiểm tra đánh giá học sinh . Dựa vào tài liệu cơ bản đó người giáo viên cần xác định được một số yêu cầu sau: - Hiểu rõ được mục tiêu và nội dung chính của từng bài dạy cụ thể trong sách giáo khoa môn Công nghệ 11. - Lập được kế hoạch dạy từng bài cho các tiết dạy theo định hướng tăng cường tính chủ động , tự lực, sáng tạo của học sinh phổ thông. - Biết được những thuận lợi và khó khăn trong công việc dạy học môn Công nghệ lớp 11. - Thông qua từng bài cụ thể giáo viên cô đọng lại những kiến thức cơn bản nhất cho học sinh và từ đó đưa ra từng loại câu hỏi phù hợp với từng bài và cũng đưa ra một số câu hỏi nâng cao để học sinh hiểu thêm được bản chất của bài sâu hơn. Việc giảm tải chương trình sách giáo khoa môn Công nghệ 11 đã phần nào phù hợp hơn cho việc nắm vững kiến thức cơ bản cho học sinh và từ những vấn đề nêu trên nên tôi muốn đưa ra các câu hỏi nhằm giúp cho học sinh củng cố kiến thức cơ bản nhất của một số bài trong chương trình sách giáo khoa Công nghệ 11. Tên đề tài tôi muốn gửi tới đó là: “ Bộ câu hỏi kiểm tra môn Công nghệ lớp 11 THPT ”, với đề tài này chưa đáp ứng được toàn bộ chương trình và phù hợp với từng bài mong các bạn đọc có thêm những góp ý và bổ sung các câu hỏi làm cho việc ôn tập các bài học cho học sinh dễ hiểu và thích học bộ môn hơn cũng từ đó sẽ hoàn thiện bộ ngân hàng câu hỏi cho bộ môn Công nghệ lớp 11. II- Mục đích của đề tài: Sau khi nghiên cứu, rút kinh nghiệm hy vọng đề tài này sẽ tìm ra những giải pháp cụ thể nhằm phát huy tính tích cực trong việc kiểm tra đánh giá học sinh THPT môn Công nghệ. Với môn Công nghệ 11 kiến thức thật khó và trìu tượng mà các em chỉ học trên cơ sở lí thuyết nên tiếp thu đã khó mà kiểm tra đánh giá lại là một việc rất khó đối với các em. ở đây việc áp dụng bộ câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm sẽ quyết định đến sự hình thành tư duy kỹ thuật cho học sinh tạo điều kiện tốt cho việc lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng. Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức mới. Việc đánh giá học sinh qua bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan giúp cho học sinh hiểu và nắm bài nhanh nhất đồng thời tạo hứng thú cho học sinh trong việc học và kiểm tra môn Công nghệ. III- Đối tượng nghiên cứu và khảo sát: Đối với bộ môn Công nghệ THPT, đây là môn học phản ánh những thành tựu khoa học tương ứng, nhưng nó chịu sự quy định của những điều kiện dạy học. Nội dung dạy học và kiểm tra trong trường phổ thông phải cơ bản, thiết thực, hiện đại đồng thời phải phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý học sinh và đáp ứng yêu cầu tiến bộ khoa học - công nghệ. Vì đối tượng nghiên cứu của môn Công nghệ rất phong phú, đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực cụ thể khác nhau trong sản xuất công nghiệp (cơ khí, động lực, điện kỹ thuật, điện tử...) Với đối tượng nghiên cứu về công nghệ đồ sộ như vậy việc kiểm tra đánh giá chất lượng cho học sinh là một vấn đề rất khó chưa có nhiều giáo viên làm được chính vì vậy tôi đã mạnh dạn làm đề tài với tiêu đề: “Bộ câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm lớp 11 THPT” nhằm đánh giá mặt bằng hiểu biết về kiến thức cũng như đánh giá được chất lượng của học sinh một cách chính xác hơn. iV- Nhiệm vụ của đề tài: Qua hơn 10 năm công tác giảng dạy lớp 11 THPT Nguyễn Đăng Đạo, tôi cảm thấy có rất nhiều khó khăn trong việc đánh giá học sinh học tập môn Công nghệ. Chính vì vậy việc nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi trắc nghiệm cho môn Công nghệ sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản nhất đồng thời đánh giá được việc học của các em một cách chính xác nhất. Thời gian nghiên cứu từ năm học 2010-2011 đến nay thông qua các quá trình sau: - Qua mỗi bài soạn ngân hàng câu hỏi của cá nhân và sau mỗi năm đều có sự chỉnh lý để nâng cao chất lượng câu hỏi. - Qua quá trình kiểm tra đánh giá để thấy được tín hiệu ngược của học sinh. - Qua quá trình tìm tòi tài liệu, sưu tầm câu hỏi hay trên mạng Internet. V- Tác dụng của đề tài: Đề tài mong muốn được đóng góp một phần vào việc đổi mới phương pháp đánh giá chất lượng việc dạy học môn Công nghệ trong trường THPT theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm và hưởng ứng phong trào của ngành đó là đánh giá học sinh theo hướng tích cực bằng biện pháp sử dụng câu hỏi trắc nghiệm. Đồng thời tạo sự hứng thú cho các em tích cực học tập bộ môn công nghệ vốn khô khan, trừu tượng nhằm thay đổi về nhận thức của các em học sinh khi tiếp cận với bộ môn khoa học kỹ thuật này. Phần 2. nội dung Chương 1: cơ sở khoa học của sáng kiến kinh nghiệm I. Cơ sở lí luận Trong dạy học, việc kiểm tra đánh giá là công việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong dạy học nói chung và môn Công nghệ nói riêng. Đánh giá là một khâu không thể thiếu để điều chỉnh quá trình dạy và học, là động lực để đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Nhiều năm qua cách kiểm tra, đánh giá cũ chỉ dừng lại ở mức tái hiện kiến thức cũ, phạm vi kiến thức hẹp, vì vậy học sinh thường hay học tủ, thuộc lòng kiến thức mà không hiểu bài Để đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên cần có thông tin ngược kịp thời, nhanh chóng để kịp thời đưa ra các phương án tối ưu, gợi mở, dẫn dắt học sinh tìm và nắm kiến thức. Kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan tuy còn nhiều nhược điểm nhưng là phương pháp khắc phục được những nhược điểm trên. Việc ra đề trắc nghiệm tuy có nhiều vất vả, nhưng bù lại giáo viên nhanh chóng nắm được khả năng tiếp thu của học sinh ngay trong khi giảng dạy, sau mỗi bài giảng, sau một chương, một học kỳ Kiểm tra trắc nghiệm không thể thay thế hoàn toàn cho bài kiểm tra tự luận. Việc kết hợp giữa các phương pháp kiểm tra một cách hợp lý sẽ tăng hiệu quả đánh giá chính xác mức độ nắm kiến thức của học sinh để có phương pháp giảng dạy phù hợp.. II. Cơ sở thực tiễn Thấy rõ được lợi ích của phương pháp kiểm tra trắc nghiệm, trong những năm gần đây tôi đã áp dụng phương pháp kiểm tra trắc nghiệm để kiểm tra các bài 15 phút, 45 phút và bài học kỳ. Tuy nhiên không thể thay thế toàn bộ các bài tự luận mà phải kết hợp tốt giữa hai cách kiểm tra này. Trong quá trình thực hiện tôi đã trao đổi nhiều với đồng nghiệp và xin ý kiến góp ý, vừa làm vừa rút kinh nghiệm để sao cho có kết quả tốt. Qua kiểm tra tôi thấy phương pháp trắc nghiệm khách quan có nhiều ưu điểm, đặc biệt nó phất huy được tính tích cực học tập, đánh giá nhanh, chính xác, tiết kiệm nhiều thời gian kiểm tra và chấm bài. Khi kiểm tra học sinh hứng thú làm bài và tỏ ra rất phấn khởi (kể cả các em chưa làm được bài). Kết quả kiểm tra cho thấy các em hiểu bài, đạt kết quả khá cao. Năm học 2011-2012 tôi đã mạnh dạn viết đề tài "Bộ câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm môn công nghệ lớp 11 THPT". Tuy nhiên các câu hỏi này cũng còn có nhiều hạn chế. Qua các năm học tiếp theo và qua đúc rút kinh nghiệm qua các lần kiểm tra tôi xin bổ xung và soạn tiếp một số câu hỏi, trước hết làm tài liệu cho bản thân sau nữa góp phần làm phong phú ngân hàng đề trắc nghiệm cho môn công nghệ lớp 11. Rất mong được sự đóng góp, góp ý của lãnh đạo và đồng nghiệp. Chương 2: Thực trạng vấn đề sáng kiến kinh nghiệm 1. Đại đa số học sinh của Trường THPT Nguyễn Đăng Đạo là học sinh ở vùng nông thôn , trình độ nhận thức của các em không đồng đều. Địa bàn khu vực trường đóng phát triển không đồng đều. Tình trạng ngại học, coi nhẹ môn học do đây không phải là môn thi tốt nghiệp và thi vào Đại học, Cao đẳng ...Nên đã dẫn đến một thực tế đáng buồn là kết quả, hiệu quả của giờ kiểm tra đánh giá chưa cao, chưa đạt được nhiều theo mục đích, yêu cầu đặt ra. 2. Kiến thức về môn công nghệ lớp 11 là nội dung mang tính trừu tượng, học sinh không thể trực tiếp quan sát, tri giác được. Để tiếp thu được nội dung này học sinh phải hình dung, tưởng tượng, phải thực hiện các thao tác tư duy dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Do đó đã gây ra nhiều khó khăn cho học sinh trong việc tiếp nhận cũng như khắc sâu kiến thức của bài học, dẫn đến sự say mê, yêu thích môn học của học sinh không nhiều, chất lượng và hiệu quả của giờ học chưa cao. Nguyên nhân do nhiều phía: Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp, sức thuyết phục của chương trình còn ở mức độ, tâm lí coi nhẹ môn học của học sinh..... và còn nhiều lí do khác nữa được đưa ra để biện minh cho một thực tế là chất lượng và hiệu quả đánh giá môn học chưa cao. Song tôi thiết nghĩ mấu chốt của vấn đề là ở chỗ bản thân người giáo viên Công nghệ cũng đang dạt theo sự ngại học của học sinh, chưa tích cực tìm giải pháp nâng cao việc đánh giá chất lượng, quá nặng nề đến việc đánh giá sâu kiến thức mà không thấy kiến thức ấy phải được tổ chức thế nào để giúp học sinh tiếp nhận một cách dễ dàng và hứng thú. Hoà nhập với việc đổi mới đánh giá chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học hiện nay, rút kinh nghiệm giảng dạy từ đồng nghiệp và bằng thực tế giảng dạy của mình, tôi xin mạnh dạn giới thiệu sáng kiến kinh nghiệm : “ Bộ câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm môn Công nghệ lớp 11 THPT”. Để thực hiện tốt chất lượng kiểm tra đánh giá theo tinh thần đổi mới, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và hứng thú của học sinh. Bản thân tôi đã không ngừng đổi mới về tư duy, nhận thức từ khâu soạn giáo án kiểm tra phù hợp với việc nắm bắt tình hình học tập của học sinh, từ đó điều chỉnh cho phù hợp với thực tế nhà trường và từng đối tượng học sinh. Chương 3: Những biện pháp mang tính khả thi Năm học 2007-2008 môn Công nghệ 11 theo sách giáo khoa mới được giảng dạy năm đầu tiên. Chương trình có ba phần: Phần vẽ kỹ thuật, phần cơ khí và động cơ đốt trong. Các kiến thức đã được cập nhật, hiện đại phù hợp với thực tế. Nhiều kiến thức mới được bổ xung giúp học sinh có điều kiện tiếp xúc với khoa học kỹ thuật tiên tiến. Việc đổi mới phương pháp dạy học là yếu tố thiết yếu để phát huy tích tích cực của học sinh, đồng thời phải tích cực đổi mới cách kiểm tra đánh giá nhằm nắm bắt nhanh và chính xác kết quả và mức độ hiểu biết, nắm kiến thức của các em. Việc ra đề trắc nghiệm, khó khăn nhất là chọn các phương án trả lời (đáp án). Số đáp án càng nhiều thì độ chính xác càng cao. Các đáp án phải thể hiện được sự khó khăn trong lựa chọn. Học sinh chỉ lựa chọn dễ dàng nếu hiểu và nắm chắc bài. Với kinh nghiệm còn rất ít tôi xin đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm theo từng bài của chương trình công nghệ lớp 11 THPT để các bạn đồng nghiệp tham khảo và góp ý. 1. Chuẩn cần đánh giá: - Tiêu chuẩn đánh giá học sinh qua các bài kiểm tra nói chung. 2. Định hướng sử dụng: Dùng để kiểm tra miệng, 15 phút hoặc 45 phút 3. Thông tin về câu hỏi: - Dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan - Nguồn câu hỏi : Tự biên soạn. Bài 1: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật 1. Trong khung tên ghi kích thước nào đúng: A- Chiều dài 140mm; chiều rộng 22mm B- Chiều dài 140mm; chiều rộng 52mm C- Chiều dài 140mm; chiều rộng 42mm D- Chiều dài 140mm; chiều rộng 32mm 2. Khổ giấy lớn nhất theo tiêu chuẩn TCVN 7285: 2003 có kích thước là: A-1189 x 841   B- 1198 x 841   C- 1189 x 814  D- 1189 x 481 3. Một thùng đựng hàng bằng gỗ có kích thước chiều cao 1,5 m, khi biểu diễn trên bản vẽ kỹ thuật chiều cao là 75mm. Tỷ lệ nào sau đây là tỷ lệ đã được dùng để vẽ? A- 1:20    B- 1: 50   C- 20:1    D- 50:1 4. Đường gióng kích thước được vẽ bằng nét vẽ nào dưới đây: A- Nét liền đậm B- Nét liền mảnh C – Nét lượn sóng D. Cả 3 nét trên 5. Trên các bản vẽ kĩ thuật, khung tên được đặt ở vị trí nào dưới đây: A- Góc phải phía dưới bản vẽ B- Góc phải phía trên bản vẽ C- Góc trái phía dưới bản vẽ C- Góc trái phía trên bản vẽ Đáp án và hướng dẫn trả lời câu hỏi: Câu 1: Khoanh đúng: D  Câu 2: Khoanh đúng: A Câu 3: Khoanh đúng: C Câu 4: Khoanh đúng: B Câu 5: Khoanh đúng: A Bài 2: Hình chiếu vuông góc 1. ở phương pháp chiếu góc thứ nhất, vật thể đặt ở ví trí như thế nào đối với mặt phẳng hình chiếu đứng  theo hướng chiếu. A. Phía trước   B. Phía sau   C. ở giữa    D. Bên phải 2. ở phương pháp chiếu góc thứ nhất chọn mặt phẳng hình chiếu đứng là mặt phẳng bản vẽ thì hai mặt phẳng còn lại phải xoay góc bao nhiêu so với mặt phẳng bản vẽ: A. 1800  B. 2700    C. 900   D. 00 3. Điền từ trong bảng trên vào các chỗ trống  cho thích hợp: “ Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất, hình chiếu đứng đặt (1) ..... ..... hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh đặt ở (2) ...... ...... hình chiếu đứng.” A- ở trên(1)- bên phải(2) B- ở dưới(1) – bên phải(2) C- ở trên(1)- bên trái(2) D- ở dưới(1) – bên trái(2) 4. Khi vẽ hình cầu theo phương pháp chiếu góc thứ nhất cho kết quả hình chiếu đứng,  hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh  giống nhau.        A. Sai B. Đúng  5. Hệ thống mặt phẳng hình chiếu gồm có bao nhiêu mặt phẳng:        A. 1   B. 2 C. 4 D. 3 Đáp án và hướng dẫn trả lời câu hỏi: Câu 1. Khoanh  đúng A Câu 2. Khoanh đúng C Câu 3: Khoanh đúng A Câu 4. Khoanh đúng B Câu 5. Khoanh đúng D  Bài 3: Hình chiếu vuông góc Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Đáp án và hướng dẫn trả lời câu hỏi: Câu 1. Khoanh đúng C Câu 2. Khoanh đúng B Câu 3. Khoanh đúng C Câu 4. Khoanh đúng C Bài 4: Hình cắt mặt cắt 1. Phát biểu sau đây đúng hay sai:        Hình cắt và mặt cắt giống nhau để biểu diễn cấu tạo bên trong của vật thể.        A- Đúng   B- Sai 2. Mặt phẳng cắt là: A- mặt phẳng cắt qua vật thể  và song song với hình chiếu đứng hoặc hình chiếu bằng. B- mặt phẳng cắt một phần vật thể  song song với mặt phẳng hình chiếu  đứng. C- mặt phẳng tưởng tượng cắt vật thể thành hai phần, song song với mặt phẳng hình chiếu. D- mặt phẳng cắt vật thể thành hai phần bằng nhau song song với hình chiếu. 3. Mặt cắt là: A- hình biểu diễn các  đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt. B- hình biểu diễn mặt phẳng cắt trên các mặt phẳng hình chiếu. C- hình biểu diễn của vật thể  nằm trên mặt phẳng  cắt. D- hình biểu diễn của vật thể  trên các mặt phẳng hình chiếu. 4. Hình cắt là: A- hình biểu diễn của mặt phẳng cắt trên các mặt phẳng hình chiếu. B- hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt. C- hình biểu diễn của vật thể trên mặt phẳng hình chiếu đứng. D- hình biểu diễn của vật thể  trên các mặt phẳng hình chiếu đứng, bằng, cạnh. 5. Những vật thể có đặc điểm như thế nào thì có thể dùng hình cắt một nửa để biểu diễn trên bản vẽ kỹ thuật. A- Đối xứng B- Không đối xứng C- Phức tạp D- Không phức tạp Đáp án và hướng dẫn trả lời câu hỏi Câu 1. Khoanh đúng  B Câu 2. Khoanh đúng  C Câu 3.  Khoanh đúng A Câu 4. Khoanh đúng B Câu 5.  Khoanh đúng A Bài 5: Hình chiếu trục đo 1. Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn ba chiều của vật thể được xây dựng bằng phép chiếu song song.        A- Đúng   B- Sai 2. Hệ trục tọa  độ OXYZ gắn vào vật thể khi xây dựng hình chiếu trục đo có đặc điểm nào sau đây? A- Không song song với hướng chiếu. B- Không vuông góc với mặt phẳng chiếu. C- Các trục OX, OY,OZ không song song với hướng chiếu. D- Các trục OX,OY,OZ vuông góc với nhau. 3. Khi xây dựng hình chiếu trục đo người ta chọn phương chiếu  l như thế nào? A- Không song song với các trục của hệ trục toạ độ OXYZ và mặt phẳng hình chiếu. B- Không vuông góc với mặt phẳng chiếu và song song với một trục của hệ  trục toạ độ OXYZ. C- Vuông góc với mặt phằng hình chiếu và song song với một trục của hệ  trục toạ độ OXYZ. D- Song song với một trục của hệ trục toạ độ OXYZ và song song với mặt phẳng hình chiếu. 4. Góc trục đo là: A- Góc giữa các trục tọa độ OX,OY,OZ. B- Góc giữa các trục tọa độ O’X’,O’Y’,O’Z’. C- Góc giữa các trục  đo O’X’,O’Y’,O’Z’. D- Góc giữa các trục  đo OX,OY,OZ. 5. Hệ  số biến dạng theo trục O’Y’ trong hình chiếu trục đo xiên góc cân là:        A. 1   B. 0,5 C. 0,75 D. 1,5 Đáp án và hướng dẫn trả lời câu hỏi: Câu 1. Khoanh đúng  A Câu 2. Khoanh đúng  D Câu 3.  Khoanh đúng A Câu 4. Khoanh đúng C Câu 5. Khoanh đúng B Bài 7: Hình chiếu phối cảnh 1. Đường chân trời là giao tuyến của hai mặt phẳng nào? A- Mặt tranh và mặt phẳng hình chiếu. B- Mặt tranh và mặt phẳng vật thể. C- Mặt tranh và mặt phẳng tầm mắt. D- Mặt phẳng vật thể và mặt phẳng tầm mắt. 2. Hình chiếu phối cảnh một điểm tụ nhận được khi mặt tranh ở vị trí như thế nào trong các trường hợp sau đây? A- Mặt tranh vuông góc với một mặt của vật thể. B- Mặt tranh song song với một cạnh của vật thể. C- Mặt tranh vuông góc với một cạnh của vật thể. D- Mặt tranh song song với một mặt của vật thể. 3. Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ nhận được khi mặt tranh ở vị trí như thế nào trong các trường hợp sau đây? A- Mặt tranh không vuông góc với một mặt nào của vật thể. B- Mặt tranh không song song với một cạnh nào của vật thể. C- Mặt tranh không vuông góc với một cạnh nào của vật thể. D- Mặt tranh  không song song với một mặt nào của vật thể. Đáp án và hướng dẫn trả lời câu hỏi: Câu 1. Khoanh đúng  C Câu 2.  Khoanh đúng D Câu 3. Khoanh đúng D Bài 8 : Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật. 1. Trong quá trình thiết kế, giai đoạn nào cần phải lập bản vẽ? A - Giai đoạn điều tra, hình thành ý tưởng. B - Giai đoạn thu thập thông tin, tiến hành thiết kế. C - Giai đoạn làm mô hình thử nghiệm. D - Giai đoạn thẩm định, đánh giá phương án thiết kế. 2. Khi lập hồ sơ kĩ thuật gồm có: A- Các bản vẽ tổng thể và chi tiết của sản phẩm B- Các bản thuyết minh, tính toán C- Các chỉ dẫn về vận hành sử dụng sản phẩm D- Tờt cả các đáp án trên Đáp án và hướng dẫn trả lời câu hỏi: Câu 1: Khoanh đúng B Câu 2: Khoanh đúng D Bài 9: Bản vẽ cơ khí 1. Bản vẽ lắp dùng để: A. Chế tạo chi tiết B. Kiểm tra độ lớn chi tiết C. Kiểm tra chất lượng chi tiết. D. Lắp ráp các chi tiết. 2. Bản vẽ chi tiết dùng để: A. Chế tạo và kiểm tra chi tiết. B. Chế tạo và kiểm tra cụm chi tiết. C. Lắp ráp các chi tiết D. Tất cả các ý trên . Đáp án và hướng dẫn trả lời câu hỏi: Câu 1: Khoanh đúng D Câu 2: Khoanh đúng A Bài 11: Bản vẽ xây dựng 1. Hãy điền các từ cho ở trong ngoặc đơn vào chỗ trống cho thích hợp. “ Mặt đứng là .....(1)....của ngôi nhà lên một mặt phẳng thẳng đứng để thể hiện hình dáng, sự cân đối và vẻ đẹp ngoài ngôi nhà. .(2).....có thể là mặt chính, có thể là mặt bên của ngôi nhà.” A- Hình chiếu vuông góc(1)- Mặt đứng(2) B- Hình chiếu vuông góc(1) – Hình chiếu đứng(2) C- Hình dáng(1) – Mặt đứng(2) D- Hình chiếu cạnh(1) – Vẻ đẹp bên ngoài(2) 2. Hãy điền các từ cho ở trong ngoặc đơn vào chỗ trống cho thích hợp. “ Hình cắt là hình tạo bởi ..(1).. song song với một mặt đứng của ngôi nhà.Mặt cắt dùng để thể hiện ....(2).....của các bộ phận ngôi nhà và kích thước các tầng nhà theo chiều cao, kích thước cửa sổ, kích thước cầu thang, tường, sàn, mái, móng...” A- Kích thước(1) – kết cấu(2) B- Mặt phẳng cắt(1)-kết cấu(2) C- Cửa đi(1) – hình cắt(2) D- Mặt cắt(1) – mặt đứng(1) Đáp án và hướng dẫn trả lời câu hỏi: Câu 1. Khoanh đúng A Câu 2. Khoanh đúng B Bài 20 – Khái quát về động cơ đốt trong 1. Theo khái niệm, động cơ đốt trong là một loại: A - Động cơ nhiệt, bao gồm động 2 kì và 4 kì, chạy bằng xăng và nhiên liệu điezen. B - Động cơ nhiệt dùng để biến đổi nhiệt năng thành công cơ học để sinh công. C - Động cơ nhiệt mà quá trình đốt cháy nhiên liệu và biến đổi nhiệt năng thành cơ năng diễn ra trong xilanh động cơ. D - Động cơ nhiệt, sử dụng nhiên liệu xăng và động cơ điezen, được dùng khá phổ biến trong giao thông vận tải. 2. Theo trình tự sử dụng nhiên liệu, có thể xếp trình tự các loại động cơ được chế tạo lần lượt là: A –Động cơ chạy bằng khí than, khí thiên nhiên, xăng và nhiên liệu điezen. B – Động cơ chạy bằng khí than, xăng, khí thiên nhiên và nhiên liệu điezen. C – Động cơ chạy bằng khí thiên nhiên, xăng, khí than và nhiên liệu điezen. D – Động cơ chạy bằng khí thiên nhiên, khí than, xăng và nhiên liệu điezen. 3. Loại động cơ nào dưới đây có hiệu suất cao nhất ? A –Động cơ điezen. B – Động cơ xăng. C – Động cơ hơi nước. D – Động cơ gas. Đáp án và hướng dẫn trả lời câu hỏi: Câu 1: Khoanh đúng C Câu 2: Khoanh đúng D Câu 3: Khoanh đúng A Bài 21 - Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong 1. Điểm chết của pittông là vị trí của pittông mà tại đó: A - Pittông đổi phương chuyển động. B - Pittông đổi hướng chuyển động. C - Pittông đổi chiều chuyển động. D - Pittông đổi vận tốc chuyển động. 2. Tỉ số nén của động cơ điezen lớn hơn tỉ số nén của động cơ xăng là vì: A - Động cơ điezen không có hệ thống đánh lửa. B - Nhiên liệu động cơ điezen phải tự cháy. C - Không thể tăng tỉ số nén của động cơ xăng quá cao. D - Cả ba câu trên. 3. áp suất trong xilanh vào cuối kì nạp sẽ: A - Nhỏ hơn áp suất khí trời. B - Lớn hơn áp suất khí trời. C - Bằng áp suất khí trời. D - Tùy thuộc vào loại động cơ. 4. Khi động cơ xăng 2 kì làm việc, ở hành trình pittông đi từ ĐCT đến ĐCD, trong xilanh sẽ diễn ra lần lượt các quá trình: A - Cháy dãn nở - sinh công, thải tự do, quét - thải khí. B - Cháy dãn nở - sinh công, quét - thải khí, thải tự do. C - Cháy - dãn nở, thải tự do, quét - thải khí. D - Cháy - dãn nở, quét - thải khí, thải tự do. 5. Khi động cơ xăng 2 kì làm việc, ở hành trình pittông đi từ ĐCD đến ĐCT, trong xilanh sẽ diễn ra lần lượt các quá trình: A - Quét - thải khí, thải tự do, nén khí, cháy. B - Quét- thải khí, lọt khí, nén khí, cháy. C - Quét- thải khí, thải tự do, nén khí. D - Quét - thải khí, lọt khí, nén khí. 6. Quá trình nạp của động cơ xăng 2 kì là quá trình hòa khí trên đường ống nạp qua cửa nạp đi vào cacte nhờ sự chênh áp. A - Đúng B - Sai Đáp án và hướng dẫn trả lời câu hỏi: Câu 1: Khoanh đúng C Câu 2: Khoanh đúng D Câu 3: Khoanh đúng D Câu 4: Khoanh đúng A Câu 5: Khoanh đúng B Câu 6: Khoanh đúng A Bài 22 - Thân máy và nắp máy 1. Nước trong áo nước ở nắp máy của động cơ có nhiệm vụ: A – Làm mát cho động cơ. B – Làm mát cho nắp máy. C – Làm mát cho đường ống nạp, thải. D – Làm mát cho các xupap. 2. Sự khác biệt chủ yếu giữa thân máy và nắp máy là: A – Thân máy có kích thước và trọng lượng lớn hơn. B – Thân máy ở phía dưới còn nắp máy ở phía trên. C – Thân máy và nắp máy được làm mát khác nhau. D – Thân máy phải có độ cứng vững cao hơn. 3. Cấu tạo của cácte động cơ không có áo nước hoặc cánh tản nhiệt là vì: A – Để cấu tạo của cacte đơn giản, dễ chế tạo. B – Do ở xa buồng cháy nên nhiệt độ cacte không bị quá cao. C – Do ở thân máy và nắp máy đã có áo nước hoặc cánh tản nhiệt rồi. D – Cả ba câu trên . 4. So với động cơ 4 kì, cấu tạo nắp máy của động cơ 2 kì đơn giản hơn là vì: A - Trên nắp máy chỉ có bugi. B - Trên nắp máy chỉ có cánh tản nhiệt. C - Trên nắp máy chỉ có áo nước. D- Trên nắp máy không có đường ống nạp, thải. Đáp án và hướng dẫn trả lời câu hỏi: Câu 1: Khoanh đúng B Câu 2: Khoanh đúng A Câu 3: Khoanh đúng B Câu 4: Khoanh đúng D Bài 23 - Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền 1. Đầu pittông được tính từ gờ đỉnh pittông cho tới: A – Giữa rãnh xecmăng dầu. B – Mép dưới rãnh xecmăng dầu. C – Giữa lỗ chốt pittông. D – Mép dưới lỗ chốt pittông. 2. Pittông thường được làm bằng hợp kim nhôm còn thanh truyền được làm bằng thép là vì: A – Hợp kim nhôm dễ đúc hơn. B – Hợp kim nhôm nhẹ và dẫn nhiệt tốt hơn. C – Hợp kim nhôm chống ăn mòn hóa học tốt hơn. D – Hình dạng và điều kiện làm việc của chúng khác nhau. 3. Trên pittông phải lắp xecmăng là vì: A- Giữa pittông và xilanh có khe hở. B - Vật liệu chế tạo pittông và xilanh khác nhau. C - Để xec măng dàn đều dầu bôi trơn quanh xilanh. D - Nếu không có xecmăng thì pittông nhanh bị mòn.. 4. Không thể làm pittông vừa khít với xilanh được là vì: A - Vật liệu chế tạo pittông và xilanh khác nhau. B - Hệ số dãn nở của pittông lớn hơn của xilanh. C - Hệ số dãn nở của pittông nhỏ hơn của xilanh. D - Hệ số dãn nở của pittông và xilanh khác nhau. 5. Trục khuỷu động cơ gồm các phần chính là: A - Đầu trục khuỷu, thân trục khuỷu,cổ khuỷu và đuôi trục khuỷu. B - Đầu trục khuỷu, má khuỷu, chốt khuỷu và đuôi trục khuỷu. C - Đầu trục khuỷu, cổ khuỷu, chốt khuỷu và đuôi trục khuỷu. D - Đầu trục khuỷu, cổ khuỷu, má khuỷu, chốt khuỷu và đuôi trục khuỷu. Đáp án và hướng dẫn trả lời câu hỏi: Câu 1: Khoanh đúng B Câu 2: Khoanh đúng D Câu 3: Khoanh đúng A Câu 4: Khoanh đúng B Câu 5: Khoanh đúng D Bài 24 - Cơ cấu phân phối khí 1. Sự khác biệt chủ yếu giữa cơ cấu phân phối khí xupap đặt và xupap treo là ở: A - Vị trí đặt trục cam. B - Vị trí đặt con đội. C - Vị trí đặt đũa đẩy. D - Vị trí đặt xupap. 2. So với cơ cấu phân phối khí xupap đặt, cơ cấu phân phối khí xupap treo có ưu điểm: A - Buồng cháy gọn hơn, làm việc tin cậy hơn, dễ điều chỉnh khe hở nhiệt hơn và bền hơn.. B - Buồng cháy gọn hơn, làm việc tin cậy hơn, dễ lắp ráp và điều chỉnh khe hở nhiệt hơn. C - Buồng cháy gọn hơn, đảm bảo nạp đầy - thải sạch hơn, d

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem mon cong nghe lop 11 (phuong).doc
Giáo án liên quan