Ngày nay, khi nước ta đang bước vào một thời kì phát triển mới: Công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, cùng với trình độ phát triển cao của khoa học và công nghệ đặt ra một yêu cầu mới đối với thế hệ trẻ- những người chủ tương lai của đất nước: Đó là yêu cầu họ một trình độ khoa học nhất định để phù hợp với tốc độ phát triển của khoa học hiện đại. Vì vậy, bồi dưỡng tư duy khoa học và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh là một nhiệm vụ cần thiết của giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Để thế hệ trẻ trở thành những con người toàn diện đó thì chúng ta cần phải đầu tư mạnh phát triển tư duy khoa học cho các em. Chúng ta cần hướng các em học phải gắn liền với thực tiễn chứ không chỉ học lý thuyết suông, có nghĩa là học lý thuyết rồi các em phải biết vận dụng vào việc giải bài tập hoặc giải thích các hiện tượng trong cuộc sống xung quanh. Ở đây tôi muốn đề cập đến vai trò của giải bài tập vật lí trong quá trình chiếm lĩnh tri thức của học sinh.
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6624 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan về áp suất chất lỏng- bình thông nhau- lực đẩy Acsimet lớp 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Mở đầu
1- Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm
Ngày nay, khi nước ta đang bước vào một thời kì phát triển mới: Công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, cùng với trình độ phát triển cao của khoa học và công nghệ đặt ra một yêu cầu mới đối với thế hệ trẻ- những người chủ tương lai của đất nước: Đó là yêu cầu họ một trình độ khoa học nhất định để phù hợp với tốc độ phát triển của khoa học hiện đại. Vì vậy, bồi dưỡng tư duy khoa học và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh là một nhiệm vụ cần thiết của giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Để thế hệ trẻ trở thành những con người toàn diện đó thì chúng ta cần phải đầu tư mạnh phát triển tư duy khoa học cho các em. Chúng ta cần hướng các em học phải gắn liền với thực tiễn chứ không chỉ học lý thuyết suông, có nghĩa là học lý thuyết rồi các em phải biết vận dụng vào việc giải bài tập hoặc giải thích các hiện tượng trong cuộc sống xung quanh. ở đây tôi muốn đề cập đến vai trò của giải bài tập vật lí trong quá trình chiếm lĩnh tri thức của học sinh.
2- Lịch sử của sáng kiến kinh nghiệm
Trong quá trình dạy- học vật lí, các bài tập vật lí có tầm quan trọng đặc biệt. Chúng được sử dụng theo những mục đích khác nhau:
- Bài tập vật lí có thể được sử dụng như phương tiện nghiên cứu tài liệu mới khi trang bị kiến thức mới cho học sinh nhằm đảm bảo cho học sinh lĩnh hội kiến thức mới một cách sâu sắc và vững chắc.
- Bài tập vật lí là phương tiện rèn luyện cho học sinh khả năng vận dụng kiến thức, liên hệ lý thuyết với thực tế, học tập với đời sống.
- Bài tập vật lí là một phương tiện có tầm quan trọng đặc biệt trong việc rèn luyện tư duy, bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học cho học sinh.
- Bài tập vật lí còn là phương tiện ôn tập, củng cố kiến thức đã học một cách sinh động và hiệu quả.
Thông qua việc giải bài tập có thể rèn luyện cho học sinh những đức tính tốt như tinh thần tự lập, tính cẩn thận, tính kiên trì, tinh thần vượt khó. Và bài tập vật lý còn được dùng để kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh một cách chính xác.
Vì vậy, câu hỏi và bài tập được lựa chọn theo các mức độ từ dễ đến khó sẽ giúp học sinh yêu thích môn vật lí.
3- Mục đích nghiên cứu.
Trong quá trình trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy một điều là học sinh rất sợ môn vật lí, các em cho rằng đây là môn học khó. Những học sinh lực học khá đôi khi giải bài tập vật lí cũng chỉ là áp dụng các công thức một cách máy móc theo một khuôn mẫu nên khi gặp những bài tập đòi hỏi khả năng suy luận hoặc bài tập có cách hỏi khác đi đôi chút có thể gây khó khăn cho các em. Chỉ có một số ít học sinh có khả năng nắm được bản chất của các hiện tượng vật lí trong các bài tập vật lí thì chỉ những bài tập thực sự khó hoặc có những kiến thức mở rộng mà các em chưa học qua mới gây khó khăn trong quá trình giải.
Để khắc phục tâm lý lo sợ trước các bài tập vật lí của học sinh đòi hỏi giáo viên phải đưa ra các bài tập trong đó có đủ các mức độ dễ, trung bình và khó. Chính việc làm được các bài tập cơ bản sẽ tạo ra hứng thú học tập cho học sinh. Còn việc giải được các bài tập khó sẽ tạo cho các em sự say mê học môn vật lí.
Để đáp ứng phần nào các yêu cầu trên kết hợp với xu hướng giáo dục ngày nay chúng tôi xin đưa ra một chủ đề: Các câu hỏi và các bài tập trắc nghiệm.
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan có nhiều dạng (thường là 4 dạng cơ bản) nhiều câu hỏi nên có thể bao quát rộng phạm vi chương trình nên chúng có tính hệ thống và toàn diện. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan được đánh giá không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người chấm nên kết quả thu được cũng mang tính khách quan. Mặt khác có thể sử dụng phương tiện hiện đại trong việc chấm và cho điểm nên có thể tiết kiệm thời gian cho giáo viên và cũng phù hợp với xu thế giáo dục hiện đại.
Phương pháp đánh giá học sinh bằng trắc nghiệm khách quan có phạm vi kiến thức rộng nên có thể sử dụng như một cách ôn tập kiến thức cho học sinh. Bên cạnh đó còn rèn luyện cho học sinh thói quen đọc nhanh, hiểu nhanh, làm nhanh.
Bài tập trắc nghiệm khách quan sẽ mang đầy đủ các ưu điểm trên nếu như tất cả học sinh đều có ý thức học tập nghiêm túc. Nhưng trong thực tế có những học sinh lựa chọn đáp án dựa trên sự may rủi hoặc nhờ sự giúp đỡ của các bạn bên cạnh nên việc sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan đôi khi chưa đánh giá thật chính xác kết quả học tập của học sinh.
Để phân loại học sinh được chính xác hơn chúng tôi lựa chọn một hệ thống câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan ở các mức độ dễ, trung bình, khó.
Trong quá trình trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy học sinh của tôi còn nhiều vướng mắc trong các bài tập phần động lực học của vật lý 8. Trên cơ sở đó tôi chọn đề tài với một phần kiến thức của động lực học lớp 8: “ Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan về áp suất chất lỏng- bình thông nhau- lực đẩy Acsimet lớp 8”.
4- Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1- Cơ sở lí luận
- Đọc sách tham khảo và tài liệu hướng dẫn học sinh ôn tập củng cố kiến thức
- Lựa chọn những dạng bài tập phù hợp với các đối tượng học sinh
4.2- Cơ sở thực tiễn
- Quá trình dạy và học môn Vật lí tại trường THCS Đại Yên.
- Chương trình học: Thời lượng, nội dung.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào giải thích các hiện tượng trong thực tế và làm bài tập của học sinh còn hạn chế.
Từ những nguyên nhân trên dẫn đến chất lượng của bộ môn chưa được tốt vì vậy các câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức phần áp suất chất lỏng- Bình thông nhau- Lực đẩy Acsimet
5- Giới hạn ( phạm vi) nghiên cứu.
Chương trình Vật lí 8.
Phần 2: nội dung
I. Thực trạng khi nghiên cứu.
Trước khi làm đề tài, qua điều tra thực trạng của học sinh tối thấy có một số nguyên nhân sau:
- Phần cơ học lớp 8 đã nằm ở vòng hai của vòng tròn đồng tâm kiến thức vật lý THCS nên có thể gọi là ở mức độ khó đòi hỏi học sinh không chỉ làm các bài tập định tính như lớp 6 mà học sinh phải làm được các bài tập định lượng, tính toán gắn với bản chất vật lý.
- Có một số kiến thức trong SGK khá trừu tượng, ngay từ khi bắt đầu học phần cơ học học sinh đã vấp phải những khái niệm khó hiểu nên tâm lý các em đã thấy sợ học môn vật lý.
- Các bài tập trong SBT quá ít để các em củng cố kiến thức bên cạnh đó gần như không có tiết bài tập khắc sâu lý thuyết qua cách giải bài tập.
- Kiến thức toán để áp dụng giải bài tập vật lý của học sinh chưa thực sự sâu.
- Phần đông học sinh chưa thực sự tự giác trong học tập, các em rất lười làm bài tập về nhà theo yêu cầu của giáo viên.
Vì thế để khắc phục được phần nào thực trạng trên, giáo viên và học sinh cần làm những công việc sau:
II. Những công việc đã làm
1. Đối với thầy:
- Dành thời gian ôn tập, củng cố kiến thức về áp suất chất lỏng, bình thông nhau, lực đẩy Acsimet cho học sinh.
- Rèn cho học sinh kĩ năng giải những bài toán vật lý cơ bản rồi sau đó có thể nâng cao mức độ khó dần dần.
- Lựa chọn, chuẩn bị các câu hỏi nêu vấn đề để tạo hứng thú học tập cho học sinh, các bài tập nhằm củng cố bổ sung cho kiến thức lý thuyết, các bài tập điển hình nhằm giúp học sinh giải được các bài tập cơ bản, các bài tập nhằm kiểm tra đánh giá chất lượng kiến thức của học sinh.
- Sắp xếp các bài tập đã lựa chọn thành một hệ thống, định rõ kế hoạch và phương pháp sử dụng trong quá trình dạy học.
2. Đối với trò:
a, áp suất chất lỏng
- Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật nằm trong lòng chất lỏng.
- Công thức tính áp suất chất lỏng: p = dh
Trong đó h là độ cao tính từ điểm tính áp suất tới mặt thoáng chất lỏng (m)
d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
p là áp suất chất lỏng tại điểm đang xét ( Pa, N/m2)
- áp suất tại các điểm nằm trên cùng mặt phẳng nằm ngang thì bằng nhau
b, Bình thông nhau
Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều ở cùng độ cao.
c, Lực đẩy Acsimet
- Một vật nhúng chìm vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Acsimet.
Công thức tính lực đẩy Acsimet: FA = dV
Trong đó: FA là lực đẩy Acsimet (N)
d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
V là thể tích phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ (m3)
III. Các bài tập áp dụng
Tôi chọn dạng câu hỏi nhiều lực chọn, có thể xem đây là dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan điển hình nhất. Sẽ có 4 đáp án để học sinh lựa chọn, trong đó chỉ có một đáp án đúng còn các phương án còn lại gọi là các câu nhiễu. Các câu nhiễu có cách trình bày gần giống hoặc có nội dung dễ gây cho học sinh sự nhầm lẫn với câu đúng.
Chủ đề này là chủ đề mở đầu mang tính chất củng cố và khắc sâu những kiến thức về áp suất chất lỏng- bình thông nhau- lực đẩy ácsimét mang tính lí thuyết. Từ đó các em có cơ sở lí thuyết vững chắc khi giải bài toán vật lí.
Câu 1: Điều nào sau đây đúng nhất khi ta nói về áp suất chất lỏng?
A.
Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật trong lòng nó.
B.
Chất lỏng gây áp suất theo phương thẳng đứng, hướng từ dưới lên trên.
C.
Chất lỏng gây áp suất theo phương ngang.
D.
Chất lỏng chỉ gây ra áp suất tại những điểm ở đáy bình.
- Đáp án đúng là: đáp án A.
Câu 2: Chỉ ra phát biểu đúng: áp suất chất lỏng:
A.
Chỉ phụ thuộc trọng lượng riêng của chất lỏng.
B.
Chỉ phụ thuộc độ cao cột chất lỏng.
C.
Phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và độ cao cột chất lỏng tính từ điểm cần tính áp suất tới đáy bình.
D.
Không có phát biểu nào đúng.
- Mục đích: Kiểm tra mức độ hiểu biết của học sinh về mối quan hệ giữa các đại lượng Vật Lí trong công thức tính áp suất chất lỏng: p = d.h
- Đáp án đúng là: D.
A
Câu 3: Theo hình 1, hai bình hình trụ cùng chứa nước, bình A chứa nhiều nước hơn bình B. Cho biết câu phát biểu nào đúng?
A.
áp lực nước tác dụng lên đáy hai bình như nhau vì cùng chứa nước nên có trọng lượng riêng như nhau.
B.
áp lực nước lên đáy bình B lớn hơn vì độ cao cột nước lớn hơn.
C.
áp suất nước tác dụng lên đáy bình A lớn hơn vì trọng lượng cột nước lớn hơn.
D.
áp suất nước tác dụng lên đáy bình B lớn hơn vì chiều cao cột nước lớn hơn.
B
Hình 1
- Mục đích: Tiếp tục củng cố sự hiểu biết của học sinh về mối quan hệ giữa các đại lượng Vật Lí trong công thức tính áp suất chất lỏng: P = d.h
- Đáp án đúng là: D
A
B
C
Câu 4: Một bình chứa đầy nước có khoét ba lỗ giống nhau (Hình 2). Hỏi ở lỗ nào nước phun ra ngoài xa nhất?
A.
Lỗ A
B.
Lỗ B
C.
Lỗ C
D.
Nước phun ra ở ba lỗ như nhau.
Hình 2
- Mục đích: Kiểm tra mức độ vận dụng của học sinh khi sử dụng kiến thức về áp suất chất lỏng giải thích các hiện tượng Vật lí trong thực tế.
- Đáp án đúng là: đáp án C
- Chú ý: Khi học sinh đưa ra phương án trả lời GV cần cho HS giải thích cách lựa chọn của mình từ đó kịp thời uốn nắn học sinh những sai lầm dễ mắc phải.
Giúp HS tạo thói quen phân tích hiện tượng vật lí tìm nguyên nhân gây ra hiện tượng từ đó đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất.
Câu 5: Khi lặn xuống nước ta cảm thấy bị ép ở ngực và lỗ tai lùng bùng,vì:
A.
Sức ép vào ngực.
B.
áp suất cột nước phía trên.
C.
áp suất cột nước phía dưới.
D.
Cả A, B đều đúng.
- Mục đích: Kiểm tra mức độ vận dụng của học sinh khi sử dụng kiến thức về áp suất chất lỏng giải thích các hiện tượng Vật lí trong thực tế.
- Đáp án đúng là: D.
áp dụng công thức: p = dh = 100001,8 =18000N/m2
- Chú ý: Khi vận dụng công thức vào làm bài tập GV cần nhấn mạnh cho HS nắm vững ý nghĩa vật lí, đơn vị chuẩn của từng đại lượng vật lí có mặt trong công thức.
Câu 6: Dựa trên điều kiện của câu 7, áp suất của nước lên điểm N cách đáy 2m là:
A.
18000N/m2
B.
10000N/m2
C.
20000N/m2
D.
30000N/m2
- Mục đích: Kiểm tra mức độ vận dụng thông thạo của học sinh khi sử dụng công thức tính áp suất chất lỏng giải bài toán Vật lí .
- Đáp án đúng là:B
- Chú ý: Trong công thức p = dh, cần chú ý nhấn mạnh cách xác định h cho HS vì đây là lỗi sai HS thường gặp phải. ( h : là độ sâu cột chất lỏng tính từ điểm cần tính áp suất tới mặt thoáng của chất lỏng. )
Câu 7: Trong thành phố, để nước đến được các nhà cao tầng người ta cần xây dựng các tháp nước có độ cao:
A.
Thấp hơn tòa nhà cao nhất trong thành phố.
B.
Cao hơn tòa nhà cao nhất trong thành phố.
C.
Cao hơn tòa nhà thấp nhất trong thành phố.
D.
Câu A; B; C đều sai.
- Mục đích: Kiểm tra mức độ vận dụng của học sinh khi sử dụng kiến thức về áp suất chất lỏng giải thích các hiện tượng Vật lí trong thực tế.
- Đáp án đúng là: B
Câu 8: Một tầu ngầm di chuyển dưới biển. áp kế đặt ở ngoài vỏ tầu chỉ 750000N/m2, một lúc sau áp kế chỉ 1452000N/m2.. Phát biểu nào sau đây là đúng:
A.
Tàu đang lặn xuống.
B.
Tàu đang nổi lên từ từ.
C.
Tàu đang chuyển động theo phương ngang.
D.
Các phát biểu trên đều đúng.
- Mục đích: Kiểm tra mức độ vận dụng của học sinh khi sử dụng kiến thức về áp suất chất lỏng giải thích các bài toán vật lí trong thực tế.
- Đáp án đúng là: A.
Câu 9: Chỉ ra câu phát biểu sai:
A.
Trong cùng chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang đều bằng nhau.
B.
Trong chất lỏng càng xuống sâu áp suất càng giảm.
C.
Bình thông nhau là bình có ít nhất hai nhánh có đáy thông nhau.
D.
Chân đê, chân đập phải làm rộng hơn mặt đê, mặt đập.
- Mục đích: Kiểm tra mức độ thông hiểu của học sinh của học sinh về kiến thức áp suất chất lỏng - bình thông nhau.
- Đáp án đúng là: B
K
A
B
Câu 10: Hai bình A; B thông nhau. Bình A đựng dầu, bình B đựng nước tới cùng một độ cao h ( hình 4). Hỏi sau khi mở khóa K, nước và dầu có chảy từ bình nọ sang bình kia không?
A.
Không, vì độ cao của cột chất lỏng ở hai nhánh bằng nhau.
B.
Dầu chảy sang nước vì lượng dầu
nhiều hơn.
C.
Dầu chảy sang nước vì dầu nhẹ hơn.
D.
Nước chảy sang dầu vì áp suất cột nước lớn hơn áp suất cột dầu do trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu.
Hình 4
-Mục đích: Kiểm tra mức độ thông hiểu của học sinh về kiến thức bình thông nhau.
- Đáp án đúng là: D
Câu 11: Các bình nào trên ( hình 5) là bình thông nhau:
Bình 1 Bình 2 Bình 3 Bình 4
Hình 5
A.
Bình (1).
B.
Bình (2).
C.
Bình (3).
D.
Các bình (2); (3) và (4).
- Mục đích: Kiểm tra mức độ thông hiểu của học sinh về kiến thức bình thông nhau.
- Đáp án đúng là: đáp án B.
Câu 12: Hình vẽ nào trên ( hình 6) không phù hợp với tính chất của bình thông nhau?
Bình 1 Bình 2 Bình 3 Bình 4
Hình 6
A.
Bình (1); (2) và (4).
B.
Bình (2) và (4).
C.
Bình (3) và (4).
D.
Bình (1) và (3).
- Mục đích: Kiểm tra mức độ thông hiểu của học sinh về kiến thức bình thông nhau.
- Đáp án đúng là:D.
Câu 13: Điều nào sau đây đúng khi nói về bình thông nhau?
A.
Bình thông nhau chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên, lượng chất lỏng ở hai nhánh luôn bằng nhau.
B.
Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mực chất lỏng ở hai nhánh khác nhau.
C.
Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên không tồn tại áp suất chất lỏng.
D.
Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, chất lỏng ở hai nhánh luôn có cùng độ cao.
- Mục đích: Kiểm tra mức độ nhận biết của học sinh về kiến thức bình thông nhau.
- Đáp án đúng là: D
Câu 14: Lực đẩy ác si mét phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?
A.
Trọng lượng riêng của vật.
B.
Trọng lượng riêng của chất lỏng.
C.
Thể tích của vật và thể tích của chất lỏng.
D.
Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
- Mục đích: Kiểm tra mức độ nhận biết của học sinh về kiến thức lực đẩy
ác si mét.
- Đáp án đúng là: đáp án D
Câu 15: Khi vật nổi trên mặt chất lỏng, lực đẩy ác si mét được tính bằng:
A.
Trọng lượng của phần vật nổi bên ngoài mặt thoáng.
B.
Trọng lượng của vật.
C.
Trọng lượng của phần vật ngập trong chất lỏng.
D.
Trọng lượng riêng của nước nhân với phần thể tích chìm của vật.
- Mục đích: Kiểm tra mức độ thông hiểu của học sinh về kiến thức lực đẩy
ác si mét.
- Đáp án đúng là: D
Câu 16: Khi ngâm mình trong nước, ta cảm thấy nhẹ hơn trong không khí, vì:
A.
Do cảm giác tâm lí.
B.
Do lực đẩy ác si mét.
C.
Do lực hút của Trái Đất tác dụng lên người giảm.
D.
Các câu trên đều sai.
- Mục đích: Kiểm tra mức độ nhận biết của học sinh về kiến thức lực đẩy
ác si mét
- Đáp án đúng là: B
Câu 17: Trong công thức tính lực đẩy ác si mét F = d.V, những phát biểu nào sau đây là đúng?
A.
d là trọng lượng riêng của chất lỏng mà vật nhúng vào.
B.
d là trọng lượng riêng của vật nhúng vào chất lỏng.
C.
V là thể tích phần chìm của vật trong chất lỏng.
D.
Cả A, C đều đúng.
- Mục đích: Kiểm tra mức độ nhận biết của học sinh về kiến thức lực đẩy
ác si mét.
- Đáp án đúng là: D
Câu 18: Lực đẩy ác si mét chỉ được áp dụng đối với:
A.
Chất lỏng.
B.
Chất khí.
C.
Chất rắn.
D.
Cả A, B đều đúng.
- Mục đích: Kiểm tra mức độ thông hiểu của học sinh về kiến thức lực đẩy
ác si mét.
- Đáp án đúng là:D
Câu 19: Một vật lần lượt được nhúng ngập trong nước, trong dầu và thủy ngân. Lực đẩy ác si mét tác dụng lên vật trong chất nào lớn nhất ?
A.
Nước.
B.
Dầu.
C.
Thủy ngân.
D.
Tất cả đều bằng nhau.
- Mục đích: Kiểm tra mức độ thông hiểu của học sinh về kiến thức lực đẩy
ác simét.
- Đáp án đúng là: đáp án C.
- lưu ý: Học sinh có thể lúng túng khi lựa chọn vì không nhớ trọng lượng riêng của nước, dầu và thủy ngân.
Câu 20: Một thỏi nhôm hình trụ có thể tích 3dm3. Tính lực đẩy ác si mét tác dụng lên thỏi nhôm khi lần lượt nhúng chìm nửa thỏi vào rượu, vào nước (hình 7). Biết khối lượng riêng của rượu là 800kg/m3, của nước là 1000kg/m3.
A.
24N và 30N.
B.
12N và 15N.
C.
20N và 20N.
D.
cả A, B, C đều sai.
- Mục đích: Kiểm tra mức độ vận dụng của học sinh khi sử dụng kiến thức về lực đẩyácsimét giải thích các bài toán vật lí trong thực tế.
- Đáp án đúng là:B.
Khi học sinh chọn đáp án này GV yêu cầu HS nêu cách giải để tìm ra đáp án, từ đó khắc sâu lại kiến thức cho HS :
Trước tiên đổi: V0 = 3dm3 = 0,003m3.
Vậy nửa thỏi nhôm có thể tích là: V = V0 : 2 = 0,003 : 2 = 0,0015 m3.
áp dụng công thức: FA = dV = 10DV ,ta có:
Lực đẩy ác si mét tác dụng lên thỏi nhôm khi lần lượt nhúng chìm nửa thỏi vào rượu, vào nước là:
FA1 =10 D1V = 108000,0015 = 12N.
FA2 =10 D2V = 1010000,0015 = 15N
Câu 21: Một vật rắn hình lập phương có cạnh 5dm được nhúng ngập vào trong một chất lỏng. Lực đẩy ác si mét của chất lỏng tác dụng lên vật là 1250N. Vậy chất lỏng đó là:
A.
Nước.
B.
Dầu.
C.
Thủy ngân.
D.
Cả A, B, C đều sai.
- Mục đích: Kiểm tra mức độ vận dụng của học sinh khi sử dụng kiến thức về lực đẩy ác si mét giải thích các bài toán vật lí trong thực tế.
- Đáp án đúng là: A.
Khi học sinh chọn đáp án này GV yêu cầu HS nêu cách giải để tìm ra đáp án, từ đó khắc sâu lại kiến thức cho HS :
Thể tích vật rắn là : V = 555 = 125dm3 = 0,125m3.
Trọng lượng riêng của chất lỏng là : d = FA: V = 1250 : 0,125 = 10000N/m3.
Vậy chất lỏng đó là nước.
Câu 22: Chọn câu phát biểu đúng :
Tàu to tàu nặng hơn kim.
Thế mà tàu nổi kim chìm tại sao ?
A.
Do lực đẩy ácsi mét tác dụng lên tàu lớn hơn trọng lượng riêng của tàu.
B.
Do lực đẩy ác si mét tác dụng lên tàu lớn hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.
C.
Do lực đẩy ác si mét tác dụng lên tàu lớn hơn trọng lượng của tàu.
D.
Do lực đẩy ác si mét tác dụng lên tàu nhỏ hơn trọng lượng của tàu.
- Mục đích: Kiểm tra mức độ vận dụng của học sinh khi sử dụng kiến thức về lực đẩyác si mét (sự nổi) giải thích các hiện tượng Vật lí trong thực tế.
- Đáp án đúng là: C.
Câu 23: Tại sao một số vật nổi được trên mặt nước, vì:
A.
Có lực đẩy ác si mét tác dụng lên vật.
B.
Trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.
C.
Cả A, B đều đúng.
D.
Cả A, B đều sai.
- Mục đích: Kiểm tra mức độ thông hiểu của học sinh khi sử dụng kiến thức về sự nổi giải thích các hiện tượng vật lí trong thực tế.
- Đáp án đúng là: B.
Câu 24: Một tảng băng nổi trên nước biển, thể tích toàn phần của tảng băng là 2060m3. Trọng lượng riêng của băng là 9000N/m3, của nước biển là 10300N/m3. Xác định thể tích phần tảng băng nổi trên mặt nước biển ?
A.
1800m3.
B.
180m3.
C.
260m3.
D.
2600m3.
- Mục đích: Kiểm tra mức độ vận dụng của học sinh khi sử dụng kiến thức về lực đẩy ác si mét làm các bài toán vật lí trong thực tế.
- Đáp án đúng là: C.
Khi học sinh chọn đáp án này GV yêu cầu HS nêu cách giải để tìm ra đáp án, từ đó khắc sâu lại kiến thức cho HS :
Trọng lượng của tảng băng là: p = d1V = 90002060 = 18540000N
Vì tảng băng nổi trên mặt nước lên FA = P nên ta có:
Phần thể tích của tảng băng chìm trong nước biển là:
V0 = FA: d2 = 18540000 : 10300 = 1800m3.
Vậy phần thể tích của tảng băng nổi trên nước biển là:
V1 = V – V0 = 2060 – 1800 = 260m3.
Câu 25: Tàu ngầm là loại tàu có thể nổi hoặc lặn chìm trong nước do bơm nước hoặc xả nước vào các khoang rỗng trong thân tàu. Khi bơm nước vào tàu để trọng lượng riêng của tàu lớn hơn trọng lượng riêng của nước thì:
A.
Tàu nổi lên.
B.
Tàu lơ lửng trong nước.
C.
Tàu chìm xuống.
D.
Cả B, C đều sai.
- Mục đích: Kiểm tra mức độ vận dụng của học sinh khi sử dụng kiến thức về sự nổi giải thích các hiện tượng Vật lí trong thực tế.
- Đáp án đúng là: C.
Câu 26: Gắn một vật vào lực kế, lực kế chỉ 8,9N. Nếu nhúng chìm vật vào trong nước thì lực kế chỉ 7,9N. Biết rằng vật là một khối đặc thì thể tích của vật là:
A.
50cm3.
B.
150cm3.
C.
100cm3.
D.
200cm3.
- Mục đích: Kiểm tra mức độ vận dụng của học sinh khi sử dụng kiến thức về lực đẩy ác si mét giải thích các bài toán Vật lí trong thực tế.
- Đáp án đúng là: C.
Khi học sinh chọn đáp án này GV yêu cầu HS nêu cách giải để tìm ra đáp án, từ đó khắc sâu lại kiến thức cho HS :
Khi treo vật nặng vào lực kế trong không khí, lực kế chỉ trọng lượng của vật:
P = 8,9N.
Khi treo vật nặng vào lực kế nhúng chìm trong nước, lực kế chỉ hợp lực của trọng lượng và lực đẩy ác si mét : F = P – FA = 7,9N.
Vậy lực đẩy ác si mét tác dụng lên vật là: FA = P – F = 8,9 – 7,9 = 1N.
thể tích của vật là: V = FA : d = 1 : 10000 = 0,0001m3 = 100cm3.
- Chú ý: Đây là bài toán mang tính thực nghiệm do đó GV cần yêu cầu HS phân tích dữ kiện bài cho trước khi làm.
Câu 27: Theo điều kiện của câu 28, trọng lượng riêng của vật là:
A.
89000N/m3.
B.
8900N/m3.
C.
79000N/m3.
D.
7900N/m3.
- Mục đích: Kiểm tra mức độ vận dụng của học sinh khi sử dụng kiến thức về lực đẩy ác si mét giải thích các bài toán Vật lí trong thực tế.
- Đáp án đúng là:A.
Khi học sinh chọn đáp án này GV yêu cầu HS nêu cách giải để tìm ra đáp án, từ đó khắc sâu lại kiến thức cho HS :
Theo điều kiện của câu 28, ta có :
Trọng lượng của vật là: P = 8,9N.
Thể tích của vật là: V = 0,0001m3
Vậy trọng lượng riêng của vật là:
IV. Điều kiện áp dụng
Đề tài có thể áp dụng cho học sinh lớp 8, lớp 9
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khách quan có thể được dùng trong các trường hợp ssau:
Củng cố sau khi học xong bài mới.
Giao bài tập về nhà cho học sinh
Kiểm tra miệng, kết hợp trong bài kiểm tra 45 phút
- Ôn tập kiến thức sau khi học xong chương I.
Phần III: Kết luận
Saukhi tiến hành nghiên cứu và tìm hiểu về xu thế của lí luận dạy học hiện đại đặc biệt là hoạt động học tập tự lực của học sinh thông qua việc giải bài tập trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận. Chúng tôi nhận thấy, câu hỏi trắc nghiệm khách quan và hoạt động giải bài tập tự luận là cần thiết và quan trọng. Muốn tiến hành hoạt động giải bài tập tự luận và trả lời câu hỏi trắc nghiệm khách quan đạt được kết quả như mong muốn đòi hỏi chúng ta phải nắm vững kiến thức cơ bản về lý thuyết đó là phải hiểu bản chất của hiệng tượng vật lý để vận dụng tốt vào quá trình giải bài tập. Chúng ta phải tiến hành giải nhiều bài tập, nhiều dạng khác nhau. Bởi thông qua đó không chỉ giúp chúng ta ôn tập, đào sâu, mở rộng kiến thứccho bản thân mà còn giúp họ sinh phát triển tư duy rèn kĩ năng làm bài, liên hệ với thực tế đời sống.
Do thời gian có hạn và bước đầu nghiên cứu về đề tài, tài liệu tham khảo hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong quý thầy cô tham gia đóng góp ý kiến để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Những tài liệu tham khảo
Stt
Tên tài liệu
1
2
3
4
5
Sách bài tập vật lý 8. Nxb Giáo dục
Sách giáo viên vật lý 8. Nxb Giáo dục
Hướng dẫn làm bài tập và ôn tập vật lý 8. Nxb Giáo dục
264 bài tập trắc nghiệm khách quan vật lý 8. Nxb Giáo dục
Bài tập cơ bản và nâng cao vật lý 8. Nxb Giáo dục.
Mục lục
Nội dung
Trang
Phần một: Đặt vấn đề
Phần hai: Giải quyết vấn đề
I. Thực trạng khi nghiên cứu
II. Những công việc đã làm
III. Các dạng bài tập áp dụng
IV. Điều kiện áp dụng
Phần ba: Kết luận
Tài liệu tham khảo
1
3
3
3
4
5
21
21
27
33
33
34
34
File đính kèm:
- SKKN nam 2011 2012.doc