Đề tài Cho trẻ làm quen với văn học

Cho trẻ làm quen với văn học có vai trò tích cực trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Thông qua tác phẩm văn học đã hình thành và phát triển nhân cách tòan diện cho trẻ, trong đó hình thành giá trị đạo đức, thẩm mỹ có hiệu quả cao nhất .Trẻ mẫu giáo không thể đọc hiểu tác phẩm chính vì thế giáo viên là chiếc cầu nối mang tác phẩm văn học đến với trẻ .Tuy nhiên để tác phẩm văn học đến với trẻ , giúp trẻ cảm thụ tốt đòi hỏi giáo viên phải có năng lực sáng tạo, có giọng đọc- kể tốt, hấp dẫn được trẻ, kích thích sự tham gia của trẻ vào các họat động để tìm hiểu nội dung tác phẩm và chuyển đổi được thái độ của trẻ vẫn là vấn đề khó khăn của giáo viên mầm non hiện nay.Bên cạnh đó việc cung cấp từ ngữ cho trẻ, dạy trẻ nói mạch lạc , đúng câu , trong giai đọan phát cảm ngôn ngữ ở lứa tuổi này lại càng khó khăn hơn .

 Trước khi thực hiện chuyên đề các tiết dạy thường rập khuôn máy móc , theo trình tự nhất định, không dựa vào khả năng của trẻ . Vì vậy trẻ không cảm thụ được tác phẩm , ít tham gia họat động , không hiểu sâu sắc nội dung truyện và không để lại cho trẻ ấn tượng tốt về câu truyện.

 Sau khi thực hiện chuyên đề Làm quen văn học, tôi nhận thấy chuyên đề đã mang lại cho chúng tôi những điểm mới về phương pháp giảng dạy, về hình thức tổ chức các họat động cho trẻ LQVH , bản thân tôi đã rút ra những kinh nghiệm rất cụ thể đã chuyển đổi về quan điểm của tôi cũng như phương pháp giảng dạy của tôi ngày càng đạt hiệu quả cao hơn .

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3028 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Cho trẻ làm quen với văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SAÙNG KIEÁN KINH NGHIEÄM ÑEÀ TAØI :CHO TREÛ LAØM QUEN VÔÙI VAÊN HOÏC ÑAËC VAÁN ÑEÀ: Cho trẻ làm quen với văn học có vai trò tích cực trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Thông qua tác phẩm văn học đã hình thành và phát triển nhân cách tòan diện cho trẻ, trong đó hình thành giá trị đạo đức, thẩm mỹ có hiệu quả cao nhất .Trẻ mẫu giáo không thể đọc hiểu tác phẩm chính vì thế giáo viên là chiếc cầu nối mang tác phẩm văn học đến với trẻ .Tuy nhiên để tác phẩm văn học đến với trẻ , giúp trẻ cảm thụ tốt đòi hỏi giáo viên phải có năng lực sáng tạo, có giọng đọc- kể tốt, hấp dẫn được trẻ, kích thích sự tham gia của trẻ vào các họat động để tìm hiểu nội dung tác phẩm và chuyển đổi được thái độ của trẻ vẫn là vấn đề khó khăn của giáo viên mầm non hiện nay.Bên cạnh đó việc cung cấp từ ngữ cho trẻ, dạy trẻ nói mạch lạc , đúng câu , trong giai đọan phát cảm ngôn ngữ ở lứa tuổi này lại càng khó khăn hơn . Trước khi thực hiện chuyên đề các tiết dạy thường rập khuôn máy móc , theo trình tự nhất định, không dựa vào khả năng của trẻ . Vì vậy trẻ không cảm thụ được tác phẩm , ít tham gia họat động , không hiểu sâu sắc nội dung truyện và không để lại cho trẻ ấn tượng tốt về câu truyện. Sau khi thực hiện chuyên đề Làm quen văn học, tôi nhận thấy chuyên đề đã mang lại cho chúng tôi những điểm mới về phương pháp giảng dạy, về hình thức tổ chức các họat động cho trẻ LQVH , bản thân tôi đã rút ra những kinh nghiệm rất cụ thể đã chuyển đổi về quan điểm của tôi cũng như phương pháp giảng dạy của tôi ngày càng đạt hiệu quả cao hơn . II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: Vừa qua trong quá trình thực hiện chuyê đề làm quên văn học bước đầu có những thuận lợi và khó khăn như sau: Thuận lợi: Đa số học sinh nhà ở vùng ven, gần khu vực chọ, dôg dân cư nên trẻ rất nhạy bén trong việc tiếp thu kiến thức. Trong quá trình giảng dạy bản thân luôn tìm tòi học hỏi, học tập chuyên môn nâng cao trình độ, tham khảo tài liệu, học hỏi noiw đòng nghiệp ở trường và các đơn vị bạn qua các tiết thao giảng cấp trường, cấp huyện…. Được sự quan tâm lãnh chỉ đạo sâu sắc của BGH nhà trường cũng như Phòng GD- ĐT, tổ chuyên môn của trường, của Phòng …điều đó đã tạo điều kiện cho tôi phát triển chuyên môn của mình. Khó khăn: Tuy các trẻ ở khu vực gần chợ, đông dân cư nhưng trình độ một số trẻ cũng không đồng đều nhau, một số trẻ còn thụ động, phát biểu không mạnh dạn….. Bản thân tôi còn bỡ ngở với chương trình đổi mới, chuyên đề này mới được áp dụng nên còn một số khó khăn nhất định… III. CÁC BIỆN PHÁP CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC : 1. Tìm hiểu tác phẩm : Trẻ mẫu giáo nhỡ sự tập trung có chủ định rất ngắn chỉ chiếm khoảng thời gian tối đa là 15 phút . Đặc điểm của trẻ yêu thích và thích khám phá những nội dung gần gũi trẻ, những con vật nhỏ nhắn gần gũi, những tình cảm ông bà, cha mẹ, cô giáo là nội dung gần gũi với trẻ nhất. Chính vì vậy khi dạy cho trẻ , kể cho trẻ nghe một câu chuyện ta phải lựa chọn tác phẩm mà trẻ yêu thích, không nhất thiết lúc nào cũng lựa chọn những câu truyện trong chương trình mà linh họat lựa chọn những câu truyện có cùng chủ đề , có sự quan tâm của trẻ là chính. Sau khi lựa chọn tác phẩm tôi đã nghiên cứu kỹ nội dung tìm ra nội dung chính của chủ đề mà cho trẻ khai thác ở nhiều khía cậnh khác nhau Thí dụ: Câu truyện Đôi bạn tốt nếu như kể cho trẻ nghe truyện ở chủ đề Gia đình tôi khai thác khía cạnh về Tình cảm-Xã hội như tình bạn của Gà và vịt là chính nhưng đối với chủ đề về Thế giới động vật , tôi hướng dẫn trẻ tìm hiểu về đặc điểm giống và khác nhau giữa gà và vịt sau đó cho trẻ tìm đặc điểm tình bạn của gà và vịt . Khi đã lựa chọn, nghiên cứu kỹ tác phẩm tôi đề ra mục tiêu cho bài dạy 2. Xác định mục tiêu trọng tâm, phù hợp độ tuổi của trẻ. Việc xác định mục tiêu bài dạy tôi đã dựa vào các yêu tố sau : + Xác định mục tiêu tùy theo khả năng nhận thức của trẻ mà phát triển mục tiêu dần .Thí dụ như - Giai đọan 1 : Chỉ yêu cầu trẻ thích nghe cô kể truyện, biết gọi tên các nhân vật trong câu truyện - Giai đọan 2: Trẻ hiểu nội dung truyện , biết tính cách các nhân vật trong truyện.Nói đươc lời thọai ngắn của nhân vật mà trẻ yêu thích. - Giai đọan 3 : Trẻ sử dụng ngôn ngữ; diễn đạt mạch lạc suy nghỉ của mình về các nhân vật trong truyện , có thể kể được một đọan truyện theo tranh. - Giai đọan 4 (cuối năm học) : có thể kể được tóm tắt nội dung câu truyện, minh họa điệu bộ các nhân vật trong câu truyện với những động tác phù hợp tính cách nhân vật . Từ những giai đọan trên tôi đã áp dụng các mục tiêu trên theo khả năng của trẻ để lựa chọn mục tiêu phù hợp , Vì thế tôi không còn áp lực khi dạy trẻ quá nhiều kiến thức, kỹ năng trên một họat động , hiệu quả tiếp thu của trẻ tốt hơn rất nhiều. 3. Lựa chọn phương pháp họat động : - Đối với trẻ mẫu giáo việc chuyển tác phẩm văn học đến với trẻ không qua con đường đọc , hiểu, nên dạy học ở mẫu giáo mang tính chất : “truyền khẩu”. là chính . Chính điều đó yêu cầu cao đối với ngôn ngữ kể của giáo viên , giáo viên phải biết rèn luyện giọng đọc kể của mình .Ngoài ra giáo viên phải biết chọn lựa những phương pháp dạy học sao cho phù hợp với những đặc điểm tâm sinh lý trẻ để trẻ dễ tiếp thu. Và đối với loại tiết kể chuyện trẻ nghe ở lớp mầm nếu chỉ sử dụng các phương pháp đọc kể diễn cảm một cách độc lập thì vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của trẻ , trẻ rất thích những hình ảnh trực quan , những nhân vật luôn di động sẽ hấp hẫn trẻ rất lớn khi giáo viên biết áp dụng cả 2 phương pháp trên . Tuy nhiên để áp dụng các phương pháp có hiệu quả giáo viên cần xem lại tính chất của nội dung truyện , áp dụng kể và xem phải đúng lúc thì mới có hiệu quả : - Thí dụ : Kể truyện Hoa mào gà chủ yếu tôi sử dụng phương pháp đọc kể dioễn cảm là chính, cho trẻ xem tranh, vật thật chỉ mang tính chất hỗ trợ . Tuỵện kể Đôi bạn tốt : Chủ yếu chọn phương pháp trực quan là chính ( cho trẻ xem tranh di động khi kể )sẽ gây sự hứng thú của trẻ cao hơn , sẽ thấy hành động của tình bạn, sẽ thấy đặc điểm đặc biệt của gà và vịt . - Đối với trẻ mẫu giáo bé phương tiện trực quan vẫn đóng vai trò chủ đạo trong quá trình cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học . Tuy nhiên nếu như lạm dụng quá nhiều phương tiện trực quan ,cùng lúc trên một tiết dạy : kể truyện theo tranh, kể với rối, kể qua mô hình thì không phát triển khả năng ghi nhớ, tưởng tượng cho trẻ , quá trình tư duy sẽ không phát triển . Vì vậy giáo viên phải biết sử dụng các phương pháp đúng lúc , phù hợp thì mới mang lại hiệu quả rất cao. . 4. Tổ chức hoạt động: + Tổ chức cho trẻ Làm quen văn học có nhiều họat động phong phú, sáng tạo, tránh rập khuôn lúc nào cũng trò truyện về một chủ đề nào đó rồi kể cho trẻ nghe truyện mà giáo viên luôn thay đôi hình thức : có thể là trò chơi, quan sát đặc điểm nổi bậc của các nhân vật trong truyện, tạo hình, đọc thơ …. Tùy theo truyện mà giáo viên linh họat lựa chọn hình thức họat động cho phù hợp . Thí dụ : kể truyện Đội bạn tốt tôi cho trẻ cho trẻ quan sát tìm ra những đặc điểm của gà và vjt trước khi kể ( chân gà và vịt, đặc điểm biết bơi của vịt, bước chân đi của vịt nặng nề làm nén đất lại, bước chân của gà nhanh nhẹn, biết bới đất tìm thức ăn. Từ đó giáo viên kết hợp cho trẻ làm dáng đi lạch bạch của vịt, nhanh nhẹn của gà … ) .Truyện Hoa mào gà , giáo viên cho trẻ quan sát Hoa mào gà thật . .Truyện Chú thỏ tinh khôn có thể bắt đầu là một trò chơi về thỏ và các sấu . - Khi tổ chức cho trẻ nghe kể truyện không nhất thiết theo một trình tự nhất định như: Kể lần 1, kể lần 2, tọa đàm câu truyện mà tôi thay đổi các hình thức kể sau cho trẻ hứng thú là được . Thí dụ Khi kể truyện ‘’ Đôi bạn tốt “’ tôi kể cho trẻ nghe kết hợp với tranh lần 1, kế tiếp đàm thọai nội dung truyện về nội dung chính và sau đó tiếp tục kể cho trẻ nghe lần 2 kết hợp với rối hoặc tranh di động , giữa 2 khỏang cách đó tránh cho trẻ ngồi thụ động nghe cô kể 2 lần .Sau khi kể lần 2 cô đặt câu hỏi có tính củng cố nội dung truyện . Thí dụ: Trong câu truyện Đôi bạn tốt ai biết thương yêu bạn ? Nếu là bạn gà trong truyện con sẽ làm gì ? Trong giờ chơi nếu 2 bạn cùng thích một loại đồ chơi con sẽ làm gi? - Khi kể chuyện, cô vận dụng những ngữ điệu, giọng nói káhc nhau của các nhân vật kết hợp vớihình ảnh minh họa để giúp trẻ hiểu nội dung lời nói, hiểu nội dung truyện. Ví dụ: Câu chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ” cô thể hiện giọng nói của người mẹ thì trầm ấm, giọng của Sói thì giả vờ hiền từ nhưng ồm ồm, giọng cô bé hồn nhiên, nhẹ nhàng nhưng có lúc cao, hốt hoảng. +.Xây dựng hệ thống câu hỏi đàm thọai : - Tọa đàm nội dung câu chuyện để giúp trẻ hiểu tác phẩm và tùy theo trình độ nhận thức của trẻ, cô đặt câu hỏi phù hợp, nội dung câu hỏi giúp trẻ hiểu nội dung tác phẩm và đáp ứng với mục tiêu của bài dạy và đặt câu hỏi theo hệ thống từ thấp đến cao. Câu hỏi đưa ra có dạng phù hợp với các đối tượng trong lớp VÍ dụ: Truyện Đôi bạn tốt ( câu hỏi đặt cho trẻ ở giai đọan 2 của mục tiêu bài như đã trình bày phần mục tiêu ) Cô cừa vkể cho cháu nghe câu chuyện gì ? Trong câu chuyện gồm có những ai ? Gà đã rủ vịt đi đâu ? Dáng đi của vịt như thế nào ? Điều gì xảy ra khi gà đuổi vịt đi ? Vịt đã cứu gà bằng cách nào ? Nếu là bạn gà con sẽ làm gì sao khi vịt đã cứu mình ? Lưu ý đây là những câu hỏi đặt ra cho trẻ dễ hiểu, ngắn gọn nhưng đòi hỏi trẻ phải suy luận để trả lời, tránh những câu hỏi chỉ trả lời có – không. Câu hỏi nào khó thì gọi những trẻ khá trả lời sao cho tất cả trẻ đều được tham gia vào hoạt động của tiết học. Đặc biệt phải chú ý đến những trẻ cá biệt, cô luôn theo dõi sự tiến bô dần dần của các cháu để khuyến khích khen thưởng kịp thời (mặc dù những tiết học đầu cháu chưa kịp tham gia nhưng sau đó cháu có thể nói nho nhỏ, rồi nói theo tập thể và cuối cùng mạnh dạn phát biểu một mình). Đây là điều mà cháu rất cần cô quan tâm động viên. - Sau phần đàm thoại là phần cho trẻ phát biểu cảm nghĩ về các nhân vật trong câu chuyện để trẻ nhận xét đánh giá cái tốt, cái xấu. Từ đó giáo viên đưa ra tình huống, trẻ sẽ vận dụng những kinh nghiệm của bản thân và liên hệ thực tế đời sống một cách nhẹ nhàng, không rập khuôn máy móc. Qua đàm thọai nội dung truyện đã góp phần tích cực trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 5. Kết thúc hoạt động: Tôi đã áp dụng nhiều hình thức để củng cố các họat động: Tổ chức cho trẻ chơi phù hợp nội dung , ghép hình các nhân vật trong truyện, tô màu nhân vật….. Thí dụ : Truyện Đôi bạn tốt chơi trò chơi Gà con tìm mồi; Tuyện Chú thỏ tinh khôn :nặn củ cải cho thỏ, chơi lên bờ xuống ao; Truyện Ba chú lợn con , cho trẻ xem phim kết hợp kể truyện Truyện Ba cô tiên ,vẽ áo mới cho tí hon … Trò chơi của tiết kể chuyện là những trò chơi nhẹ nhàng mà vui tươi hấp dẫn. Nó có thể liên quan đến các tính cách nhân vật để khắc sâu nhận thức cho trẻ hoặc liên quan đến tình tiết câu chuyện. 6. Áp dung nội dung kết hợp : Để tạo hứng thú và giúp trẻ phát triển cả thể chất lẫn tinh thần, cô giáo nên tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc đồ vật, đồ chơi. Vì đồ vật, đồ chơi có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục trẻ. Nhưng tùy theo mục đích yêu cầu của đề tài hoặc tùy theo điều kiện có sẵn mà tích hợp các môn học khác một cách nhẹ nhàng để tiết học thoải mái hơn, phong phú hơn, nội dung tích hợp luôn hòa huyện nhau Ví dụ: Trong truyện Đôi bạn tốt ( loại tiết kể cho tre nghe ) + Mục tiêu phát triển ngôn ngữ kết hợp phát triển nhận thức + Họat động 1: Cho trẻ hát Bài một con vịt Cho trẻ kể, mô tả về con vịt mà trẻ biết Đặt câu đố về conhững gà Cho trẻ xem tranh so sánh đặc điểm khác nhau giữa gà và vịt Cho trẻ hát bài 1 con vịt ,làm dáng đi của vịt, kết hợp giảng từ đi lạch bạch + Họat động 2: Kể truyện cho trẻ nghe lần 1 kết hợp với tranh di động Đàm thọai nội dung truyện .( 6 câu trong phần đàm thoại ) Kể truyện cho trẻ nghe lần 2 kết hợp với rối hoặc mô hình: - Đặt 3 câu hỏi củng cố nội dung truyện, liên hệ ứng dung trong thực tiển . ( trong phần đàm thọai trên ) + Họat động 3 : Trò chơi chí lớp ra làm 2 nhóm : nặn con giun cho gà , nặn tôm cho vịt . Mang thức ăn cho gà và vịt . IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN SAU CHUYÊN ĐỀ LQVH Qua việc thực hiện các biện pháp trên, tiết học làm quen văn học với loại tiết kể chuyện trẻ nghe ở lớp tôi đã đạt được kết quả cao, thường đạt 95% trở lên. Những bé lúc đầu không chịu học, sau tham gia rất tốt rồi còn phụ giúp hỗ trợ cô. Ví dụ: Cô cần tranh gì thì cháu về nhà nói với mẹ sưu tầm tranh để đem vào lớp cho cô đọc cháu nghe, cháu còn thích kể chuyện theo tranh. Quá trình phát triển ngôn ngữ, làm giàu vốn từ cho trẻ tăng nhanh , trẻ nói đúng câu , nói được câu đơn mở rộng, câu phức , hiểu lời nói của cô , trả lời câu hỏi mạch lạc rõ ràng, nói lại đúng câu . V. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Để dạy tốt môn Làm quen văn học nhất là loại tiết kể truyện cho trẻ nghe, tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm như sau: + Trước khi dạy phải nghiên cứu bài thật kỹ, có sáng tạo , soạn giáo án đầy đủ chi tiết, chọn phương pháp thích hợp và chuẩn bị đồ dùng chu đáo. Đồ dùng dạy học (mô hình kể chuyện, tranh minh họa…) không yêu cầu thật đẹp mà tận dụng từ nguồn vật liệu phong phú của địa phương,đồ dùng có trẻ tham gia cùng làm trẻ rất thích .+ Cần xác định được khả năng nhận thức của trẻ để xây dựng mục tiêu phù hợp cho từng độ tuổi, phù hợp với sự hứng thú của trẻ. + Hệ thống câu hỏi đặt ra cho cháu phải rõ ràng, tùy theo khả năng của trẻ, tùy theo mục tiêu của bài giảng mà chọn câu hỏi phù hợp cho các đối tượng : Câu tái tạo, câu vận dụng kinh nghiệm , câu suy luận, câu phán đóan…. + Môn làm quen văn học phải được kết hợp đan xen với các môn học khác để bổ trợ cho trong tâm bài giảng và phù hợp theo chủ đề . + Linh họat lựa chọn các hình thức, phương pháp , biện pháp cho trẻ họat động miễn sau đáp ứng được nhu cầu hứng thú của trẻ , phù hợp với khả năng của trẻ , tránh rập khuôn máy móc . Giáo viên luôn có ý thức tự phấn đấu để nâng cao tay nghề luôn học hỏi, thường xuyên ,luyện cho mình chất giọng diễn cảm, sáng tạo làm đồ dùng dạy học có dạng mở để giúp trẻ khám phá nhiều lĩnh vực khác nhau theo hướng tích hợp tránh tích hợp chỉ mang tính đặc cạnh. Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã đúc rút sau chuyên đề LQVH- giúp cho việc đưa tác phẩm văn học đến với trẻ nhẹ nhàng nhưng sâu lắng và mang lại hiệu quả giảng dạy môn truyện kể rất cao. Tôi xin chân thành ghi nhận những đóng góp của quí Lãnh đạo, quý bạn đồng nghiệp bổ sung cho tôi những ý kiến hay hơn , giúp cho tôi trưởng thành hơn trong nghề dạy học ./. Đông Bình ngày 2 tháng 12 năm 2008 Duyệt của HT . Người viết ……………………………………… ………………………………………. ………………………………………. ……………………………………… ..................................................... Nguyễn Thị Hồng Lam ……………………………………... ……………………………………... ……………………………………. Ý kiến của Phòng GD

File đính kèm:

  • dockinh nguyet.doc