Mục đích yêu cầu:
• Thực hiện một số động tác chơi, khám phá sử dụng chai: Đong múc nước vào chai; đóng mở nắp chai; bít lỗ chai
• Nhận biết nước chảy mạnh, bắn ra xa khi mở nắp chai; nước chảy yếu, chảy gần khi đóng nắp chai.
• Ôn kỹ năng phân loại chai to , nhỏ, có kết quả đong nước khác nhau.
• Giúp trẻ sáng tạo, trang trí những cái chai thật khéo léo.
• Rèn vận động tinh, phát triển cơ tay + vận động cơ thể
• Giáo dục trẻ biết thu dọn gọn gàng sau khi chơi.
Kế hoạch thực hiện:
Hoạt động 1: “ Bé xếp chai ”
• Cho trẻ cùng cô và bạn xếp chai nước suối lên kệ, cửa hàng bán nước suối. Xem ai xếp khéo, thẳng và không đổ.
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 15948 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chơi với cái chai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Chơi với cái chai
Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Liên
Lớp: Lá 1
Mục đích yêu cầu:
Thực hiện một số động tác chơi, khám phá sử dụng chai: Đong múc nước vào chai; đóng mở nắp chai; bít lỗ chai…
Nhận biết nước chảy mạnh, bắn ra xa khi mở nắp chai; nước chảy yếu, chảy gần khi đóng nắp chai.
Ôn kỹ năng phân loại chai to , nhỏ, có kết quả đong nước khác nhau.
Giúp trẻ sáng tạo, trang trí những cái chai thật khéo léo.
Rèn vận động tinh, phát triển cơ tay + vận động cơ thể
Giáo dục trẻ biết thu dọn gọn gàng sau khi chơi.
Kế hoạch thực hiện:
Hoạt động 1: “ Bé xếp chai ”
Cho trẻ cùng cô và bạn xếp chai nước suối lên kệ, cửa hàng bán nước suối. Xem ai xếp khéo, thẳng và không đổ.
Hoạt động 2: “ Bé chơi với chai”
Trò chơi 1: Cái chai kỳ lạ
Tập thể dục sáng cùng cô, vận động cơ thể theo ý thích.
Tạo tình huống tập mệt, khát nước → Trẻ đến cửa hàng mua một chai nước suối uống.
Trò chuyện cùng trẻ: uống hết nước thì chai sẽ làm gì? Chơi gì với cái chai?
Tổ chức cho trẻ chia vào các nhóm có thau nước và các dụng cụ đong nước → chơi múc nước vào chai.
Trẻ phát hiện về chai khi có nước. Nhận biết khi đậy nắp chai, chai không chảy. Khi mở nắp, chai bị chảy → nước chảy mạnh bắn xa hơn.
Trò chơi 2: Nước chảy mạnh bắn xa hơn.
Cho trẻ suy nghĩ làm cách nào để chai không bị chảy nước nữa?
Cho trẻ thực hiện theo cách làm của mình (dán giấy, dán keo, trét đất sét…) → nước vẫn chảy.
Nếu trẻ không biết, cô gợi ý: cái tăm có thể giúp gì cho mình? Trẻ thử nghiệm và phát hiện nước ngừng chảy.
Tổ chức chơi: Phân loại đong nước vào đầy chai. Trẻ so sánh chai lớn, chai nhỏ có số lần đong nước khác nhau (với cùng một dụng cụ đong).
Trò chơi 3: Những cái chai ngộ nghĩnh.
Tổ chức cho trẻ dùng những cái chai đã cắt sẵn trang trí, làm thành ly nước cho các vào bơi, treo ở xung quanh lớp.
Trẻ tập thu dọn, dùng khăn lau, vắt nước.
Hoạt động 3: Dùng chai nước tưới cây.
Tổ chức cho trẻ đem những cái chai ra sân HĐNT, múc nước tưới vườn cây của bé.
Trò chơi vận động: Xếp chai, chơi chạy dzích dzắc, bật qua chai.
Hoạt động 4: Tạo hình cái chai
Góc khoa học: tiếp tục chơi khám phá với chai nước, chơi chiết nước từ chai này sang chai khác, đo mực nước cao thấp, đánh giá mực nước.
Góc tạo hình: Tạo hình với chai nước làm đồ chơi: máy bay, con thuyền, tàu lửa, hồ cá nhỏ…
Hoạt động 5: Vận động với những cái chai
Tham gia họat động phòng chức năng thể dục: xếp chai, ném bowling, bật qua chai, ném chai vào rỗ, chạy dzích dzắc…
Hoạt động phòng âm nhạc: Chơi với cái chai tạo âm thanh gõ nhịp, phách….
File đính kèm:
- chai nuoc.doc