Trong những năm qua Đảng và nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển giáo dục mầm non trên phạm vi toàn quốc, giáo dục mầm non đã có một bước phát triển và tiến bộ đáng kể về mạng lưới, qui mô trường lớp và chất lượng giáo dục. Hiện nay bộ giáo dục đang tiến hành xây dựng đề án phổ cập mẫu giáo 5 tuổi. Vì vậy để nâng cao chất lượng lớp mẫu giáo 5 tuổi chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 như thế nào?
-Nhận thức tầm quan trọng của việc phải phổ cập mẫu giáo 5 tuổi đồng thời thực hiện sự chỉ đạo của bộ giáo dục và đào tạo, sở giáo dục đào tạo, phòng giáo dục đào tạo, trường mẫu giáo Ngan Dừa đã tổ chức và chỉ đạo trực tiếp đến giáo viên lớp lá là cần phải nâng cao chất lượng mẫu giáo 5 tuổi để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, quan tâm huy động tất cả là 98% trẻ trong độ tuổi 5 tuổi ra lớp hoàn thành một năm tiền học đường để chuẩn bị cho trẻ vào lớp một trường phổ thông.
-Là một giáo viên dạy lớp lá trong suốt những năm học qua tôi luôn tìm tòi và học hỏi và luôn tham dự các lớp bồi dưỡng thường xuyên do sở, phòng tổ chức đồng thời được sự giúp đỡ của các anh chị đồng nghiệp cũng như ban giám hiệu nhà trường. Ngoài ra tôi thường xuyên tham gia dự các các chuyên đề do phòng – trừơng tổ chức, từ đó tôi rút ra những kinh nghiệm đáng có để làm thế nào chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1mà trẻ không bị hụt hẫng về kiến thức cũng như tâm sinh lý để trẻ tự tin khi bước vào mái trường học tập mới, môi trưởng học tập mà hoạt động học tập là chủ đạo thay thế cho môi trường hoạt động vui chơi là chủ đạo.
-Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng lớp mẫu giáo 5 tuổi chuẩn bị hành trang cho trẻ vào lớp 1, hoàn thành một năm tiền học đường có chất lượng để chuẩn bị đi học tiểu học. Chính điều đó mà nay suốt mấy năm qua tôi đã tích lũy cho mình một số ít kinh nghiệm của bản thân nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Chuẩn bị tốt cho trẻ mẫu giáo bước vào lớp 1” để viết sáng kiến kinh nghiệm.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6878 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chuẩn bị tốt cho trẻ mẫu giáo bước vào lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
-Trong những năm qua Đảng và nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển giáo dục mầm non trên phạm vi toàn quốc, giáo dục mầm non đã có một bước phát triển và tiến bộ đáng kể về mạng lưới, qui mô trường lớp và chất lượng giáo dục. Hiện nay bộ giáo dục đang tiến hành xây dựng đề án phổ cập mẫu giáo 5 tuổi. Vì vậy để nâng cao chất lượng lớp mẫu giáo 5 tuổi chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 như thế nào?
-Nhận thức tầm quan trọng của việc phải phổ cập mẫu giáo 5 tuổi đồng thời thực hiện sự chỉ đạo của bộ giáo dục và đào tạo, sở giáo dục đào tạo, phòng giáo dục đào tạo, trường mẫu giáo Ngan Dừa đã tổ chức và chỉ đạo trực tiếp đến giáo viên lớp lá là cần phải nâng cao chất lượng mẫu giáo 5 tuổi để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, quan tâm huy động tất cả là 98% trẻ trong độ tuổi 5 tuổi ra lớp hoàn thành một năm tiền học đường để chuẩn bị cho trẻ vào lớp một trường phổ thông.
-Là một giáo viên dạy lớp lá trong suốt những năm học qua tôi luôn tìm tòi và học hỏi và luôn tham dự các lớp bồi dưỡng thường xuyên do sở, phòng tổ chức đồng thời được sự giúp đỡ của các anh chị đồng nghiệp cũng như ban giám hiệu nhà trường. Ngoài ra tôi thường xuyên tham gia dự các các chuyên đề do phòng – trừơng tổ chức, từ đó tôi rút ra những kinh nghiệm đáng có để làm thế nào chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1mà trẻ không bị hụt hẫng về kiến thức cũng như tâm sinh lý để trẻ tự tin khi bước vào mái trường học tập mới, môi trưởng học tập mà hoạt động học tập là chủ đạo thay thế cho môi trường hoạt động vui chơi là chủ đạo.
-Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng lớp mẫu giáo 5 tuổi chuẩn bị hành trang cho trẻ vào lớp 1, hoàn thành một năm tiền học đường có chất lượng để chuẩn bị đi học tiểu học. Chính điều đó mà nay suốt mấy năm qua tôi đã tích lũy cho mình một số ít kinh nghiệm của bản thân nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Chuẩn bị tốt cho trẻ mẫu giáo bước vào lớp 1” để viết sáng kiến kinh nghiệm.
II.CƠ SỞ LÝ LUẬN:
-Để chuẩn bị tốt cho công tác nâng cao chất lượng gáo dục lớp mẫu giáo 5 tuổi, phổ cập mẫu giáo 5 tuổi để trẻ hoàn thành một năm tiền học đường thật tốt để bước vào lớp một thì năm 2006 Thủ Tướng Chính Phủ đã phê duyệt quyết định số 149/2006/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ về đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006-2015 đã nêu rõ nhà nước đầu tư cho các vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn từng bước thực hiện đổi mới nội dung phương pháp giáo dục mầm non chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1 và có tác dụng tích cực cho việc nâng cao chất lượng nền giáo dục Việt Nam. Thủ Tướng Chính Phủ cũng đã phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người 2003-2015” với các mục tiêu đảm bảo tất cả các trẻ đều hoàn thành 1 năm giáo dục tiền học đường có chất lượng để chuẩn bị đi học tiểu học.
-Thực hiện sự chỉ đạo của sở giáo dục đào tạo Bạc Liêu phòng giáo dục đào tạo huyện Hồng Dân năm học 2007-2008 huy động tối đa 98% trẻ mẫu giáo 5 tuổi ra lớp để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 được tốt nhất.
-Vậy để chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1 là chuẩn bị những gì? Trước hết cần chuẩn bị tâm thế cho trẻ chuẩn bị cho trẻ biết được 29 chữ cái, 10 chữ số…. Các chuẩn mực hành vi đạo đức để trẻ bước vào lớp 1, đồng thời cần cho trẻ làm quen với các kỹ năng ở lớp 1 trẻ biết được môi trường trẻ học ở lớp 1. Từ đó trẻ sẽ đẻ dàng làm quen và chuẩn bị cho mình một hành trang tốt nhất để sẵn sàng bước vào lớp 1 một cách tự tin và mạnh dạn.
III.CƠ SỞ THỰC TIỄN:
-Trong năm học 2007-2008 và 2008-2009 trường mẫu giáo Ngan Dừa có 7 lá cờ với trên 184 học sinh. Thực hiện sự chỉ đạo của bộ giáo dục và đào tạo, sở giáo dục đào tạo, phòng giáo dục đào tạo, trường đã luôn chú trọng đến việc huy động đến 98% số trẻ trong độ tuổi ra lớp đồng thời chú trọng việc nâng cao chấùt lượng lớp mẫu giáo 5 tuổi chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1.
-Cụ thể năm học 2007-2008 trường có hơn 170 cháu lớp lá đạt 98% cháu 5 tuổi ra lớp thì hầu như 100% các cháu đều biết đầy đủ 29 chữ cái và 10 chữ số trẻ mạnh dạn tự tin bức vào lớp 1.
-Là một giáo viên dạy lớp lá tôi nhận thấy được giảng dạy theo hướng đổi mới về nội dung, phương pháp và hình thức là rấùt hiệu quả trong việc trang bị cho trẻ những kiến thức cơ bản để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Đồng thời tôi cũng nhận thấy rằng qua việc giảng dạy theo hướng đổi mới nâng cao chấùt lượng lớp mẫu giáo 5 tuổi chuẩn bị cho trẻ vào lớp là vô cùng cần thiết và thiết thực cụ thể một số trẻ ở lớp tôi rất thích tìm hiểu, khám phá, chú ý, thích đọc chữ, học đọc, học viết nhưng trẻ nhận ra mặt chữ qua các dùng tranh, sách, truyện còn hạn chế.
-Sách chữ to còn ít.
-Nhận thức của trẻ không đều có trẻ cô chỉ đọc 1-2 lần thì trẻ đã nhớ mặt chữ và phát âm đúng chữ còn nhiều trẻ phát âm nhiều lần hỏi lại trẻ vẫn không nhớ được mặt chữ. Vì thế đòi hỏi sự kiên trì của mỗi giáo viên cần tập trung giúp đỡ để tất cả các cháu trong lớp đều phát triển tốt về mọi mặt chuẩn bị tốùt cho trẻ vào lớp 1.
IV.BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
-Trường tôi dạy là trường bán trú. Vì thế khi tôi nhận trẻ lớp chồi lên học thì tôi cũng đã làm quen trong giao tiếp với các trẻ đang học ở lớp chồi. Tôi trò chuyện hỏi tên trẻ nên khi lên lớp lá trẻ cũng quen mặt tôi và tôi cũng quen mặt trẻ và hiểu một phần tâm lý, cá tính của trẻ. Còn những trẻ tôi nhận mới từ trước đến giờ chưa từng học lớp chồi mà vào học mà học lớp lá thì tôi trò chuyện hỏi tên tạo sự thân thiết giữa cô và trẻ cho trẻ hiểu dược sau 1 năm học lớp chồi lớn lên thêm một tuổi nữa trẻ sẽ lên lớp và khi lên lớp lá vì lớp lá là lớp lớn nên cần phải gương mẫu cho các em lớp mầm, chồi học hỏi. Phải biết ngoan ngoãn, vâng lời, học giỏi, nghe lời cha mẹ, cô giáo và thương yêu các em nhỏ hơn.
-Khi lên lớp 1 thì chuẩn bị cho trẻ tính tự lập, tập cho trẻ thói quen, khả năng tự phục vụ, vào lớp sắp xếp dép để nơi qui định, tự cất lấy nón cặp. Trong giờ học có thói quen xây dựng bài, giơ tay phát biểu ý kiến chú ý bài học. Tự ăn một mình không cần cô đút, ăn xong tự mình thu dọn chén muỗng để nơi qui định, tự mình đánh răng, rữa mặt, lau tay. Tự mình thay quần áo và xếp quần áo ngay ngắn bỏ vào cặp…. Các thói quen này sẽ hình thành cho trẻ thói quen tự phục vụ bản thân mà không cần dựa vào người lớn.
-Chuẩn bị cho trẻ về thể lực là việc làm cần thiết nếu trẻ có sức khỏe tốt thì trí tuệ của trẻ được phát triển hoạt động thể lực qua các giờ thể dục như: chạy nhanh, đi trên ghế thể dục, trèo thang, ném. Trẻ vận động thường xuyên thì thể lực của trẻ sẽ tốt hơn.
-Trong giờ học toán tôi cho trẻ làm quen với cách xếp tương ứng 1:1 Ví dụ: xếp tất cả các nhóm chén ra hàng ngang từ bên trái sang bên phải và xếp tương ứng bên dưới 1 cây muỗng hoặc làm quen với các thuật ngữ toán học: nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau. Ví dụ: xếp 2 nhóm cô hỏi như thế nào với nhau? Nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy? Tại sao con biết? Hoặc muốn 2 nhóm bằng nhau con phải làm sao? Như vậy trẻ sẽ dùng tư duy và các giác quan của mình để suy nghĩ và trả lời câu hỏi của cô đặt ra.
-Môn làm quen với chữ cái và chữ viết là 1 việc cũng cần chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1. vì lên lớp 1 đòi hỏi trẻ biết được 29 chữ cái và nhận ra mặt chữ, viết được chữ cái. Tôi viết chữ dán vào các góc chơi, các đồ dùng tôi ghi tên vào đồ dùng của trẻ. Tuy trẻ sẽ không đọc được nhưng trẻ biết chữ đó ghi là gì? Dù trẻ không đọc được nhưng nhìn đồ dùng hoặc các góc thì trẻ có thể tự đọc được theo suy nghĩ của trẻ.Khi trẻ vào góc chơi thì trẻ chơi ở góc phân vai trò chơi “Bác sĩ” thì tôi cho trẻ phân công một bạn làm “ Bác sĩ” khám bệnh ghi toa thuốc. Còn ý tá ghi tên bệnh nhân thì tôi phát cho trẻ giấy viết để trẻ ghi tên bệnh nhân và ghi toa thuốc. Dù trẻ không biết viết nhưng trẻ sẽ vẽ hoặc viết lên giấy cũng rất hứng thú vào ngôn ngữ viết.
-Qua các giờ học tôi hình thành cho trẻ tư duy hình ảnh, trí tưởng tượng, óc sáng tạo, ghi nhớ và nhớ lại thông qua môn học làm quen chữ cái, môn tạo hình, môn làm quen chữ cái, môn môi trường xung quanh. Cụ thể như giờ văn học. Tôi kể chuyện cho trẻ nghe, tôi tạo tình huống. Ví dụ: chuyện gì sẽ xảy ra? Để trẻ dùng tư duy để suy nghĩ tới tình huống kế tiếp như thế nào? Cô cho trẻ lên kể tiếp đọan cuối theo trí tưởng tượng của trẻ. Sau cùng tôi kể tiếp đoạn cuối qua việc trẻ ồ lêân đoạn cuối của câu chuyện trẻ nhận ra được tốt-xấu, thiện-ác. Trẻ cảm thấy thương hại nhân vật xấu có kết cuộc không tốt qua đó hình thành lòng nhân hậu vị tha ở trẻ. Tôi cho trẻ dùng ngôn ngữ của mình để phát triển ngôn ngữ mạch lạc, phát triển trí tưởng tượng thông qua cho trẻ kể chuyện sáng tạo theo lời kể hoặc cho trẻ đóng kịch. Trẻ chỉ nhớ lại nội dung còn trẻ tự mình diễn đạt theo ngôn ngữ của mình.
-Tôi khen trẻ ở mọi lúc mọi nơi trẻ làm tốt tôi đều khen trẻ động viên trẻ. Ví dụ: con giỏi lắm, con lớn rồi. Trẻ râùt thích được khen trẻ sẽ cố gắng làm tốt hơn nữa giúp trẻ hiểu được trẻ đã lớn sắp lên lớp 1.
-Tôi dẫn trẻ tham quan trường tiểu học nhà trường tổ chức cho trẻ nghe tên trường. Tên các phòng ban, các phòng học, bàn ghế các đồ dùng, sân chơi và các bảng biểu có ghi ở trường tiểu học. Từ đó trẻ sẽ biết được vì cô biết chữ nên cô mơiù đọc và trẻ sẽ có ý thức học để được đọc chữ giống như cô.
-Tôi thường trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của cháu hoặc tình hình sinh hoạt, sức khỏe của cháu khi ở trường tôi cũng trao đổi với phụ huynh hiểu và quan tâm dạy cháu thêm ở nhà và cho phụ huynh hiểu những gì mà tôi đã chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1 để phụ huynh cùng với tôi có phương pháp giáo dục giúp trẻ có bước chuẩûn bị tốt khi lên lớp 1.
V.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
-Với những gì mà tôi đã chuẩn bị để trẻ bước vào lớp1 được tôùt hơn thì tôi thực hiện áp dụng vào giảng dạy thì năm học 2007-2008 số trẻ học lớp tôi đã dạy có sự tiến bộ rõ rệt và có gần 90% trẻ lớp tôi đã chuẩn bị đủ tư thế khi bướcvào lớp 1.
-Trẻ lên lớp 1: 100% trẻ đã nắm được 29 chữ cái và viết được 29 chữ cái và 100% trẻ đã nắm được 10 chữ số .
-100% trẻ đã chuẩn bị tâm lý khi vào lớp 1.
VI. BÀI HỌCKINH NGHIỆM.
Qua quá trình thực hiện bản thân tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm sau:
- Mỗi giáo viên cần phải dựa vào kinh nghiệm và các nguyên tắc dạy học để tổ chức các hoạt động đảm bảo tính vừa sức, phát triển trí tuệ, tính tự chủ, tính mạnh dạn cho trẻ nhằm hình thành cho trẻ khả năng quan sát, ghi nhớ và vận động để kích thích sự tự khám phá vấn đề của trẻ. Nếu giáo viên tổ chức các hoạt động đơn giản thì sẽ không kích thích tính sáng tạo tò mò, suy nghĩ của trẻ.
-Thông qua môn môi trường xung quanh cho trẻ tham quan trường tiểu học sẽ giúp trẻ có tâm lý tốt để bước vào lớp 1.
-Phối hợp với phụ huynh để cùng với phụ huynh vận động giáo dục trẻ thực hiện tốt yêu cầu cần đạt của giáo viên.
-Luyện khả năng chú ý có chủ định, biết tập trung lắng nghe yêâu cầu của cô kỹ năng nghe, nói, viết để mở rộng vốn hiểu biết đểû trẻ hình thành 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Sau này của trẻ để trẻ tự tin hơn khi trẻ bước vào lớp 1 được tốt hơn.
VII.KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT:
-Các cấp các ngành tạo điều kiện kinh phí cho trường mua thêm tranh ảnh, truyện tranh có chữ to.
-Tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên tập huấn thao giảng rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả hơn nữa trong hoạt động giảng dạy.
Ngan Dừa, ngày 1 tháng 04 năng 2009
Người viết
Đồng Thị Ngọc Đát
File đính kèm:
- skkn Chuyen de mn lop la.doc