Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Ở thế kỷ XVII-XVIII, khi cách mạng công nghiệp được tiến hành ở Tây Âu, Công nghiệp hoá được hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc. Khái niệm công nghiệp hoá mang tính lịch sử, tức là luôn có sự thay đổi cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, của khoa học công nghệ. Do đó, việc nhận thức đúng đắn khái niệm này trong những giai đoạn phát triển của nền sản xuất xã hội có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn.
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2675 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Công nghiệp hoá -Hiện đại hoá, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Ở thế kỷ XVII-XVIII, khi cách mạng công nghiệp được tiến hành ở Tây Âu, Công nghiệp hoá được hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc. Khái niệm công nghiệp hoá mang tính lịch sử, tức là luôn có sự thay đổi cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, của khoa học công nghệ. Do đó, việc nhận thức đúng đắn khái niệm này trong những giai đoạn phát triển của nền sản xuất xã hội có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn.
Kế thừa và chọn lọc những tri thức văn minh của nhân loai ,rút kinh nghiệm trong lịch sử tiến hành công nghiệp hoá, và từ thực tiễn công nghiệp hoá ở Việt Nam trong thời kì đổi mới, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 khoá VI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng Sản VIệt Nam dã xác định:công nghiệp hoá - hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Do những biến đổi của nền kinh tế thế giới và điều kiện cụ thể của đất nước, công nghiệp hoá ở nước ta hiện nay mang những đặc điểm cơ bản như: công nghiệp hoá gắn liền với hiện đại hoá, nhằm mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong điều kiện cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước và bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, mở cửa nền kinh tế, phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế là tất yếu đối với đất nước ta.
Vậy hiện nay, thực tiễn quá trình công nghiệp hoá hiện đại hóa ở nước ta đang diẽn ra như thế nào và những tiền đề, biện pháp để thực hiện thắng lợi quá trình đó,chính là nội dung tôi muốn tìm hiểu trong bài tiểu luận của mình. Nội dung và hình thức của bài tiểu luận còn nhiều hạn chế, tôi rất mong được sự góp ý sửa chữa của thầy giáo và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
I. MỤC TIÊU CỦA CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ
* Tìm hiểu lịch sử những ý tưởng duy tân gắn với CNH - HĐH
Lịch sử Việt Nam có nhiều cuộc cải cách lớn xuất hiện ở những thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, xét về ý tưởng và nội dung, phải đến các nhà duy tân cuối thế kỷ XIX mới được coi là sự kiện thể hiện tinh thần công nghiệp hoá. Mục tiêu của các đề án duy tân lúc đó nhằm đuổi kịp trình độ tiên tiến ở các nước đã thực hiện công nghiệp hoá. Trước hết, nguy cơ xâm lược nước ta không phải từ các quốc gia láng giềng phương Bắc, mà là đế quốc phương Tây. Các nhà duy tân hiểu rằng chỉ có thể chống lại kỹ thuật hiện đại bằng cách phải trang bị kỹ thuật hiện đại. Nguyện vọng cứu nước, chống Pháp và nguyện vọng duy tân thống nhất là một. Chính xu hướng duy tân đất nước xuất hiện từ năm 1861, khi Phan Thanh Giản vào đàm phán với Pháp ở Gia Định, Nguyễn Trường Tộ làm phiên dịch cho Pháp đã viết thư cho Phan Thanh Giản đề nghị phải cấp bách tiến hành duy tân. Mặt khác, quan điểm thức thời ở những người được đi ra nước ngoài, chứng kiến tận mắt cảnh tượng “thần kỳ” của thế giới tư bản cũng định hình mục tiêu duy tân đất nước.
Những đề nghị duy tân chứa đựng nhiều tinh thần công nghiệp hoá. Ví dụ, Nguyễn Trường Tộ có các đề xuất: Phát triển công nghiệp khoáng sản và ngành luyện kim; Nhà nước vay tiền của các ngân hàng nước ngoài (như Ngân hàng Anh ở Hương Cảng) để có tiền mở mang kỹ nghệ; Đề cao giáo dục kiến thức thực dụng, kiến thức hiện đại và học tập khoa học phương Tây; Đề nghị nhà nước cử người đi du học nước ngoài, nhất là sang Anh hay Pháp, vì đây là những nước tiên tiến nhất. Như vậy, phong trào duy tân cuối thế kỷ XIX chứa trong mình hoài bão lớn. Đúng như nhà sử học Pháp Jean Chesneaux so sánh: Phong trào duy tân cuối thế kỷ XIX ở Việt Nam giống trào lưu hình thành ở Trung Quốc sau năm 1895.
Định hướng công nghiệp hoá thời kỳ này không thể hiện rõ ở bản thân những luận thuyết. Các ý kiến mang ra tranh cãi, như Paul Bernard thuyết trình tại Đại hội Liên hợp thực dân Pháp (tiểu ban Đông Dương) cuối năm 1937, nhan đề “Những vấn đề đặt ra bởi sự phát triển công nghiệp ở Đông Dương”; G.Kherian trong cuốn sách “Có cần công nghiệp hoá Đông Dương hay không?”... chưa thể coi là những công trình nghiên cứu nghiêm túc về công nghiệp hoá. Có xét hoàn cảnh khách quan lúc đó mới bộc lộ tính chất của vấn đề. Sau khủng hoảng 1930 - 1931, do chiều hướng thu hẹp thị trường trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, sự cạnh tranh không ngừng phát triển, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau ngày càng sâu sắc. Riêng tư bản tài chính Pháp ở Đông Dương đã vấp phải những khó khăn rất nặng nề về thị trường. Mâu thuẫn giữa các nhóm tư bản tài chính Pháp phát triển gay gắt hơn trước. Tình hình đó nẩy sinh xu hướng độc lập, tự lực phát triển của lực lượng kinh tế ở Đông Dương, thậm chí cả xu hướng cạnh tranh với các ngành công nghiệp tại chính quốc.
Sự kiện công nghiệp hoá Đông Dương đã nhanh chóng đi vào dĩ vãng, bởi dù sao Chính phủ Pháp không bao giờ chấp nhận cạnh tranh từ phía các nước thuộc địa. Kết cục này cho phép rút ra kết luận: Độc lập, tự chủ dân tộc là điều kiện tiên quyết tiến hành công nghiệp hoá. Công nghiệp hoá sẽ nẩy sinh những mâu thuẫn và chỉ đứng trên lợi ích tuyệt đối của dân tộc, nỗ lực của bản thân dân tộc mới giải quyết theo hướng tích cực các mâu thuẫn đó.
Hoàng Xuân Long
(KHCN tháng 4/2006)
Trong điều kiện ngày nay, Đảng ta xác định; Công Nghiệp Hóa (CNH) là quá trình chuyển đổi cơ bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý kinh tế, xã hội từ dựa vào lao động thủ công là chính sang dựa vào lao động kết hợp cùng với phương tiện, phương pháp công nghệ, kỹ thuật, tiên tiến hiện đại để tạo ra năng suất lao động cao. (Theo đại hội đảng 10)
Với mục tiêu lâu dài: la xây dựng nước Việt Nam trở thành nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, quan hệ cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản suất, đời sống vật chất tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Ra sức phấn đấu để đến năm 2020 nước Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp (có tỷ trọng ngành công nghiệp vượt trội hơn các ngành khác).
Mục tiêu cụ thể : Đến năm 2010, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp với tỉ trọng trong GDP của nông nghiệp chiếm 16-17%, công nghiệp khoảng 40-41%, dịch vụ chiếm 42-43%, tỷ trọng lao động trong tổng lao động xã hội, lao động công nghiệp và dịch vụ là 50%, nông nghiệp là 50%.
II. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ -HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
- Giữ vững độc lập tự chủ, đi đôi với hợp tác, mở rộng, hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế. Dựa vào nguồn lực trong nước là chính, đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực từ bên ngoài, xây dựng một nền kinh tế mở cửa hội nhập hướng mạnh về sản xuất cho xuất khẩu, đồng thời thay thế sản phẩm nhập khẩu cho có hiệu quả.
- CNH-HĐH là sự nghiệp của toàn dân, được mọi thành phần kinh tế tham gia, trong đó nền kinh tế nhà nước là chủ đạo.
- Lấy việc phát huy yếu tố con người làm chủ đạo, tăng trưởng kinh tế gắn liền với cải thiện đời sống người dân, tăng cường dân chủ, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội.
- Khoa học công nghệ là động lực của CNH-HĐH, kết hợp công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào công nghệ hiện đại ở những khâu có tính chất quyết định.
- Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội tổng thể là tiêu chuẩn cơ bản để xây dựng phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư phát triển và công nghệ, đầu tư có chiều sâu để khai thác tối đa nguồn lực hiện có, trong phát triển mới ưu tiên phát triển quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến, tạo nhiều việc làm, thu hồi vốn nhanh, đồng thời xây dựng một số công trình qui mô lớn thật cần thiết và có hiệu quả.
- Kết hợp chặt chẽ toàn diện, phát triển kinh tế quốc phòng. – an ninh đất nước
III. NHỮNG TIỀN ĐỀ THỰC HIỆN THẮNG LỢI SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ ,HIỆN ĐẠI HOÁ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1. Đào tạo nguồn nhân lực
Nhân tài, hiền tài - là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì nhân tài, hiền tài nhiều. Nguyên khí suy thì nhân tài hiếm, hiền tài càng không có. Vào các thời mạt vận của các triều đại phong kiến xưa, có lúc có tình trạng: “Nhân tài như lá mùa thu. Tuấn kiệt như sao buổi sớm” tức là rất hiếm.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu dự Hội nghị giáo viên toàn miền Bắc tại Thủ đô Hà Nội. 1958.
Đất nước ta, dưới thời thực dân phong kiến cũng vậy, nhiều tài năng bị thui chột, nhân tài do đó chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Còn hiền tài thì chỉ được hun đúc trong gian khổ hy sinh của cách mạng. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, biết bao thanh, thiếu niên thông minh, hiếu học đã phải hiến thân cho Tổ quốc khi chưa được đào tạo để trở thành nhân tài.
Ngày nay, đất nước được độc lập tự do, nhân dân có quyền làm chủ, nhân tài có điều kiện nở rộ, nếu được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, phát triển và sử dụng. Toàn Đảng, toàn dân ta đang chăm lo đào tạo nhân tài. Các ngành tư tưởng, văn hóa, giáo dục, khoa học... đều dốc sức vào việc đào tạo nhân tài. Các đoàn thể quần chúng, các hội văn học nghệ thuật, khoa học kỹ thuật, các địa phương từ làng, xã đến huyện, tỉnh, thậm chí đến các gia đình, dòng họ đều chăm lo đào tạo và phát triển nhân tài. Thực tiễn đất nước cũng cho thấy một xu thế tất yếu đang diễn ra là sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa đòi hỏi phải có nhiều nhân tài để thực hiện. Ngược lại, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa lại là điều kiện để sản sinh ra nhiều nhân tài. Từ đông đảo các nhân tài sẽ xuất hiện những hiền tài.
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển của mọi nền kinh tế. Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định “.. nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”, “...Con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá...”. Đại hội Đảng lần thứ X cũng nhấn mạnh: “Phát triển mạnh, kết hợp chặt giữa hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo để thực sự phát huy vai trò quốc sách hàng đầu, tạo động lực đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức.
Nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu CNH-HĐH bao gồm những con người có đức có tài, ham học hỏi,mthông minh sang tạo làm việc quên mình vì nền độc lập và sự phồn vinh của Tổ quốc, được chuẩn bị tốt về kiến thức nghề nghiệp, về năng lực sản xuất và kinh doanh, về điều hành vĩ mô nền kinh tế và toàn xã hội, có trình độ khoa học kỹ thuật vươn lên ngang tầm thế giới. Trong nguồn nhân lực ấy, việc xây dựng giai cấp công nhân là một mhiệm vụ trọng tâm, bởi vì chỉ có giai cấp công nhân trưởng thành về chính trị ,có trình độ mới có thể là nòng cốt để lien minh với nông dân và đội ngũ trí thức ,tập hợp và đoàn kết các thành phần khác, phấn đấu đưa sự nghiệp CNH-HĐH đến thành công.
- Đất nước ta đã là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO, vấn đề phát triển nguồn nhân lực càng trở nên bức thiết. Trước hết, nhân lực cho WTO phải thông thạo luật lệ quốc tế. Đối với doanh nghiệp Việt Nam, điều này đặt ra một thách thức không nhỏ. Chúng ta vẫn chưa quên bài học đắt giá của Vietnam Airlines vào năm 2005. Do chủ quan và thiếu hiểu biết về luật pháp quốc tế, Vietnam Airlines đã không cử đại diện tham dự phiên tòa khi có giấy triệu tập của tòa án Roma. Kết quả là Vietnam Airlines phải trả 5 triệu Euro. Vụ kiện này chỉ là một trong những vấn đề mà doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt khi hội nhập quốc tế. Nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng này là do các doanh nghiệp chưa đánh giá đúng về tầm quan trọng của vấn đề pháp lý, vì họ thường quan niệm sai lầm rằng có thể giải quyết vấn đề bằng nhiều cách, trong khi đối với quốc tế mọi vấn đề đều phải giải quyết dựa trên pháp luật. Khi tham gia vào “sân chơi chung toàn cầu”, do số lượng các hợp đồng thương mại được ký kết rất nhiều, doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn không thể tránh khỏi tranh chấp quốc tế trong quá trình thực hiện hợp đồng. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp hiện thiếu hiểu biết về luật lệ quốc tế và chưa có thói quen tôn trọng những luật lệ đó.
Bên cạnh đó, cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi khi hội nhập. Muốn cạnh tranh, doanh nghiệp Việt Nam buộc phải có những thay đổi về nguồn nhân lực, cách thức quản lý, máy móc thiết bị công nghệ, và phải có năng lực nhất định về tiếp cận, chiếm lĩnh thị trường. Trong các yếu tố trên, yếu tố con người đặc biệt quan trọng. Thiết bị và công nghệ có hiện đại đến mấy nhưng con người không đủ mạnh thì sẽ nhanh chóng bị thua trên sân nhà.
Nhìn lại thực trạng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nước ta, chúng ta không thể phủ nhận rằng doanh nghiệp Việt Nam kém cạnh tranh. Xét về đội ngũ quản lý, đội ngũ chủ doanh nghiệp, giám đốc và cán bộ quản lý doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý. Số lượng doanh nhân giỏi, trình độ chuyên môn cao và năng lực quản lý tốt chưa nhiều. Đa phần họ chưa được trang bị các kiến thức kinh doanh như: quản trị doanh nghiệp, phát triển thương hiệu, chiến lược cạnh tranh, ứng dụng công nghệ thông tin,… Hoạt động quản lý chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tiễn, do đó tính hiệu quả chưa cao và dễ gặp rủi ro.
Một trong những đặc điểm được đề cập đến nhiều nhất là Việt Nam có số lượng lao động dồi dào, giá cả rẻ. Trên thực tế, lợi thế cạnh tranh này bị hạn chế, bởi hầu hết lao động không có tay nghề cao, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thấp, cơ cấu đào tạo chưa hợp lý, chất lượng đào tạo còn nhiều bất cập.
Tuy nhiên, khi mở cửa, các công ty đa quốc gia và các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục vào Việt Nam sẽ gián tiếp góp phần làm tăng chất lượng nhân lực nước ta; Các doanh nghiệp Việt Nam phải tự đào tạo nguồn lực cho mình và ngày càng có những yêu cầu khắt khe hơn với các tổ chức đào tạo; Chính các công chức phải tự học tập, nâng cao chuyên môn để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, đáp ứng đòi hỏi của cải cách.
WTO mang đến nhiều cơ hội nhưng những khó khăn chúng ta phải đối mặt cũng vô cùng to lớn. Tuy nhiên, Việt Nam không thể đứng ngoài “sân chơi” này. Nguồn nhân lực của chúng ta hiện nay chưa phải là mạnh, nhưng chúng ta có quyền tin rằng, gia nhập WTO là một giải pháp hiệu quả để nâng cao nguồn lực này, chứ không nên lo lắng nguồn nhân lực yếu sẽ làm chúng ta thất bại trong hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả
Thực trạng: Nguồn vốn huy động được cả trong và ngoài nước không nhỏ. Tuy nhiên, vẫn tồn tại quá nhiều vấn đề trong sử dụng vốn, xảy ra tình trạng lãng phí kép, và "bệnh hình thức".
"Lãng phí kép" trong sử dụng vốn
Với một quốc gia đang phát triển nhanh như Việt Nam, nhu cầu vốn rất lớn. Tuy nhiên, thực tế hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ở nước ta hiện nay đến đâu? Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: "Ở Việt Nam, tồn tại một nghịch lí là nước nghèo nhưng không biết tiêu tiền hợp lí, gây lãng phí". Chúng ta chưa quan tâm đầy đủ việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư kể cả ngân sách, nguồn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài và ODA.
Dự án xây dựng chung cư cao cấp An Trung II (Đà Nẵng), giá trị gần 100 tỉ đồng bị bỏ hoang từ năm 2003 đến nay. Ảnh Lao Động.
Việc thất thoát ngân sách đã được Chính phủ thừa nhận, Quốc hội bàn thảo, và khiến người dân xót xa. Tiền ngân sách là gì khác ngoài tiền thuế của dân đóng góp?
Đầu tư trong nước cũng là một nguồn lực tốt, thậm chí, năm 2006, đầu tư trong nước còn lớn hơn FDI. Hầu hết đầu tư trong nước là các DN tư nhân, các cá nhân, do đó, họ có lợi ích thực, thúc đẩy hiệu quả càng cao càng tốt. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn trong nước vẫn bị hạn chế do tác động chung của các nguồn lực khác: Cơ chế chính sách, vấn đề cơ sở hạ tầng và cả những ưu đãi lớn dành cho DN nhà nước. Đáng ra, tư nhân có thể sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn rất nhiều. Tất nhiên, không phủ nhận sự yếu kém của DN tư nhân trong nước, nhưng một yếu tố quan trọng chính là môi trường kinh doanh còn quá nhiều nhân tố bất ổn, do chính nhà nước tạo ra. Về vốn bên ngoài, chúng ta đã nhận được rất nhiều cam kết, nhưng tốc độ giải ngân còn quá thấp. Cam kết FDI 10-16 tỷ USD nhưng thực tế tỉ lệ giải ngân thấp hơn đáng kể, chỉ 4,1 tỷ USD năm ngoái. Các nhà đầu tư vào nhưng chưa đưa được tiền vào. Nếu để tình trạng này lâu, nguy cơ rõ ràng có thể xảy đến chính là việc các nhà đầu tư ngần ngại trong việc đưa ra các cam kết mới, và cả trong thực hiện các cam kết đã có. Thậm chí họ có quyền rút vốn như đã từng xảy ra. Việt Nam đã mất tới 10 năm để khôi phục đà đầu tư từ những năm 1995, 1996. Vào thời điểm đó, mức cam kết đầu tư vào Việt Nam đã lên tới 8 tỷ USD.
Trên thế giới, nước nào cũng muốn thu hút đầu tư cho phát triển. Tình trạng khát vốn diễn ra ở mọi nơi. Địa bàn chọn lựa đầu tư rất rộng. Nếu Việt Nam khó khăn, làn sóng đầu tư vào nước này sẽ nhỏ dần, thậm chí mất hẳn. Cố gắng lôi lại đà đó không hề dễ dàng.
Về cơ sở hạ tầng, nhiều nhà đầu tư nước ngoài mong đầu tư nhưng bản thân Việt Nam lại chưa tạo điều kiện đầy đủ. Hình thức BOT đã được luật hóa nhưng chưa có hướng dẫn thực sự để DN nước ngoài tham gia. Cách đây chưa lâu, Phần Lan đã mất 5-7 năm để đàm phán tham gia xây dựng hạ tầng, đạt đến kí kết. Họ lại phải mất thêm 2 năm đàm phán về giá cung cấp điện nhưng không có kết quả. Nước này đã rút dự án khỏi Việt Nam. Bài học Phần Lan cần phải tránh.
Việt Nam cũng có thể học bài học Philippine khi nước này quyết định mở cửa thị trường điện để nhà đầu tư nước ngoài vào tham gia. Chỉ trong vài năm, nhu cầu điện đã được đáp ứng cơ bản. Nhờ đó, Philippine đã giảm tải được nguồn vốn lớn mà ngân sách phải bỏ ra cho phát triển hạ tầng điện, dành đầu tư cho lĩnh vực khác. Việc mở cửa thị trường điện nhiều nước khác cũng đã làm rồi.
Thu hút và tạo điều kiện cho FDI vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng chính là một giải pháp quan trọng để tăng hiệu quả sử dụng vốn, tránh "lãng phí kép".
Chúng ta không thể chỉ dựa riêng vào ngân sách, vào ODA để làm hạ tầng. Phải tin mình và tin các nhà đầu tư để mạnh dạn mở cửa. Không thể quay lưng lại với cơ hội, nhất là khi chúng ta đã có hệ thống pháp lí quốc tế để soi chiếu, có kinh nghiệm hợp tác nhiều năm. Tâm lí e ngại đáng ra không được duy trì lâu như vậy. Giá của sự chờ đợi ấy không đáng.
Đối với vốn ODA, Việt Nam chưa thực hiện tốt tất cả các công việc cần thiết để giải ngân tốt hơn. Một phần do phức tạp thủ tục, một phần do quy định khác nhau giữa nhà tài trợ và chính phủ Việt Nam nên khó thống nhất. Sau khi chọn được dự án ODA đã khó, việc chuẩn bị của Việt Nam khi có vốn ODA còn chậm, rõ nhất là chuẩn bị mặt bằng, và không có sẵn vốn đối ứng trong các dự án. Điều kiện con người và kinh tế kỹ thuật đã làm chậm quá trình giải ngân. Ngay cả một nơi được đánh giá là phát triển năng động như thành phố Hồ Chí Minh cũng có tình trạng đó. Một số nhà cung cấp ODA đã thực hiện biện pháp mang tính trừng phạt nhưng cũng không thúc đẩy được bao nhiêu. Trong khi đó, mỗi nguồn ODA có thời gian ân hạn nhất định. Nếu không làm việc, chúng ta đã tự tước bỏ đi thời gian ưu đãi ấy. Ví dụ, một dự án ODA quy định trong 10 năm được hưởng lãi suất thấp, hoặc không phải trả lãi. Nhưng vì quá trình giải ngân chậm, khi dự án bắt đầu đi vào sử dụng chỉ còn 2-3 năm. Chúng ta đã tự đánh mất 7-8 năm quý giá. Và cái giá của ODA trở nên đắt đỏ hơn. Chưa kể nó sẽ kìm hãm sự phát triển của khu vực, lĩnh vực đưa ODA vào. Đây là lãng phí kép: tiền của, gánh nợ, thời gian cho phát triển. Đặc biệt, mất thời gian đồng nghĩa với mất đi các cơ hội. Nếu có thể sử dụng vốn ở tất cả các khu vực ngân sách nhà nước, DN tư nhân, FDI, ODA hiệu quả hơn, chắc chắn thời gian trở thành nước thu nhập trung bình sẽ được rút ngắn và chất lượng tăng trưởng cũng cao hơn.
Kiếm tiền ở Việt Nam thì dễ, cho tiền Việt Nam quá khó!
Huy động nguồn vốn mới cho phát triển, đặc biệt, để nâng cao chất lượng tăng trưởng là câu hỏi lớn. Một cán bộ chương trình của USAID gợi ý, "viện trợ theo con đường nhân dân, qua các tổ chức phi chính phủ, các hoạt động xã hội của tập đoàn kinh tế nước ngoài... là một lựa chọn thay thế". Tuy nhiên, trên thực tế, "kiếm tiền ở Việt Nam thì dễ, cho tiền Việt Nam quá khó", cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Pete Peterson, hiện đang là lãnh đạo của một tổ chức phi chính phủ Mỹ tại Việt Nam nói. Đại diện các tổ chức phi chính phủ thường xuyên phàn nàn về tình trạng quá khó khăn trong thực hiện dự án ở Việt Nam. Bà Phạm Chi Lan cho rằng, không phải Chính phủ không quan tâm nhưng lại có tâm lí ngại dự án nhỏ của người thực hiện. Thái độ công chức là ngại làm với những cái nhỏ/lẻ, thích làm những dự án lớn. "Nó cũng là dạng bệnh thành tích trong huy động vốn, thích những dự án lớn. Mà gốc rễ của nó không gì khác chính là theo đuổi mục tiêu số lượng chứ không phải chất lượng.
Nguồn vốn cam kết FDI, ODA như quả sung trên cây chưa rơi xuống. Dự án ODA lớn, FDI lớn, nhưng nếu không được giải ngân thì giá trị cũng không bằng một dự án nhỏ của NGOs nhưng giúp được một xã cải thiện cuộc sống, hiệu quả ngay lập tức giúp cho hàng vạn người. Những dự án của NGO tuy nhỏ nhưng là những dự án dân sinh, giúp giải quyết câu chuyện người nghèo, hỗ trợ DN, giáo dục đào tạo cho người dân tộc, người dân ở vùng sâu vùng xa... Chương trình nhỏ nhưng giá trị cao, có hiệu quả ngay tức thì. Với NGOs cũng như những người làm từ thiện hiện nay, chúng ta cần phải biết quý từng đồng, dù là 50000 hay 50 triệu, vì nó là tâm huyết, là tấm lòng. Dự án nhỏ nhưng nó là tâm huyết của người dân nước đó đã đóng góp, mình phải biết quý. Việt Nam đã có những phong trào về chống bệnh thành tích trong giáo dục. Nhưng xét trên một góc độ, cần có cả chống bệnh thành tích trong thu hút và sử dụng vốn. Câu chuyện về nguốn vốn NGOs chỉ là một ví dụ điển hình.
3. Phát triển khoa học công nghệ
Khoa học –công nghệ được xác định là động lực của CNH-HĐH ,có vai trò quyết dịnh lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung ,CNH-HĐH nói riêng.
- Quan điểm phát triển khoa học và công nghệ đến 2010
Quan điểm chủ đạo về phát triển KH&CN đã được chỉ rõ trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước, như: Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, Luật KH&CN, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX và Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 khoá IX mới đây. Những quan điểm này cần được cụ thể hoá và phát triển phù hợp với bối cảnh mới trong nước và quốc tế trong giai đoạn từ nay đến năm 2010.
- Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Để KH&CN nhanh chóng phát huy được vai trò là nền tảng và động lực đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Nhà nước cần có chính sách quan tâm đặc biệt đến phát triển KH&CN: coi đầu tư cho KH&CN là đầu tư phát triển; ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực; tạo động lực vật chất và tinh thần mạnh mẽ cho cá nhân hoạt động KH&CN, trọng dụng và tôn vinh nhân tài.
- Phát triển kinh tế - xã hội dựa vào khoa học và công nghệ, phát triển khoa học và công nghệ định hướng vào các mục tiêu kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng và an ninh Các chủ trương, quyết định, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng phải được luận cứ về KH&CN; các nhiệm vụ KH&CN phải hướng vào giải quyết có hiệu quả các mục tiêu kinh tế - xã hội. Mọi ngành, mọi cấp phải đẩy mạnh việc triển
- Bảo đảm gắn kết giữa khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo; giữa khoa học và công nghệ; giữa khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học ký thuật. Sự gắn kết giữa KH&CN với giáo dục - đào tạo trước hết phải được thực hiện ngay trong các trường đại học, các tổ chức nghiên cứu và phát triển; đồng thời có cơ chế khuyến khích kết hợp với biện pháp hành chính để tạo ra sự hợp tác, phối hợp giữa các tổ chức này. Sự gắn kết giữa các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và giữa khoa học với công nghệ được thực hiện trên cơ sở những nghiên cứu liên ngành nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội tổng hợp và phát triển bền vững đất nước.
- Đẩy mạnh tiếp thu thành tựu khoa học và công nghệ thế giới, đồng thời phát huy năng lực khoa học và công nghệ nội sinh, nâng cao hiệu quả sử dụng tiềm lực khoa học và công nghệ của Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hợp tác quốc tế về KH&CN phải được đẩy mạnh nhằm khai thác những cơ hội mà toàn cầu hoá có thể mang lại. Trong điều kiện của nước ta hiện nay, cần lấy nhập công nghệ từ các nước phát triển là chủ yếu nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế - kỹ thuật; đồng thời nâng cao năng lực KH&CN nội sinh để tiếp thu có hiệu quả thành tựu KH&CN hiện đại của thế giới. Đổi mới cơ chế quản lý nhằm khai thác tối đa năng lực KH&CN hiện có trong nước, vừa tranh đất nước.
- Tập trung đầu tư của Nhà nước vào các lĩnh vực trọng điểm, ưu tiên, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động khoa học và công nghệ. Nhà nước tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; kết hợp đồng bộ giữa đầu
File đính kèm:
- Cong nghiep hoa Hien dai hoa.doc