Đề tài Dạy học có hiệu quả phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh

 Nhân loại đang đứng trước ngưỡng cửa của thế kỷ mới đó sẽ là thế kỷ của sự bùng nổ kỳ diệu về trí tuệ của con người. điều đó chứng tỏ trí tuệ đóng vai trò quyết định đối với sự tiến bộ, sự phát triển của nền văn minh nhân loại đó chính là những thách thức đối với nền giáo dục. Khi nói tới điều này, chúng ta lại nghỉ đến những chồi non không ai hết chính là những đứa trẻ đặt nền móng cho tương lai.

 Vì thế mà tôi lúc nào cũng băn khoăn suy nghỉ và luôn mong muốn rằng làm sao để dạy dỗ các cháu có thể vươn cao hơn nữa những ước mơ, ham thích, sở thích của mình, những năng khiếu vốn có vào trong các hoạt động ở lớp để các cháu trở thành một người tốt, người có ích cho xã hội.

 Qua một thời gian giảng dạy, tôi nhận thấy rằng đối với trẻ mẫu giáo tất cả các hoạt động đều rất quan trọng, hoạt động nào cũng đưa kiến thức và tính giáo dục cao đối với trẻ. Nhưng ở lớp tôi, đa số các cháu 3 - 4 tuổi muốn đạt những điều đó thì trước hết dạy học phải phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Chính vì vậy, tôi thấy hoạt động này rất quan trọng đối với trẻ. Vì vậy, bản thân tôi muốn mình góp một phần nào đó với đề tài: “Dạy học có hiệu quả phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh” mà tôi đã đúc rút ở trường qua quá trình học tập, nghiên cứu và giảng dạy.

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3729 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Dạy học có hiệu quả phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Tên đề tài : “ DẠY HỌC CÓ HIỆU QUẢ PHÙ HỢP VỚI ĐẶC ĐIỂM LỨA TUỔI CỦA HỌC SINH.” II. Đặt vấn đề : Nhân loại đang đứng trước ngưỡng cửa của thế kỷ mới đó sẽ là thế kỷ của sự bùng nổ kỳ diệu về trí tuệ của con người. điều đó chứng tỏ trí tuệ đóng vai trò quyết định đối với sự tiến bộ, sự phát triển của nền văn minh nhân loại đó chính là những thách thức đối với nền giáo dục. Khi nói tới điều này, chúng ta lại nghỉ đến những chồi non không ai hết chính là những đứa trẻ đặt nền móng cho tương lai. Vì thế mà tôi lúc nào cũng băn khoăn suy nghỉ và luôn mong muốn rằng làm sao để dạy dỗ các cháu có thể vươn cao hơn nữa những ước mơ, ham thích, sở thích của mình, những năng khiếu vốn có vào trong các hoạt động ở lớp để các cháu trở thành một người tốt, người có ích cho xã hội. Qua một thời gian giảng dạy, tôi nhận thấy rằng đối với trẻ mẫu giáo tất cả các hoạt động đều rất quan trọng, hoạt động nào cũng đưa kiến thức và tính giáo dục cao đối với trẻ. Nhưng ở lớp tôi, đa số các cháu 3 - 4 tuổi muốn đạt những điều đó thì trước hết dạy học phải phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Chính vì vậy, tôi thấy hoạt động này rất quan trọng đối với trẻ. Vì vậy, bản thân tôi muốn mình góp một phần nào đó với đề tài: “Dạy học có hiệu quả phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh” mà tôi đã đúc rút ở trường qua quá trình học tập, nghiên cứu và giảng dạy. III . Cơ sở lý luận. Con người muốn tồn tại phải lao động, từ lao động con người hình thành nên nhân cách phẩm chất. Vậy để tồn tại với sự phát triển xã hội con người cần phải có tư duy phát triển. Khi xã hội phát triển và tồn tại được phải gắn liền với sự nghiệp giáo dục liên tục đối với thế hệ con người. Con người là chủ thể của xã hội vậy việc nghiiên cứu để phát triển tư duy, sáng tạo của con người đòi hỏi phải được tiến hành khẩn trương và có tính thời sự. “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai ”. Vì thế vấn đề “Dạy học có hiệu quả phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh” qua con đường giảng dạy là vấn đề lâu nay vẫn được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu lẫn những người trực tiếp giảng dạy. Việc lựa chọn phương pháp và nội dung dạy học ở mầm non nói chung, mẫu giáo bé nói riêng rất quan trọng và là một trong những vấn đề cấp bách nhất hiện nay. Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư thỏa đáng về việc nghiên cứu tài liệu để tìm ra phương pháp và hình thức tổ chức phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Làm sao để thực sự lôi cuốn trẻ vào các hoạt động có hiệu quả. IV. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu. Trẻ mẫu giáo bé tôi chủ nhiệm. Trường mầm non Ba Lòng. Qua kết quả khảo sát các hoạt động học đầu năm. Phương pháp nghiên cứu. Thông qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu, sách báo, tập san có liên quan tới nội dung nghiên cứu, qua việc học hỏi bạn bè đồng nghiệp để trao đổi kinh nghiệm, qua việc tham gia các lớp tập huấn về chuyên môn, đặt biệt là qua việc quan sát sư phạm, nghiên cứu sản phẩm hoạt động và theo dõi, cập nhật thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng để nghiên cứu đề tài này. V. Nội dung nghiên cứu. 1. Thực trạng vấn đề đặt ra và sự cần thiết để tiến hành thực hiện đề tài. a. Thực trạng vấn đề đặt ra. * Thuận lợi. - Được nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ, được chính quyền địa phương hết sức quan tâm. - Được tham gia tập huấn chuyên môn tại phòng. - Đã nhiều năm thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ. - Giáo viên đã cùng nhau làm đồ dùng, đồ chơi phù hợp với từng độ tuổi của trẻ. * Khó khăn: - Trường lớp chưa được tập trung. -Thiếu đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động. - Tài liệu tham khảo, kinh nghiệm học hỏi còn hạn chế. - Sự nhận thức của phụ huynh còn kém. - Chính từ đó sự nhận thức của trẻ chưa cao. - Qua khảo sát chất lượng đầu năm ở các hoạt động chưa cao. Qua khảo sát chất lượng đầu năm của các hoạt động học như sau : Các tiêu chí đánh giá Số lượng Tỷ lệ (%) Phát triển thể chất Chưa có 22 78,6 Thỉnh thoảng 6 21,4 Thường xuyên Phát triển nhận thức Chưa có 20 71,4 Thỉnh thoảng 8 28,6 Thường xuyên Phát triển ngôn ngữ Chưa có 22 78,6 Thỉnh thoảng 6 21,4 Thường xuyên Phát triển tình cảm, quan hệ xã hội Chưa có 25 89,2 Thỉnh thoảng 3 10,8 Thường xuyên Phát triển thẩm mỹ Chưa có 24 85,7 Thỉnh thoảng 4 14,3 Thương xuyên b.Sự cần thiết để tiến hành thực hiện đề tài. - Trong điều kiện thực tế ở trường trẻ còn chưa được tự tin thể hiện sự hiểu biết của mình, ít nói nên ngôn ngữ còn hạn chế. - Những phương tiện phục vụ cho các hoạt động còn hạn chế. - Do giáo viên chưa được tham quan, học hỏi ở trường bạn, phương pháp lên lớp còn cứng nhắc và chưa mạnh dạn, tự tin khi thực hiện giữa đám đông. Vì vậy việc tiến hành thực hiện đề tài là điều kiện cần thiết. 2.Tính thuyết phục của đề tài: Trong tất cả các hoạt động ở trường mầm non, bản thân tôi nhận thấy hoạt động nào cũng có ích và có sự liên quan với nhau. Muốn các hoạt động đó đến với trẻ đạt kết quả cao thì mỗi giáo viên chúng ta phải hiểu được tâm sinh lí của trẻ, nắm vững kiến thức, kỷ năng thao tác chính xác, hướng dẫn rõ ràng, sữ dụng câu hỏi gợi mở, mạch lạc đối với trẻ, khuyến khích trẻ tham gia. Ngoài ra chúng ta phải biết sữ dụng đồ dùng trực quan , sinh động hấp dẫn, thể hiện ánh mắt, cử chỉ điệu bộ thông qua những hành vi cuả giáo viên. 3. Các giải pháp thực hiện. Ngay từ buổi đầu vào nhận lớp và quan sát về tình hình của lớp. Tôi nhận thấy chất lượng của trẻ còn quá kém làm cho tôi phải trăn trở, suy nghĩ: Mình phải làm gì và làm như thế nào để góp phần vào công lao giảng dạy cho các cháu ngày một tốt hơn. Vì trẻ ở lứa tuổi này “Chơi mà học, học mà chơi”. Từ đó, tôi phải có kế hoạch cụ thể, đầu tư nhiều về thời gian và phải có sự kết hợp tốt giữa giáo viên và phụ huynh. Riêng bản thân tôi đã thực hiện các giải pháp sau: a. Nắm bắt đặc điểm tâm sinh lí của trẻ Muốn truyền đạt kiến thức cho trẻ, trước hết phải hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lí của trẻ, đặc điểm nhận thức của trẻ để nhằm phát hiện và lựa chọn những trẻ cá biệt để có phương pháp phục hồi và bồi dưỡng cho trẻ phù hợp. Với ý nghĩa quan trọng đó trong quá trình tổ chức bồi dưỡng cho trẻ, tôi luôn quan tâm, bồi dưỡng đến từng trẻ, nhất là đối với những trẻ còn nhiều mặt hạn chế về các mặt. Quá trình bồi dưỡng cho trẻ bằng nhiều hình thức như qua nghe băng của bộ Giáo dục mầm non, tranh ảnh, qua các buổi sinh hoạt chiều, các buổi tham quan dạo chơi.... b. Theo dõi và bồi dưỡng chuyên đề. Được sự quan tâm của lãnh đạo cấp trên tôi đã tham gia lớp tập huấn tại phòng, từ đó nắm vững hơn phương pháp giảng dạy, giúp cho tôi nâng cao chuyên đề, phát huy được những gì tôi tiếp cận, tôi đã lên kế hoạch cụ thể gồm 5 bước: - Bước 1: Tiếp thu lí thuyết, lắng nghe và ghi chép đầy đủ nội dung. - Bước 2 : Tiếp thu và học hỏi các tiết dạy mẫu tại phòng. - Bước 3 : Tiếp thu lí thuyết để nhận xét, rút kinh nghiệm. - Bước 4 : Thực hiện trên trẻ đầy đủ nội dung cũng như phương pháp phù hợp với từng đặc điểm của trẻ, của địa phương. - Bước 5 : Theo dõi và đánh giá kết quả trên trẻ. Chuẩn bị các điều kiện. Giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung, các tài liệu liên quan đến các lĩnh vực của hoạt động học để nắm vững nội dung, kiến thức, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động. Dự giờ, rút kinh nghiệm trong đồng chí, đồng nghiệp, tham gia tốt các buổi hội thảo chuyên đề ở trường, các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ để tháo gỡ những thắc mắc trong quá trình thực hiện. Tạo mọi điều kiện để có đủ đồ dùng, đồ chơi môn học cho mỗi bài dạy, đồ dùng phải sinh động, hấp dẫn, thu hút được sự chú ý của trẻ. Phối hợp với phụ huynh để có sự hổ trợ về mọi mặt, đặc biệt thống nhất quan điểm giáo dục giữa nhà trường và gia đình trong các hoạt động học. Gây hứng thú. Tôi luôn trang trí lớp, đồ dùng đồ chơi đẹp mắt phù hợp với chủ điểm, tổ chức các trò chơi hấp dẫn, phong cách ngôn ngữ của cô nhẹ nhàng, dùng các câu hỏi gợi mở, tổ chức tiết học không gò bó....Từ đó lôi cuốn trẻ tham gia tích cực vào hoạt động. VI. Kết quả nghiên cứu. Qua quá trình kết hợp các phương pháp trên, với sự chuyên cần chăm chỉ của cô và cháu, kết quả đạt như sau: * Đối với trẻ : Các tiêu chí đánh giá Số lượng Tỷ lệ (%) Phát triển thể chất Chưa có Thỉnh thoảng 8 28,6 Thương xuyên 20 71,4 Phát triển nhận thức Chưa có Thỉnh thoảng 9 32 Thương xuyên 19 68 Phát triển ngôn ngữ Chưa có Thỉnh thoảng 8 28,6 Thương xuyên 20 71,4 Phát triển tình cảm, quan hệ xã hội Chưa có Thỉnh thoảng 7 25 Thương xuyên 21 75 Phát triển thẩm mỹ Chưa có Thỉnh thoảng 7 25 Thương xuyên 21 75 * Đối với cô: Qua một thời gian nghiên cứu và thực hiện day học có hiệu quả phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, thì tôi thấy mình càng ngày càng tự tin với nghề nghiệp, từ đó tổ chức hoạt động nhẹ nhàng, linh hoạt, giúp trẻ nắm bắt kiến thức được tốt hơn...Đồ dùng, đồ chơi đầy đủ, phong phú. Tôi có ý thức tự học, tự rèn, tham khảo tài liệu, học hỏi bạn bề đồng nghiệp, tạo tình huống phù hợp, lôgíc giữa động và tỉnh, xử lý tiình huống linh hoạt VII. Kết luận. 1.Bài học kinh nghiệm. Trên cơ sở các giải pháp tập trung được áp dụng có hiệu quả bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tiển là : Cần kết hợp giáo viên đồng bộ giữa nhà trường và gia đình đối với trẻ. Tham gia các chuyên đề do Phòng và nhà trường tổ chức , phải tích cực học hỏi, đọc sách nhằm tiếp cận những kiến thức và nội dung phương pháp đổi mới về các hoạt động học. Nên có kế hoạch hợp lí, đảm bảo nội dung, phương pháp rỏ ràng. Tổ chức cho trẻ làm quen các hoạt động học ở mọi lúc, mọi nơi. Giáo dục trẻ biết thưởng thức về thế giới xung quanh, có ý thức trong học tập, phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ. Tập cho trẻ thói quen mạnh dạn, tự tin ở vị trí điều kiện nào của trẻ cũng thể hiện hết mình. Tập cho trẻ có thói quen nếp sống văn minh, ngăn nắp, gọn gàng trước và sau khi học. 2. Kết luận chung. Qua quá trình nghiên cứu và giảng dạy ở trường Mầm non, tôi nhận thấy rằng trước hết phải yêu nghề, mến trẻ, quan hệ giữa cô với trẻ như mẹ con, cô giáo như mẹ hiền, cô phải mở rộng lòng yêu thương, thông cảm, chia sẽ với trẻ. Đồng thời cô phải nắm bắt tâm sinh lý của trẻ để uốn nắn kịp thời những hành vi của trẻ. Cô tạo không khí vui vẻ để gây hứng thú cho trẻ đến lớp. Cô luôn sáng tạo ra đồ dùng, đồ chơi từ nguyên liệu sẵn có. Trang trí lớp học đẹp mắt phù hợp với chủ đề, chủ điểm. Luôn tuyên truyền với phụ huynh về những điều cha mẹ cần biết. Soạn bài, nghiên cứu giáo án, nắm chắc nội dung, yêu cầu của bài dạy trước khi đến lớp. Ngoài những kinh nghiệm trên, tôi luôn học hỏi, luôn cố gắng tìm tòi để trau dồi phấn đấu để nâng cao tay nghề của mình tốt hơn để truyền đạt cho các cháu đúng phương pháp,kiến thức và kết quả của các cháu ở các hoạt động ngày càng tiến bộ. VIII. Đề nghị. Với tình hình thực tế khó khăn như hiện nay, để dạy học có hiệu quả phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh thì nhà trường cần đầu tư về đồ dùng, đồ chơi, đồ dùng, đồ chơi phải phong phú, hấp dẫn trẻ. Cần cho giáo viên có nhiều cơ hội để học hỏi kinh nghiệm qua các tài liệu, sách báo, bạn bè đồng nghiệp. Trên đây là những kinh nghiệm của tôi, tuy nhiên không tránh khỏi thiếu sót, rất mong sự đóng góp của quý cấp lãnh đạo để công việc giảng dạy của tôi ngày một tiến bộ và đạt hiệu quả học tập của các cháu cao hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Ba lòng, ngày.....tháng......năm 2010 Người viết: Phan Thị Nhàn TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non chu kỳ 2 (2004 - 2007) quyển 1 của Nhà xuất bản giáo dục. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non chu kỳ 2 (2004 - 2007) quyển 2 của Nhà xuất bản Hà Nội. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non chu kỳ 2 (tài liệu địa phương) Tạp chí giáo dục mầm non số 5/ 2006. Sách hướng dẫn chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ( Theo nội dung đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục. Nhà xuất bản Hà Nội năm học 2001- 2002) Chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện (3- 4 tuổi) Nhà xuất bản giáo dục 2000. Sách tâm lý trẻ em Hà Nội năm 1994. MỤC LỤC 1.Tên đề tài....................................................................Trang 1 2. Đặt vấn đề.... ............................................................Trang 1 3. Cơ sở lí luận..............................................................Trang 1 4. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu...............Trang 2 5. Nội dung nghiên cứu...........................................Trang 3 - 5 6. Kết quả nghiên cứu................................................Trang 6 7. Kết luận........................................................................Trang 6 8. Đề nghị..........................................................................Trang 7 9. Tài liệu tham khảo......................................................Trang 8 PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO ĐAKRÔNG TRƯỜNG MẦM NON BA LÒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI : “DẠY HỌC CÓ HIỆU QUẢ PHÙ HỢP VỚI LỨA TUỔI HỌC SINH” Giáo viên: Phan Thị Nhàn. Năm học: 2009 - 2010

File đính kèm:

  • docSKKN HAY.doc