Trong các môn học ở tiểu học, cùng với môn tiếng Việt, môn toán có một vị trí rất quan trọng. Các kiến thức, kỹ năng của môn toán có nhiều ứng dụng trong đời sống. Nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo, hình thành các phẩm chất cần thiết của con người lao động. Đối với học sinh lớp 5 việc dạy tốt môn toán ở trung học. Nội dung kiến thức về môn toán ở lớp 5 rất đa dạng, bao gồm rất nhiều mảng kiến thức trong đó mạch kiến thức về số thập phân là một trong những kiến thức cơ bản mà học sinh cần nám vững. Đặc biệt “dạy và rèn kỹ năng cộng, trừ số thập phân” lại càng quan trọng. Bởi lẽ khi cộng, trừ đúng, chính xác, nhanh sẽ giúp các em làm tốt các bài toán ởd ạng toán khác có liên quan đến cộng, trừ số thập phân.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6523 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Dạy học sinh “cộng, trừ số thập phân” ở lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I - Đặt vấn đề
Trong các môn học ở tiểu học, cùng với môn tiếng Việt, môn toán có một vị trí rất quan trọng. Các kiến thức, kỹ năng của môn toán có nhiều ứng dụng trong đời sống. Nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo, hình thành các phẩm chất cần thiết của con người lao động. Đối với học sinh lớp 5 việc dạy tốt môn toán ở trung học. Nội dung kiến thức về môn toán ở lớp 5 rất đa dạng, bao gồm rất nhiều mảng kiến thức trong đó mạch kiến thức về số thập phân là một trong những kiến thức cơ bản mà học sinh cần nám vững. Đặc biệt “dạy và rèn kỹ năng cộng, trừ số thập phân” lại càng quan trọng. Bởi lẽ khi cộng, trừ đúng, chính xác, nhanh sẽ giúp các em làm tốt các bài toán ởd ạng toán khác có liên quan đến cộng, trừ số thập phân.
Trong thực tế giảng dạy tôi thấy việc dạy cộng, trừ, số thập phân cho học sinh tiểu học còn chưa có hiệu quả cao do chưa tìm hiểu rõ nguyên nhân để khắc phục, chưa vận dụng hết lí thuyết vào bài dạy.
Từ thực tế trên, để nâng cao chất lượng học toán cho học sinh tôi đã nghiên cứu và tìm ra phương pháp tối ưu cho mìmh về việc dạy học sinh “cộng, trừ số thập phân” ở lớp 5. Rất mong được sự tham khảo của đồng nghiệp.
II – Nội dung
Một số sai lầm của học sinh khi học về “cộng, trừ số thập phân”
1-Đặt tính chưa đúng: Do chưa hiểu rõ cấu tạo số thập phân và vận dụng máy móc quy tắc cộng trừ nên học sinh đặt tính sai.
Ví dụ:
54,7 + 8,36 0,25 + 37
54,7 0,25
+ 8,36 + 37
2- Vận dụng sai cách trừ số thập phân.
Ví dụ: 54,2
+ 24,736
20,536
Khi phép trừ mà số bị trừ có số các chữ số ở phần thập phân ít hơn số chữ số ở phần thập phân của số trừ thì học sinh lại hạ các chữ số nhiều hơn ở phần thập của số trừ xuống giống như phép cộng dẫn tới kết quả phép tính sẽ sai.
3- Học sinh thường xuyên quên không đánh dấu phảy vào kết quả tìm được hoặc đặt sai vị trí dấu phẩy.
B/ - Phương pháp dạy “cộng, trừ phân số thập phân”
Từ những sai lầm của học sinh khi học về “cộng, trừ số thập phân” nêu trên ta thấy rõ cần phải có biện pháp phù hợp để khắc phục thì chất lượng học tập của học sinh mới được nâng cao.
Để giúp học sinh có được kĩ năng, kĩ xảo khi thực hiện cộng, trừ số thập phân được nhanh, chính xác giáo viên cần chú ý giúp các em nắm chắc khái niệm, cấu tạo, đọc viết, so sánh số thập phân. Trong quá trình giảng dạy cần kết hợp nhiều phương pháp nhằm giúp học sinh nắm chắc kiến thức.
1 - Đối với phép cộng hai số thập phân.
Để giúp các em nắm được quy tắc cộng hai số thập phân cần dựa vào hai bài toán đơn có nội dung gần gũi với học sinh ở sách giáo khoa toán 5 trang 79:
- Bài toán 1: May áo hết 1,52m vải, may quần hết 1,75m vải. Hỏi may cả quần và áo hết bao nhiêu vải?
- Bài toán 2: Tấm vải thứ nhất dài 12,8m, tấm vải thứ hai dài 9,25m. Hỏi cả hai tấm vài dài bao nhiêu m?
Từ hai bài toàn trên hình thành 2 phép tính:
1,52 + 1,75 = ? (m)
12,8 + 9,25 = ? (m)
* Xây dựng kỹ thuật tính (hình thành kiến thức)
Dựa vào quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài hướng dẫn các em đổi các số đo từ số thập phân sang số tự nhiên:
1,52m = 152 cm 12,8m = 1280 cm
1,75m = 175 cm 9,25m = 925 cm
(Cần lưu ý học sinh lựa chọn đơn vị đổi ra cho hợp lý nhất: Chọn đơn vị cm chứ không chọn dm hoặc mm vì đổi ra dm thì số đo vẫn là số thập phân, đổi ra mm thì số đo to hơn).
Dựa vào kiến thức đã học ở lớp dưới giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện cộng hai số tự nhiên vừa tạo thành rồi đổi kết quả vừa tính ra số thập phân với đơn vị đo ban đầu
Ta có:
152 1,52 1280 12,8
+ 175 + 1,75 + 925 + 9,25
327 (cm) 3,27 (m) 2205 (cm) 22,05 (m)
(327cm = 3,27m) (2205cm = 22,05m)
Từ các phép tính trên giáo viên gợi ý để học sinh rút ra quy tắc cộng:
Muốn cộng hai số thập phân ta làm như sau:
- Ta viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số cùng hàng đơn vị đặt thẳng cột với nhau, các dấu phảy đặt thẳng cột với nhau.
- Cộng như cộng các số tự nhiên.
- Đặt dấu phảy ở tổng thẳng cột với các dấu phảy của các số hạng.
* Luyện tập thực hành.
Để giúp học sinh nắm chắc quy tắc vừa học, khắc sâu kiến thức chúng ta cần tổ chức cho học sinh luyện tập theo các mức độ sau:
áp dụng trực tiếp quy tắc vừa học vào việc cộng hai số thập phân để củng cố các bước tính đặc biệt lưu ý học sinh ở những phép tính cộng một số tự nhiên với một số thập phân hoặc cộng hai số thập phân mà số chữ số ở phần thập phân không bằng nhau.
- Kết hợp thêm một số yêu cầu khác như: Cộng hai số thập phân mà các chữ số ở phần thập phân không bằng nhau; tính giá trị của biểu thức; giải các bài toán có phép tính cộng hai số thập phân.
- Thực hành luyện tập từ những bài vận dụng quy tắc đơn giản đến những bài có nội dung nâng cao…
- Đối với các lớp học 2 buổi một ngày giáo viên cần tạo cho học sinh được thực hành, luyện tập dưới nhiều hình thức khác như kết hợp trò chơi trong học tập để thu hút sự chú ý, gây hứng thú cho học tập cho các em giúp các em nắm chắc, khắc khâu kiến thức một cách tự nhiên, nhẹ nhàng hơn, từ đó tiết học sẽ mang lại hiệu quả cao.
Ví dụ: Trò chơi: “Hái hoa dân chủ” ở đây không phải chỉ là những câu trả lời miệng mà còn phải tính toán để rèn kỹ năng, kỹ xảo về tính toán cho học sinh như:
+ Hoa 1: Phát biểu quy tắc cộng hai số thập phân
+ Hoa 2: Khi cộng hai số thập phân ta nêu ý điều gì ?
+ Hoa 3: Tính: 15 +24,4, 36,48 + 721,1
Hoặc trò chơi: “Tiếp sức”
Giáo viên đưa biểu thức gồm nhiều phép tính cộng yêu cầu các tổ lên bảng tính theo kiểu tiếp sức để rèn cho học sinh tính đúng, tính nhanh.
- Đối với các bài toán phép tính rèn kỹ năng tính toán cần để học sinh tự đặt, tự thực hiện, học sinh phải được luyện tập nhiều. Sau mỗi bài làm giáo viên cần tổ chức cho học sinh nhận xét để học sinh thấy được cái đúng, cái sai từ đó rút kinh nghiệm giúp các em đặt tính và tính đúng hơn.
- Ngoài ra giáo viên cần biết giúp học sinh hình thành thủ thuật tính cộng số thập phân. Chẳng hạn phân tích số thập phân, viết số thập phân ra phân số:
Ví dụ: Tính: 24,18 + 2,712
C1: 24,18 =24 + 1 + 8
100
7 1 2
2,712 = 2 + 10 + 100 + 1000
1 8 7 1 2
24,18 + 2,712 = 24 +10 + 100 + 2 + 10 + 100 + 1000
= (24 + 2) + ( 1 + 7 ) + ( 8 + 1 ) + 2
10 10 100 100 1000
= 26 + 8 + 9 + 2 = 26,892
10 10 1000
C2: 24.18 + 2,712 = 24180 + 2712 = 26892 = 26,892
1000 1000 1000
C3: Lập bảng:
Số
Chữ số hàng chục
Chữ số hàng đơn vị
Chữ số hàng phần 10
Chữ số hàng phần trăm
Chữ số hàng phần nghìn
24,18
2
4
1
8
2,712
2
7
1
2
Tổng
2
6
8
9
2
Từ cách tính như trên giúp học sinh nắm vững vị trí của từng chữ số trong số, hiểu được ý nghĩa của từng vị trí đó giúp học sinh đặt tính và tìm kết quả chính xác hơn.
24,18
+ 2,712
= 26,892
Tổng kết các thao tác trên thành thuật toán
2 - Đối với phép trừ hai số thập phân cần lưu ý :
Việc hình thành phép tính, xây dựng kỹ thuật tính và luyện tập cũng tương tự như dạy cộng hai số thập phân.
Với phép trừ hai số thập phân yêu cầu học sinh ghi nhớ cách đặt tính: đặt số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số cùng hàng đơn vị thẳng cột với nhau dấu phẩy đặt thẳng cột với nhau. Thực hiện trừ từ phải sang trái.
Trường hợp số tự nhiên trừ đi số thập phân hoặc số chữ số ở phần thập phân của số bị trừ ít hơn số chữ số ở phần thập phân của số trừ. Để tránh nhầm lẫn giáo viên cần lưu ý học sinh viết thêm chữ số 0 vào bên phải số bị trừ sao cho số chữ số ở phần thập phân của số bị trừ và số trừ bằng nhau để thực hiện trừ cho đúng.
Khi học sinh đã có kỹ năng cộng, trừ giáo viên cần hướng cho học sinh nhớ và hiểu hàng nào không có tức là đó là những chữ số 0 (không cần viết thêm) để thực hiện phép tính được nhanh hơn.
3- Với đặc điểm học sinh tiểu học, các em ở lứa tuổi còn nhỏ, tư duy trìu tượng còn hạn chế, các em dễ nhớ nhưng cũng rất mau quên. Chính vì đặc điểm này nên khi cộng, trừ số thập phân các em rất hay quên đánh dấu phẩy hoặc đánh dấu phẩy sai ở kết quả. Vì vậy để tránh được sai sót này giáo viên có thể hướng dẫn học sinh kết hợp đánh dấu phẩy ở kết quả trong quá trình tính (cộng, trừ hết phần thập phân ta có thể đánh dấu phảy ngay trước khi cộng, trừ sang phần nguyên) …
Tóm lại trong quá trình dạy học giáo viên cần vận dụng, kết hợp nhiều phương pháp như gợi mở vấn đáp (hệ thống câu hỏi) phương pháp trực quan (quan sát và thực hiện trên các ví dụ cụ thể), phương pháp quy nạp (qua 2 ví dụ rút ra quy tắc) và phương pháp luyện tập thực hành với những bài tập phù hợp với từng trình độ tiếp thu của học sinh giúp học sinh nắm chắc kiến thức nhằm năng cao chất lượng học tập của học sinh .
III - Kết luận:
Qua thực tế giảng dạy, bằng việc vận dụng các giải pháp kinh nghiệm giảng dạy như trên cho thấy 100% học sinh lớp tôi giảng dạy có kỹ năng, kỹ xảo thực hiện các phép tính về cộng, trừ số thập phân một cách thành thạo.
Cũng từ thực tế trên tôi đã tự rút ra một số kinh nghiệm sau :
- Muốn xây dựng và rèn kỹ thuật cộng, trừ các số thập phân trước hết phải dạy cho các em nắm vững khái niệm số thập phân, cấu tạo số, so sánh, đọc viết các số thập phân dưới dạng số đo đại lượng thành số tự nhiên dựa vào quan hệ các đơn vị đo. Đưa ra nhiều tình huống thực hiện khác nhau, lập bảng cấu tạo số… để tính từ đó rút ra kỹ thuật tính.
- Phương pháp rèn kỹ năng cộng, trừ số thập phân cũng rất quan trọng. Phải đi từ việc áp dụng quy tắc làm bài tương tự rồi nâng cao dần. Phải biết thay đổi những dạng bài tập khác nhau để tránh nhàm chán cho học sinh. Tổ chức tiết học sao cho hấp dẫn để thu hút sự chú ý, gây hứng thú học tập cho học sinh.
Ngoài ra giáo viên cần phải có hệ thống bài tập giành riêng cho những em giỏi toán và những em học yếu để phát huy năng lực và nâng cao sự hiểu biết cho các em.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã rút ra được từ thực tế giảng dạy. Tôi rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp và Hội đồng sư phạm của trường cũng như của ngành để bản kinh nghiệm của tôi được đầy đủ hơn nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh./.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Tiên Minh, ngày 10 tháng 3 năm 2006
Người viết
Bùi Thị Hoà
File đính kèm:
- bui thi hoa tien minh.doc