Đề tài Dạy học tích cực trong bài luyện tập hóa học 8

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, nền giáo dục quốc dân cần phải có những đổi mới phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu phát triển của xã hội, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh ở từng cấp học. Trong giai đoạn hiện nay, toàn ngành giáo dục trong cả nước đã và đang áp dụng những biện pháp về đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực và nâng cao trình độ nhận thức của học sinh, đem lại hiệu quả giảng dạy và học tập cao nhất.

doc42 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 5403 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Dạy học tích cực trong bài luyện tập hóa học 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TÂN PHÚ THCS TRƯỜNG SƠN – TÂN PHÚ. DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG BÀI LUYỆN TẬP HÓA HỌC 8 Người thực hiện: THÁI THỊ HOA Tổ : Khoa học Tự nhiên Đơn vị công tác : THCS Trường Sơn Lĩnh vực nghiên cứu: Phương pháp dạy học bộ môn hóa học THCS. DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG BÀI LUYỆN TẬP HÓA HỌC 8 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, nền giáo dục quốc dân cần phải có những đổi mới phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu phát triển của xã hội, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh ở từng cấp học. Trong giai đoạn hiện nay, toàn ngành giáo dục trong cả nước đã và đang áp dụng những biện pháp về đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực và nâng cao trình độ nhận thức của học sinh, đem lại hiệu quả giảng dạy và học tập cao nhất. Một trong những đổi mới về phương pháp dạy học là đổi mới hoạt động dạy học của giáo viên, đổi mới các hình thức tổ chức dạy học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh, đổi mới phương tiện dạy học theo hướng tích cực. Phương tiện hiện đại hỗ trợ đắc lực cho việc soạn giảng trong thời kì mà công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện này là bộ trình chiếu (đầu chiếu projector, máy vi tính), mạng Internet và một số phần mềm hỗ trợ (đặc biệt phần mềm microsoft Power Point là một trong những phần mềm hỗ trợ cho nhiều môn học và làm nền cho nhiều phần mềm khác chạy trên microsoft Power Point , …). Làm cho mỗi giáo viên tự thấy phải thay đổi thói quen lên lớp chỉ với phấn trắng bảng đen.Việc thiết kế giáo án điện tử bằng phần mềm Power Point….đã trở thành nhu cầu cần thiết ở một số tiết dạy. Tuy nhiên trong quá trình thiết kế, để có được một giáo án điện tử tốt, từng cá nhân giáo viên còn gặp không ít trở ngại trong việc tự đi tìm hình ảnh minh họa, âm thanh sôi động, tư liệu dẫn chứng... phù hợp với bài giảng. Ngoài ra mỗi giáo viên phải chịu khó tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ vi tính,trình độ tiếng Anh đây cũng chính là một trong những nguyên nhân mà một số giáo viên thường đưa ra để tránh né việc thực hiện giảng dạy bằng các phương tiện công nghệ thông tin. Trong quá trình giảng dạy có ứng dụng công nghệ thông tin vào môn hóa học, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG BÀI LUYỆN TẬP HÓA HỌC 8” vì đây là dạng bài rất phù hợp để soạn giảng bằng giáo án điện tử, không cần nhiều phần mềm hỗ trợ soạn giảng phức tạp mà lại có khả năng phát huy cao tính tích cực chủ động trong học tập của học sinh. Thông qua một số hình thức thi đua với một số trò chơi như : Rung chuông vàng, hình thức tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm hoặc trả lời một số câu hỏi - bài tập phát triển tư duy hoặc bài tập mở rộng. Rất mong sự đóng góp ý kiến chân tình của quý đồng nghiệp để chúng tôi ngày càng được hoàn thiện hơn trong nghề nghiệp. II . THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI: 1.Thuận lợi: Trang thiết bị của nhà trường được trang bị tương đối đầy đủ như: Máy vi tính dành cho giáo viên. Máy chụp hình kĩ thuật số. Đầu chiếu Projector – máy tính xách tay. Bảng phụ, bút lông bảng. Bảng từ ( trang bị cho tất cả các phòng học),nam châm. Đã nối mạng Internet trong nhà trường Máy photocoppy. Có phòng dành riêng cho dạy học ứng dụng công nghệ thông tin. Có phòng thí nghiệm Hóa – Sinh Có một giáo viên chuyên trách thiết bị, một giáo viên chuyên trách thư viện. Có sự giúp đỡ và góp ý tận tình của ban lãnh đạo và các đồng nghiệp trong nhà trường . Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì III cũng đã cung cấp nhiều thông tin rất bổ ích cho đề tài. Hiện nay trên truyền hình có nhiều gameshow gây được sự chú ý của đông đảo khán giả xem truyền hình, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên trong đó có học sinh bậc THCS tạo thuận lợi cho giáo viên tổ chức trò chơi trong giờ học. Học sinh đã được làm quen với các trò chơi có sự hỗ trợ của phương tiện hiện đại thông qua các tiết học ngoài giờ lên lớp của nhà trường. Mạng Internet đã cung cấp được rất nhiều tài liệu bổ ích phục vụ cho việc soạn giảng giáo án điện tử( địa chỉ : baigiang.bachkim.com ). 2. Khó khăn: Giáo viên sẽ mất nhiều thời gian để suy nghĩ, thiết kế các hoạt động, làm đồ dùng dạy học, truy cập mạng Internet để tìm thông tin cho bài dạy. Dễ tạo sự ồn ào – phấn khích của học sinh khi tham gia trò chơi. Thời gian thực hiện chuyên đề quá ít, khảo sát học sinh chưa mang tính chất đại trà. Phần mềm hỗ trợ soạn giảng cho môn Hóa học thật sự hiệu quả thì rất hiếm cũng ít người biết đến, mới chỉ có một số ít người biết sử dụng các phần mềm đó. Lớp tập huấn về công nghệ thông tin cho giáo viên bộ môn Hóa học THCS tại huyện Tân phú chưa có. Hệ thống máy vi tính của nhà trường thì đã cũ kĩ, tốc độ quá chậm, hay bị treo máy cho nên thực hiện chuyên đề trên máy vi tính rất lâu, rất mất thời gian, máy yếu nên không thể cài đặt thêm phần mềm hỗ trợ cho soạn giảng ngoài phần mềm microsoft Power Point. B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: CƠ SỞ LÍ LUẬN: Hội nghị lần thứ IV của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII về việc tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục & đào tạo đã chỉ rõ: “Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học. Kết hợp tốt học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, liên kết giữa nhà trường và xã hội, áp dụng phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, do đó đặt ra nhiệm vụ cho ngành giáo dục phải đổi mới phương pháp dạy học để đào tạo con người có đủ khả năng sống và làm việc theo yêu cầu của cuộc cách mạng lớn của thời đại, cách mạng truyền thông, công nghệ thông tin. Một trong những sự đổi mới giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hoá người học, trong việc tổ chức quá trình lĩnh hội tri thức thì lấy học sinh làm trung tâm. Theo hướng này giáo viên đóng vai trò tổ chức và điều khiển học sinh chiếm lĩnh tri thức, tự lực hoạt động tìm tòi để dành kiến thức mới.Trong sự đổi mới này không phải chúng ta loại bỏ phương pháp truyền thống mà cần tìm ra những yếu tố tích cực, sáng tạo trong từng phương pháp để thừa kế và phát triển những phương pháp đó cần sử dụng sáng tạo các phương pháp dạy học phù hợp”. Hoạt động dạy và học là sự hoạt động cộng đồng – hợp tác giữa các chủ thể trong quá trình dạy học. Sự cộng tác của các chủ thể này là: thầy với cá thể trò, trò với trò trong nhóm, thầy với nhóm trò… Sự tương tác cộng đồng - hợp tác giữa dạy và học này sẽ là yếu tố duy trì và phát triển chất lượng dạy học theo hướng tích cực. Comenxki- ông tổ của nền sư phạm cận đại, nói có ý như sau: “muốn người học tiếp thu nhanh chóng và hứng thú, tốt nhất là người dạy phải biết dùng ngôn ngữ càng vui nhộn, hài hước càng tốt”. Trong chương trình đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay, cấu trúc nội dung chương trình sách giáo khoa nói chung đã tạo cơ hội để người dạy thay đổi các hình thức tiếp cận học sinh, nhằm tăng hiệu quả học tập cho học sinh, trò chơi học tập là một trong những cách tiếp cận hữu hiệu. Bài luyện tập hóa học 8 là một trong những dạng bài mà khi chúng ta soạn giảng bằng giáo án điện tử sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với phương pháp truyền thống. Bởi vì chúng ta có thể thiết kế nhiều dạng câu hỏi trắc nghiệm khác nhau (giáo viên nên soạn câu hỏi trắc nghiệm đối với bài kiểm tra 15 phút môn Hóa học là 100%, 1 tiết là 50%). Thiết kế trò chơi học tập để gây hứng thú học tập cho học sinh, sử dụng phưông tiện hiện đại giáo viên có thể đưa ra đáp án để đối chứng với kết quả thảo luận của các nhóm, đưa hình ảnh minh họa vào bài giảng thuận lợi hơn. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI: 1. Những yêu cầu đối với giáo viên khi soạn giảng. Phải tham khảo sách giáo khoa , sách giáo viên của bài học, của chương từ đó tìm ra kiến thức căn bản Phải tận tâm đầu tư nghiên cứu bài giảng thật kĩ. Tích cực dự giờ đồng nghiệp trong cùng bộ môn và các môn học khác để từ đó tích lũy được nhiều kinh nghiệm, hình thành ý tưởng mới, phát huy khả năng sáng tạo của bản thân. Thiết kế bài giảng sao cho phù hợp với với điều kiện thực tế của nhà trường như trang thiết bị đồ dùng dạy học, phù hợp với trình độ học sinh, phù hợp với nội dung chương trình của sách giáo khoa hiện hành. Cần lưu ý không lạm dụng công nghệ thông tin, không quá thiên về trình chiếu, không hoàn toàn rời xa phấn trắng bảng đen. Hãy coi công nghệ là một phương tiện hỗ trợ soạn giảng hiện đại cho soạn giảng mà thôi. Khi soạn giáo án cần lường trước những tình huống có thể xảy ra, chuẩn bị trình tự các hoạt động học tập ( khởi động – nghiên cứu khám phá kiến thức mới- củng cố các kiến thức đã học) sao cho khoa học . Chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học, sắp xếp có thứ tự ngăn nắp tạo thuận lợi cho giáo viên khi giảng bài được nhịp nhàng, nhanh chóng, tránh lãng phí thời gian khi lên lớp, hoàn thành tốt bài giảng. Vận dụng và kết hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực một cách sáng tạo, linh động. Chia nhóm sao cho tỷ lệ giữa các đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém được cân đối. Muốn vậy giáo viên bộ môn phải trao đổi với các giáo viên chủ nhiệm sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh theo tiêu chí trên từ đầu năm học (chẳng hạn hình thành các “đôi bạn cùng tiến” trong nhóm hoặc “nhóm bạn cùng tiến” mà chương trình đội viên đã và đang thực hiện ở nhà trường). Có biện pháp và hình thức tổ chức kiểm tra đánh giá phù hợp với trình độ học sinh, nội dung chương trình sách giáo khoa hiện hành, nhằm đạt được mục tiêu: “Học sinh phải học thật, thi thật, có chất lượng thật”. Thiết kế một số hình thức dạy học tích cực. Một số hình thức tổ chức dạy học tích cực có thể áp dụng trong bài luyện tập hóa học 8 : Bài luyện tập là dạng bài mang tính ôn tập, củng cố, đào sâu kiến thức và thực hiện bài tập.Vì thế rất thuận lợi cho giáo viên tổ chức trò chơi học tập thông qua các vòng thi. Khi tham gia vào các vòng thi các em mới thật sự hăng hái, nỗ lực tư duy tìm câu trả lời đúng để ghi điểm về cho đội của mình. Có như thế thì hiệu quả giờ luyện tập sẽ cao hơn nhiều so với các phương pháp dạy thông thường khác (không có sự hỗ trợ của phương tiện hiện đại ). Thông qua thi đua các em ngày càng đoàn kết hơn trong học tập, mạnh dạn , tự tin hơn trước tập thể. Chúng ta có thể thiết kế từ 2 đến 4 vòng thi trong một tiết dạy với một số hình thức thi đua như sau: Trò chơi “Rung chuông vàng” Thảo luận nhóm. Trả lời câu hỏi tư duy hoặc bài tập mở rộng. 3.Một số hình thức tổ chức dạy học tích cực cụ thể như sau : a .Trò chơi “Rung chuông vàng” Trò chơi “ RUNG CHUÔNG VÀNG” đang phát sóng vào lúc 22giờ 30 phút giờ tối thứ hai hàng tuần trên kênh truyền hình VTV3, đã gây được sự chú ý của đông đảo khán giả xem truyền hình. Rung chuông vàng là một sân chơi thật sự trí tuệ, bổ ích cho mọi người ở mọi lứa tuổi đặc biệt là sinh viên và học sinh trên khắp mọi miền của đất nước. Với nội dung phần kiến thức cần nhớ nếu giảng theo phương pháp truyền thống giáo viên dễ bị lúng túng không biết làm thế nào để dạy cho hay ở phần này. Thông thường giáo viên liên tục nêu ra một số câu hỏi và học sinh nhìn sgk để trả lời, chủ yếu là nhắc lại nội dung kiến thức mà các em đã được học. Vì thế dễ tạo sự nhàm chán đối với cả học sinh lẫn giáo viên, dẫn đến một tình trạng là giáo viên sẽ dạy qua loa phần này rồi đi vào giải bài tập. Từ nội dung ở phần kiến thức cần nhớ như sgk đã nêu, giáo viên nên thiết kế thành các câu hỏi trắc nghiệm hoặc câu hỏi trả lời nhanh ( những câu hỏi này phải thể hiện được nội dung của bài học) thông qua trò chơi trò chơi rung chuông vàng. Nếu tất cả các em đều được tham gia và tự mình trả lời câu hỏi thì hiệu quả sẽ cao hơn khi học sinh trả lời cá nhân hay hoạt động theo nhóm. Việc lồng ghép trò chơi “Rung chuông vàng” vào giảng dạy ở phần này là rất hợp lí. Với giáo án truyền thống chúng ta cũng có thể thiết kế các câu hỏi trắc nghiệm hoặc những câu hỏi trả lời nhanh và tổ chức các hình thức thi đua. Nhưng việc triển khai nội dung phần này sẽ gặp nhiều khó khăn khi không có sự hỗ trợ của những phương tiện hiện đại vì giáo viên phải viết nội dung câu hỏi, viết đáp án lên bảng phụ. Thao tác của giáo viên sẽ bị luộm thuộm…. Nếu câu hỏi chính không thể hiện hết nội dung ở phần kiến thức cần nhớ thì giáo viên phải chuẩn bị một số câu hỏi phụ có tác dụng đào sâu kiến thức thì tiết dạy mới thật sự có tác dụng củng cố và tránh được tình trạng giáo viên lạm dụng vào việc trình chiếu. Mục đích: Trò chơi “Rung chuông vàng” được lồng ghép vào bài luyện tập sẽ rất phù hợp và có hiệu quả cao bởi tất cả học sinh đều được tham gia trả lời câu hỏi, từ đó giúp các em tự đánh giá năng lực học tập của mình, tự khẳng định mình.Tạo hứng thú học tập cho học sinh, góp phần củng cố kiến thức. Rèn cho học sinh kĩ năng trả lời nhiều hình thức trắc nghiệm khác nhau (câu hỏi nhiều lựa chọn, điền khuyết, ghép cột, đúng sai, trả lời nhanh ). Thời điểm vận dụng: Khi giảng dạy phần kiến thức cần nhớ hoặc giải bài tập định tính ở phần bài tập vận dụng. Chuẩn bị: Của giáo viên: Nhiều dạng câu hỏi trắc nghiệm khác nhau . Một số câu hỏi gợi ý để mở rộng và đào sâu kiến thức. Phiếu học tập: Gồm các câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏI trả lời nhanh mà giáo viên đã nêu ra trong trò chơi ( cuối buổi học giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm để các em về nhà làm lại các bài tập này vào vở bài tập - giáo viên phải kiểm tra vở bài tập của học sinh theo định kì 1 – 2 lần / học kì). Học sinh: Bảng con, phấn trắng ( mỗi học sinh một bảng con, hai học sinh một bảng con hoặc mỗi bàn một bảng con). Hình thức tổ chức: Chia lớp thành hai đội A và B. Sau mỗi câu hỏi mà giáo viên nêu ra, học sinh sẽ viết đáp án vào bảng con rồi giơ lên. Ghi điểm cho mỗi đội ngay sau câu hỏi. Mỗi đáp án đúng học sinh sẽ ghi được 1 điểm cho đội của mình. Học sinh được tham gia trả lời tất cả các câu hỏi mà giáo viên nêu ra. Ví dụ minh họa: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NGHIỆM Ở BÀI LUYỆN TẬP 1 Kiến thức cần nhớ ( sgk tr30 ) Câu hỏi trắc nghiệm Câu hỏi phụ Các vật thể tự nhiên cũng như vật thể nhân tạo đều gồm có hoặc được làm từ một số chất hay hỗn hợp Câu 1: Chọn khái niệm ở cột A ghép với các ví dụ ở cột B sao cho phù hợp? Cột A Cột B 1. Vật thể tự nhiên 2. Vật thể nhân tạo a. Con dao b. Quả chanh c. Núi đồi d. Sách vở e. Không khí f. Ô tô g. Cơ thể người h. Cây cỏ Kể một số chất có trong không khí, trong ô tô? Kết luận: Các vật thể tự nhiên cũng như nhân tạo đều gồm có hoặc được làm từ một số chất hay hỗn hợp. Mỗi chất có những tính chất vật lí và hóa học nhất định, các tính chất đo được như nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi… luôn có giá trị không đổi. Câu 2: Tính chất nào của chất trong số các tính chất vật lí sau đâycó thể biết được bằng cách quan sát trực tiếp mà không phải dùng dụng cụ đo hay làm thí nghiệm? A. Tính tan trong nước B. Màu sắc C. Khối lượng riêng D. Nhiệt độ nóng chảy Những tính chất vật lí nêu trên tính chất nào phải dùng dụng cụ đo hay làm thí nghiệm mới nhận biết được? Kết luận: Bằng quan sát bề ngoài, dùng dụng cụ đo hoặc làm thí nghiệm chúng ta sẽ biết được những tính chất vật lí của chất.còn tính chất hóa học buộc phải làm thí nghiệm mới biết được Các chất đều được tạo nên từ nguyên tử. Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ trung hòa về điện,số p bằng số e. gồm hạt nhân mang điện tích dương( p,+). Vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm (e, _ ). Khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử. Những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân. Câu 3: Điền tên hạt tạo thành nguyên tử vào các câu sau đây sao cho phù hợp? A. (1)……………..và (2) ……………….có điện tích như nhau chỉ khác dấu. B.Hạt nhân nguyên tử có (3)….. ………….mang điện tích dương. C. Các (4)………….. mang điện tích âm tạo nên vỏ nguyên tử. D. (5)……………….và (6)…………………...có cùng khối lượng, còn ( 7)…. ….có khối lượng rất bé,không đáng kể. C. Những nguyên tử cùng loại có cùng số (8)……………… trong hạt nhân. Vì sao khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử? Kí hiệu hóa học biểu diễn nguyên tố và chỉ một nguyên tử của nguyên tố. Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử, tính bằng đvC. Phân tử đại diện cho chất gồm những nguyên tử liên kết với nhau tạo nên, thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. Câu 4: Ghép cột A với cột B sao cho phù hợp Cột A Cột B 1. Nguyên tử khối 2. Phân tử khối 3. Phân tử 4. Kí hiệu hóa học a. Đại diện cho chất b. Đại diện cho nguyên tố hóa học c. Khối lượng nguyên tử, tính bằng đvC. d. Khối lượng phân tử ,tính bằng đvC. e. Biểu diễn nguyên tố hóa học,chỉ một nguyên tử của nguyên tố Một đơn vị cacbon bằng bao nhiêu phần khối lượng nguyên tử cacbon? Nêu định nghĩa phân tử? Phân tử là hạt hợp thành của hầu hết các chất, các đơn chất kim loại có hạt hợp thành là nguyên tử. khác với đơn chất, phân tử hợp chất phải gồm những nguyên tử khác loại Câu 5 : Để tạo thành phân tử của hợp chất tối thiểu cần phải có bao nhiêu loại nguyên tử? A. 1 loại nguyên tử B. 2 loại nguyên tử C. 3 loại nguyên tử D. 4 loại nguyên tử Vì sao phân tử của hợp chất phải gồm ít nhất hai loại nguyên tử? CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Ở BÀI LUYỆN TẬP 2 Nội dung kiến thức cần nhớ sgk- tr 40 Câu hỏi trắc nghiệm Câu hỏi phụ Chất được biễu diễn bằng công thức hóa học Câu 1: Chất được biểu diễn bằng: Công thức hóa học Nguyên tố hóa học Phân tử khối Nguyên tử khối Đơn chất A ( đơn chất kim loại và một vài phi kim như : S, C…). Câu 2: Công thức hóa học dạng chung: A dùng biễu diễn các đơn chất : A.Kim loại: đồng, sắt, nhôm, kẽm.. . B. Một vài phi kim: Cacbon, silíc, lưu huỳnh, phôt pho, … C. Cả hai ý trên đều đúng. D. Cả hai ý trên đều sai. Viết công thức hóa học của một số đơn chất kim loại? Viết công thức hóa học của một vài đơn chất phi kim như: Cacbon, silíc, lưu huỳnh,phôt pho ? Ax ( phần lớn các đơn chất phi kim, thường x = 2 ) Câu 3: CTHH dạng Ax dùng biểu diễn các đơn chất: A.Kim loại: Đồng, sắt,kẽm,nhôm… B.Các khí : Hiđro, nitơ, oxi, clo… C.Cả hai ý trên đều đúng D. Cả hai ý trên đều sai Viết công thức hóa học của một số đơn chất sau: Hiđro, nitơ, oxi, clo…? Hợp chất AxBy, AxByCz… Câu 4: Công thức hóa học của hợp chất được biểu diễn dưới dạng : A. Axby B. AxByCz… C.Cả hai ý trên đều đúng D. Cả hai ý trên đều sai Hãy chỉ rõ những phần tương ứng giữa hai công thức hóa học sau Al2O3, CaCO3 với công thức dạng chung AxBy, AxByCz. Công thức CaCO3 có thể qui về CTDC AxBy được không – vì sao ? Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử hay nhóm nguyên tử Câu 5: Con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử hay nhóm nguyên tử gọi là: Hóa trị. Hệ số. Chỉ số Cả 3 ý trên đều đúng Chỉ rõ hệ số, chỉ số, hóa trị trong công thức sau: III II 2 Al2O3 Với hợp chất AxBy Trong đó : A,B có thể là nguyên tử hay nhóm nguyên tử. a,b là hóa trị của A,B, Theo quy tắc hóa trị luôn có: a.x = b.y a b Câu 6 : Hợp chất AxBy Với : A,B có thể là nguyên tử hay nhóm nguyên tử. a,b là hóa trị của A,B, Theo quy tắc hóa trị luôn có: A. a.x = b.y B. x.y = a. b C. a.y = b.x D. Cả ba ý trên đều đúng Phát biểu qui tắc hóa trị? CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Ở BÀI LUYỆN TẬP 3 Nội dung kiến thức cần nhớ sgk- tr 59 Câu hỏi trắc nghiệm Câu hỏi phụ Ta nói là hiện tượng hóa học khi có sự biến đổi chất này thành chất khác. Câu 1: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng vật lí? A. Lưu huỳnh cháy tạo ra khí sunfurơ B. Cồn để trong lọ bị bay hơi C. Than cháy tạo ra khí cacbon đioxit D.Đường cháy thành than. Giải thích vì sao các hiện tượng còn lại được coi là hiện tượng hóa học ? Quá trình biến đổi chất này thành chất khác như thế được gọi phản ứng hóa học. Câu 2: Khi đốt nến quá trình nào sau đây có phản ứng hóa học xảy ra? A. Nến chảy lỏng thấm vào bấc B. Nến chảy lỏng chuyển thành hơi nến. C. Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước. D.Cả ba quá trình trên. Giải thích vì sao em chọn đáp án C? Nêu định nghĩa phản ứng hóa học ? Trong phản ứng hóa học: Chỉ diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử làm cho phân tử biến đổi. Còn nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên trước và sau phản ứng Câu 3: Trong phản ứng hóa học hạt vi mô nào được bảo toàn? Phân tử Nguyên tử Cả hai loại hạt trên được bảo toàn Không loại hạt nào được bảo toàn. Câu 4 ( bài tập 2 tr 60 ): Khẳng định sau gồm hai ý: “Trong phản ứng hóa học, chỉ phân tử biến đổi còn các nguyên tử giữ nguyên, nên tổng khối lượng các chất được bảo toàn”. Ý 1 đúng, ý 2 sai. Ý 1 sai, ý 2 đúng. Cả hai ý đều đúng nhưng ý 1 không giải thích cho ý 2. Cả hai ý đều đúng và ý 1 giải thích cho ý 2 E. Cả hai ý đều sai. Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng ? BÀI LUYỆN TẬP 5 Kiến thức cần nhớ sgk – 100 Câu hỏi trả lời nhanh Câu hỏi phụ Khí oxi là một trong những đơn chất phi kim có tính oxi hóa mạnh, rất hoạt động. Đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng với nhiều phi kim, kim loại và hợp chất. Oxi là chất khí cần cho sự hô hấp của người , động vật, dùng để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất. Đây là nguyên tố hóa học cần thiết cho sự hô hấp của con người và động thực vật. OXI Tính chất hóa học đặc trưng của oxi là gì? Vì sao nói oxi là nguyên tố hóa học hoạt động hóa học mạnh? Nêu những ứng dụng của oxi? Nguyên liệu để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là các hợp chất giàu oxi và dễ phân hủy ở nhiệt độ cao. 2. Một trong những nguyên liệu để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm? THUỐC TÍM Hãy kể một số nguyên liệu điều chế oxi trong phòng thí nghiệm? ưu điểm của những nguyên liệu đó? Sự tác dụng của oxi với chất khác gọi là sự oxi hóa. 3. Sự tác dụng của oxi với chất khác gọi là gì? SỰ OXI HÓA Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi. Oxit gồm hai loại chính: oxit axit và oxit bazơ. 4.Hợp chất của oxi với một nguyên tố hóa học khác gọi là gì? OXIT Oxit được chia thành mấy loại? đó là những loại nào? Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần theo thể tích của không khí là 78 % khí nitơ, 21 % khí oxi, 1 % khí khác. 5. Một trong những nguyên liệu để điều chế khí oxi trong công nghiệp? KHÔNG KHÍ Cho biết thành phần của không khí? Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu 6. Phản ứng hóa học sau đây thuộc loại phản ứng hóa học nào? Fe + S FeS HOÁ HỢP Nêu định nghĩa phản ứng hóa hợp? Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất snh ra từ hai hay nhiều chất mới. 7. Phản ứng sau đây thuộc loại phản ứng hóa học nào? 2KMnO4 K2MnO4+ MnO2 +O2 PHÂN HỦY Nêu định nghĩa phản ứng phân hủy? BÀI LUYỆN TẬP 6 Kiến thức cần nhớ sgk tr 118 Câun hỏi trả lời nhanh Câu hỏi phụ Khí hiđro có tính khử, ở nhiệt độ thich hợp hiđro không những kết hợp được với đơn chất oxi mà còn có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. các phản ứng này đều tỏa nhiệt. 1. Tính chất hóa học đặc trưng của khí hiđro là gì? TÍNH KHỬ Nêu tính chất hóa học của khí hiđro ? Có thể điều chế hiđro trong phòng thí ngiệm bằng dung dịch axit clohđric hoặc dung dịch axit sunfuric loãng tác dụng với kim loại như Zn, Fe, Al,….Có thể thu khí hiđro vào bình bằng 2 cách : đẩy không khí hoặc đẩy nước (miệng bình úp xuống dưới ). Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của nguyên tố trong hợp chất. 2.Phản ứng giữa dung dịch axit( HCl) với kim loại kẽm ( Zn) thuộc loại phản ứng hóa học nào? Zn + 2HCl ZnCl2+ H2 PHẢN ỨNG THẾ Nêu định nghĩa phản ứng thế? Cho biết những cách thu khí hiđro trong phòng thí nghiệm? Nêu những ứng dụng của hiđro ? Quá trình tách nguyên tử oxi ra khỏi hợp chất là sự khử. Chất chiếm oxi là chất khử. 4. Quá trình tách oxi ra khỏi hợp chất gọi là gì? SỰ KHỬ Chất khử là gì? Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa. Đơn chất oxi hoặc chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hóa. 5. Là một quá trình trái ngược với sự khử? SỰ OXI HÓA Chất oxi hóa là gì? Sự oxi hóa là gì? Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử. 4. Phản ứng sau thuộc loại phản ứng hóa học gì ? PbO + H2 Pb + H2O OXI HÓA – KHỬ Nêu định nghĩa phản ứng oxi hóa –khử? QUI TRÌNH LÀM CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN Bước 1: Giáo viên chuẩn bị trước: Các câu hỏi trắc nghiệm ( tùy nội dung kiến thức từng bài mà thiết kế nội dung và dạng câu hỏi cho phù hợp ). Đáp án cho từng câu hỏi Một số câu hỏi phụ để mở rộng và đào sâu kiến thức ( phần này giáo viên chỉ nêu sau khi học sinh đưa ra đáp án, không đưa vào Power Point). Bước 2: Khởi động microsoft PoWePoint/Insert/ NEW Slide/chọn một sile trắng Click vaøo ñaây ñeå taïo sile trắng Mỗi textbox nhập nội dung câu hỏi hoặc một phương án trả lời vào ( để dễ tạo các hiệu ứng cho từng phư

File đính kèm:

  • docSKKNDAY HOC TICH CUC TRONG BAI LUYEN TAP HOA HOC82008(1).doc
Giáo án liên quan