Đề tài Để viết một sáng kiến kinh nghiệm có kết quả

 

Kính thưa các đồng chí trong BGH! Thưa toàn thể các đồng chí trong hội đồng! Được sự phân công của BGH nhà trường, hôm nay tôi xin phép được thay mặt cho toàn thể anh chị em trong HĐSP nhà trường báo cáo lại kinh nghiệm viết SKKN của cá nhân tôi ( tôi thiết nghĩ đây quả là một việc làm “Múa rìu qua mắt thợ”, bởi vì:

- Thư nhất: tôi nhận thấy kết quả của bản thân mình còn quá ít ỏi, nhỏ bé.

- Thứ hai: Trong trường ta còn có nhiều đồng chí cũng có những đề tài, kinh nghiệm dự thi với kết quả rất cao.

Xong khi các đồng chí đã tin tưởng và giao cho, thì tôi cũng xin phép được trình bày lại trước các đồng chí những gì tôi đã làm khi tiến hành bắt tay vào để viết một SKKN. Bản báo cáo của tôi gồm các phần sau:

- Khâu chuẩn bị: Cách chon đề tài, cách khảo sát, thu thập và xử lí số liệu

- Các bước tiến hành: Xây dựng bố cục, viết bản thảo, sửa chữa và hoàn thành

- Cách trình bày đề tài.

Kính thưa các đồng chí! Quả thật đối với tôi ( và có lẽ cũng là của nhiều đồng chí) để đầu tư soạn giáo án cho một tiết dạy dự thi đạt kết quả, đó không phải là một việc làm khó, nhưng để viết nên một đề tài SKKN cho đúng nghĩa đó là một đề tài SKKN có giá trị khoa học thì đó lại là cả một “kì công”. Bởi vì, một bài soạn còn có sẵn rất nhiều nguồn tư liệu, có mục đích yêu cầu có sẵn, có thể tham khảo thêm giáo án cũ, lấy tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau và thậm chí có thể nhờ bạn bè, đồng nghiệp hỗ trợ thể hiện giúp thông qua ý tưởng của mình. Còn một đề tài SKKN thì từ khi “thai nghén” nó cho đến lúc hoàn thành được cái “sản phẩm trí tuệ” ấy nó phải là của chính mình ít nhất là từ 90% trở lên. Để viết một SKKN ta cần phải có thời gian chuẩn bị khá dài từ khâu chọn đề tài, đến tổ chức thu thập số liệu, xử lí số liệu, đên khâu xây dựng bố cục, rồi viết bản thảo, sửa chữa rồi hoàn thành Tôi xin phép được đi vào phần thứ nhất:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2394 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Để viết một sáng kiến kinh nghiệm có kết quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỂ VIẾT MỘT ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CÓ KẾT QUẢ. Kính thưa các đồng chí trong BGH! Thưa toàn thể các đồng chí trong hội đồng! Được sự phân công của BGH nhà trường, hôm nay tôi xin phép được thay mặt cho toàn thể anh chị em trong HĐSP nhà trường báo cáo lại kinh nghiệm viết SKKN của cá nhân tôi ( tôi thiết nghĩ đây quả là một việc làm “Múa rìu qua mắt thợ”, bởi vì: Thư nhất: tôi nhận thấy kết quả của bản thân mình còn quá ít ỏi, nhỏ bé. Thứ hai: Trong trường ta còn có nhiều đồng chí cũng có những đề tài, kinh nghiệm dự thi với kết quả rất cao. Xong khi các đồng chí đã tin tưởng và giao cho, thì tôi cũng xin phép được trình bày lại trước các đồng chí những gì tôi đã làm khi tiến hành bắt tay vào để viết một SKKN. Bản báo cáo của tôi gồm các phần sau: Khâu chuẩn bị: Cách chon đề tài, cách khảo sát, thu thập và xử lí số liệu… Các bước tiến hành: Xây dựng bố cục, viết bản thảo, sửa chữa và hoàn thành… Cách trình bày đề tài. Kính thưa các đồng chí! Quả thật đối với tôi ( và có lẽ cũng là của nhiều đồng chí) để đầu tư soạn giáo án cho một tiết dạy dự thi đạt kết quả, đó không phải là một việc làm khó, nhưng để viết nên một đề tài SKKN cho đúng nghĩa đó là một đề tài SKKN có giá trị khoa học thì đó lại là cả một “kì công”. Bởi vì, một bài soạn còn có sẵn rất nhiều nguồn tư liệu, có mục đích yêu cầu có sẵn, có thể tham khảo thêm giáo án cũ, lấy tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau và thậm chí có thể nhờ bạn bè, đồng nghiệp hỗ trợ thể hiện giúp thông qua ý tưởng của mình. Còn một đề tài SKKN thì từ khi “thai nghén” nó cho đến lúc hoàn thành được cái “sản phẩm trí tuệ” ấy nó phải là của chính mình ít nhất là từ 90% trở lên. Để viết một SKKN ta cần phải có thời gian chuẩn bị khá dài từ khâu chọn đề tài, đến tổ chức thu thập số liệu, xử lí số liệu, đên khâu xây dựng bố cục, rồi viết bản thảo, sửa chữa rồi hoàn thành…Tôi xin phép được đi vào phần thứ nhất: I/ Cách chọn đề tài: - Để một SKKN thực sự là một đề tài khoa học có giá trị vấn đề đầu tiên tôi thiết nghĩ đó phải thực sự là một đề tài của mình, một vấn đề mình đã từng làm, đã từng áp dụng và áp dụng có hiệu quả. Thực ra đó không nhất thiết phải là một vấn đề gì đó quá to tát, lớn lao mà có thể đó là một vấn nhỏ, rất thiết thực trong công tác chuyên môn của mình hàng ngày mình đã, đang và sẽ tiếp tục làm về lĩnh vực chuyên môn, công tác chủ nhiệm hoặc công tác quản lí, có thể chỉ là một khía cạnh nhỏ của bài dạy, của một tiết sinh hoạt lớp, của nội dung môt vấn đề nhỏ trong sinh hoạt chuyên môn, của việc áp dụng một phương pháp mới trong việc đổi mới dạy hoc, của một dạng, một kiểu câu hỏi trong bài dạy, của một dạng bài tập với một đối tượng học sinh.v.v … VD: Đối với hai đề tài tôi đã đạt cấp thành phố: một đề tài năm 2006 “Những lưu ý khi dạy Ngữ văn trong đổi mới phương pháp dạy học trong trường THCS” và một đề tài chủ nhiệm năm 2008: Vai trò của giáo viênchủ nhiệm trong việc xây dừng nếp tự quản cho học sinh THCS à Đây là những đề tài tôi đã từng viết trước đó năm 2000 khi chưa cải cách theo hướng đổi mới phương pháp dạy học nhưng chỉ đạt loại B cấp quận bởi có lẽ do tôi viết chưa đạt, còn sơ sài, kinh nghiệm đúc kết chưa sâu, chưa được nhiều, lí luận chưa chắc chắn, kết quả chưa thuyết phục… Tôi nhớ trong một chuyên đề tập huấn của Sở GD&ĐT có liên quan đến vấn đề viết SKKN, thì đồng chí Châm cán bộ của Sở nói rằng một giáo án cũng có thể là một SKKN khi chúng ta viết biết: Căn cứ vào vấn đề gì? Giải pháp thực hiện ra sao? Kết quả như thế nào?... Thậm chí các đồng chí có thể phủ nhận một giáo án mà các đồng chí biết khi nhận thấy đó là một giáo án không phù hợp - so sánh kì công của mình với một kì công khác tuy nhiên không nên phủ nhận hoàn toàn, bởi đó có thể là quan điểm của chủ quan của người làm nên kì công đó… II. Cách khảo sát, thu thập và xử lí số liệu: * Cách khảo sát, thu thập số liệu: Với tôi những năm tháng mới vào nghề thì điều này quả là khó khăn, dường như hoàn toàn phải mò mẫm, thậm chí có khi còn phải sử dụng những con số ma. Nhưng về sau khi đã có một quá trình công tác thì chỉ cần chúng ta lưu tâm một chút, ta có thể thu thập số liệu qua nhiều nguồn thông tin khác nhau như: qua kết quả các bài kiểm tra của học sinh, qua kết quả bộ môn mình giảng dạy cuối kì, cuối năm, hay kết quả của từng đợt thi khảo sát chất lương, hoặc hệ thống các câu hỏi, bài tập, các bài làm hay dở của học sinh…( đối với đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn) hay kết quả đánh giá thi đua của lớp trong phong trào chung, xếp loại cuối kì, cuối tháng của cá nhân học sinh, ý thức tham gia các hoạt động phong trào của từng cá nhân, qua dư luận của nhân dân địa phương và phụ huynh học sinh… ( đối với đề tài chủ nhiệm). Tất cả các số liệu đó ta ghi chép vào sổ cá nhân, hoặc ta lấy từ sổ điểm, sổ chủ nhiệm, sổ công tác là chúng ta sẽ có các con số thuyết phục ngay và điều chắc chắn rằng đây sẽ là những con số biết nói rất cụ thể, chính xác. Ngoài ra ta có thể thu tập số liệu bằng cách sử dụng phiếu điều tra từ phía đối tương mà ta đang nghiên cứu và điều tra trực tiếp những vấn đề liên quan đến đề tài của chúng ta. * Cách sử lí số liệu: Phân loại, phân nhóm số liệu theo yêu cầu đề tài mà ta đang xây dựng. Tuy nhiên cần lưu ý có so sánh đối chiếu số liệu ấy trước và sau khi ta đang áp dụng kinh nghiệm để từ đó người chấm, người đọc thấy rõ được sự vượt trội của kinh nghiệm ta đang áp dụng. III. Các xây dựng bố cục cho một đề tài: Một đề tài SKKN bao gồm các phần sau: Đặt vấn đề: I. Lí do chọn đề tài: Chúng ta nói rõ tại sao chúng ta lại lựa chon đề tài này từ yêu cầu bức thiết của công cuộc đổi mới, chỉ có thay đổi tư duy, thay đổi phương pháp thì chất lượng và hiệu quả công tác chuyên môn mới đáp ứng được, sử dụng đề tài tức là ta thay đổi để theo kịp yêu cầu của ngành, của xã hội thì có lợi gì? Không sử dụng thì hiệu quả hạn chế, bản thân ta sẽ tụt hậu ra sao? Và tất nhiên là phải liên tục không ngừng cải tiến thay đổi để nâng cao chất lượng hiệu quả… II. Cơ sở lí luận và thực tiễn: 1.Cơ sở lí luận: Dựa vào các văn bản, qui phạm , các tư liệu đã được học về mặt lí luận các vần đề có liên quan đến vấn đề của ta chọn. 2. Cơ sở thực tiễn: Xuất phát từ thực tế chuyên môn chúng ta đã thực hiện, ta thâu lượm và đúc kết trên thực tế đó, đây là vấn đề của chính chúng ta.( từ phía thầy, từ phía trò), ta giới thiệu một cách ngắn gon, cô đọng. Giải quyết vấn đề: Đó chính là các biện pháp tiến hành của ta khi áp dụng kinh nghiêm, sang tạo trong quá trình thực hiện. *Cần lưu ý: Khi đưa các giải pháp thực hiện cần có các dẫn chứng, các ví dụ để minh họa cho các giải pháp.( VD: Ở đề tài “Những lưu ý khi dạy Ngữ văn trong đổi mới phương pháp dạy học trong trường THCS” tôi đã lấy dẫn chứng những đối chiếu so sánh cách dạy bài “Người con gái Nam Xương” Ngữ văn 9 ở hai chương trình khi chưa cải cách và khi đã cải cách: Từ mục đích yêu cầu, khâu chuẩn bị, cách thức tổ chức thực hiện trên lớp, nội dung kiến thức cần chuyển tải đến cho học sinh, Những sáng tạo đổi mới của mình trong việc dạy bài học cụ thể này; Kết quả đạt được sau khi tiến hành giờ dạy( về phía giáo viên, về phía học sinh)… và đề tài: Vai trò của giáo viênchủ nhiệm trong việc xây dựng nếp tự quản cho học sinh THCS tôi cũng dùng bài toán so sánh đối chiếu đó trong giai đoạn trước khi tôi áp dụng các biện pháp với khi bắt đầu áp dụng và khi đã áp dụng sâu kết quả chuyển biến cụ thể như thế nào? Các giải pháp cần được xây dựng một cách khoa học, có hệ thống. Kết quả thực hiện: Ta đưa các kết quả ta đã thu được trong và sau khi đã thực hiện các giải pháp ( có đối chiếu với giai đoạn khi chưa áp dụng giải pháp) và phải khẳng đinh được tính ưu việt của giải pháp đã áp dụng sáng kiến. Bài học kinh nghiệm: Mỗi một đề tài sau khi thực hiện bao giờ cũng thu được những bài học kinh nghiệm quí giá, đó là kinh nghiệm không chỉ cho riêng mình mà còn là kinh nghiệm có thể phổ biến đến cho bạn bè đồng nghiệp.( Nói ra điều này không biết các đồng chí có cho rằng tôi kheo khoang hay không, nhưng tôi cảm thấy rất vui trước một kỉ niệm như thế này. Cách đây cũng đã lâu rồi khi chưa tách quận LB và huyện Gia Lâm, khi trường ta còn là địa điểm luyện thi học sinh giỏi và tổ chức thi học sinh giỏi của huyện GL, năm ấy tôi chủ nhiệm lớp 8B. Trong một buổi coi thi học sinh giỏi xong một thầy giáo trường Kiêu Kỵ tìm gặp tôi và nói rằng: Chị cho em xin cái tiêu chí đánh giá thi đua của lớp chị, (cái bảng ấy tôi treo công khai trên lớp, cá nhân mỗi em học sinh đều được nhận, có chữ kí của phụ huynh) em thấy nó có thể áp dụng được cho lớp của em vì với tiêu chí “ Pháp trị, đức trị” như chủ đề của năm học thì phải làm thế này mới được. Rồi sau đó cũng có một vài bạn ở trường khác như Ngọc Lâm, Thạch Bàn sử dụng…) Như vậy là tôi thấy rằng những biện pháp mình đưa ra ít nhiều đã có được sự chấp nhận của các bạn đồng nghiệp, và có thể trở thành bài học kinh nghiệm cho mình.) IV. Xây dựng văn bản cho đề tài: Sau khi đã xây dựng bố cục đề tài xong ta tiến hành viết bản thảo. Có bản thảo rồi ta còn chỉnh sửa nhiều lần rồi mới có bản chính thức. V. Cách trình bày đề tài: Cần trình bày rõ ràng từng mục, từng phần, có đề mục ( Đề mục được trình bày bằng phông chữ lớn, in đậm.) Ngoài ra ta có thể có các trang phụ lục kèm theo, bao gồm các tư liệu đã được kiểm chứng mà ta sử dụng trong quá trình viết đề tài, hoặc hệ thống các bài tập trắc nghiệm có thể sử dụng trong phạm vi áp dụng đề tài. Các ý trong từng phần nên tách riêng rõ ràng, thể hiện tính khoa học. Nên có tiêu đề, có số trang và có mục lục để tiện theo dõi. Kính thưa các đồng chí, trên đây chỉ là một số nét hết sức cơ bản mà tôi đã sử dụng trong qua trình viết các đề tài SKKN, những kết quả đạt được thật chẳng đáng bao nhiêu , trong phạm vi khả năng còn rất có hạn, rất mong các đồng hết sức thông cảm bỏ qua cho những gì còn thiếu xót. Cảm ơn các đồng chí đã vui lòng lắng nghe.

File đính kèm:

  • docCach viet SKKN co ket qua.doc